Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MẦM NONMỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 6 TUỔI TẠI TRƯƠNG MẦM NON HƯƠNG SEN LÀM ĐỒ CHƠI, HỌC CỤ TẠI NHÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.78 KB, 12 trang )

Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI
TRƯƠNG MẦM NON HƯƠNG SEN LÀM ĐỒ CHƠI,
HỌC CỤ TẠI NHÀ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn sáng kiến
Đối với trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ mầm non nói riêng thì có thể nói đồ chơi
chính là “ phương tiện khơng thể thiếu và có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối
với sự phát triển trí tuệ, thể chất và nhân cách toàn diện của một đứa trẻ”. Trong q
trình làm đồ chơi, ngồi việc trẻ tự tìm hiểu, khám phá các tính chất, cơng dụng của
vật liệu làm đồ chơi hay phải tự thực hiện các vận động tinh và sự khéo léo của đôi
bàn tay để làm đồ chơi thì các quá trình tâm lý khác như chú ý quan sát đối tượng, ghi
nhớ có chủ định các chi tiết để bắt chước thực hiện, hay tư duy, tưởng tượng sáng tạo
thêm các chi tiết mới để làm phong phú thêm cho món đồ chơi của mình…sẽ diễn ra
đồng thời và phát triển mạnh mẽ vượt bậc nơi chính bản thân đứa trẻ. Khơng chỉ vậy,
khi được chơi với món đồ chơi cho chính bản thân mình tạo ra, trẻ sẽ cảm thấy yêu
quý và hứng thú hơn với đồ chơi ấy, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn vào năng lực của bản
thân và biết quý trọng sức lao động ngay từ khi còn nhỏ.
Là giáo viên mầm non với nhiều năm trực tiếp chăm sóc ni dưỡng, giáo dục
trẻ 5-6 tuổi, tơi hiểu việc chuẩn bị tâm thế, kỹ năng, kiến thức cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp
Một là một trong những nội dung giáo dục vô cùng quan trọng. Trẻ học xong chương
trình giáo dục mầm non có thật sự mong mỏi được vào lớp Một hay không và học tốt ở
những năm học ở bậc học tiểu học hay không đều phục thuộc rất nhiều vào việc chuẩn
bị chuẩn tâm thế cho trẻ vào lớp Một của cô giáo và gia đình ở năm cuối Mẫu giáo.
Trong năm học này, tơi rất lo lắng khi trẻ ngừng đến trường vì dịch bệnh Covid 19.
Với tiêu chí “Trẻ ngừng đến trường nhưng không ngừng học” của Sở Giáo Dục và Đào
tạo. Nhà trường luôn tạo cơ hội cho trẻ tiếp tục được vui chơi và học tập để đạt được
mục tiêu phát triển lứa tuổi ngay cả khi trẻ ở nhà bằng nhiều hình thức truyền thơng
đến phụ huynh. Một số nội dung chương trình mầm non cốt lõi được giáo viên cùng



