Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

luận văn thạc sĩ văn học việt nam ẩn dụ tri nhận trong thơ hoàng nhuận cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.31 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG
1. ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
2.

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ
HOÀNG NHUẬN CẦM

\\
Họ tên học viên:

Ngày sinh:

Chuyên ngành:
Mã số:

Ngôn ngữ Việt Nam

8.22.01.02

Lớp:
Ngôn ngữ Việt Nam K10B
I. MỞ
ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Người HD khoa học: TS.


1.1. Truyền thống của từ vựng học và tu từ học chỉ xem ẩn dụ là một
phương thức phát triển nghĩa mới của từ hoặc để sử dụng từ theo chức năng tu
từ. Nhưng trong ba thập niên gần đây, quan niệm về ẩn dụ đã thay đổi khi các
Hải ẩn
Phòng
2021 thức tư duy của con người
nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng
dụ là- phương
về thế giới, hướng tới khả năng tác động vào lĩnh vực trí tuệ của con người,
đồng thời là một công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm hoá các phạm trù trừu
tượng. “Ẩn dụ xuyên suốt cuộc sống đời thường của chúng ta và thể hiện không

0


chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động” [22]. Quan điểm của G.
Lakoff và M. Johnson đã chỉ ra rằng trong quá trình phát triển của mình, bất kì
ngơn ngữ tự nhiên nào cũng đều sử dụng ẩn dụ với tư cách là công cụ để phát
triển ngữ nghĩa, phát triển vốn từ. Đồng thời ẩn dụ cũng là phương tiện của tư
duy để con người miêu tả thế giới, hiện thực hoá khả năng nhận thức thế giới,
cải tạo thế giới và sáng tạo tinh thần.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngày càng có nhiều cơng trình
nghiên cứu quan tâm đến ẩn dụ. Riêng ở Việt Nam đã có hàng trăm cơng trình
ngơn ngữ học vận dụng lý thuyết của Ngơn ngữ học tri nhận để nghiên cứu Việt
ngữ. Kết quả này cho thấy Ngơn ngữ học tri nhận nói chung, ẩn dụ ý niệm nói
riêng đang dần khẳng định được vai trị của mình trong lĩnh vực nghiên cứu
ngơn ngữ từ góc độ tâm lí, tư duy, văn hóa.
Có thể nói, vai trị và ứng dụng của ẩn dụ khơng còn chỉ là những phương
tiện tạo ra những giá trị mĩ học mà còn nâng cao thành phương tiện của tư duy
đời thường, làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về thế giới và con người.

Và chính sự khám phá hiện thực, óc liên tưởng về sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan của mỗi nhà thơ có tư duy khác nhau là nguồn thơi thúc
chúng tơi quyết định lựa chọn mảng đề tài ẩn dụ tri nhận trong thơ là đối tượng
nghiên cứu của luận văn.
1.2. Hoàng Nhuận Cầm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ
thơ trẻ chống Mỹ. Ôngđã đứng trong dòng chảy của lịch sử để chiến đấu, đứng
trong dòng chảy của thi ca để cống hiến. Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng với các
bài thơ tình gắn với học sinh, sinh viên, được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích
như: Thơ tuổi hai mươi (1974), Những câu thơ viết đợi mặt trời (1983), Xúc xắc
mùa thu (1992) và Thơ với tuổi thơ (2004) … Ngồi thơ, ơng cịn sáng tác kịch
bản phim, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Đêm hội Long Trì, Hà Nội
mùa Đơng năm 46, Mùi cỏ cháy. Ơng từng đóng phim, nổi tiếng với vai bác sĩ
Hoa Súng trong chương trình Gặp nhau cuối tuần và vai nhà thơ phim Số đỏ.
Thành công và sự nổi tiếng của Hoàng Nhuận Cầm được minh chứng qua
một loạt các giải thưởng. Đầu tiên phải kể đến Giải nhất cuộc thi tuần báo Văn
nghệ năm 1972 – 1973, với chùm thơ: Nhật ký, Thư mùa thu, Nghe chim kể

1


chuyện trên đồi chốt, Anh bộ đội và tiếng nhạc la. Tiếp theo là giải thưởng của
Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 với tập thơ Xúc xắc mùa thu. Và gần đây nhất,
nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn
học Nghệ thuật năm 2012.Hoàng Nhuận Cầm là một nhà thơ nổi tiếng, xuất sắc
với những bài thơ tình gắn với học sinh, sinh viên, được nhiều thế hệ bạn đọc
yêu thích. Thơ Hoàng Nhuận Cầm thể hiện sự khám phá hiện thực, óc liên tưởng
về sự vật, hiện tượng tương đối mới mẻ, độc đáo của nhà thơ. Tìm hiểu ẩn dụ tri
nhận trong thơ Hồng Nhuận Cầm, chúng tơi mong muốn giải mã được những
suy nghĩ, quan niệm của nhà thơ, đồng thời có thêm minh chứng về ẩn dụ tri
nhận trong thơ. Với những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài Ẩn dụ

tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận đã bắt đầu được nghiên cứu từ những thập kỉ 80
của thế kỉ XX với những tên tuổi như G. Lakoff, M. Johnson, G. Fauconnier,
Ch. Fillmore, R. Jackendoff, R. Langacker, E. Rosch, L. Talmy, M. Turner, A.
Wierzbicka, Yu. Stepanov, Yu. Apresian, W. Chafe, M. Minsky…
Ngay từ cuối năm 70 của thế kỉ XX, với cơng trình Metaphor We live by
viết chung với nhà triết học M. Johnson, Lakoff bắt đầu phát triển lý thuyết về
ẩn dụ tri nhận. Cơng trình nghiên cứu này được coi là kiệt tác trí tuệ và đã làm
cho danh tiếng của Lakoff vượt ra ngoài phạm vi thuần túy ngôn ngữ học, là dự
báo cho thấy một sự thay đổi lớn trong nghiên cứu về ngôn ngữ trong mối liên
hệ với các ngành khoa học khác.
Trong những năm qua, lý thuyết ẩn dụ tiếp tục được phát triển. Một tiến
bộ quan trọng trong lý thuyết ẩn dụ đến năm 1997 là nghiên cứu ẩn dụ ý niệm
gắn với các lý thuyết thần kinh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng kinh nghiệm hàng
ngày, kinh nghiệm cảm giác của con người là cơ sở đưa ra các đánh giá chủ
quan của nhận thức ngơn ngữ.
Tiếp đó, Lakoff đã phát triển quan niệm về vai trò của ẩn dụ trong việc
hình thành hệ thống ý niệm của con người và cấu trúc của ngơn ngữ tự nhiên.
Ơng chủ trương nghiên cứu sự phụ thuộc của những năng lực tư duy của con

2


người và những quan niệm về thế giới, kể cả những hệ thống triết học vào
những đặc điểm cấu tạo của cơ thể và bộ não con người.
Như vậy, kể từ lần đầu tiên phát hiện ra ẩn dụ ý niệm, các nhà khoa học
đã ứng dụng đa dạng các lý thuyết văn học, pháp luật, ngôn ngữ học và triết học
để nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ này. Họ đã xác định được ẩn dụ ý niệm nằm ở

trung tâm của pháp luật, thơ ca, chính trị, tâm lý học, vật lý, khoa học máy tính,
tốn học và triết học. Các nghiên cứu đã cho thấy cấu trúc ẩn dụ đã góp phần
làm sáng tỏ cách con người suy nghĩ thế nào trong một số lĩnh vực trí tuệ. Như
vậy có thể thấy lý thuyết ẩn dụ ý niệm ngày càng được xây dựng tỉ mỉ và cụ thể
hơn.
Trong nước, việc nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận là một địa hạt cịn tương đối mới
mẻ. Cơng trình nghiên cứu sớm nhất về khuynh hướng tri nhận có thể kể đến
Nguyễn Lai trong cơng trình Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt (Đại
học Tổng hợp, H, 1990). Đến năm 2002, người đề cập một cách gián tiếp đến vấn
đề có liên quan đến ngơn ngữ học tri nhận ở Việt Nam dưới thuật ngữ “tri giác” là
Nguyễn Đức Tồn trong cuốn “Tìm hiểu đặc trưng văn hố – dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với các dân tộc khác)” [32]. Sau đó (năm
2007) Nguyễn Đức Tồn có bài viết trực tiếp bàn về Bản chất ẩn dụ và ẩn dụ tri
nhận [33].
2. Năm 2005, vấn đề ngôn ngữ học tri nhận đã được Lý Toàn Thắng
nghiên cứu trong cuốn “Ngôn ngữ học tri nhận, từ lý thuyết đại cương đến
thực tiễn tiếng Việt [28]. Trọng tâm cuốn sách là vấn đề tri nhận không gian
nên tác giả cuốn sách chưa dành một vị trí xứng đáng cho khái niệm ẩn dụ tri
nhận cũng như khảo sát bước đầu về nó.
Chun luận tiếp theo về ngơn ngữ học tri nhận của Trần Văn Cơ với
nhan đề: “Khảo luận ẩn dụ tri nhận” [3]. Tác giả cũng chỉ bàn về sự ra đời của
ẩn dụ, bản chất ẩn dụ và sự phân loại các kiểu loại ẩn dụ tri nhận (gồm: ẩn dụ
cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng và ẩn dụ kênh liên lạc). Tiếp theo, tác
giả Hà Công Tài quan tâm chủ yếu tới đặc điểm và vai trị ẩn dụ trong việc xây
dựng các hình tượng hoặc hình thể trong thơ ca. Bên cạnh đó còn phải kể đến
một số đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp quan tâm đến

