Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.71 KB, 7 trang )

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TS. Lương Hữu Nam
Trưởng Khoa Xây dựng Đảng
Trong giai đoạn hiện nay, q trình tồn cầu hóa với sự tác động của khoa học,
công nghệ và kinh tế tri thức đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và tác động sâu sắc tới tất
cả các lĩnh vực và mỗi quốc gia. Thế giới đang đứng trước nhiều thuận lợi nhưng
cũng khơng ít khó khăn, thách thức.
Trong nước, qua gần 35 năm đổi mới và phát triển đã thu được nhiều thành tựu
hết sức to lớn, thế và lực được nâng lên. Bên cạnh đó, đất nước đang đứng trước
nhiều khó khăn, thử thức. Bốn nguy cơ, thách thức mà hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa
VII (1994) nêu lên, được Đại hội XII tái khẳng định còn tồn tại, có mặt diễn biến
phức tạp.
Bối cảnh thế giới và trong nước đó tác động sâu sắc và tạo ra những thuận lợi
cũng như những khó khăn, thách thức trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
dân.
1. Những thuận lợi chủ yếu:
Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và cơng nghệ, kinh tế tri
thức.
Khoa học, công nghệ phát triển hết sức nhanh chóng đã tạo sự biến đổi về chất
trong quá trình sản xuất vật chất và tinh thần của xã hội. Đối với hoạt động giáo dục
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự phát triển đó đã tạo những tiền đề,
điều kiện hết sức quan trọng. Với sự phát triển nhanh chóng của Internet và mạng di
động, việc nghiên cứu, học tập có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn về
không gian và thời gian, phương thức nghiên cứu, học tập. Hệ thống tác phẩm, tài
liệu, bài viết chính thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được xuất
bản trên các trang thông tin điện tử ngày càng đa dạng, phong phú.
Trong hệ thống các cơ sở giáo dục, việc trang bị ngày càng đầy đủ các phương
tiện nghe nhìn hiện đại, tương tác đa chiều cũng góp phần tác động tích cực đến việc


truyền tải các nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

1


Thứ hai, những nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bước đầu đạt
được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển như Trung Quốc qua hơn
40 năm mở cửa, Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới hay những thành tựu về giáo
dục, y tế của Cu Ba…
Những kết quả đạt được đó là minh chứng thực tiễn về sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nước. Là biểu hiện sức sống
của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thế kỷ XXI. Đồng thời, quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở các nước chính là mảnh đất hiện thực để nghiên cứu, tổng kết và phát triển
học thuyết Mác-Lênin trong giai đoạn mới. Từ đó nhận thức ngày càng đầy đủ hơn
những giá trị trường tồn của chủ nghĩa Mác, cũng như những hạn chế đã bị lịch sử
vượt qua hoặc khơng cịn phù hợp với bối cảnh phát triển mới của nhân loại.
Thứ ba, những giá trị khoa học, cách mạng trong chính bản thân học thuyết
Mác-Lênin.
Học thuyết Mác-Lênin là một chỉnh thể thống nhất của 3 bộ phận cấu thành là
Triết học Mác-Lênin, Kinh tế - chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trong đó, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư được coi là hòn đá
tảng của chủ nghĩ Mác.
Hơn 170 năm đã qua, kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời và cũng
có thể coi là cột mốc của sự xuất hiện chủ nghĩa Mác, tri thức của nhân loại đã có sự
phát triển vượt bậc, nhiều học thuyết, lý luận mới nảy sinh nhằm tìm hiểu, giải đáp
những vấn đề chính trị- xã hội đương thời đặt ra. Nhưng cho đến nay, chưa có một
học thuyết hay lý luận nào có thể bác bỏ được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác về sự vận động và phát triển xã hội. Hơn nữa, nhiều vấn đề nảy sinh trong sự
phát triển của thế giới đương đại đã được Mác dự báo cách đây hơn 150 năm như sự
khủng hoảng có tính chu kỳ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản; những

mâu thuẫn lớn của thế giới hay như vai trò ngày càng quan trọng của khoa học và
cơng nghệ,v.v… Điều đó cho thấy những đóng góp vĩ đại, cũng như sức sống trường
tồn của chủ nghĩa Mác đối với sự phát triển của nhân loại.
Thứ tư, Việt Nam qua gần 35 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng Đảng ngày
càng được tăng cường.
Gần 35 năm đổi mới là quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Sự vận dụng sáng tạo
2