2

Ban giám hiệu xây dựng qua các hình thức như quay clip, ghi âm, gửi link từ nguồn
học liệu đáng tin cây . Trong q trình thực hiện truyền thơng hướng dẫn phụ huynh
biện pháp chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ giáo viên gặp khơng ít khó khăn.
Một trong những khó khăn đó là điều kiện trang bị về cơ sở vật chất như đồ dùng
đồ chơi cho trẻ vui chơi học tập hạn chế, ít được sự quan tâm hỗ trợ của ba mẹ về
chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Với vai trò là một giáo viên mầm non cùng lịng u
nghề, tơi trăn trở tìm khơng biết tìm cách gì để giúp cho tất cả trẻ lớp tơi có thể làm đồ
dùng đồ chơi tại nhà để có thể tham gia các hoạt động do cô thiết kế. Sau khi được
tham gia chuyên đề của Sở Giáo dục về hỗ trợ, hướng dẫn cha mẹ hoặc người giám hộ
trẻ mầm non chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ tại gia đình trong thời gian trẻ ở nhà
tránh dịch Covid – 19 tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi
tại trường Mầm non Hương Sen làm đồ chơi, học cụ tại nhà” nhằm nghiên cứu tìm ra
biện pháp tối ưu để hướng dẫn trẻ, hướng dẫn phụ huynh giúp trẻ biết lựa chọn nguyên
vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi tại nhà .
2. Mục đích của sáng kiến
Nhằm nghiên cứu, học hỏi và tiếp tục tìm ra một số biện pháp mới để giúp trẻ 5 –
6 tuổi làm đồ dùng đồ chơi tại nhà trong thời gia nghỉ dịch và thời gian một số trẻ quay
lại tường học. Cụ thể như sau:
Một là, giúp giáo viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ
chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm tại nhà.
Hai là, có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn ba mẹ trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ
những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm.
Ba là, tơi mong muốn phụ huynh quan tâm đến việc trẻ trải nghiệm làm đồ dùng
đồ chơi để phát triển khả năng sáng tạo và hứng thú với việc vui chơi và học tập ở giai
đoạn lứa tuổi mầm non.
Tôi mong rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ đạt được kết quả cao trên trẻ và góp
phần chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp tại cơ sở và trường bạn quan tâm
đến đề tài này

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Ngay từ lúc còn nằm trong nôi, các bé đã biết tỏ thái độ vui vẻ, tay chân khua
đập lung tung khi được ba mẹ treo những chiếc xúc xắc xinh xinh, những quả bóng
bay các màu, những con búp bê nghộ nghĩnh đang đung đưa trước mặt bé. Lớn lên một
chút khi trên tay bé biết cầm chặt, lúc này thì chúng ta khó có thể mà lấy được những
đồ chơi mà bé cầm trong tay. Theo năm tháng, bé lớn lên thì có con búp bê xinh xinh,


3

những chú gấu bông đã thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé
trong mọi sinh hoạt của trẻ thơ, ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn có em búp
bê hay bạn gấu bên mình..
Vây điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với các đồ chơi con rối, thú bông đến thế?
Phải chăng những đồ chơi này đã phần nào thỏa mãn được nhu cấu thiết yếu của trẻ
thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ cịn có
những nhu cầu khác nữa mà các bậc phụ huynh cùng cô giáo nuôi dạy trẻ cần quan
tâm đến: như giải trí, vui chơi, nhận thức, giao tiếp, tưởng tượng của trẻ.
Học sinh trong lớp qua lần đầu tiên tôi gửi clip hướng dẫn trẻ chơi trị chơi với
chữ cái. Phu huynh khơng cho be thực hiện trò chơi “Vui cùng chữ cái”. Tiếp theo đó,
số lượt tương tác của những lần tơi và giáo viên cùng lớp gửi nội dung truyền thông
qua zalo lớp rất ít. Từ lúc đó tơi tự nghĩ, mình phải làm gì để bé tích cực vui chơi, học
tập qua nội dung truyền thơng của mình. Sau khi trị chuyện khảo sát sự quan tâm của
phụ huynh và bé về nội dung cô gửi mới nhận ra hiện trạng ở nhà các bé không đồ
dùng đồ chơi và học cụ phục vụ cho nội dung học tập cô gửi. Từ đó tơi ln trăn trở,
tìm tịi sáng tạo, tham khảo tài liệu “Hỗ trợ, hướng dẫn cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ
mầm non chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ tại gia đình trong thời gian trẻ ở nhà
tránh dịch Covid – 19” của Sở Giáo dục và Đào tạo,
Từ kết quả khảo sát trên, tôi thấy trẻ lớp tơi tích cực tham gia vào nội dung truyền
thơng mà tôi gửi qua zalo lớp. Các bé hứng thú tích cực gửi hình ảnh vui chơi, học tập