3



vấn đề này. Đó là luận án tiến sĩ “So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình Việt
Nam” của tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc; Luận án tiến sĩ “Ẩn dụ tri nhận trong
ca từ Trịnh Công Sơn” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh, Học viện Khoa học
xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Luận văn thạc sĩ “Ẩn dụ tri
nhận trong ca dao” của tác giả Bùi Thị Kim Dung, Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008; Luận văn thạc sĩ “Ẩn dụ tri nhận, mơ
hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ của Trịnh Công Sơn” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Huyền, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh, 2009; Luận văn thạc sĩ “Bước đầu khảo cứu ý niệm
Tim, Lòng, Bụng, Dạ trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao Tiếng Việt” (Có liên hệ
với tiếng Anh) của tác giả Nguyễn Thị Hoàn, ĐHSP Hà Nội, 2012; Luận án Tiến
sĩ Ẩn dụ ý niệm phạm trù “Lực và sức mạnh” trong tiếng Việt của Vi Minh Hiền,
ĐH Sư phạm Hà Nội, 2015; Luận án Tiến sĩ Ẩn dụ ý niệm miền “Đồ ăn” trong
tiếng Việt của Nguyễn Thị Bích Hợp, ĐHSP Hà Nội, 2015
Có thể thấy, các nghiên cứu theo hướng Ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam
hiện nay đang được quan tâm, nhiều cơng trình có đóng góp mới cả về lý thuyết
lẫn ứng dụng, tuy nhiên nghiên cứu riêng về ẩn dụ trong thơ cịn rất ít.
2.2. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm
Thơ Hoàng Nhuận Cầm đã nhận được sự quan tâm của độc giả và các nhà
phê bình, nghiên cứu. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết về thơ Hoàng
Nhuận Cầm, chẳng hạn như tác giả Đồng Thị Đức Hạnh với chuyên luận “Thế
giới nghệ thuật thơ Hoàng Nhuận Cầm”; … Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng
tơi, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong thơ ơng. Vì
vậy, với việc lựa chọn đề tài Ẩn dụ tri nhận trong thơ Hồng Nhuận Cầm,
chúng tơi mong muốn làm sáng tỏ ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm,
đồng thời hi vọng góp thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu ẩn dụ trong thơ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm,
cụ thể là loại ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể để có thể thấy được đặc điểm tư

duy nghệ thuật của ông. Qua cơ chế của ẩn dụ, chúng ta sẽ thấy được những

4


rung cảm vi tế của tác giả trong việc thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời,
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu đất nước, con người như thế nào, đồng
thời mong muốn tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật ngôn từ qua cơ chế ẩn dụ tri
nhận trong thơ ông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lí thuyết ngơn ngữ học tri nhận, đối tượng nghiên cứu của
đề tài là các ẩn dụ tri nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những ẩn dụ tri nhận trong những bài
thơ tiêu biểu của hai tập thơ “Xúc xắc mùa thu” và “Hò hẹn mãi cuối cùng em
cũng đến” của tác giả Hoàng Nhuận Cầm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả, phân tích diễn ngơn: được sử dụng để miêu tả,
phân tích các biểu thức ngơn ngữ ẩn dụ tri nhận trong những bài thơ tiêu biểu
của hai tập thơ “Xúc xắc mùa thu” và “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” của
tác giả Hoàng Nhuận Cầm.
- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa từ vựng: Phương pháp này được sử
dụng khi phân tích ý nghĩa của các từ ngữ là phương tiện tư duy theo ẩn dụ tri
nhận trong thơ Hoàng Nhuận Cầm theo các tham tố trong cấu trúc nghĩa của đơn
vị từ vựng ấy. Từ việc phân tích đó, luận văn làm rõ bản chất của mơ hình ẩn dụ
tri nhận đã cấu trúc hố tri giác, tư duy, và hoạt động của chúng ta như thế nào.

Đặc biệt, khi ánh xạ vào tư duy của nhà thơ thì các ẩn dụ ấy cho thấy được nét
riêng biệt gì trong cách tri giác cũng như tư duy về thế giới của cá nhân nhà thơ
Hoàng Nhuận Cầm trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, luận văn cịn sử dụng một số thủ pháp:
- Thủ pháp thống kê, phân loại: phương pháp này được sử dụng để thông
kê số lượng, phân loại, hệ thống hóa các biểu thức ẩn dụ tri nhận, qua đó thấy
được mức độ phổ biến như thế nào của mỗi tiểu loại ẩn dụ trong các bài thơ mà
luận văn khảo sát.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu:

5


6. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và
Kết luận. Phần Nội dung được chia thành ba chương sau:
Chương 1: Một số cơ sở lý thuyết của đề tài
Giới thiệu khái quát (2-3 dịng)
Chương 2: Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Hồng Nhuận Cầm
Giới thiệu khái quát (2-3 dòng)
Chương 3: Ẩn dụ bản thể trong thơ Hoàng Nhuận Cầm
Giới thiệu khái quát (2-3 dòng)
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về ẩn dụ
1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống
Lý thuyết về ẩn dụ có một lịch sử lâu dài, được khởi nguồn từ triết học
Hy Lạp cổ đại với tên tuổi của Aristote, một trong những bậc thầy triết học,
người đã xem ẩn dụ là hình thức trang trí trong ngơn ngữ nghệ thuật và
hùng biện bằng phương thức chuyển tên gọi từ chủng sang loài, từ loài sang
chủng, hoặc từ loài sang loài, hoặc chuyển dựa trên nguyên tắc tương suy
(analogy). Cách đánh giá này là điểm khởi nguồn cho những quan niệm về ẩn

dụ từ trước đến nay. Theo Aristotle, ẩn dụ là một cách thức làm mới ngôn ngữ,
để tạo nên sự “lạ hóa” trong các hình thức hùng biện hoặc diễn thuyết, là phối
hợp “sự rõ ràng, sự mê hoặc và sự ngạc nhiên”, khi được sử dụng thích hợp, có
thể tác động dựa trên nhận thức để sản sinh nghĩa mới. Do vậy, ẩn dụ sẽ làm
giàu có thêm cho ngơn ngữ bằng cách cung cấp cho người nói những cách diễn
đạt hấp dẫn hơn để biểu thị, bộc lộ chính mình.
Xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của nhân loại, ẩn dụ trong ngôn ngữ là
một lĩnh vực được giới nghiên cứu ngôn ngữ rất quan tâm bởi ẩn dụ là một hình
thái một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc
thái nghĩa. Việc sử dụng ẩn dụ được các tác giả đánh giá là sinh động và có tính
chủ động hơn lối suy diễn thông thường. Một số các phương pháp tu từ khác
cũng dùng để so sánh các sự vật như là phép hốn dụ, phép so sánh, cách nói
bóng gió hay kể cả chuyện ngụ ngơn bởi chúng có khá nhiều nét chung với lối
ẩn dụ mặc dù cũng có một đơi nét khác biệt trong cách mà sự vật được so sánh.
Ngơn ngữ học truyền thống nhìn nhận ẩn dụ được coi là một vấn đề thuộc
ngôn ngữ chứ khơng phải đó là vấn đề của tư duy. Lối nói ẩn dụ được cho là

