Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của cán bộ văn phòng thống kê tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.13 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

VŨ THỊ YẾN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
VĂN PHÕNG THỐNG KÊ TẠI XÃ QUYẾT THẮNG
TP THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Định hƣớng đề tài

:

Hƣớng ứng dụng

Chun ngành

:

Kinh tế nơng nghiệp

Khoa



:

Kinh tế và PTNT

Khóa học

:

2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------------

VŨ THỊ YẾN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ
VĂN PHÕNG THỐNG KÊ TẠI XÃ QUYẾT THẮNG
TP THÁI NGUYÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa

Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn

:
:
:
:
:
:
:

Chính quy
Hƣớng ứng dụng
Kinh tế nơng nghiệp
Kinh tế và PTNT
2014 - 2018
ThS. Cù Ngọc Bắc
Trần Thị Bằng Thƣơng

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, là bước đầu giúp sinh viên tiếp cận với thực tế nhằm củng cố và vận
dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế. Sau một thời gian học tập và
nghiên cứu tại địa phương cũng như ở trường, nay em đã hoàn thành bài báo cáo

thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với
tên đề tài: “Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của cán bộ văn phòng thống kê tại
xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy
giáo Th.S Cù Ngọc Bắc - Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn
tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong
khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình giúp em chỉnh sửa
kịp thời để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy
luôn động viên, theo dõi sát sao và cũng là người thúc đẩy em trong mọi cơng
việc để em hồn thành tốt đợt thực tập của mình đúng theo kế hoạch và thời gian
cho phép của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong thời gian thực tập tại địa phương cho phép em gửi lời cảm ơn chân
thành tới Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng cùng các phòng ban, cán bộ UBND xã
Quyết Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần
thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Ngồi ra, các cán bộ xã cịn chỉ bảo tận tình, chia
sẻ những kinh nghiệm thực tế trong q trình cơng tác, đó là những ý kiến hết sức
bổ ích cho em sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt
thực tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn chị Trần Thị Bằng Thương đã tạo điều kiện giúp
đỡ, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại xã.


ii

Qua đây cho phép em gửi lời chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ, chỉ
bảo, giúp đỡ em trong suốt 4 năm học vừa qua của các thầy cô trong khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn
bè và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ em trong q
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Vũ Thị Yến


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................... vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ........................................ 1
1.1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................... 4
1.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................... 4
1.2.1. Về chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ .............................................................. 4
1.2.2. Về thái đô ̣, kỹ năng làm viê ̣c........................................................... 4
1.2.3. Về kỹ năng số ng .............................................................................. 5
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ...................................................... 5
1.3.1. Nội dung thực tập ............................................................................ 5
1.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................... 6
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập .............................................................. 7
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ............................................. 7
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 8

2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 8
2.1.1. Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về
cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn .................................................. 8
2.1.2. Nghĩa vụ, quyền lợi và những việc không được làm của cán bộ,
công chức cấp xã ..................................................................................... 10
2.1.3. Tiêu chuẩn công chức cấp xã ........................................................ 13


iv

2.1.4. Chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ công chức xã, phường, thị
trấn ........................................................................................................... 14
2.1.5. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ....................... 17
2.1.6. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .................. 23
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 27
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 30
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ...................... 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 34
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến đối tượng nghiên cứu . 39
3.2. Kết quả thực tập ................................................................................... 41
3.2.1. Chức năng – nhiệm vụ của CBVPTK Quyết Thắng ..................... 41
3.2.2. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập .. 42
3.2.3. Tóm tắt kết quả thực tập................................................................ 44
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ........................................... 44
3.2.5. Đề xuất giải pháp .......................................................................... 47
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 51
4.1. Kết luận ................................................................................................ 51
4.1.1. Thuận lợi ....................................................................................... 51
4.1.2. Khó khăn ....................................................................................... 52

4.1.3. Những kinh nghiệm tích lũy được ................................................ 52
4.2. Kiến nghị .............................................................................................. 52
4.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước........................................................... 52
4.2.2. Kiến nghị đối với cơ sở thực tập ................................................... 53
4.2.3. Đối với người dân ......................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .......................................... 6
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất xã Quyết Thắng qua 3 năm (2015 - 2017) ....33


