Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công tu cổ phần sữa TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.52 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM SỮA TH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: VÕ ĐIỀN CHƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

MSSV

Nguyễn Thiên An

19532601

Vương Thị Thuỳ Dung

18055781

Hồ Thị Huỳnh Như

19488041

Phan Thị Kim Ngân

19431251

Nguyễn Lâm Thanh Thiên


19489351

Đinh Thị Hiền Trang

19492781

Nguyễn Huyền Trang

19488181

Lương Thị Ngọc Sang

19521541

Nguyễn Thị Thuỳ Vân

19499911

Nguyễn Thanh Tú

20038491

LỚP: DHQT15A
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 420300101801
NIÊN KHÓA 2021 – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN


QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM SỮA TH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: VÕ ĐIỀN CHƯƠNG
LỚP: DHQT15A
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 420300101801
NIÊN KHĨA 2021 – 2022
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nhóm 6

MSSV

Nguyễn Thiên An

19532601

Vương Thị Thuỳ Dung

18055781

Hồ Thị Huỳnh Như

19488041

Phan Thị Kim Ngân

19431251

Nguyễn Lâm Thanh Thiên


19489351

Đinh Thị Hiền Trang

19492781

Nguyễn Huyền Trang

19488181

Lương Thị Ngọc Sang

19521541

Nguyễn Thị Thuỳ Vân

19499911

Nguyễn Thanh Tú

20038491


TP HCM, THÁNG 03 NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm 6 chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường
Đại Học Cơng Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đã đưa mơn học Quản Trị Chiến Lược

vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, nhóm 6 chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên bộ môn - GV: Võ Điền Chương đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu
cho lớp trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong q trình học tập và tìm hiểu bộ mơn
Quản trị chiến lược, nhóm chúng em và các bạn đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình, tâm huyết từ thầy. Thầy đã giúp nhóm tích lũy thêm được nhiều kiến
thức để có cái nhìn tốt nhất và hiểu đúng thế nào về. Quản trị chiến lược. Đây chắc chắn
sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để nhóm có thể vững bước sau này. Thơng
qua bài tiểu luận này, chúng em xin trình bày những nội dung mà mình đã tìm hiểu được
về mơn học Quản trị chiến lược và đưa ra được chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ
phần thực phẩm sữa TH mà chúng em tìm hiểu và nghiên cứu được.
Tuy nhiên, trong quá trình làm bài thì vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng
tiếp thu thực tế cịn nhiều bỡ ngỡ, cũng sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, bản thân
nhóm chúng em rất mong nhận được những sự góp ý đến từ thầy để giúp chúng em hồn
thiện bài tiểu luận này hơn.
Kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự
nghiệp giảng dạy của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM KẾT
Nhóm xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
MỤC LỤ


PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1.


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................................................... 1

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................................1

3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................................................2

4.

PHƯƠNG PHÁP LÀM TIỂU LUẬN...................................................................................................2

5.

KẾT CẤU TIỂU LUẬN........................................................................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC................................3
1.1

CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP..............................................................................................3

1.1.1 Khái niệm về chiến lược..................................................................................3
1.1.2 Vai trò và chức năng của chiến lược................................................................3
1.1.3 Cấp độ và mơ hình của chiến lược..................................................................6
1.2

QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP...............9


1.2.1 Phân tích mơi trường kinh doanh....................................................................9
1.2.2 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược...........................................9
1.2.3 Phân tích cấu trúc kinh doanh.......................................................................10
1.2.4 Chiến lược cấp công ty..................................................................................11
1.2.5 Chiến lược cấp kinh doanh............................................................................11
1.2.6 Chiến lược cấp chức năng.............................................................................12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH................................................13

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................13
2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh.....................................................................................14
2.1.3 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................15
2.1.4 Các sản phẩm chính......................................................................................16
2.1.5 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty................................16
2.2

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VI MƠ............................................................................................... 18


2.2.1 Áp lực từ phía nhà cung cấp..........................................................................19
2.2.2 Áp lực từ phía khách hàng.............................................................................19
2.2.3 Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.....................................................21
2.2.4 Áp lực từ sản phẩm thay thế..........................................................................24
2.2.5 Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh hiện tại.....................................................24
Ma trận IFE.............................................................................................................. 26
2.3

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ............................................................................................... 27


2.3.1 Kinh tế...........................................................................................................27
2.3.2 Yếu tố cơng nghệ...........................................................................................30
2.3.3 Yếu tố văn hố – xã hội.................................................................................30
2.3.4 Yếu tố chính trị - pháp luật............................................................................31
2.3.5 Yếu tố tự nhiên...............................................................................................32
2.3.6 Yếu tố nhân khẩu học.....................................................................................32
2.4