ở nhà. Tôi bắt đầu nghiên cứu biện pháp để hướng dẫn phụ huynh lựa chọn học liệu,
đồ dùng đồ chơi và biện pháp hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tại nhà. Để việc
nghiên cứu đề tài này được xuyên suốt dựa trên thực tiễn lớp, tôi đã mạnh dạn đề ra
một số biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi ở nhà từ những nguyên
vật liệu đơn giản dễ tìm trong thời gian nghỉ dịch
a. Lên kế hoạch chuẩn bị cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi ở nhà từ những nguyên
vật liệu đơn giản dễ tìm
Sau khi trao đổi với các phụ huynh để tìm hiểu khả năng và hứng thú của các trẻ trong
nhóm lớp của mình, tơi đã lên kế hoạch hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi từ
những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm ngay tại gia đình, cụ thể là:
Theo từng mục tiêu cần đạt trong tháng, tôi thiết kế hoạt động, trò chơi cho từng nội
dung giáo dục.
Nội dung giáo dục nào cần có đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động thì tơi trao đổi và nhờ
phụ huynh hỗ trợ chuẩn bị đồ dùng làm đồ chơi phù hợp với lưa tuổi của trẻ (kéo, keo


4

hồ, rổ, thước, bút,….)tìm các ngun vật liệu liệu có sẵn dễ tìm kiếm và được sử dụng
thường xuyên trong sinh hoạt của hầu hết các gia đình hiện nay hay ( giấy vụn từ sách
báo, chai nhựa, lõi giấy vệ sinh, vỏ hộp sữa,…)
Ví dụ: Để đạt mục tiêu phát triển khả năng đọc cho trẻ. Tôi xây dựng nội dung giáo
dục “Cho trẻ làm quen với chữ cái.” Qua trị chơi tìm chữ cái theo u cầu.
Với trị chơi này, yêu cầu mỗi trẻ có bộ chữ cái. Tôi gửi thông báo cần hỗ trợ phụ
huynh chuẩn bị nguyên liệu sẵn có như giấy cũ, giấy A4 1 mặt, giấy bìa khơng q
dày,..), kéo, bút chì, bút lơng,….Sau đó tiến hành hướng dẫn cho trẻ làm.
b. Thực hiện hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi ở nhà từ những nguyên vật liệu
trên
Sau khi vận động phụ huynh tìm các nguyên vật liệu giúp trẻ làm đồ chơi tại nhà như

trên, tôi tiếp tục thực hiện việc hướng dẫn cách làm đồ dùng đồ chơi tại nhà cho trẻ,
một số hoạt động có thể kể đến như :
1/ Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi qua hình thức quay video, lựa chọn các học liệu
điện tử nguồn đáng tin cậy.
• Lựa chọn các học liệu điện tử
Khi lựa chọn học liệu tôi luôn đảm bảo các nguyên tác lựa chọn đồ dùng, đồ chơi
học liệu cho trẻ mầm non (Trong tài liệu hướng dẫn xây dựng sử dụng, học liệu
trực tuyến để hướng dẫn phụ huynh ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm
non tại gia đình; tháng 11- 2021)
• Quay video hướng dẫn
Với hình thức này, tôi tiến hành quay phim và gửi zalo lớp để hướng dẫn trẻ làm đồ
chơi học cụ tại nhà. Khi quay video clip tôi thực hiện các bước sau.
Bước 1: Lựa chọn nội dung giáo dục trong kế hoạch chăm sóc giáo dục đã được tổ
trưởng chun mơn và Hiệu phó chun mơn tổng duyệt.
Bước 2: Xây dựng kịch bản cụ thể chi tiết lời hướng dẫn, lời thoại, câu hỏi có chọn lọc
Bước 3: Tiến hành quay.
Sau khi gửi clip hướng dẫn cho trẻ, tơi khuyến khích trẻ gửi hình sản phẩm bằng nhiều
hình thức tán dương khen thưởng (thưởng ticker đổi quà, mỗi tuần )
2/ Hướng dẫn trẻ trực tiếp qua Google Meet, Zoom, Microsoft Team,….
 Hoạt động 1: Gấp thuyền giấy
1. Chuẩn bị:
- Giấy A 4/ giấy trắng/ giấy thủ công hoặc giấy vụn từ sách báo…
- Bút sáp màu
2. Cách thực hiện:
- Bước 1: Gấp đôi tờ giấy theo chiều dọc.
- Bước 2: Xoay ngang tờ giấy ra và tiếp tục gấp đôi lại.