6


khơng có trong ngơn ngữ thơng tục hàng ngày và ngơn ngữ hằng ngày khơng có
ẩn dụ. Nói cách khác, ẩn dụ chỉ được dùng trong các địa hạt bên ngồi ngơn ngữ
đời thường. Vì vậy, ngơn ngữ học truyền thống đã loại trừ ẩn dụ ra khỏi phạm vi
lý luận và do đó đặt thơ ca và nghệ thuật ở ngoại diên của đời sống tinh thần và
cho rằng ẩn dụ khơng hề đóng vai trị gì trong những vấn đề hệ trọng của cuộc
sống. Quan điểm truyền thống thường cho rằng ẩn dụ chỉ là thứ thuộc về nhà
thơ, nhà văn và thuộc về tác phẩm văn học.
Các học giả nước ngồi có rất nhiều nghiên cứu về ẩn dụ theo các khía
cạnh khác nhau.
Trong Dẫn luận ngơn ngữ học, A.A. Reformatxky giải thích: “Ẩn dụ theo

nghĩa chiết tự là sự chuyển đổi, là trường hợp chuyển nghĩa điển hình nhất. Sự
chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự vật về màu sắc.,
hình thức, đặc tính vận động” [42, tr. 54].
Theo B.N. Golovin thì: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tượng này
sang một đối tượng khác trên cơ sở giống nhau của chúng được gọi là ẩn dụ”
[41, tr. 81]
Ju. X. Xtepanôp cho rằng: “Bản thân từ Metaphora từ tiếng Hy Lạp cũng
có nghĩa là “sự chuyển nghĩa” và khi “một từ tuy vẫn còn liên hệ với biểu vật
cũ nhưng lại có sự liên hệ với cái biểu vật mới thì hiện tượng ngơn ngữ đó là ẩn
dụ” [45, tr. 51-52]
Các nhà Việt ngữ học cũng có những quan điểm tương tự. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Đức Tồn tổng kết lại trong Một cái nhìn mới về bản chất ẩn dụ: “Ẩn dụ
là phép hay cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trênsự so sánh ngầm giữa hai sự
vật có sự tương đồng hay giống nhau” [31, tr.1]. Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn
dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên củamột sự vật khác theo mối quan hệ gián
tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với
hoán dụ, phép ẩn dụ theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật, chỉ có vài dấu
hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thơi. Chính nhờ những dấu hiệu chung
gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau” [35, tr.159].
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ẩn dụ là sự chyển đổi tên gọi dựa vàsự giống
nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” [8, tr.126].

7


Như vậy, tựu trung lại, các tác giả khi xem xét vấn đề ẩn dụ đều có điểm
thống nhất ở cơ sở của ẩn dụ là sự “so sánh ngầm”, “chuyển đổi tên” gọi hay
“chuyển đổi nghĩa”. Tuy nhiên, các tác giả cịn có mặt hạn chế là chưa thấy được
rằng tuy sự so sánh các sự vật với nhau là cơ sở của hiện tượng ẩn dụ, nhưng chỉ
có tiểu loại so sánh ngang bằng mới có thể là cơ sở của hiện tượng ẩn dụ; các sự

vật tham gia vào hiện tượng ẩn dụ phải là khác loại nhau. Vì vậy, tác giả Nguyễn
Đức Tồn đã khắc phục mặt hạn chế đó và chỉ ra rằng: “dựa vào đặc điểm, thuộc
tính nào đó có thể đồng nhất hóa các sự vật, hiện tượng khác loại nhau, rồi lấy
tên gọi (hoặc các đặc điểm, thuộc tính…) của sự vật, hiện tượng này (thường
mang tính cụ thể hơn) để thay thế khi gọi tên hoặc nói về sự vật, hiện tượng kia
(thường mang tính trừu tượng hơn) sẽ tạo ra được cách diễn đạt ẩn dụ". [34, tr.
508].
Bên cạnh quan điểm truyền thống về ẩn dụ, các nhà ngôn ngữ học tri nhận
cịn có quan điểm mới về ẩn dụ. Họ chỉ ra rằng: “Ẩn dụ không chỉ là hiện tượng
của ngôn ngữ mà là hiện tượng “hiện hữu trong tư duy và hành động thường
nhật của chúng ta” [36, tr. 66]. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu quan tâm đến
ẩn dụ đã mở rộng phạm vi ứng dụng và nghiên cứu của nó ra nhiều lĩnh vực của
tri thức: triết học, tâm lý học, thần kinh học…tạo ra nhiều khuynh hướng, trường
phái ngôn ngữ học, lý thuyết thông tin, xúc tiến sự tác động lẫn nhau và hội
nhập các tư tưởng khoa học mà hệ quả là hình thành khoa học tri nhận. Ẩn dụ là
chìa khóa mở ra sự hiểu biết những cơ sở của tư duy và các quá trình nhận thức
những biểu tượng tinh thần về thế giới.
1.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận
Các quan điểm mới về ẩn dụ được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên
cứu và chỉ ra rằng ẩn dụ không chỉ là hiện tượng của ngôn ngữ mà là hiện tượng
hiện hữu trong tư duy và hành động hàng ngày của mỗi con người. Quan niệm
của tác giả Phan Thế Hưng về ẩn dụ đã có sự gần gũi với quan niệm của các nhà
ngơn ngữ học tri nhận về ẩn dụ. Ông viết: “Ẩn dụ khơng đơn giản là phép so
sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc về cấu trúc bề sâu của tư
duy. Nói cách khác, hiểu sự so sánh không phải là trung tâm của việc hiểu ẩn

8


dụ, mà chính là hiểu được việc xếp loại” [ 16, tr.12]. Theo GS. TS Nguyễn Đức

Tồn: “Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặcchuyển đặc điểm thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo
đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng” [32, tr.8].
Nói đến ẩn dụ tri nhận trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm tri nhận,
thuật ngữ ngôn ngữ học tri nhận.
Tri nhận là khái niệm trung tâm của khoa học tri nhận. Nó chứa đựng hai
nghĩa của những từ La Tinh kết hợp lại: cognitio có nghĩa là nhận thức và
cogitatio có nghĩa là tư duy, suy nghĩ. Tóm lại nó biểu hiện một q trình nhận
thức hoặc là tổng thể những q trình tâm lí (tinh thần, tư duy) – tri giác, phạm
trù hố, tư duy, lời nói v.v. phục vụ cho việc xử lí và chế biến thơng tin. Nó bao
gồm cả sự nhận thức và đánh giá bản thân mình trong thế giới xung quanh và
xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt - tất cả những cái tạo thành cơ sở cho hành
vi của con người.
Tri nhận là tất cả những q trình trong đó những dữ liệu cảm tính được сải
biến khi truyền vào trong não dưới dạng những biểu tượng tinh thần (hình ảnh,
mệnh đề, khung, cảnh v.v.) để có thể lưu lại trong trí nhớ con người. Nó “biểu
hiện mơt qua trình nhận thức hoặc tổng thể những quá trình tâm lý – tri giác,
phạm trù hố, tư duy, lời nói... phục vụ cho việc xử lý lời nói, chế biến thơng tin.
Nó bao gồm cả việc con người nhận thức và đánh giá cả bản thân mình trong
thế giới xung quanh và xây dựng thế giới đặc biệt - tất cả những cái tạo thành
cơ sở cho hành vi của con người”. [4, tr58]
Như vậy, “Tri nhận là tất cả quá trình trong đó dữ liệu cảm tính được cải
biến khi truyền vào não dưới dạng những biểu hiện tinh thần (hình ảnh, mệnh
đề, khung, cảnh...) để có thể lưu lại trong trí nhớ của con người. [4, tr.58]
“Đơi khi tri nhận cịn được định nghĩa như sự tính tốn, nghĩa là xử lý
thơng tin dưới dạng những kí hiệu, cải biến nó từ dạng này sang dạng khác –
thành mật mã khác, thành cấu trúc khác” [4, tr.58]. Các quá trình tri nhận bao
gồm: q trình nhận thức, ý niệm hố, phạm trù hoá, tri giác và các biểu hiện
tinh thần đang diễn ra trong bộ não của con người, nhờ đó con người nhận được
những tri thức về thế giới.