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ........................................................................35

2.4.1 Nguồn nhân lực.............................................................................................35
2.4.2 Sản xuất và vận hành.....................................................................................35
2.4.3 Liên minh hợp tác..........................................................................................38
2.4.4 Hệ thống phân phối.......................................................................................39
2.5

PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC...............................................................................40

2.5.1 Phân tích chuỗi giá trị và năng lực cạnh tranh.............................................40
2.5.2 Ma trận SWOT...............................................................................................43
2.5.3 Ma trận SPACE..............................................................................................44
2.6

LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC BẰNG MA TRẬN ĐỊNH LƯỢNG QSPM...........................47

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH ĐẾN NĂM 2025
3.1


XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CẤP CƠNG TY........................................................52

3.1.1 Mục tiêu của cơng ty TH đến năm 2025........................................................52
3.1.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển công ty......................................53


3.2

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CHỨC NĂNG..........................................................................54

3.2.1 Chiến lược marketing....................................................................................54
3.2.2 Chiến lược Nghiên cứu và phát triển...............................................................57
3.2.3 Chiến lược vận hành/sản xuất.........................................................................58
3.2.4 Chiến lược tài chính........................................................................................59
3.2.5 Chiến lược nguồn nhân lực..............................................................................62
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 64


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong thời điểm phát triển của nền kinh tế, khoa học và công nghệ, việc
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh là không tránh khỏi nên việc
nghiên cứu để đưa ra chiến lược kinh doanh đóng vai trị quan trọng. Đây được xem là
một trong những móc xích quan trọng trong những nhân tố giúp cho sự phát triển mạnh
mẽ và bên vững của một công ty. Giúp công ty nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình
qua đó có những chiến lược nhanh nhạy đề tạo ra sản phẩm đáp ứng như cầu khách hàng
nhanh hơn, tốt hơn đối thủ cạnh tranh, giúp cho thị trường cung cấp sản phẩm mở rộng,
nhiều khách hàng biết đến, công ty sẽ trở nên lớn mạnh và chiếm lĩnh thị phần cao trong
ngành. Vì vậy nên đã có rất nhiều công ty quan tâm đến kế hoạch xây dựng chiến lược
kinh doanh và đã hoạt động khá thành công trên thị trường.

Và để có được một cơng ty kinh doanh phát triển thành cơng thành cơng thì hoạt
động xây dựng chiến lược kinh doanh là vấn đề thiết yếu cho bất kì cơng ty nào. Để xây
dựng được chiến lược kinh doanh địi hỏi rất nhiều yếu tố, cơng ty không ngừng nghiên
cứu, học hỏi nâng cao kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh tốt. Sau quá trình tìm
hiểu, em quyết định chọn Cơng ty Cổ phần hực phẩm Sữa TH để phân tích các xây dựng
chiến lược kinh doanh để xem cách thức làm việc của họ, bởi vì theo chúng em đánh giá
thì hoạt động tổ chức ở đây khá chuyên nghiệp và đầy đủ các quy trình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và phân tích các hoạt động kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh
doanh của Công ty Cổ phần thực phẩm Sữa TH.
- Phân tích SWOT, SPACE, BCG, về hoạt động kinh doanh và xây dựng chiến lược
kinh doanh tại công ty.
- Đề xuất giải pháp và các chiến lược kinh doanh sản phẩm ra thị trường trong
tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh doanh cũng như
các chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Sữa TH. Nhằm đưa ra điểm
1


mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, sau đó xây dựng nên các chiến lược kinh doanh
trong tương lai.
- Về khơng gian: Đề tài phân tích các hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh
doanh tại Công ty Cổ phần thực phẩm Sữa TH có trụ sở tại TP.HCM
- Về thời gian: Phân tích các hoạt động kinh doanh cũng như các chiến lược kinh
doanh trong khoảng thời gian từ 2010 – 2021.
4. Phương pháp làm tiểu luận
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu trên
các nguồn khác nhau.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi đã xác định, thu thập và xử lý đầy đủ dữ
liệu, thông tin thì phân tích tổng hợp và đánh giá đưa ra những phân tích và đánh giá
khách quan.
- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh các kiến thức học được trong q trình
nghiên cứu cơng ty với những kiến thức được học tại trường để đưa ra được bài học kinh
nghiệm thực tế.
- Phương pháp liệt kê: Tiến hành liệt kê lại các thông tin, dữ liệu thu thập được cũng
như là những thông tin được rút ra nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị để giải quyết.
5. Kết cấu tiểu luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị chiến lược
Chương 2: Phân tích mơi trường kinh doanh
Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần thực phẩm Sữa
TH.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1 Chiến lược của doanh nghiệp.
1.1.1