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ chức năng chính của cán bộ văn phịng – thống kê .............. 20
Hình 2.2. Sơ đồ nhiệm vụ cụ thể của cán bộ văn phòng – thống kê............... 23


vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt


Nguyên nghĩa

1

UBND

Uỷ ban nhân dân

2

HĐND

Hội đồng nhân dân

3

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

4

NTM

Nông thôn mới

5

CBKNX


Cán bộ khun nơng xã

6

CBVPTK

Cán bộ văn phịng thống kê

7

PTNT

Phát triển nông thôn

8

CBPTNT

Cán bộ phát triển nông thôn

9

CLB

Câu lạc bộ

10

CBCC


Cán bộ cơng chức

11

CNH

Cơng nghiệp hóa

12

HĐH

Hiện đại hóa

13

BVTV

Bảo vệ thực vật

14

HTX

Hợp tác xã

15

KHKT


Khoa học kỹ thuật

16

TNHH&XD

Trách nhiệm hữu hạn và xây dựng

17

KT-XH

Kinh tế - xã hội

18

KTNN

Kinh tế nông nghiệp


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Trong bất kỳ một cơ quan hay tổ chức nào nếu muốn duy trì hoạt động
một cách nhịp nhàng, liên tục và thơng suốt thì cần có bộ phận văn phịng

thống kê để thực hiện các chức năng tham mưu và hậu cần, trong các cơ quan
hành chính đặc biệt là khối UBND thì bộ phận văn phịng có một vị trí hết sức
quan trọng, trong công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức quản lý và
điều hành mọi hoạt động của UBND.
Hiện nay trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước vấn đề
soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan là một vấn đề hết sức quan trọng và
cần được quan tâm một cách đúng mức. Văn bản vừa là nguồn văn bản pháp
luật cơ bản vừa là công cụ quản lý hữu hiệu phục vụ cho việc quản lý và điều
hành tại địa phương. Việc soạn thảo và ban hành văn bản sẽ đảm bảo cho hoạt
động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo tính pháp quy, thống
nhất chứa đựng bên trong các văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giải
quyết cơng việc của cơ quan mình.
Chính vì vậy, để thực hiện tốt cho q trình cơng tác của mình và có thể
tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi, tồn tại hạn chế của cán bộ văn
phòng thống kê của UBND xã Quyết Thắng. em đã mạnh dạn chọn đề tài
nghiên cứu về nội dung “Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ văn
phòng thống kê tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
* Kiến thức, kỹ năng cần có của kỹ sƣ chuyên ngành KTNN
- Có kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích, lập kế hoạch và đề xuất
giải pháp về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn.


2

- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá chương
trình, dự án phát triển nơng thơn, khuyến nơng có khả năng viết báo cáo về
phát triển nơng thơn.
- Có kỹ năng tổ chức các nguồn lực và quản lý sản xuất kinh doanh tại
nông trại, cơ sở sản xuất chế biến nông lâm thủy sản, và các lĩnh vực khác
trong nông nghiệp và nông thơn.

- Có kỹ năng giải quyết được những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan
đến sự phát triển nơng nghiệp nơng thơn.
- Có khả năng tổ chức cơng tác phát triển nơng thơn ở các cấp.
- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.
- Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng, nhất là đối
với cộng đông nông dân và nông thôn.
- Biết sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là công
nghệ thông tin trong lĩnh vực phát triển nông thôn.
* Sự cần thiết của quá trình thực tập tốt nghiệp
- Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần
hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh
viên theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Đối với tôi, hoạt động thực tập tốt nghiệp
có vai trị quan trọng khơng chỉ với q trình học tập mà cịn với cả sự nghiệp
của tơi sau này. Kết quả thực tập tốt nghiệp thường được tính điểm với trọng
số tương đối lớn trong học kỳ, ảnh hưởng đến kết quả xếp loại tốt nghiệp của
tôi. Nhưng thực ra, điểm số chỉ đóng một vai trị nhỏ. Kỳ thực tập này giúp tôi
được tiếp cận với nghề nghiệp mà tôi đã lựa chọn khi bước chân vào trường
đại học. Các hoạt động thực tiễn thêm một lần nữa giúp tơi hiểu được mình sẽ
làm cơng việc như thế nào sau khi ra trường và có những điều chỉnh kịp thời,
cùng với chiến lược rèn luyện phù hợp hơn.