5


- Bước 3: Mở tờ giấy ra, để theo chiều ngang. Từ trọng tâm cạnh trên, gấp cạnh trái và
cạnh phải sát với đường thẳng ở giữa tạo thành hình tam giác. Méo dưới tờ giấy gấp
lên trên thành hình tam giác, tương tự với mép dưới mặt sau
- Bước 4: Cho tay vào bên trong và mở ra tạo thành một hình chữ nhật. Lật tiếp 2 cạnh
bên dưới lên trên tạo thành hình thoi.
- Bước 5: Kéo nhẹ hai bên của hình thoi ra đến khi tạo thành chiếc thuyền xinh xắn
- Bước 6: Sử dụng bút sáp màu vẽ thêm mắt và trang trí thêm cho chiếc thuyền thêm
sinh động, đẹp mắt…
 Hoạt động 2 : Ống nhòm xinh xắn
1. Chuẩn bị:
- 2 lõi giấy vệ sinh
- Kéo
- Băng keo
- Giấy trắng
- Đồ bấm lỗ
- Hồ dán
- Bút sáp màu
- Sợi dây dài khoảng 40 – 50cm
2. Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng bút sáp màu vẽ tạo thành mảnh giấy có nhiều màu sắc khác nhau
- Bước 2: Dùng băng keo dán 2 lõi giấy vệ sinh lại với nhau
- Bước 3: Dùng giấy thủ công dán bên ngoài 2 lõi giấy vệ sinh
- Bước 4: Dùng đồ bấm lỗ bấm tạo 1 lỗ nhỏ ở mép bên ngoài hai bên lõi giấy
- Bước 5: Dùng dây xỏ qua hai lỗ và thắt nút lại tạo thành dây đeo cho ống nhòm
 Hoạt động 3 : Làm con thỏ từ hộp sữa chua
1. Chuẩn bị:
- 2 hộp sữa chua đã qua sử dụng và rửa sạch
- Kéo
- Bìa cứng
- Bút màu

- Băng dính 2 mặt hoặc keo súng
2. Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng 2 hộp sữa chua ốp vào nhau và gắn lại sao cho chắc bằng băng dính 2
mặt hoặc keo súng
- Bước 2: Sử dụng kéo để cắt đôi tai của thỏ, dùng bút vẽ cho đôi tai thỏ thêm sinh
động.
- Bước 3: Dán 2 tai thỏ lên đáy hộp sữa chua sao cho cân xứng.
- Bước 4: Dùng bút để vẽ, mắt mũi, miệng, râu của thỏ sao cho ngộ nghĩnh đáng yêu.
 Hoạt động 4 : Làm ô tô từ vỏ hộp sữa tươi
1. Chuẩn bị:
- 4 nắp chai
- 1 đoạn cây nhỏ


6

- Băng dính hai mặt
- Keo dán
2. Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch vỏ hộp sữa tươi và để ráo nước
- Bước 2: Kéo thẳng một đầu hộp sữa đã chọc để hút lên tạo thành hình tam giác
- Bước 3: Lấy một cây nhỏ chặt dài hơn chiều ngang của ống hút một đoạn khoảng
2cm.
- Bước 4 : Dán cố định mỗi đầu của cây là một nắp chai. Làm tương tự với cây còn lại
để tạo thành bánh xe ô tô
Lưu ý : Phụ huynh cần hỗ trợ và chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ khi trẻ thực hiện các
thao tác sử dụng kéo, nên cho trẻ sử dụng kéo khơng có đầu nhọn sắc để tránh gây ra
các tai nạn thương tích gây nguy hiểm cho trẻ.
Vì hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo là hoạt động vui chơi nên việc
học tập của trẻ cũng diễn ra theo hình thức “học mà chơi, chơi mà học”. Trong thời