đó đã tạo nên những thành tựu vượt bậc trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ
đó góp phần không nhỏ trong việc củng cố, tăng cường niềm tin vào chủ nghĩa MácLênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là minh chứng
đúng đắn của việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ đổi mới, những thành tựu về mặt lý luận cũng góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin.
Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991)
của Đảng đã khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Hơn nữa, trong những
năm qua, Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan như Chỉ thị 23-CT/TW,
ngày 27/3/2003 của Ban Bí thư về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới; Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 của Bộ
Chính trị về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị 05-CT/TW, ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh,v.v… Q trình này đã tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, học
tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong thực tiễn cuộc sống.
Cùng với đó, trong những năm qua, cơng tác xây dựng Đảng được tăng cường,
nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và XII), qua đó góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ,

đảng viên và quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Những yếu tố trên chính là những thuận lợi cần được nhận thức nhằm phát huy
hiệu quả trong việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Những khó khăn, thách thức:
Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân về sự cần thiết giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
chưa đúng, đầy đủ, từ đó dẫn tới xem nhẹ hoạt động này.
Trong thế giới đương đại, mỗi quốc gia muốn ổn định và phát triển đều dựa
trên một chủ thuyết nào đó. Đối với Việt Nam, Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng
và dân tộc.
3


Tuy nhiên, hiện nay thái độ xem nhẹ giáo dục lý luận chính trị, trong đó có chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đang cịn tồn tại trong nhận thức của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng. Khơng ít người coi việc nghiên
cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự “ép buộc”, “gượng
gạo” mang tính nhồi nhét.
Từ nhận thức như trên tất yếu dẫn tới hàng động xem nhẹ, dẫn đến học cho có
học, chứ khơng hiểu được bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết, tư tưởng. Từ
đó, thiếu động lực trong việc tiếp thu và vận dụng vào trong thực tiễn.
Thứ hai, hiện nay chủ nghĩa Mác đang gặp những thách thức lớn trước sự
chống phá về tư tưởng, lý luận.
Thực tiễn đã có những biểu hiện khác với những quan niệm truyền thống và
không giống như dự đoán của Mác như: Chủ nghĩa tư bản mà Mác tuyên bố tất yếu
sẽ diệt vong chưa chết và chưa chuẩn bị chết. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội đã được
sinh ra và dường như được mô phỏng theo những nguyên lý của chủ nghĩa MácLênin thì lại kém hiệu quả và đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và ở nơi đầu nguồn là
Liên Xô [1].

Các thế lực đang tận dụng sức mạnh của công nghệ số, nhất là Internet ra sức
tấn công, tiến tới phủ nhận và xóa bỏ chủ nghĩa Mác. Lực lượng này hiện nay không
chỉ là các nhà lý luận ở các nước tư bản mà cịn chính ngay cả những người đã từng
nghiên cứu về chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội nhưng đã “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”.
Việc bơi nhọ chủ nghĩa xã hội và phê phán chủ nghĩa Mác đang được các thế
lực thù địch đẩy tới. Số lượng những người tham gia vào cơng việc này có phần tăng
thêm. Ngoài những kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác từ trước tới nay và những
người theo các khuynh hướng phi mác xít trong phong trào cơng nhân quốc tế, cịn có
những người tự coi mình là trung thành với chủ nghĩa Mác, thì hơm nay quay ra cơng
kích Mác một cách gay gắt, gán cho chủ nghĩa Mác - Lênin đủ các tội danh. Có người
chẳng hiểu gì về Mác, chưa hề nghiên cứu Mác cùng lớn tiếng phê phán Mác! [1]
Thứ ba, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tình hình trong nước có
những hạn chế, khó khăn tác động tiêu cực đến niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.
Gần 3 thập kỷ đã qua kể từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô
sụp đổ. Tuy nhiên, sự tác động của nó đối với chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại tới ngày
nay và còn dài về sau, nhất là sự sa sút niềm tin trong một bộ phận cán bộ, đảng viên
4


và người dân. Điều này gây ra nhiều khó khăn trên phương diện lý luận và thực tiễn
đối với các nước đang tiếp tục lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó
nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đạt được sự ổn định và có bước phát triển. Sự phát
triển đó đã làm cho bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân có những hoài
nghi về học thuyết Mác - Lênin, về sự tồn tại tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
Trong nước, sau hơn 30 đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trên
các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, đất nước đang đối mặt với nhiều
vấn đề như: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
khơng nhỏ cán bộ, đảng viên; tình trạng tham nhũng cịn phổ biển; sự chênh lệch,
phân hóa giàu nghèo trong xã hội có xu hướng gia tăng... Trong q trình hội nhập,