9


Về Ngôn ngữ học tri nhận:
Ngôn ngữ học tri nhận là một phương hướng nghiên cứu liên ngành kết hợp
ngôn ngữ học với khoa học Tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận mang đến một bức
tranh mới sáng tỏ và sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tư duy và ngơn ngữ - một
phạm trù vốn nằm trong chính bản chất nhận thức của ngơn ngữ. Đó là hoạt
động giao tiếp và nhận thức của con người được định hướng vào đời sống thực
tiễn thông qua ngôn ngữ.
C.Mác đã nói: “Sự sản sinh ra tư tưởng, biểu tượng và ý thức trước hết gắn
liền một cách trực tiếp và mật thiết với hoạt động vật chất và giao dịch của con
người” [4, tr.197]. Như vậy, ở đâu có giao tiếp thì ở đó có ngơn ngữ… Ngơn
ngữ sinh ra là do nhu cầu cần thiết phải giao dịch với người khác. Thậm chí,
Mác cịn xác định rõ ràng hơn “… Đặc điểm riêng thuộc về sức mạnh của bất cứ
con người nào cũng chính là cái bản chất riêng của họ… Và vì vậy, khơng phải
chỉ riêng trong tư duy mà cả bằng các giác quan, con người tồn tại rõ rệt trong
thế giới khách quan”. Tại đây, nếu nhấn mạnh sự hình thành ngơn ngữ khơng thể
tách rời với sự trải nghiệm của con người thông qua năng lực các giác quan và
bộ óc theo cách diễn đạt của những nhà ngơn ngữ học tri nhận thì, ở đây, rõ
ràng, về cơ bản khơng phải khơng có một sự trùng hợp rất dễ thấy giữa cách
nhìn của các nhà triết học kinh điển Mác xit chân chính và cách nhìn của những
nhà ngơn ngữ học tri nhận.
Khi cảm nhận được những chỗ trùng hợp có thể có từ chiều sâu triết học
của những nhà ngôn ngữ học tri nhận với tầm nhìn kinh điển của những nhà triết
học mác xit, phải chăng chúng ta có thể xác định được rằng: Ngôn ngữ, dù biến
động và phát triển như thế nào, và ngôn ngữ, dù được khai thác theo hướng nào,
nếu khơng bị xun tạc thì nó khơng thể thốt li khỏi những quy luật mang tính
chân lí được phát hiện đúng đắn theo hướng bản thể luận từ chiều sâu triết học

của phương pháp luận Mác xít.
Tác giả Lý Tồn Thắng đã nêu rằng ngơn ngữ học tri nhận được hiểu là
“một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn
ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách

10


quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và ý niệm hố các sự vật và
sự tình của thế giới khách quan đó” [ 27].
* Ẩn dụ tri nhận
Cơ sở lí luận của trong luận văn, tác giả tiếp cận học thuyết về ẩn dụ tri
nhận được hai tác giả G. Lakoff và M. Johnson trình bày trong tác phẩm mang
tính chất cương lĩnh của ngơn ngữ học tri nhận “Metaphors We Live By” 1980
(“Ẩn dụ chúng ta đang sống”)
Ẩn dụ là cơ chế chủ yếu trong tư duy ý niệm của con người, phản ánh cách
con người nhìn và nhận biết thế giới qua lăng kính ngơn ngữ và văn hóa dân
tộc.
Lakoff và Johnson viết: “Đối với nhiều người ẩn dụ là cơng cụ của óc
tưởng tượng của các nhà thơ, của những lối hùng biện rườm rà – là một bộ phận
của thứ ngôn ngữ đặc biệt nào đó, chứ khơng phải của thứ ngơn ngữ đời thường.
Hơn nữa, ẩn dụ thường được xem như là đặc điểm của ngôn ngữ liên quan đến
từ hơn là đến tư duy và hoạt động. Vì nguyên nhân đó nhiều người cho rằng họ
vẫn có thể sống tốt mà khơng cần có ẩn dụ. Ngược lại với ý kiến đó, chúng tơi
đã phát hiện ra rằng ẩn dụ thấm sâu vào đời sống thường nhật của chúng ta,
đồng thời thấm sâu không chỉ vào ngôn ngữ, mà vào cả tư duy và hoạt động nữa.
Hệ thống ý niệm thường nhật mà chúng ta đang dùng để suy nghĩ và hành động
về bản chất đều mang tính ẩn dụ”. [?]
Cấu trúc của ẩn dụ tri nhận là cấu trúc hai không gian: không gian NGUỒN
(hay miền NGUỒN) và không gian ĐÍCH (hay miền ĐÍCH).

G. Lakoff và M. Johnson cho rằng: “Hệ thống ý niệm đời thường của
chúng ta, mà trong khn khổ của nó chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản
chất là ẩn dụ”. Chúng ta không chỉ dùng các ẩn dụ được quy ước hoá và từ vựng
hoá và nhất là những ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) một cách thuần tuý
ngôn ngữ học mà sự thực là chúng ta có suy nghĩ hay ý niệm hố phạm trù
“đích” thơng qua phạm trù “nguồn”.
Luận điểm thứ hai quy định cấu trúc của ẩn dụ tri nhận. Ẩn dụ tri nhận tiền
giả định sự tồn tại hai miền NGUỒN và ĐÍCH. Theo ngun lí tri nhận đã nêu
trên, ẩn dụ tri nhận hàm ý việc hiểu một đối tượng này qua lăng kính của một

11


đối tượng khác, nghĩa là miền NGUỒN có chức năng cung cấp tri thức mới và
chuyển (gán) tri thức mới đó cho miền ĐÍCH.
Một số ví dụ về ẩn dụ tri nhận dẫn từ cuốn sách “Metaphors we live by”
của Lakoff và Johnson: “thời gian là tiền bạc; tình yêu là cuộc hành trình; tình
u là sức mạnh vật lí; tình yêu là chiến tranh; hạnh phúc định hướng lên trên
bất hạnh định hướng xuống dưới...” [?]
Trong hai vế của ẩn dụ, vế thứ hai là NGUỒN (tiền bạc, cuộc hành trình,
sức mạnh vật lí, chiến tranh, hướng lên trên, hướng xuống dưới), bởi chính từ
đây nêu ra những tri thức mới để chuyển (gán) cho miền ĐÍCH (thời gian, tình
yêu, hạnh phúc, bất hạnh). Chẳng hạn, ẩn dụ “thời gian là tiền bạc” cho phép
hiểu rằng từ ý niệm NGUỒN: tiền bạc có thể dẫn đến những nét thuộc tính như
“giữ gìn”, “tiết kiệm”, “phung phí”, “dành cho”, “ít”, “nhiều”, “mất”, “ăn cắp”,
“tốn”, “hao” v.v. rồi đem gán chúng cho ý niệm ĐÍCH là thời gian. Do đó ý
niệm thời gian từ đây cũng có được những nét thuộc tính (tri thức mới) ấy
Điều kiện để xác định ẩn dụ tri nhận là cả hai thành tố (NGUỒN và ĐÍCH)
của nó đều phải là những ý niệm (do đó mà ẩn dụ tri nhận còn được gọi là ẩn dụ
ý niệm). Ý niệm phải được cấu trúc hóa theo mơ hình trường: TRUNG TÂM –

NGOẠI VI, theo đó trong vai trị TRUNG TÂM thường là khái niệm (khơng
phải tồn bộ khái niệm, mà chỉ một phần nào đó của nó), NGOẠI VI là những
yếu tố ngơn ngữ và văn hóa dân tộc.
Ẩn dụ tri nhận phải phù hợp với ý thức ngơn ngữ và đặc trưng văn hóa dân
tộc của người bản ngữ. Chẳng hạn, trong môi trường ngôn ngữ và văn hóa Việt
Nam, những cấu trúc sau đây có thể là những ẩn dụ ý niệm: “con trâu là đầu cơ
nghiệp, trầu cau là xã giao, sống là gửi (cõi tạm), thác là về (cõi vĩnh hằng), tình
yêu là vật hiến, cuộc đời là đóa hoa vơ thường, cuộc đời là cõi đi về” ...
Lý thuyết chung của ẩn dụ nằm trong những đặc điểm của sự xác lập khái
qt có tính liên tưởng. Trong q trình đó, những khái niệm trừu tượng hàng
ngày như thời gian, trạng thái, thay đổi, nguyên nhân, kết quả hoặc mục đích ...
đều trở nên có tính ẩn dụ. Hệ quả là ẩn dụ (tức là khái qt có tính liên tưởng)
chính là tâm điểm tuyệt đối của ngữ nghĩa học trong ngôn ngữ thông tục tự

12


nhiên, và việc nghiên cứu ẩn dụ văn học là một sự mở rộng của việc nghiên cứu
ẩn dụ trong ngôn ngữ hàng ngày.
Với cách hiểu ẩn dụ là phương thức của tư duy, ngôn ngữ học tri nhận cho
rằng, ẩn dụ là một cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên tục, tương tự đã trải
qua quá trình phạm trù hóa được đánh giá lại trong bối cảnh ý niệm mới. Bản
chất của ẩn dụ tri nhận là ở sự ngữ nghĩa hóa và cảm nhận những hiện tượng
loại này trong thuật ngữ các hiện tượng loại khác. Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là
ẩn dụ ý niệm – cognitive/conceptual metaphor) – đó là một trong những hình
thức ý niệm hố, một q trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành
những ý niệm mới và khơng có nó thì khơng thể nhận được tri thức mới. Và về
nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự
giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau [4, tr. 293 –
294] .