gian trẻ nghỉ dịch, ngoài việc tăng cường sức khỏe phòng tránh dịch bệnh cho trẻ thì
vấn đề học tập và vui chơi của trẻ cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Khi không được đến
trường, đồng nghĩa với việc trẻ không được gặp các cô giáo và các bạn, không được
tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập và vui chơi ở trường lớp. Bên cạnh đó,
cùng với sự phát triển như vũ bão của một loạt các sản phẩm công nghệ, phụ huynh
ngày nay đặc biệt là các phụ huynh trẻ tuổi thường có xu hướng cho con trẻ tiếp cận
với các sản phẩm công nghệ như Smartphone, Ipad… từ rất sớm và rất thường xuyên .
Có thể nói, việc trẻ ở nhà trong thời gian dịch bệnh kéo dài sẽ gây nhiều hệ lụy nguy
hiểm cho chính đứa trẻ, gia đình và xã hội như trẻ xem điện thoại, Smartphone quá
nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ, tăng nguy cơ thừa cân báo phì
do hạn chế vận động thể lực và gây ra hàng loạt các vấn đề tâm lý nan giải cho xã hội
như trẻ bị trầm cảm, tự kỉ, rối loạn ngơn ngữ…
Chính vì vậy, bên cạnh việc tăng cường kết nối giữa gia đình và nhà trường để giáo
dục trẻ như tạo các group zalo của nhóm lớp, giáo viên gửi video clip các hoạt động
giáo dục, cho trẻ thực hành trải nghiệm, khám phá, làm quen chữ số, chữ cái…thì việc
hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi ở nhà từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ
tìm cũng là một biện pháp rất thiết thực và mang lại hiệu quả cao trong mùa dịch này.
Biện pháp 2: Hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi ở nhà từ những nguyên
vật liệu đơn giản dễ tìm trong thời gian trẻ quay lại trường.
- Trong thời điểm thích ứng và sống chung với đại dịch Covid - 19 hiện nay, việc trẻ đi
học và bị nhiễm bệnh là chuyện có thể xảy ra với bất kì trẻ nào trong nhóm lớp. Việc


7

tìm ra các biện pháp để giúp trẻ nghỉ ngơi, dưỡng bệnh ở nhà nhưng vẫn có thể tham
gia hoạt động “chơi mà học” này sẽ góp phần giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn về mặt
tâm lý trong những ngày khơng thể đến trường. Chính vì vậy, tơi lại tiếp tục tìm hiểu,
nghiên cứu và quay sẵn thêm một số video clip hướng dẫn trẻ làm thêm các đồ dùng
đồ chơi ở nhà từ những nguyên vật liệu đơn giản có sẵn trong gia đình, để phịng