Khái niệm về chiến lược

Chiến lược là khái niệm thuộc khoa học quản lý, chỉ tồn bộ q trình hình thành tư
tưởng, quan điểm, định hướng; xây dựng kế hoạch, biện pháp; kết hợp các nguồn lực cần
thiết và thực hiện chúng một cách thích hợp, nhất quán trong một thời hạn tương đối dài
để thay đổi cục diện công việc hoặc chủ thể từ trạng thái hiện tại đến trạng thái mong
muốn.
Chiến lược của doanh nghiệp có thể được hiểu một cách chung nhất tổng thể các
sự lựa chọn có gắn bó chặt chẽ với nhau và các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện một

tầm nhìn của doanh nghiệp và tạo ra giá trị kinh tế bền vững trong một bối cảnh thị
trường nhất định.
1.1.2

Vai trò và chức năng của chiến lược

Chiến lược có vai trị quan trọng, là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành
trong doanh nghiệp, góp phần xây dựng một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp, và
được vận hành tốt. Quản trị chiến lược không chỉ gắn liền với hệ thống quản trị ở cấp
doanh nghiệp mà còn bao trùm tất cả các quản trị chức năng. Đây là một hoạt động diễn
ra liên tục để xác lập và duy trì phương hướng chiến lược và hoạt động kinh doanh của
một tổ chức; quá trình ra quyết định hàng ngày để giải quyết những tình huống đang thay
đổi và những thách thức trong môi trường kinh doanh. Như một phần trong ý tưởng chiến
lược về phát triển hoạt động kinh doanh, nhà chiến lược phải vạch ra một phương hướng
cụ thể, tuy nhiên những tác động tiếp đó về mặt chính sách (như doanh nghiệp có mục
tiêu hoạt động mới) hoặc tác động về mặt kinh doanh (như nhu cầu về sản phẩm tăng
cao) sẽ làm phương hướng hoạt động của doanh nghiệp thay đổi theo chiều khác. Khi đó,
nhà chiến lược sẽ phải quyết định xem nên có những hành động điều chỉnh để đi đúng
hướng đã định hay đi theo một hướng mới. Tương tự như vậy, nó cũng liên quan đến
cách điều hành doanh nghiệp nếu các mối quan hệ với các đối tác thay đổi.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới chỉ ra rằng doanh nghiệp triển khai quản
trị chiến lược tốt đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn so với các doanh nghiệp
3


không triển khai quản trị chiến lược. David (1997) tin rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể nhờ quản trị chiến lược tốt. Việc triển khai quản
trị chiến lược từ khâu hoạch định thực hiện và đánh giá chiến lược tạo thuận lợi cho phép
tổ chức hoạt động một cách hiệu quả hơn. Thông qua xác định mục tiêu và kế hoạch dài
hạn của doanh nghiệp, quản trị chiến lược đưa ra định hướng, tăng cường phối hợp và

kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Chiến lược của doanh nghiệp cung cấp định hướng
cho các hoạt động của tổ chức và hướng đến đội ngũ nhân sự làm việc trong tổ chức đó
(Arasa và K'Obonyo, 2012). Ngồi ra, một mục đích khác của quản trị chiến lược là
hướng dẫn tổ chức trong quá trình đưa ra ý định chiến lược, cũng như các vấn đề cần ưu
tiên trong quá trình triển khai chiến lược .
Porter( 1980) cho rằng phân tích khách quan mơi trường bên trong và bên ngồi
doanh nghiệp tạo thuận lợi cho việc cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và
hỗ trợ đắc lực quá trình đưa ra các quyết định quan trọng của các nhà quản lý cấp cao.
Ngoài ra, việc xác định các vấn đề chiến lược, phân tích chiến lược và lựa chọn chiến
lược giúp doanh nghiệp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
và đóng góp đáng kể vào công tác cải tiến đổi mới trong doanh nghiệp. Đồng thời, quản
trị quá trình thực hiện chiến lược, đánh giá và kiểm soát chiến lược cho phép chiến lược
được thực hiện trơn tru và theo đúng kế hoạch doanh nghiệp đã đề ra.
Như vậy, quản trị chiến lược doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh có mối
liên hệ mật thiết với nhau. Các nhà quản lý xây dựng chiến lược nhằm xác định các mục
tiêu và mục đích căn bản, dài hạn và cách thức hành động cũng như phân bổ các nguồn
lực cho phép doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Đồng thời, Arasa
và Kobonyo (2012) cho rằng một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả
sẽ chú trọng và đầu tư vào quản trị chiến lược để duy trì và nâng cao các giá trị bền vững
thông qua lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, vai trò của quản trị chiến lược thể hiện như sau:
• Quản trị chiến lược xác định các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và trong
tương lai của doanh nghiệp, góp phần thiết lập định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động này gắn liền với nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp, tức tương lại mong
muốn và phương hướng thực hiện để đạt được mong muốn đó trong dài hạn. Việc xác
4


định rõ ràng các hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh
nghiệp chủ động và kiểm sốt được mọi hoạt động của mình, từ đó nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh (Bryson, 1989) .