Lý Tồn Thắng đã nói đến tầm quan trọng của ẩn dụ tri nhận trong ngôn
ngữ đặt trong sự so sánh với ẩn dụ - theo cách hiểu truyền thống và tutừ học.
Theo ông: “Ẩn dụ theo truyền thống văn học và tu từ học thườngđược coi là một
trong hai (cùng với hốn dụ) kiểu chính của phép dùng từ theo nghĩa bóng,
được xây dựng trên những khái niệm về sự tương tự và so sánh giữa nghĩa đen
và nghĩa bóng của từ ngữ; thí dụ chân núi (so với: chân người); ánh sáng chân
lý (so với: ánh sáng mặt trời). Tuy nhiên, chúng ta chưa khảo sát và chưa đánh
giá hết tầm quan trọng của ẩn dụ trong ngôn ngữ đời thường hàng ngày và nhất
là như một công cụ tri nhận mạnh mẽ để ý niệm hoá các phạm trù trừu
tượng”[27, tr. 28]. Nếu như ẩn dụ theo quanđiểm truyền thống bao giờ cũng
mang tính quy ước do được tạo thành trong một cộng đồng văn hố – ngơn ngữ
và được từ vựng hố trong các hình thức từ ngữ thì ẩn dụ tri nhận được xem là
“cơng cụ tri nhận” (Black (1962)). Từ những dẫn giải về ẩn dụ, Lý Toàn Thắng
đã đưa ra cách hiểu mới về ẩn dụ: “Ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di (transfer)
hay một sự đồ hoạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực
hay mô hình tri nhận đích” [27, tr. 30]. Ơng dẫn các ví dụ điển hình như: thời
gian là tiền bạc, tình u là một cuộc hành trình... Trong đó, tiền bạc, cuộc hành

13


trình là nguồn; thời gian, tình u là đích. Chẳng hạn, chúng ta có thể dùng sắp
hết tiền và cũng có thể dùng sắp hết thời gian; hoặc có thể dùng tiêu tốn thời
gian và tiêu tốn tiền; giữ gìn tiền bạc, giữ gìn thời gian; mất tiền bạc, mất thời
gian; ăn cắp tiền bạc, ăn cắp thời gian...
Trần Văn Cơ cũng viết: “Ẩn dụ tri nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm) là
một trong những hình thức ý niệm hố, một q trình tri nhận có những biểu
hiện là hình thành những ý niệm mới và khơng có nó thì khơng thể nhận được tri
thức mới” [4, tr.180]. “Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứngnăng lực của con
người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối

tượng khác nhau” [4, tr.180].
Như vậy, theo Lakoff, ẩn dụ, với tư cách là một hiện tượng, có liên quan
đến các đồ chiếu ý niệm và các biểu đạt ngôn ngữ cá nhân. Một điều hết sức
quan trọng là cần phải để cho các đồ chiếu và biểu đạt đó trở nên độc đáo. Vì đồ
chiếu đóng vai trị chính yếu và mang nghĩa khái quát hóa, cần giữ thuật ngữ ẩn
dụ dùng cho đồ chiếu hơn là dùng cho biểu đạt ngôn ngữ.
Luận điểm thứ hai làm bộc lộ đặc điểm tính bộ phận của q trình ý niệm
hóa. Ẩn dụ tri nhận giúp chúng ta hiểu được những khái niệm tương đối trừu
tượng và nội tại khơng cấu trúc hóa trong những thuật ngữ của những khái niệm
cụ thể hơn và dễ cấu trúc hóa hơn. Một trong những đặc điểm của ẩn dụ tri nhận
là tính chất bộ phận của cấu trúc ẩn dụ. Ý niệm trong miền ĐÍCH chỉ thu nhận
một bộ phận, chứ khơng phải tồn bộ những thuộc tính vốn có của ý niệm
NGUỒN. Chẳng hạn, trong ẩn dụ tri nhận THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC, ý niệm
NGUỒN là TIỀN BẠC ánh xạ lên miền ĐÍCH là THỜI GIAN chỉ một bộ phận
những nét thuộc tính của nó như đã phân tích ở trên (như: “giữ gìn”, “tiết kiệm”,
“phung phí”, “dành cho”, “ít”, “nhiều”, “mất”, “ăn cắp”, “tốn”, “hao”. Ngồi
một số nét thuộc tính này ra, ý niệm TIỀN BẠC cịn nhiều những thuộc tính
khác khơng tham gia vào việc cấu trúc nghĩa của ý niệm THỜI GIAN, chẳng
hạn, “thật”, “giả”, “chuyển đổi được”, “tham nhũng”, “đút lót”, “mất giá”, “in”,
“phát hành”, “đổi” v.v. Tính bộ phận của ẩn dụ tri nhận làm cho hai không gian
NGUỒN và ĐÍCH khơng bao giờ đồng nhất tuyệt đối, chúng chỉ đồng nhất bộ

14


phận. Tính vơ thức là một đặc điểm nữa của ẩn dụ tri nhận − thông thường hệ
thống ý niệm khơng được ý thức. Nó là vơ thức. Để dùng nó con người khơng
phải tốn nhiều cơng sức, khơng phải “vắt óc”, gọt giũa. Cũng giống như đa số
những việc nhỏ nhặt mà chúng ta làm hằng ngày chúng ta đơn giản là không
nghĩ đến, và chúng ta làm những việc ấy một cách ít nhiều tự động theo những

sơ đồ nhất định. Những sơ đồ ấy là như thế nào – chúng ta không rõ. Một trong
những phương thức nghiên cứu nó là quan sát những đặc điểm hành chức của
ngôn ngữ. Do chỗ giao tiếp dựa trên cơ sở hệ thống ý niệm được sử dụng cả
trong tư duy, cả trong hoạt động, nên ngôn ngữ là nguồn dữ liệu quan trọng
trong hệ thống này.
Mỗi một ẩn dụ, hay một đồ chiếu là một phần ấn định của những tương
thích ý niệm qua các phạm vi ý niệm cụ thể. Do vậy mỗi một đồ chiếu ấn định
một loại mở của các tương thích tiềm năng qua các mô thức suy luận và phải
được coi là một mẫu cố định về sự tương thích bản thể qua các miền (domain).
1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ tri nhận
1.2.1. Ý niệm và sự ý niệm hóa
Thuật ngữ đầu tiên và quan trọng nhất của ngôn ngữ học tri nhận là ý niệm,
bởi lẽ, theo khoa học tri nhận, con người bình thường (khơng phải là nhà khoa
học) suy nghĩ, tư duy chính là bằng ý niệm (không phải bằng khái niệm). Theo
GS.TS Trần Văn Cơ, ý niệm được hình thành trong ý thức của con người. Nó có
cấu trúc nội tại của nó bao gồm một mặt là nội dung thông tin về thế giới hiện
thực và thế giới tưởng tượng, mang những nét phổ quát, mặt khác, bao gồm tất
cả những gì làm cho nó trở thành sự kiện của văn hố, nghĩa là nó chứa đựng
những nét đặc trưng văn hố - dân tộc.
Cơ sở của ý niệm là kinh nghiệm cảm tính trực tiếp mà con người thu nhận
được thơng qua quá trình tri giác thế giới bằng các cơ quan cảm giác, thông qua
hoạt động tư duy và hoạt động giao tiếp dưới hình thức ngơn ngữ. Ẩn dụ tri
nhận (hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm - cognitive/conceptual metaphor) là một trong
những hình thức ý niệm hố, một q trình tri nhận có chức năng biểu hiện và
hình thành những ý niệm mới mà khơng có nó thì không thể nhận được tri thức