nhiều tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam. Các thế lực thù địch ra
sức phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin; họ cổ súy
cho mơ hình “xã hội dân chủ” và con đường phát triển phi xã hội chủ nghĩa. Thậm
chí ni dưỡng, kích động các khuynh hướng cơ hội, hữu khuynh, dao động... trong
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhằm tạo ra sự phân hóa, phân liệt, đối lập, xung
đột trong xã hội.
Thứ tư, sự hạn chế, yếu kém về năng lực của một bộ phận đội ngũ làm công
tác giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong thời kỳ mới, bên cạnh đội ngũ làm công tác giáo dục chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được nâng lên về số lượng, chất lượng, góp phần quan
trọng vào cơng tác lý luận của Đảng. Thì thực tế thời gian qua cũng cho thấy, khơng
ít người làm cơng tác giáo dục lý luận chính trị nói chung, giáo dục chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng nhưng không được đào tạo đúng chuyên môn,
chuyên ngành hoặc đào tạo thiếu căn bản, chuyên sâu. Dẫn tới thiếu hiểu biết hoặc
hiểu biết không đầy đủ về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy,
trong cơng tác giáo dục cịn thiếu tính khoa học, logic và thuyết phục, thậm chí hiểu
khơng đúng bản chất của vấn đề từ đó tạo ra hiệu ứng ngược rất nguy hiểm.
Mặt khác, các ngành đào tạo cán bộ giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh hiện nay chưa thu hút được nhiều sinh viên giỏi. Trong khi đó, năng
lực, trình độ và trí tuệ của sinh viên là điều kiện, nền tảng rất quan trọng để họ trở
thành cán bộ lý luận giỏi trong tương lai. Việc không thu hút được nhiều học sinh
giỏi vào học cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ
làm công tác giáo dục lý luận.
5


Bên cạnh đó, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ làm công tác giáo dục chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Cũng như người làm công tác khác, để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, người làm
cơng tác giáo dục lý luận phải có nghiệp vụ, kỹ năng, nhất là kỹ năng sư phạm. Tuy
nhiên, khơng ít người làm công tác này hiện nay không tốt nghiệp ở các trường sư
phạm. Mặc dù nhiều người đã tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm,

nhưng nhìn chung kỹ năng sư phạm vẫn còn hạn chế. Điều này cũng là một khó khăn
trong cơng tác giáo dục, nhất là trong việc truyền cảm hứng cho người học. Khi
người học không hứng thú học tập dễ dẫn tới những nhận thức lệch lạc về tầm quan
trọng của việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hơn nữa, trong đội ngũ người làm công tác giáo dục lý luận, nhiều người gần
như tách rời với nghiên cứu khoa học. Do không dành thời gian cho nghiên cứu khoa
học, ít bổ sung tri thức mới. Làm cho việc giáo dục của họ không đáp ứng được yêu
cầu ngày càng cao của xã hội.
Trên cơ sở nhận diện những thuận lợi, khó khăn và thách thức đó, trong thời
gian tới để nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
thiết nghĩ cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng về
những nội dung cốt lõi, chủ yếu của học thuyết, tư tưởng.
Thứ hai, ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút học
sinh giỏi vào ngành giáo dục nói chung và giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh nói riêng. Nhất là chính sách tuyển dụng sau khi sinh viên tốt nghiệp ra
trường.
Thứ ba, đổi mới phương thức giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Nội dung giáo dục cần đảm bảo gắn kết giữa lý luận với thực tiễn, lý thuyết với
thực hành. Lấy nhận thức và hành động để đánh giá hiệu quả giáo dục. Đồng thời, đa
dạng hóa phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, hạn chế sự tuyền
đạt một chiều và tăng cường sự tương tác.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với việc
học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng hệ tiêu chí

6


đánh giá hiệu quả của công tác xây dựng Đảng và việc học tập. Hướng dẫn cụ thể hóa

hệ tiêu chí đó thành những tiêu chí cụ thể cho phù hợp với mỗi cơ quan, đơn vị.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong giai đoạn hiện nay là một
quá trình hết sức lâu dài, khó khăn; khơng chủ quan, nóng vội nhưng cũng không lơ
là, xem nhẹ mà trong mỗi thời điểm cần có những giải pháp, bước đi cụ thể./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Vũ Văn Hiền (2018), Chủ nghĩa Mác và thế giới đương đại, tại trang .
2. Đinh Thanh Xn (2015), Giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong các trường đại
học hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (97).

7



×