trường hợp nếu bé bị nhiễm bệnh khơng thể đến trường thì bé vẫn có thể dựa theo các
clip hướng dẫn này để tự tạo cho mình những đồ chơi đơn giản để chơi cùng và không
bị nhàm chán trong những ngày nghỉ dưỡng bệnh tại gia đình.
- Bên cạnh đó, với những bé đi học trở lại bình thường sau dịch, các bé đã được hướng
dẫn làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản tại nhà trong mùa dịch, thì nay tôi cũng tiếp
tục hướng dẫn thêm các cách làm mới để làm cho đồ dùng đồ chơi đã có sẵn thêm đẹp
mắt, sáng tạo hơn từ đó khơi gợi hứng thú và niềm đam mê sáng tạo, yêu thích lao
động nơi trẻ ngay khi còn lứa tuổi mầm non.
Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh về hỗ trợ trẻ làm đồ dùng đồ chơi ở nhà
Để giúp trẻ tìm được những nguyên vật liệu cần thiết cho việc tự làm đồ dùng đồ
chơi ở nhà của trẻ và có được sản phẩm hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu của giáo viên
thì phụ huynh đóng vai trị rất quan trọng. Vì đối tượng giáo dục ở đây là các em nhỏ 5
- 6 tuổi, các em chưa thể tự mình liên lạc và phối hợp trực tiếp với giáo viên để thực
hiện theo các yêu cầu của giáo viên. Chính vì vậy, có thể nói phụ huynh chính là chiếc
cầu nối vô cùng hiệu quả để đưa giáo viên và các trẻ của mình hiểu và gần nhau hơn
trong suốt mùa dịch vừa qua.
Hiểu được tất cả những điều đó, tôi luôn cố gắng tạo mối quan hệ tốt, tôn trọng và
thân thiện, hịa nhã với phụ huynh. Tơi cũng luôn thường xuyên trao đổi với phụ
huynh trong các giờ đón, trả trẻ hoặc qua zalo, điện thoại để hiểu rõ hơn khả năng, nhu
cầu và hứng thú của từng đứa trẻ trong nhóm lớp, từ đó lên kế hoạch học tập và vui
chơi cho trẻ, đặc biệt là hướng dẫn trẻ tự làm các đồ dùng đồ chơi tại nhà.
Khi chuẩn bị hướng dẫn trẻ thực hiên làm đồ dùng đồ chơi nào đó tại nhà, tơi cũng
thường nhờ các phụ huynh hỗ trợ bằng cách tìm kiếm các ngun vật liệu có sẵn trong
gia đình. Đồng thời, nhờ các phụ huynh mở video clip hướng dẫn cách làm đồ dùng,
đồ chơi của giáo viên gửi cho trẻ cùng xem và hỗ trợ trẻ thực hiện làm các đồ dùng, đồ
chơi ngay tại nhà để trẻ có thể tạo ra được những sản phẩm đồ dùng, đồ chơi sinh
động, đẹp mắt từ đó tạo hứng thú tâm lý tich cực, giúp phát triển toàn diện các kĩ năng
cho trẻ.



8

Qua một thời gian trao đổi, phối hợp với gia đình, tơi nhận thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt
trong việc tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn trong lớp.
III. HIỆU QUẢ MANG LẠI
Qua một năm thực hiện “Biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non
Hương Sen làm đồ chơi, học cụ tại nhà” trên tôi đã thu được kết quả như sau:
+ Đối với giáo viên:
- Giáo viên nắm vững thêm phương pháp bộ mơn và tự tin hơn trong q trình đưa
đưa đồ dùng vào giờ dạy vào các hoạt động một cách hợp lý.
- Có kinh nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức cho trẻ thực hành làm đồ chơi,
- Giáo viên có kinh nghiệm trong việc việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học
cho trẻ, xây dựng môi trường tự giáo dục và sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan
cho trẻ ngay tại gia đình.
- Giáo viên có kinh nghiệm trong phối hợp với phụ huynh học sinh trong tổ chức
cho trẻ 5 -6 tuổi tự làm đồ chơi tại nhà. Qua đó cùng gia đình nắm bắt tâm lý, sở
trường của trẻ.
+ Đối với trẻ:
Việc hướng dẫn cho trẻ tự làm đồ chơi tạ nhà là rất bổ ích và tạo cho các con sự
ứng thú khi tham gia. Trong quá trình tự làm đồ chơi, các con có cơ hội để thể hiện
tính độc lập, tư duy sáng tạo rất cao.
Quá trình trẻ làm đồ chơi, học cụ tại nhà đã giúp các con biết tiết kiệm, u q
sức lao động, hình thành nên ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với
phương pháp làm công việc. Tôi khảo sát cụ thể với một số tiêu chí như sau:
Nơi dung
Ý thức biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm đồ chơi,
học cụ do chính bản thân mình làm ra
Trẻ sáng tạo, linh hoạt trong việc làm đồ chơi, học
cụ
Trẻ hứng thú trong việc làm đồ chơi, học cụ tự tạo

Ý thức thu thập ngun vật liệu có sẵn và u q
mơi trường.

Số trẻ chưa
đạt

Số trẻ đạt

2/40 (5 %)

38/40 (95%)

3/40 (7,5%)

37/40 (92,5%)

0/40 (0%)

40/40 (100%)

0/40 (0%)

40/40 (100%)


9

+ Đối với phụ huynh học sinh.
100 % Phụ huynh ln quan tâm hỗ trợ mua sắm, tìm kiếm ngun vật liệu, biết
cách giáo dục trẻ giữ gìn, bảo quản đồ dùng đồ chơi.