• Quản trị chiến lược thiết lập các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các mục tiêu cụ thể trong mọi
hoạt động, mọi cấp bậc quản lý, từ cấp cao nhất đến thấp nhất trong cấu trúc tổ chức, có
tác động đến sự tồn vong và thành cơng của doanh nghiệp. Hoạch định các mục tiêu
chính thống khơng chỉ góp phần chuyển các định hướng, tầm nhìn thành các mục tiêu cụ
thể cần đạt được, mà còn tránh sự sai lệch, nhầm lẫn về định hướng dài hạn của doanh
nghiệp. Cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đều cần thiết. Các mục tiêu chiến lược tổng thể
mang tính tổng quát là vị thế trên thị trường và vị thế cạnh tranh mà doanh nghiệp hướng
đến, mức lợi nhuận hàng năm, kết quả tài chính và sản xuất kinh doanh. Vì các mục tiêu
cần phải được thiết lập tại mọi cấp bậc và bộ phận trong doanh nghiệp, quản trị chiến
lược tập hợp sự tham gia của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, bao gồm cả các
nhà quản lý; giúp họ xác định một cách rõ ràng và đo lường được phạm vi công việc,
mục tiêu và đóng góp của mình vào sự thành cơng của chiến lược doanh nghiệp (Stoner,
1994) .
• Quản trị chiến lược đóng vai trị xây dựng tầm nhìn chiến lược, hoạch định sứ
mạng kinh doanh, thiết lập các mục tiêu chiến lược thơng qua phân tích mơi trường bên
ngồi, mơi trường bên trong và xây dựng, lựa chọn chiến lược. Xây dựng tầm nhìn chiến
lược và hoạch định sứ mạng kinh doanh chính giúp các nhà quản lý trả lời các câu hỏi về
mục đích tồn tại của doanh nghiệp. Thiết lập các mục tiêu chiến lược hướng đến trả lời
câu hỏi doanh nghiệp muốn đạt được gì, tại thời điểm nào. Quản trị chiến lược cho phép
mục tiêu chiến lược đưa ra gắn kết với sứ mạng và được thiết lập trên cơ sở các phân tích
cẩn trọng, khoa học. Ngồi ra, hoạt động phân tích mơi trường bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp đảm bảo chiến lược doanh nghiệp đưa ra có tính khả thi cao. Mơi trường
bên trong doanh nghiệp liên quan đến nhân lực, tài chính, quản lý... cịn mơi trường bên
ngồi chính là mơi trường văn hóa, kinh tế, xã hội, mơi trường ngành, đối thủ cạnh
tranh... Sau khi phân tích, kết hợp với các mục tiêu, quản trị chiến lược cho phép nhà
5


chiến lược xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp và hiệu quả (Steiner, 1979).

• Quản trị chiến lược thiết lập các mục tiêu hàng năm, hoạch định các chính sách,
phân bổ nguồn lực, tái cấu trúc tổ chức, phát huy văn hóa và phong cách lãnh đạo doanh
nghiệp. Một chiến lược tốt giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong quá trình hoạt động
của mình, và mang lại kết quả đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chiến lược đã
bị thất bại ở khâu thực hiện chứ không phải khâu hoạch định. Đôi khi, các nhà quản lý
quan niệm rằng khi đã vạch đúng đường đi thì chắc chắn sẽ đi đến đích. Quản trị chiến
lược tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi chiến lược khi phát sinh một
số yếu tố bất ngờ thông qua hỗ trợ nhà quản trị ứng phó kịp thời và phân bổ nguồn lực
một cách hợp lý nhằm duy trì định hướng chiến lược và đạt được các mục tiêu đã đề ra
(Quinn, 1980) .
• Việc kiểm tra và đánh giá chiến lược trong quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp
xem xét lại mơi trường bên trong, bên ngồi doanh nghiệp; thiết lập ma trận đánh giá
thành công và đề xuất các hành động điều chỉnh nếu cần. Theo Mankins và Steele (2005),
hoạt động này cho phép doanh nghiệp phân tích và đánh giá kỹ lưỡng một số nội dung
như: (I) tầm nhìn về tương lai mà doanh nghiệp mong muốn cịn phù hợp với tình hình
thực tế hay không, (II) những thay đổi đang diễn ra trong môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp, và (III) vấn đề cần bổ sung mới hay điều chỉnh trong chiến lược do bối
cảnh kinh doanh thay đổi, do xuất hiện công nghệ mới hay các yếu tố tác động từ môi
trường bên ngoài, cũng như những thay đổi trong nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp .

6

1.1.3

Cấp độ và mơ hình của chiến lược

1.1.3.1

Mơ hình của chiến lược



1.1.3.2

Cấp độ của chiến lược:

Chiến lược có thể được xây dựng trên ba cấp độ khác nhau :
Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp
Chiến lược đơn vị kinh doanh
Chiến lược bộ phận hay chức năng.
Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp có các đặc điểm :
•Định hướng mục tiêu chung và nhiệm vụ của doanh nghiệp: Bao gồm việc xác
định các mục tiêu, các dạng hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tiến hành và cách
thức quản lý và phối kết hợp các hoạt động.
•Định hướng cạnh tranh: Đó là việc xác định thị trường hoặc đoạn thị trường mà
doanh nghiệp sẽ cạnh tranh.
•Quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập và mối quan hệ giữa chúng: Chiến lược
tổng thể nhằm vào phát triển và khai thác tính cộng hưởng (synergy) giữa các hoạt động
thông qua việc phân chia và phối kết hợp các nguồn lực giữa các đơn vị độc lập hoặc
giữa các hoạt động riêng rẽ.
7


•Thực hành quản trị: Chiến lược cấp doanh nghiệp cho phép xác định cách thức
quản lý các đơn vị kinh doanh hoặc các nhóm hoạt động. Doanh nghiệp có thể thực hiện
công tác quản lý thông qua việc can thiệp trực tiếp (đối với phương thức quản lý tập
quyền) hoặc tạo sự tự chủ quản lý cho các đơn vị kinh doanh (đối với phương thức quản
lý phân quyền) trên cơ sở sự tin tưởng.
Doanh nghiệp có nhiệm vụ sáng tạo giá trị gia tăng thông qua việc quản lý danh
mục tất cả các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo sự thành công đối với mỗi hoạt
động trong dài hạn, phát triển các đơn vị kinh doanh và hơn nữa đảm bảo các hoạt động

được phối kết hợp hài hòa với nhau.
* Chiến lược các đơn vị kinh doanh
Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một bộ phận trong doanh nghiệp, một
dòng sản phẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thể được kế hoạch hóa một cách
độc lập.
Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấn đề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối kết hợp
giữa các đơn vị tác nghiệp nhưng nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo vệ lợi thế
cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quản lý. Chiến lược đơn vị kinh doanh
liên quan đến :
•Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh.
•Dự đốn những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều
chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này.
•Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến
lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thơng qua các hoạt động chính trị.
Michael Porter đã khám phá ba dạng chiến lược cơ bản (chiến lược giá thấp, chiến
lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung), chúng có thể được áp dụng ở cấp độ đơn vị
chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phòng thủ chống lại các tác động bất lợi từ năm
lực lượng cạnh tranh.
* Chiến lược bộ phận chức năng
Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp. Chiến lược ở cấp
độ này liên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanh và các bộ
8


phận của chuỗi giá trị. Chiến lược ở các chức năng marketing, tài chính, nguồn nhân lực
hay nghiên cứu và phát triển nhằm vào phát triển và phối kết hợp các nguồn lực mà thơng
qua đó các chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả.
Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ở các cấp cao
hơn. Đồng thời nó đóng vai trị như yếu tố đầu vào cho chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ như việc cung cấp thông tin về nguồn lực

và các năng lực cơ bản mà chiến lược ở các cấp cao hơn cần phải dựa vào; các thông tin
về khách hàng, sản phẩm và cạnh tranh. Một khi chiến lược ở các cấp cao hơn được thiết
lập, các bộ phận chức năng sẽ triển khai đường lối này thành các kế hoạch hành động cụ
thể và thực hiện đảm bảo sự thành công của chiến lược tổng thể.
1.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1

Phân tích mơi trường kinh doanh

1.2.1.1

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm
những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực
lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp.
1.2.1.2

Môi trường vi mô

Môi trường vi mơ là mơi trường chứa các nhân tố có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ
và tác động qua lại với nhau. Các nhân tố ấy đều có khả năng ảnh hưởng đến năng lực và
kết quả hoạt động marketing của một doanh nghiệp .
1.2.1.3