3

Thực tập khơng chỉ là q trình giúp tơi có được kiến thức, kinh
nghiệm thực tế về một lĩnh vực chun mơn. Những lợi ích từ q trình thực
tập mà tôi nhận được sẽ nhiều hơn tôi tưởng nếu tôi tìm kiếm một cơ hội thực
tập đúng nghĩa. Thực tập chính là cơ hội để tơi quan sát cơng việc hàng ngày
tại một cơ quan, văn hóa và mơi trường làm việc (mơi trường có năng động,
chun nghiệp hay những tiêu chí khác mà tơi tìm kiếm), cũng là cơ hội để tôi

hiểu thêm về lĩnh vực ngành nghề mà tơi định hướng. Có thể những gì tơi
nghĩ sẽ hồn tồn khác với thực tế, vì vậy thực tập là một bước quan trọng để
tơi có thời gian định hướng và phát triển sự nghiệp sau khi ra trường.
- Thực tập giúp tôi mở rộng các mối quan hệ trong thời gian thực tập:
việc này cực kì quan trọng cho dù sau này bạn làm việc trong lĩnh vực gì đi
nữa, mở rộng các mối quan hệ sẽ tạo cho tôi nhiều lợi thế sau này. Khi đi thực
tập tôi có thể tận dụng thời gian này để làm quen với các anh, chị đồng
nghiệp, học hỏi và xây dựng mối quan hệ.
- Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực
tế công việc giúp tơi nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần
trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc.
Trong thực tế, chương trình đào tạo trong các trường đại học đã cung cấp hệ
thống lý luận và lý thuyết hữu dụng về ngành nghề và nhất thiết cần được áp
dụng vào thực tiễn sinh động với đối tượng và môi trường nghề nghiệp cụ thể.
Vì thế, các kỳ thực tập càng trở nên cần thiết đối với tôi. Những trải nghiệm
ban đầu này giúp tôi tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp tơi
khơng q ảo tưởng dẫn đến thất vọng về thực tế khi thực sự tham gia thị
trường lao động. Trong q trình thực tập, tơi có thể thiết lập được các mối
quan hệ trong nghề nghiệp của mình, điều này rất hữu ích cho tơi khi ra
trường. Nếu thực tập tốt, tơi cịn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá
trình thực tập.


4

- Thị trường lao động hiện nay ngày càng cạnh tranh gay gắt, rất nhiều
sinh viên ra trường thất nghiệp trong một thời gian dài. Vì vậy bạn hãy nhìn
nhận đúng đắn về q trình thực tập để có sự chuẩn bị tốt nhất sau khi ra
trường bằng cách tìm kiếm một cơng việc thực tập nghiêm túc.
1.1.2. Mục đích nghiên cứu

- Củng cố kiến thức, nâng cao khả năng tiếp cận cũng như làm việc trực
tiếp với môi trường thực tế: “Học đi đôi với hành”.
- Thâm nhập vào mơi trường thực tế.
- Nâng cao nhận thức vai trị và trách nhiệm đối với ngành nghề mình
đang học.

- Biết tổ chức và thực hiện công việc của cá nhân và theo nhóm.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chun mơn nghiê ̣p vụ
- Tìm hiểu khái quát chức năng và nhiệm vụ của cán bộ văn phòng th ống
kê xã.

- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành về kinh tế nơng nghiệp.
- Nắm được vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và từng
cán bộ trong cơ quan.
- Không ngừng học tập trau dồi thêm kiến thức để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ nông
nghiệp tại Uỷ ban nhân dân(UBND) xã.
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm việc
- Tuân thủ quy chế của cơ quan thực tập.
- Năng động, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm cao trong công việc.
- Có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch
đã được quy định trong thời gian thực tập.


5

- Sẵn sàng tham gia các chương trình, đề tài, dự án đang triển khai tại
địa phương nhằm bổ trợ thêm kiến thức về chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.

- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn
bị số liệu để viết báo cáo thực tập.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập.
- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
1.2.3. Về kỹ năng sớ ng
- Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả CBCC tại đơn vị thực tập.
- Giao tiếp, ứng xử trung thực, lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ
khiêm nhường và cầu thị.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu về đă ̣c điể m tự nhiên , điề u kiê ̣n kinh tế , văn hóa , xã hội, an
ninh quố c phòng (ANQP) của xã Quyết Thắng.
- Tìm hiểu k hái quát chức năng và nhiệm vụ của cán bộ văn phịng
thống kê xa.̃
- Tham gia các hoa ̣t đơ ̣ng xã hô ̣i do UBND xã tổ chức trong thời gian
thực tâ ̣p.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ văn
phòng thống kê tại UBND xã.
- Ngoài ra, thường xuyên trao đổi công việc với các lãnh đạo UBND xã
để hiểu thêm thơng tin về tình hình cơng việc của xã và những kinh nghiệm
trong công tác.


6

1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Tìm hiểu thơng tin qua các tài liệu thứ cấp.