15


mới. Nói cách khác, ẩn dụ tri nhận thể hiện năng lực của con người nắm bắt và

tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau.
Ần dụ là một cơ chế tri nhận đặt trên cơ sở tri giác của con người (bao gồm
năm giác quan) hoạt động liên tục nhằm tạo ra những ý niệm mới trong những
bối cảnh ngôn ngữ và văn hóa của người bản ngữ. Với cách tiếp cận chung nhất,
ẩn dụ tri nhận được xem như là cách nhìn một đối tượng này thơng qua một đối
tượng khác, và với ý nghĩa đó, ẩn dụ là một trong những phương thức biểu
tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ.
Ý niệm được hình thành trong ý thức của con người. Nó có cấu trúc nội tại
bao gồm một mặt là nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thế giới tưởng
tượng, mang những nét phổ quát, mặt khác, bao gồm tất cả những gì làm cho nó
trở thành sự kiện của văn hóa, chứa đựng những nét đặc trưng văn hóa – dân
tộc. Bắt nguồn từ những ý tưởng từ các cơng trình này, trào lưu ngơn ngữ học
tri nhận đã phát triển rõ thêm khái niệm về ý niệm, sự ý niệm hóa cũng như mối
quan hệ giữa ngơn ngữ và sự ý niệm hóa.
Trong một cấu trúc ý niệm phải bao gồm: Hình bóng ý niệm (a concept
profile) là ý niệm được biểu đạt bởi từ đã cho và hình nền ý niệm (a concept
base) là tri thức hay cấu trúc ý niệm được tiền giả định bởi ý niệm hình bóng.
Thuật ngữ “hình nền” này còn được Langacker, Fillmore và Lakoff gọi
bằng thuật ngữ “lĩnh vực” (domain). Thuật ngữ “lĩnh vực” về bản chất là tương
đồng với thuật ngữ “khung” của Fillmore trong cách hiểu đó là “hệ thống ý
niệm liên quan với nhau theo cái cách mà để hiểu bất kì một ý niệm nào trong
số đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc tồn thể mà ý niệm đó ăn khớp với”. Do
vậy, ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ phải được xác định có tính đến cả ý niệm hình
bóng lẫn hình nền, hay nói cách khác - cả “ý niệm” lẫn “khung/lĩnh vực”. Mỗi
chúng ta khi tạo sinh một phát ngôn, một cách vô thức chúng ta cấu trúc mọi
phương diện của kinh nghiệm mà chúng ta có ý định chuyển tải và chúng ta sử
dụng rất nhiều quá trình ý niệm hóa cho cơng việc đó.
Lakoff chỉ ra rằng những ý niệm chi phối tư duy của chúng ta không
chỉ riêng những vấn đề của tri thức mà còn điều phối cả hoạt động thường
ngày của chúng ta, dưới hầu hết những chi tiết bình thường, nhỏ nhặt nhất.


16


Những ý niệm đã cấu trúc cái chúng ta tri giác được, cách chúng ta ứng xử
trong đời sống và cách chúng ta quan hệ với người khác. Hệ thống ý niệm
vì vậy đóng một vai trị trung tâm trong việc định rõ hiện thực thường ngày của
chúng ta. Nếu chúng ta đúng trong ý nghĩ rằng hệ thống ý niệm phần lớn có
tính ẩn dụ thì cách chúng ta suy nghĩ, cái chúng ta thể nghiệm và cái chúng
ta làm thường ngày phần nhiều là vấn đề của ẩn dụ. Tuy nhiên hệ thống ý niệm
không chỉ là thứ chúng ta thường ý thức được rõ ràng. Trong hầu hết những thứ
nhỏ bé nhất mà chúng ta làm thường ngày, chúng ta đơn giản nghĩ và hành động
nhiều hay ít có tính chất tự động theo những cách thức nào đó - có thể nhận
ra điều này bằng cách quan sát ngôn ngữ.
Một khi giao tiếp đặt cơ sở trên cùng hệ thống ý niệm mà chúng ta suy
nghĩ và hành động thì ngơn ngữ là một nguồn quan trọng của bằng chứng cho
ta thấy hệ thống đó là cái như thế nào. Trước hết, trên cơ sở bằng chứng ngôn
ngữ, chúng ta phát hiện ra rằng hầu hết hệ thống ý niệm thường ngày có tính ẩn
dụ về bản chất cũng như phát hiện ra một cách thức để bước đầu nhận dạng chi
tiết những ẩn dụ đã cấu trúc cách chúng ta tri giác, cách chúng ta nghĩ và điều
chúng ta làm ra sao. Như vậy, rõ ràng ẩn dụ là một thí dụ tiêu biểu về sự ý niệm
hóa trong ngơn ngữ, thậm chí theo các nhà ngơn ngữ học tri nhận thì khơng có
ý niệm trừu tượng nào có thể được biểu hiện ra ngồi mà khơng nhờ vào ẩn dụ:
Khơng có con đường trực tiếp để tri giác những ý niệm trừu tượng và chúng ta
chỉ có thể hiểu chúng thơng qua những ý niệm được trải nghiệm trực tiếp và cụ
thể. Và sẽ là chính xác khi cho rằng những chủ thể trừu tượng thường được
nói đến đằng sau ẩn dụ và ẩn dụ chính là chìa khóa quan trọng để con người
hình dung về những miền ý niệm có tính trừu tượng. Dẫn chứng cho điều này có
thể thấy qua ý kiến của Lakoff và Johnson (1980a) khi họ đề xuất rằng tư duy là
một đối tượng cụ thể có thể được nắm bắt và thấu hiểu bằng ẩn dụ. Đây cũng là

vấn đề thú vị của ngôn ngữ học mà chúng ta đang hướng đến khai thác.
Một trong những luận thuyết cơ bản của ngơn ngữ học tri nhận, nói như
Langacker, là: ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa (semaintics is
conceptualization). Các đơn vị ngôn ngữ (từ, ngữ, kết cấu) đều biểu đạt

17


(symbolizes/denotes) những ý niệm (concepts) và những ý niệm này đều
tương ứng với các ý nghĩa (meanings) của những đơn vị ngơn ngữ đó.
Langacker minh họa điều này bằng một ví dụ: trong tiếng Anh, từ radius “bán
kính” biểu đạt ý niệm RDIUS “BÁN KÍNH”; nghĩa đầu tiên của từ này là
“đoạn thẳng nối tâm của hình trịn với bất kì điểm nào trên đường trịn”;
như vậy, một RADIUS khơng phải là một đoạn thẳng bất kì nào, mà phải
là đoạn thẳng được xác định trong mối quan hệ với đường trịn.
1.2.2. Tính nghiệm thân
Các nhà tri nhận cho rằng, trải nghiệm của con người với thế giới xung
quanh tạo nên ý nghĩa và quyết định phương thức con người hiểu biết thế giới,
quá trình phạm trù, ý niệm, suy lý và tâm trí của con người chính là được hình
thành trên cơ sở trải nghiệm mang tính tương tác giữa các cá thể với môi trường
vật lý và xã hội. Con người thông qua trải nghiệm tương tác với thế giới hiện
thực mà hình thành những lược đồ hình ảnh cơ bản, tức hình thành những mơ
hình tri nhận, và dựa vào đó để tiến hành phạm trù hóa, xây dựng nên các ý
niệm. Thuyết ẩn dụ hiện đại cho rằng hệ thống ý niệm của con người bao hàm
các ánh xạ (mappings) từ miền cụ thể sang miền trừu tượng và ánh xạ ẩn dụ
khơng mang tính chất quy ước mà do bản chất của tính nghiệm thân quy định.
Nói cách khác, trải nghiệm của thân thể vừa kích hoạt, vừa đặt cơ sở tạo thành
ẩn dụ. Tính tương tác trong quá trình trải nghiệm của con người bao hàm các
mặt: sinh học, xã hội, văn hóa, kinh tế, đạo đức, chính trị… rất nhiều kinh
nghiệm nghiệm thân của con người được bắt rễ trong bối cảnh văn hóa xã hội

cụ thể, bị ảnh hưởng bởi một chế ước văn hóa cụ thể. Ở nhiều nền văn hóa, rất
nhiều trải nghiệm cơ bản của con người được tạo ra từ tập tục văn hóa bản địa,
do đó, có thể xem tính nghiệm thân của tâm trí được sản sinh từ mối tương tác
giữa con người với thế giới khách quan và bị giới hạn trong bối cảnh văn hóa
cộng đồng. Vì vậy, khi xem xét kinh nghiệm trải nghiệm của con người là phải
xem xét cả kinh nghiệm của cá thể và kinh nghiệm cộng đồng của người nói
cùng ngơn ngữ.
1.2.3. Các miền khơng gian trong ẩn dụ tri nhận