Môi trường nội bộ

Môi trường nội bộ là môi trường bên trong của tổ chức, bao gồm các nhân tố, các
điều kiện mà tổ chức có khả năng kiểm sốt được
Mơi trường nội bộ bao gồm những yếu tố, những lực lượng năm trong nội bộ doanh

nghiệp. Những yếu tố này phản ánh nội lực, thể hiện bản sắc riêng của từng doanh
nghiệp.
1.2.2 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược
1.2.2.1 Tầm nhìn
Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra của tổ
9


chức trong tương lai. Tầm nhìn gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của
tổ chức về những điều mà nó muốn đạt tới .
1.2.2.2

Sứ mệnh

Sứ mạng được hiểu là lý do tồn tại, ý nghĩa của sự tồn tại và các hoạt động của tổ
chức. Bản tuyên bố về sứ mạng cho thấy ý nghĩa tồn tại của một tổ chức, những cái mà
họ muốn trở thành, những khách hàng mà họ muốn phục vụ, những phương thức mà họ
hoạt động.
1.2.2.3

Mục tiêu chiến lược

1.2.2.3.1 Mục tiêu ngắn hạn
Các mục tiêu ngắn hạn có thể được xem như nền tảng từ đó các mục tiêu chiến lược
được thực hiện. Các mục tiêu ngắn hạn thường có các đặc tính sau: cụ thể, có thể đo
lường được, có thể giao cho mọi người, thách thức nhưng có khả năng thực hiện được,
giới hạn cụ thể về thời gian.
1.2.2.3.2 Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu đích cụ thể mà doanh
nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

1.2.3

Phân tích cấu trúc kinh doanh

Phân tích cấu trúc kinh doanh hướng trọng tâm vào các nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích hoạt động kinh doanh: Bản thân hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều
hoạt động, nhiều quá trình và nhiều khâu hoạt động khác nhau hợp thành. Bởi vậy, nội
dung phân tích hướng tới kết quả và hiệu quả cùng với các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả của từng hoạt động kinh doanh cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh
như: Hoạt động cung cấp, hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ.
- Phân tích hoạt động đầu tư: Cũng như hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư
trong các doanh nghiệp cũng được hợp thành từ các hoạt động đầu tư khác nhau, bao
gồm: đầu tư tài sản cố định, đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính. Do vậy, nội dung
phân tích kinh doanh đối với hoạt động đầu tư được gắn với kết quả, hiệu quả và các
nhân tố ảnh hưởng đến từng hoạt động đầu tư cũng như toàn bộ hoạt động đầu tư mà
doanh nghiệp tiến hành. Từ đó, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động; chỉ rõ các
10


nguyên nhân ảnh hưởng và vạch rõ tiềm năng cùng các giải pháp để khai thác tiềm năng.
- Phân tích hoạt động tài chính: Để bảo đảm vốn cho các hoạt động kinh doanh và
hoạt động đầu tư, doanh nghiệp phải tiến hành hàng loạt các hoạt động tài chính khác
nhau (hoạt động phát hành hay mua lại cổ phiếu, 14 trái phiếu; hoạt động vay và trả nợ
vay...). Do vậy, đối với hoạt động tài chính, phân tích kinh doanh cũng lấy kết quả và hiệu
quả cùng với tác nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của từng hoạt động hoạt
động tài chỉnh cũng như toàn bộ hoạt động tài chính làm nội dung nghiên cứu của mình.
- Phân tích tình hình tài chính: Kết quả và hiệu quả của toàn bộ các hoạt động mà
doanh nghiệp tiến hành (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính)
có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính doanh nghiệp và ngược lại, tình hình tài
chính thể hiện khá rõ nét chất lượng của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành. Vì

thế, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng là một trong những nội dung quan trọng
mà phân tích kinh doanh nghiên cứu.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng quát: Để khắc phục tính rời rạc, tản mạn trong
phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động trên từng mặt, từng hoạt động, từng quá trình,
cần thiết phải tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh tổng quát. Hiệu quả kinh doanh
tổng quát được xem xét trên nhiều góc độ và nhiều cấp độ hiệu quả khác nhau như: Hiệu
quả kinh doanh chung, hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
1.2.4

Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty là những chiến lược hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn
mang tầm ảnh hưởng đến cả công ty. Ở cấp độ này, mục tiêu của chiến lược là khả năng
phát triển về lâu dài và tạo ra lợi nhuận lớn nhất. Lấy đà cho công ty tồn tại và phát triển
về lâu dài. Nhiều chiến lược khác nhau được phát triển theo lịch sử kinh tế thế giới. Các
tác giả khác nhau viết về chiến lược lại cho ra những phân loại khác nhau và đặt tên theo
cách riêng của bản thân tác giả. Vài chiến lược cấp công ty cơ bản như: kết hợp về phía
trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang, thâm nhập thị trường, phát triển thị
trường, phát triển sản phẩm... Mỗi loại chiến lược bao gồm nhiều hoạt động cụ thể để từ
đó kết hợp với nhau và đi đến một mục tiêu kết quả thống nhất. Quan trọng nhất vẫn là
kết quả và hiệu suất làm việc .
11


1.2.5

Chiến lược cấp kinh doanh

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là những chiến lược hoạch định mục tiêu kinh
doanh cụ thể. Liên quan đến cách thức họa động, cạnh tranh trên các thị trường cụ thể.