- Phương pháp phon̉ g vấ n bán cấ u trúc: dùng bảng kiểm kê để tìm hiểu
mơ ̣t sớ thơng tin như : Họ tên, tuổi, trình độ văn hóa , chun mơn, cơng việc
cụ thể, chức năng, nhiê ̣m vu ̣.....của cán bộ công chức cấp xã.
- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lý công việc của các cán bộ.
- Phương pháp tổ ng hơ ̣p và xử lý số liê ̣u : Dùng word và excel để tổng
hơ ̣p la ̣i các số liê ̣u và viế t báo cáo cho hoàn chỉnh.
Bảng 1.1: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
STT

Loại thông tin

Nguồn thu thập

Điệu kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, tình hình dân số lao động Phòng thống kê xã Quyết Thắng

1

của xã Quyết Thắng.
Các chức năng và nhiệm vụ cán
bộ phụ trách văn phịng thống

2

kê xã Quyết Thắng.
Kết quả hồn thành nhiệm vụ.

3


Cán bộ văn phòng thống kê xã
Quyết Thắng
Cán bộ văn phòng thống kê xã
Quyết Thắng

Các khái niệm liên quan đến Nguồn intenet, giáo trình, bài

4

văn phịng thống kê.

giảng

- Tổng hợp và phân tích thơng tin: Những thơng tin, số liệu thu thập
được chúng tơi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thơng tin cần thiết
cho đề tài.
- Cách tiếp nhận các văn bản, nghị quyết, quyết định, công văn, kế
hoạch. Chỉ thị, thông báo, giấy mời, hưỡng dẫn và cách xử lí vấn đề của cán


7

bộ văn phòng thống kê xã đối với các văn bản, nghị quyết, quyết định, công
văn, hướng dẫn...
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ 15/08/2017 đến 21/12/2017
- Địa điểm thực tập: xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong cơng việc.

- Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp
hành mọi phân cơng của nơi thực tập.
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động cơng ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì
cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an tồn giao thơng, phịng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cộng đồng và xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật
và của cơ sở thực tập.
- Nhận thức đúng đắn đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và
Nhà nước. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn
thực tập để có thể hồn thành các cơng việc chung, tự khẳng định năng lực
của bản thân.


8

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán
bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
* Phạm vi áp dụng:
Nghị định này quy định về chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi,
những việc không được làm, chế độ chính sách và quản lý cán bộ, cơng chức
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).
* Đối tƣợng điều chỉnh:
Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là cán bộ, công chức quy định

tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm
việc tại Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội của cấp xã, bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau
đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy (nơi khơng có Phó
Bí thư chun trách cơng tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành
lập đảng ủy cấp xã);
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
+ Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là cơng chức cấp xã),
gồm có các chức danh sau đây:


9

+ Trưởng cơng an (nơi chưa bố trí lực lượng cơng an chính quy);
+ Chỉ huy trưởng qn sự;
+ Văn phịng - Thống kê;
+ Địa chính - Xây dựng;
+ Tài chính - Kế tốn;
+ Tư pháp - Hộ tịch;
+ Văn hoá - Xã hội.
* Yêu cầu đối với cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, công chức cấp xã là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của
nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao

trình độ và năng lực cơng tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
* Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã
Công tác cán bộ, công chức cấp xã đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của
cấp ủy đảng, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
* Trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã
Cán bộ, cơng chức cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại
Nghị định này; các quy định cụ thể về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cán bộ,
cơng chức cấp xã; các quy định của Pháp lệnh Chống tham nhũng, Pháp lệnh
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã.
 Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã
* Tiêu chuẩn chung:
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; có năng lực và tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết
quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;


10

- Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, cơng tâm, thạo việc, tận tuỵ với
dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý
thức tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật
thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hố, chuyên môn,
đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao.
* Tiêu chuẩn cụ thể:

Cán bộ, công chức cấp xã phải bảo đảm tiêu chuẩn cụ thể do cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền quy định:
- Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội ở cấp Trung ương quy định.
- Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ chuyên trách cấp xã làm việc trong Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và tiêu chuẩn của công chức cấp xã do Bộ
trưởng Bộ Nội vụ quy định.
2.1.2. Nghĩa vụ, quyền lợi và những việc không được làm của cán bộ, công
chức cấp xã
* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã:
Cán bộ, cơng chức cấp xã có những nghĩa vụ sau đây:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực
hiện công cuộc đổi mới xây dựng địa phương phát triển về mọi mặt;
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định
của pháp luật;