18


Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học tri nhận định nghĩa: “Miền (hay miền niệm,
miền kinh nghiệm): một thực thể ý niệm được sủ dụng trong lý thuyết ẩn dụ ý niệm
và những hướng tiếp cận liên quan tới chiếu xạ ý niệm, như hướng tiếp cận hoán
dụ ý niệm và lý thuyết ẩn dụ sơ cấp. Miền ý niệm có cấu trúc tri thứ tương đối phức
tạp có liên quan đến các phương tiện thống nhất trong kinh nghiệm.” [? ]
Từ quan niệm của Alice Deignan, Lakoff và Kovecses, miền có những đặc
điểm như: Bao gồm tập hợp các thực thể, thuộc tính, q trình; được đánh dấu
bằng từ và các biểu thức ngôn ngữ; giữa “miền” và “trường từ vựng” có mối liên
hệ, sự liên thơng, trường từ vựng là sự ngơn ngữ hóa cho miền.
Miền được hiểu là một cấu trúc ngữ nghĩa, một tập hợp các tri thức hay các
ý niệm để giúp ta hiểu một ý niệm nào đó. Miền được phân thành miền nguồn,
miền đích. Hai thuật ngữ này liên quan chặt chẽ với mơ hình của một ẩn dụ ý
niệm - MIỀN ĐÍCH LÀ MIỀN NGUỒN.
Ẩn dụ cấu trúc có đặc điểm cấu trúc hai không gian được gọi là hai miền ý
niệm: miền nguồn (source domain) và miền đích (target domain).
Lí thuyết ẩn dụ ý niệm khái quát về miền nguồn và miền đích như sau:
“Miền nguồn bao gồm một tập hợp các thực thể ngơn từ, các thuộc tính, các
q trình và các quan hệ, được liên kết ngữ nghĩa và dường như được lưu trữ

cùng nhau trong tâm trí. Chúng được thể hiện trong ngôn ngữ bằng các từ và
các biểu thức liên quan. […]. Miền đích có xu hướng trừu tượng và rút ra cấu
trúc của mình từ miền nguồn, thông qua liên kết ẩn dụ hay “ẩn dụ ý niệm”.
Miền đích do đó được coi là có quan hệ giữa các thực thể, các thuộc tính và các
quá trình, những cái phản chiếu chúng được tìm thấy ở miền nguồn. Ở cấp độ
ngôn ngữ, các thực thể, các thuộc tính và các q trình ở miền đích được từ hóa
bằng việc sử dụng các từ và biểu thức liên quan của miền nguồn. Các từ và các
biểu thức ngơn ngữ liên quan đó đơi khi được gọi là “ẩn dụ ngôn ngữ” hay
“biểu thức ẩn dụ” để phân biệt với ẩn dụ ý niệm” [? ]
Trong tương quan giữa hai miền nguồn - đích, miền nguồn thường cụ thể,
trực quan, dễ nhận biết hoặc đã được ý niệm hóa trong tâm trí con người. Ngược
lại, miền đích có xu hướng trừu tượng, khó xác định, mới mẻ với nhận thức hoặc
kinh nghiệm. Ý niệm tại miền đích được hiểu thông qua ý niệm tại miền nguồn.

19


Quan hệ giữa miền nguồn và miền đích là quan hệ ánh xạ, nghĩa là nội dung của
ý niệm tại miền đích được ánh xạ từ ý niệm tại miền nguồn.
Chẳng hạn, ẩn dụ Thời gian là tiền bạc cho phép hiểu rằng từ ý niệm nguồn
Tiền bạc có thể dẫn đến những nét thuộc tính như “giữ gìn”, “tiết kiệm”, “phung
phí”, “dành cho”, “ít”, “nhiều”, “mất”, “ăn cắp”, “tốn”, “hao” ... Những thuộc
tính ấy được gán cho ý niệm đích là Thời gian. Do đó ý niệm Thời gian từ đây
cũng có được những nét thuộc tính (tri thức mới) ấy.
1.2.4. Sự tương hợp trong ẩn dụ
Từ khi ngôn ngữ học tri nhận ra đời, ẩn dụ luôn thu hút được sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Sự tương hợp là yếu tố quan trọng nhất và là cơ sở quan
trọng để kiến tạo các biểu thức ẩn dụ, tức là nền tảng của ẩn dụ chính là do hai
sự vật đại diện cho miền nguồn và miền đích có sự tương đồng hay giống nhau.
Sự đồng nhất hóa ở đây trên cơ sở sự tương đồng giữa hai sự vật thuộc miền

nguồn và miền đích. Có thể nói, sự tương đồng là linh hồn của các biểu thức ẩn
dụ, một biểu thức ẩn dụ có được thành cơng hay khơng chính là nhờ vào việc
phát hiện các điểm tương đồng giữa miền nguồn và miền đích, “kiến tạo một
biểu thức ẩn dụ chính là kiến tạo hay xây dựng một điểm tương tự giữa miền
nguồn và miền đích, hễ sự tương tự được kiến tạo thì ẩn dụ cũng được thành
lập” [26, tr.230]. Khơng có sự tương đồng, ẩn dụ sẽ mất đi cơ sở tồn tại.
Có thể khái quát các loại hình tương hợp của ẩn dụ hết sức phong phú, đa
dạng và biến hóa phức tạp. Nhưng nhìn chung có thể chia làm hai loại: một là sự
tương đồng về giác quan, hai là sự tương đồng siêu giác quan. Tương đồng về
giác quan tức là sự tương đồng của sự vật và hiện tượng được phát hiện nhờ sự
tri giác của các giác quan như thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác, xúc giác,...
Ví dụ:
(1) Trên trời mây trắng như bơng
Ở dưới cánh đồng bơng trắng như mây. (Ca dao).
Trong ví dụ trên, sự tương đồng giữa mây và bông được xây dựng trên cơ
sở giác quan thị giác (qua hình ảnh màu trắng).
(2) Giáo sư Lê Văn Lan là con chim đầu đàn của ngành sử học.

20


Đây là sự tương đồng được xây dựng nhờ sự khái quát hay liên tưởng trừu
tượng của người nói chứ khơng nhờ vào giác quan: Trong ví dụ này sự tương
đồng không thể xây dựng trên cơ sở giác quan, vì giữa giáo sư Lê Văn Lan và
con chim đầu đàn hồn tồn khơng có sự tương đồng nào về mặt thuộc tính vật
lí có thể tri giác bằng các giác quan. Người nói đã xây dựng sự tương đồng để
kiến tạo ẩn dụ dựa trên kết quả tư duy liên tưởng trừu tượng, cụ thể là sự phát
hiện: Quan điểm và cơng trình nghiên cứu của giáo sư Lê Văn Lan có vai trị
tiên phong, dẫn dắt hướng phát triển của ngành học, cũng giống như con chim
bay ở vị trí đầu đàn có vai trị quyết định hướng bay của cả đàn chim. Sự tương

đồng này không thể có được nhờ tri giác bằng giác quan, mà phải thơng qua tư
duy liên tưởng lí tính - phi giác quan, nên được gọi là sự tương đồng siêu giác
quan.
1.2.5. Phân loại ẩn dụ tri nhận
1.2.5.1. Ẩn dụ cấu trúc
Ẩn dụ cấu trúc là “loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một
biểu thức) này được hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc
một biểu thức) khác. Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của q trình biểu
trưng hố (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên tưởng”. [4, tr.295]
(3) Qua câu chuyện “Quạ và công” ta thấy: Con công biểu trưng cho sự
kiên nhẫn, tỉ mỉ; Con quạ biểu trưng cho sự hấp tấp, vội vàng, háu ăn. Với ẩn dụ
tri nhận, nghĩa biểu trưng không được bộc lộ ra ngồi mà nó tồn tại dưới dạng
tiềm ẩn. Nếu như ý nghĩa biểu trưng này mà bộc lộ hiển minh thì từ được sử
dụng trong biểu thức ngơn ngữ này sẽ không là ẩn dụ nữa mà sẽ trở thành so
sánh. Chẳng hạn: “Tên tay sai này trung thành với chủ hắn như một con chó”
(con chó) được sử dụng làm chuẩn trong biểu thức so sánh, bởi vì ý nghĩa biểu
trưng “trung thành” được bộc lộ hiển minh). “Tên tay sai này là một con chó của
chủ hắn” (con chó được sử dụng theo ẩn dụ tri nhận vì nghĩa biểu trưng “trung
thành” đã khơng được diễn đạt tường minh).
Trong phạm vi hoạt động của ẩn dụ cấu trúc, chúng ta có thể gặp ẩn dụ cấu
trúc trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố… Ví dụ:

21


(4) “Miệng hùm gan sứa” là thành ngữ được xây dựng dựa trên sự đối lập
giữa hai hình ảnh miệng hùm>mà ngồi miệng nói ra thì tỏ vẻ hùng hổ, mạnh bạo, quả cảm, song thực chất
trong lịng thì lại nhút nhát, run sợ. Thành ngữ này đi vào dân gian với nghĩa
như vậy cũng bởi vì: trong ý thức của người Việt, hổ là kẻ dũng mãnh so với các

lồi mng thú ở trong rừng, với những chiếc răng, chiếc nanh nhọn hoắt, âm
thanh phát ra ghê rợn, do đó được suy tôn làm chúa sơn lâm. Mặt khác, miệng
được người Việt dùng làm biểu trưng cho sự nói năng của con người. Do vậy,
dân gian đã đánh đồng miệng của con người và miệng của con hổ với nghĩa
hàm chỉ cách ăn nói mạnh bạo, dữ dằn, táo tợn của một người nào đó. Vế thứ hai
của thành ngữ là: gan sứa. Trong tiếng Việt, gan được sử dụng để biểu trưng cho
“tinh thần, ý chí mạnh mẽ của con người. Cịn sứa là động vật thân mềm, ruột
khoang, khơng có gan trong lịng. Vì vậy gan sứa đã được sử dụng làm hình ảnh
để hàm chỉ mặt tinh thần của một kẻ nào đó - mềm yếu, nhút nhát, khơng có một
chút tinh thần, ý chí nào (khơng có gan như con sứa), trong khi nói năng bên
ngồi thì mạnh mẽ, hùng hổ như miệng con hùm. Hai hình ảnh đối lập trên là cơ
sở ẩn dụ cho sự ra đời của thành ngữ miệng hùm gan sứa. Thành ngữ này là một
ẩn dụ tri nhận vì ý nghĩa biểu trưng của nó, như đã được phân tích, khơng hề
được bộc lộ hiển minh mà được diễn đạt hàm ẩn.
Ẩn dụ cấu trúc thường có các miền Nguồn và miền Đích với những ý niệm
được biểu thị:
Miền nguồn phát sinh những tri thức mới nhằm cấu trúc hóa các yếu tố của
ý niệm vị trí đích. Ý niệm nguồn nói chung bao qt tồn bộ những tri thức mà
con người đã đạt được trong quá trình tri nhận thế giới. Đó là tri thức về thế giới
khách quan và thế giới chủ quan do con người sáng tạo ra nhờ phân tích văn hóa
và ngơn ngữ của dân tộc của người bản ngữ. Những tri thức về thế giới thơng
thường có thể quy về 3 nhóm: Những tri thức về con người và hoạt động của nó;
Những tri thức về thế giới tự nhiên và những biểu hiện của thế giới tựnhiên và
những tri thức về xã hội và sinh hoạt xã hội.

22


Con người (bao gồm các bộ phận của cơ thể), tên người và tên những cơng
trình cơng cộng được dùng làm ý niệm miền cho ẩn dụ. Các bộ phận của con

người bao gồm: các bộ phận bên ngoài cơ thể: đầu, chân, tay, cổ…, các bộ phận
bên trong cơ thể: tim, gan, phổi…Ví dụ: Hà Nội là trái tim của Việt Nam.
Thế giới tự nhiên bao gồm: các loài động vật, thực vật. Các loại độngvật
gồm: chim, tôm, cá, hươu, nai, chồn, cáo, mèo, lợn…Ví dụ: Huy đúng là con
nai tơ. Các loài thực vật gồm: hoa, lá, cành, cỏ, cây…Ví dụ: Mặt hoa da phấn.
Các hiện tượng của tự nhiên bao gồm: Mưa, gió, sấm, chớp, sóng, mặt trăng,
mặt trời, đá, sỏi....Ví dụ: Một mặt trời giả dáng một vì sao. Hiện tượng xã hội
bao gồm các hoạt động đấu tranh, chính trị, hịa bình, cách mạng. Ví dụ: Hạnh
phúc là đấu tranh (C. Mác)
Tên người là tên của những con người nổi tiếng theo cả mặt tích cực và tiêu
cực. Những người có tiếng trong các hoạt động của đời sống xã hội: Trần Hưng
Đạo, Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh… Những người có đặc điểm xấu, đáng chê
của xã hội, như: Bá Kiến, Mã Giám Sinh, Chí Phèo, Thị Nở. Ví dụ:
(5) Con bé trơng Thị Nở q, sao mà u được.
Các cơng trình xây dựng của con người như nhà, khách sạn. Chẳng hạn: Vợ
là nhà...Thuộc miền Nguồn cịn có thể có những ý niệm được cấu trúc hóa từ
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa liên quan đến hoạt động con người.
Miền đích bao gồm: Các biểu ngữ định danh: là tên người, tên địa lý, tên
các lồi động thực vật. Ví dụ: Singapore là con rồng của Châu Á.
Các biểu ngữ trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan của con
người: Sống, chết, họa, phúc. Ví dụ: Sống là đấu tranh. Các biểu ngữ trong lĩnh
vực trí tuệ, cảm xúc, đạo đức, ý chí, tình cảm. Ví dụ: Tri thức là sức mạnh.....
1.2.5.2. Ẩn dụ bản thể
Ẩn dụ bản thể “thực chất là phạm trù hoá những bản thể trừu tượng bằng
cách vạch ranh giới của chúng trong không gian”. [4, tr.312]
Theo Kövecses, ẩn dụ bản thể cung cấp cấu trúc tri nhận ít hơn nhiều so
với ẩn dụ cấu trúc. Nhiệm vụ tri nhận của loại ẩn dụ này dường như chỉ
đơn thuần là cung cấp trạng thái bản thể cho các phạm trù chung của những ý
niệm đích trừu tượng. Điều này có nghĩa là chúng ta hình dung trải nghiệm
của mình dưới dạng sự vật, chất liệu hay vật chứa. Vì những tri thức của chúng


23


ta về các sự vật, chất liệu hay vật chứa bị giới hạn phần nào ở cấp độ chung này
nên chúng ta không thể dùng những phạm trù chung bậc cao này để hiểu nhiều
về các miền đích. Do vậy, công việc của ẩn dụ cấu trúc là cung cấp một cấu
trúc cụ thể cho những ý niệm trừu tượng. Ẩn dụ bản thể quy những trải nghiệm
vốn không thể phác họa rõ ràng, hoặc có tính mơ hồ, trừu tượng của chúng ta
về những trạng thái cơ bản dưới dạng thức sự vật, chất liệu,… phục vụ cho
những mục đích rất đa dạng. Ví dụ, một hiện tượng như giá cả được tri giác như
một vật thể (bản thể) độc lập, nên mới có thể có những ẩn dụ như: nâng giá, hạ
giá, định giá, giảm giá, khảo sát giá, áp giá, vật giá leo thang,… Lạm phát cũng
là một hiện tượng có thể được tri giác như một vật thể, vì thế ta có các ẩn dụ
bản thể: chống lạm phát, chạy đua cùng lạm phát, lạm phát đè bẹp hàng loạt
các cơng ty… Điều đó cho phép chúng ta nói về những hiện tượng trừu tượng
như là những vật thể cụ thể nhờ vào năng lực vật thể hóa của tri giác chúng ta.
Ẩn dụ bản thể và chất liệu hình thành do kinh nghiệm của chúng ta trong
việc tri giác những đối tượng vật lý và các chất liệu tạo nên một cơ sở khác nhau
để ngữ nghĩa hố các ý niệm vượt ra ngồi ranh giới của sự định hướng đơn
giản. Việc ngữ nghĩa kinh nghiệm của chúng ta trong các thuật ngữ đối tượng và
chất liệu cho phép chúng ta chiết xuất ra như một bộ phậncủa kinh nghiệm
chúng ta và giải thích chúng như những bản thể hoặc những chất liệu có tính
gián đoạn thuộc cùng một loại nào đó.
Biểu tượng về những loại ẩn dụ bản thể gồm: ẩn dụ vật chứa với: không
gian hạn chế; trường thị giác; sự kiện, hành động, cơng việc, trạng thái.
()
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Đầm và bùn là hai ẩn dụ vật chứa, trong đó: đầm là đối tượng - vật chứa,
bùn là chất liệu - vật chứa.
Các hoạt động, sự kiện nhờ các ẩn dụ bản thể nên được tri nhận và hiểu
như những đối tượng, các công việc được biểu hiện bằng chất liệu, còn các trạng
thái được hiểu như những vật chứa.
1.2.5.3. Ẩn dụ định hướng

24


×