Chiến lược kinh doanh bao gồm các chiến lược khác nhau được sử dụng cụ thể cho từng
ngành riêng biệt.
1.2.6

Chiến lược cấp chức năng

Đây là cấp độ nhỏ hơn trong chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. Là những chiến
lược cụ thể cho từng đơn vị, bộ phận với những mục tiêu khác nhau. Khi kết hợp với
nhau sẽ tạo ra hiệu quả và đi đến những mục tiêu cụ thể thống nhất với chiếc lược cấp
đơn vị kinh doanh. Mỗi phòng ban, bộ phận khác nhau có những chiến lược khác nhau
tùy vào công việc của từng bộ phận. Các chiến lược cấp chức năng cịn là vũ khí để cơng
ty có thể hoàn thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với đối thủ trực tiếp hay gián
tiếp. Thu hút khách hàng và cũng là vũ khí để giữ chân những khách hàng trung thành.
Vũ khí này phát huy tác dụng tốt thì sẽ cho ra những kết quả tốt và là động lực cho việc
phát triển dài lâu.

12


13


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 Giới thiệu về cơng ty cổ phần thực phẩm sữa TH
2.1.1

Q trình hình thành và phát triển

Cơng ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH được thành lập ngày 24/2/2009, là công ty đầu
tiên của Tập đoàn TH với dự án đầu tư vào trang trại bị sữa cơng nghiệp, cơng nghệ chế

biến sữa hiện đại, và hệ thống phân phối bài bản. Tập đoàn TH được thành lập với sự tư
vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh doanh các
dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc
biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và thực phẩm.
Công ty Cổ phần sữa TH do bà Thái Hương làm chủ Hội đồng quản trị và là tổng
Giám Đốc kiêm Phó Chủ tịch Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Bắc Á.Bà Thái Hương –
hình ảnh người phụ nữ đã trở thành hình tượng đặc trưng khi nhắc đến TH True Milk, bà
đã khơi nguồn cảm hứng trong từng li sữa để cho ra đời một thương hiệu sữa sạch đang
lưu hành thị trường được nhiều người biết đến hiện nay.
Tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt
Nam cung cấp các sản phẩm thực phầm có nguồn gốc từ thiên nhiên – mà sản phẩm hàng
đầu là sữa tươi chất lượng quốc tế.
Với tiêu chí giữ nguyên vẹn tinh túy thiên nhiên trong từng sản phẩm, tập đồn TH
đã trang bị cơng nghệ hiện đại cũng như nguồn nhân lực hàng đầu thế giới. Tập đoàn TH
cũng ứng dụng hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khép kín đồng bộ từ khâu
nuôi trồng đến phân phối sản phẩm tận tay người tiêu dung.Tất cả đều nhằm mục đích
phục vụ người tiêu dung những sản phẩm sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng nhất.
Những chặng đường phát triển:
• 27/02/2010 : chào đón cơ bị Mộc đầu tiên về Việt Nam
• 14/05/2010 : lễ khởi công xây dựng nhà máy sữa TH ở Nghĩa Đàn, Nghệ An
• với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD.
• 25/07/2010 : lần cho sữa đầu tiên khi bé bê May ra đời.
• 26/12/2010 : lễ ra mắt sữa tươi sạch TH True Milk
14


• 15/05/2011 : Ngày truyền thống của tập đoàn TH. Lễ huy động phong trào học tập
và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh – Vì tầm vóc Việt.
• 26/05/2011 : Khai trương cửa hàng TH True Mart chính tại Hà Nội.
• 30/08/2011 : Khai trương cửa hàng TH True Mart chính tại TP.HCM