11

- Có nếp sống lành mạnh, tơn trọng nhân dân, không được quan liêu,
hách dịch, cửa quyền;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ
chức; giữ gìn và bảo vệ của cơng; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của
pháp luật;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động sáng tạo, phối hợp
trong cơng tác để hồn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; đạt tiêu chuẩn
theo thời hạn quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng
cán bộ, công chức;

- Gương mẫu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn;
liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư
trú, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân;
- Chấp hành sự điều động, quyết định phân cơng cơng tác của cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật
thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải
chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra
quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả việc thi hành quyết
định đó;
- Cán bộ, công chức cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi
hành nhiệm vụ, cơng vụ của mình; cán bộ, công chức cấp xã giữ chức vụ lãnh
đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ,
công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
* Thực hiện Quy chế làm việc:
Cán bộ, cơng chức cấp xã có trách nhiệm thực hiện Quy chế làm việc giữa
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng và bức xúc của địa phương.


12

* Quyền lợi của cán bộ, công chức cấp xã:
Cán bộ, cơng chức cấp xã có các quyền lợi sau đây:
- Được nghỉ lễ, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ
luật Lao động. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ khơng hưởng
lương, sau khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý và
sử dụng cán bộ, công chức cấp xã;
- Được hưởng lương và các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
công tác phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, thơi việc và các quy định khác;
- Được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển vào làm việc ở các tổ chức,

cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn;
- Cán bộ, cơng chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định
tại khoản 2 Điều 109, các điều 111, 113, 114, 115, 116, và 117 của Bộ luật
Lao động;
- Có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp
luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu
khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cơng
vụ được giao;
- Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về những khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đó;
- Khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ;
- Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được
xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật; bị thương trong
khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để áp dụng chính sách chế độ
tương tự như đối với thương binh.


13

* Những việc cán bộ, công chức cấp xã không đƣợc làm:
Cán bộ, công chức cấp xã không được làm những việc sau đây:
- Chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thối thác
nhiệm vụ, cơng vụ; gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc;
- Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
- Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành các
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh, bệnh viện tư, trường học tư;

- Bí thư đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân khơng được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con,
anh, chị, em ruột của mình vào làm cơng việc: Tài chính - Kế tốn, Địa chính
- Xây dựng.
2.1.3. Tiêu chuẩn công chức cấp xã
* Tiêu chuẩn chung:
- Đối với các cơng chức Văn phịng - thống kê, Địa chính - xây dựng đơ thị và mơi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nơng nghiệp xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế tốn, Tư pháp - hộ tịch,
Văn hóa - xã hội:
+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu
quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Có trình độ văn hóa và trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp u
cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành
nhiệm vụ được giao;


14

+ Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên
địa bàn công tác.
- Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Cơng an
xã: ngồi những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này cịn phải có khả năng
phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng
khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân và thực hiện
một số nhiệm vụ phịng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an tồn
xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân,
tài sản của Nhà nước.
* Tiêu chuẩn cụ thể:
Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã theo từng chức danh do Bộ

trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, lĩnh
vực quy định. Đối với công chức tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn thì tiêu chuẩn về trình độ văn hóa và trình độ chun mơn,
nghiệp vụ có thể thấp hơn một cấp trình độ.
2.1.4. Chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ công chức xã, phường, thị trấn
* Chức trách:
Công chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung
là cấp xã) làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp
xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các
nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
* Tiêu chuẩn cụ thể:
- Cơng chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về


15

công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Nghị định số
112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
+ Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
+ Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thơng;
+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên
của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh cơng chức
được đảm nhiệm;
+ Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phịng trình độ A trở lên;
+ Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc
thiểu số trong hoạt động cơng vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu
số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng

dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hồn thành lớp học tiếng dân tộc
thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công;
+ Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng
quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo
chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.
- Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã
và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành
đối với các chức danh này; trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy
định thì thực hiện theo khoản 1 Điều này.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xem xét, quyết định:
+ Giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chun mơn đối với cơng
chức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu
vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,


16

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đồng thời xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa công chức cấp xã
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
+ Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh
công chức cấp xã;
+ Thời gian để công chức cấp xã mới được tuyển dụng phải hoàn thành
lớp học tiếng dân tộc thiểu số; lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà
nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định tại điểm đ,
điểm e khoản 1 Điều này.
+ Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã quy định tại khoản 1, khoản

2 và khoản 3 Điều này là căn cứ để các địa phương thực hiện công tác quy
hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp
lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công
chức cấp xã.
* Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê:
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống
kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tơn giáo, dân
tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác,
lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ
chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;


×