• 04/09/2011 : Triển Khai dự án Vì Tầm Vóc Việt “ Chung sức chung lịng Ni
dưỡng tài năng”
• 27/11/2012 : Hội thảo quốc tế về sữa và Lễ ra mắt Bộ sản phẩm Sữa Tươi Tiệt
Trùng Bổ Sung Dưỡng Chất.
• 09/07/2013 : Khai trương nhà máy sữa tươi sạch TH ( giai đoạn I )
• 23/07/2013 : Ra mắt Sữa chua TH True Yogurt.
• 20/01/2014 : Ra mắt dịch vụ giao hàng tận nhà.
• 09/07/2014 :Ra mắt Bộ sản phẩm Sữa Tươi Cơng Thức TOP KID dành cho trẻ từ
1-6 tuổi.
• 04/09/2014 : Ra mắt Bộ sản phẩm sữa tươi sạch học đường TH School Milk.
• 18/5/2016 : Khởi cơng tổ hợp trang trại bị sữa TH tại tỉnh Moscow Liên Bang
Nga
• 19/12/2016 : Ra mắt TH true Butter và TH true Cheese
• 03/07/2017 : Ra mắt sản phẩm sữa tươi TH true MILK Organic
• 22/02/2018 : Khánh thành nhà máy sản xuất nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả
Núi Tiên tại Nghệ An.
08/05/2019 : Khởi công xây dựng cụm trang trại bị sữa tập trung ứng dụng cơng
nghệ cao 20.000 con tại Thanh Hố.
• 20/01/2020 : Ra mắt TH true Rice
2.1.2

Tầm nhìn và sứ mệnh

“Tập đồn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành
hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn
kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu
thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi người yêu thích và quốc gia tự
hào”.
15



Thơng qua những gì tun bố trong tầm nhìn của mình, có thể thấy được tập đồn
TH đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu (chiếm vị trí trí số một) ở thị
trường Việt Nam về các sản phẩm sạch có nguồn gốc thiên nhiên. Điều này cho thấy
ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp sẽ là ngành sản xuất thực phẩm sạch, mà hiện tại
là sữa tươi và các sản phẩm từ sữa (thương hiệu TH True Milk), với một dự định trong
trung và dài hạn là sẽ chiếm lĩnh thị trường thực phẩm sạch tại Việt Nam và xây dựng
thành công thương hiệu thực phẩm được biết đến không chỉ trong nước mà trên toàn cầu..
Đồng thời TH cũng đưa ra các yếu tố chủ chốt mà công ty sử dụng để tạo ra giá trị của
cơng ty đó là sự đầu tư tập trung, dài hạn cho sản xuất (về cơ sở hạ tầng, công nghệ) và
ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong sản xuất.
2.1.3

Cơ cấu tổ chức

Tập đoàn TH được hình thành với 3 cơng ty thành viên đảm nhận các vai trị khác
nhau theo bản đồ cơng việc khoa học trong một quy trình khép kín chun nghiệp. Bên
cạnh đó tập đồn TH rất chú trọng để ra mắt chuỗi cửa hàng bán lẻ TH truemart

Công ty chuỗi

16

Trang trại

Nhà máy


Thực hiện nhiệm vụ
phân phối sản phẩm

chuyên nghiệp tới tay
người tiêu dùng
2.1.4

Phụ trách quản lý trang trại bò
sữa đảm bảo cung cấp nguồn
nguyên liệu chất lượng cao

Thực hiện vai trò chế biến, áp
dụng công nghệ hàng đầu
châu âu để làm ra những ly
sữa tươi ngon, bổ dưỡng

Các sản phẩm chính

Tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt
Nam cung cấp các sản phẩm thực phầm có nguồn gốc từ thiên nhiên – mà sản phẩm hàng
đầu là sữa tươi chất lượng quốc tế.
TH True Milk hiện có các sản phẩm:
- Sữa tươi tiệt trùng: bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng ngun chất, ít
đường, có đường với nhiều khối lượng tịnh khác nhau.
- Sữa tươi thanh trùng: cũng như sữa tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng cũng bao gồm
loại nguyên chất, ít đường và có đường.
- Sữa hạt: kết hợp các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe để cho ra
đời nhiều loại sữa hạt ngon và bổ dưỡng: sữa hạt gạo lứt, sữa hạt và nghệ, gấc, hạnh
nhân, macca, óc chó.
- Sữa chua tự nhiên: bao gồm sữa chua ăn, sữa chua uống với nhiều loại và hương
vị
- Bộ sản phẩm công thức Topkid: sữa chua ăn TOPKID, sữa chua uống tiệt trùng
TOPKIP, sữa tươi TOPKID

- Kem: kem que và kem hộp với nhiều hương vị thơm ngon hấp dẫn.
- Thức uống giải khát: trà xanh, trà olong, nước gạo rang, nước trái cây TH True
JUICE.
- Nước tinh khiết
- Bơ, phomat: Bơ lạt tự nhiên, phomat que Mozzarella
- Thực phẩm: gạo Japonica, gạo lứt, đường vàng.
2.1.5

17

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty


×