Qua việc thực hiện giúp trẻ làm đồ chơi, học cụ tại nhà là môi trường lý tưởng để
cho giáo viên và phụ huynh có sự đồng cảm và thấu hiểu hơn đến công việc của các cơ
và nhận ra được sự sáng tạo tính tư duy của trẻ được phát triển một cách tốt nhất.
IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua quá trình tổ chức và thực hiện hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm đồ chơi, học cụ
tôi nhận thấy rằng: Đây là một việc làm vơ cùng quan trọng. Để thực hiện có hiệu quả
thì yêu cầu đặt ra đối với giáo viên mầm non cũng như phụ huynh học sinh phải nắm
được những tiêu chí cơ bản khi làm đồ chơi, học cụ tại nhà, trong đó chú trọng tận
dụng những nguyên vật liệu có sắn, nhất là những nguyên vật liệu phế thải. Do đó, các
biện pháp của sáng kiến có khả năng ứng dụng với những ưu điểm như:
- Đảm bảo tính sư phạm (có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, khám
phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tị mị của trẻ; trẻ có thể thao tác với đồ chơi trong
nhiều trị chơi);
Đảm bảo tính phù hợp, an tồn (Màu sắc, kích thước phù hợp, an tồn, khơng độc
hại, không nguy hiểm, sự theo dõi, hướng dẫn của phụ huynh kết hợp với giáo viên là
một lợi thế rất lớn bảo đảm tính phù hợp của sáng kiến).
Đảm bảo tính phổ biến ( Ngun liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể sử dụng
vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau ; Đảm bảo tính sáng tạo (Từ một loại vật liệu
có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi khác nhau; có ý tưởng mới trong khai thác, sử
dụng)…
Sau những biện pháp với thời gian 1 năm các con phải nghỉ vì dịch Covid-19, tơi
nhận thấy rằng các con “không quên” trường lớp thông qua việc tự làm đồ chơi, học cụ
tại nhà. Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc
giúp trẻ.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Với những đồ chơi, học cụ tự làm tại nhà như trên, tơi thấy có hiệu quả bản thân
tơi xin trình bày một số kinh nghiệm như sau:
Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa những đồ chơi, học cụ mà
các em làm tại nhà vào giờ dạy vào các hoạt động một cách hợp lý để các em thấy
được sự hữu dụng từ các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra.



10

Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh , lôi
cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu để kết hợp giữa gia đình và
nhà trường giúp trẻ tạo nên những sản phẩm mới.
Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động,
được tham gia giúp cô, giúp cha mẹ những công việc vừa sức, đồ chơi, học cụ được
làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác
giáo dục trẻ.
VI. KẾT LUẬN
Có thể nói: Việc hướng dẫn cho trẻ 5 – 6 tuổi tự làm đồ chơi, học cụ tại nhà là
hoạt động rất bổ ích, tạo nên cho các con. Sau q trình tìm tịi, nghiên cứu và áp dụng
một số biện pháp giúp trẻ tự làm đồ chơi, học cụ tại nhà, chúng tôi nhận được sự quan
tâm, ủng hộ rất nhiều từ các bậc phụ huynh, số lượng đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
các hoạt động cũng phong phú, đặc sắc hơn. Đặc biệt trong quá trình tìm tịi nghiên
cứu và thực hiện các biện pháp để giúp trẻ làm đồ chơi, học cụ tại nhà, chúng tơi có
thêm một nguồn cung cấp ý tưởng về đồ chơi, học cụ đầy sáng tạo và dồi dào khác
phục vụ nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Bản thân chúng tơi tích lũy được rất nhiều
kinh nghiệm, kiến thức về cách sử dụng đồ dùng sao cho hợp lý và hiệu quả hơn. Trẻ
hứng thú, linh hoạt và nhanh nhẹn hơn rất nhiều, trẻ yêu cô giáo, yêu cha mẹ, các bạn
và thích đi học hơn, thơng qua đó giúp trẻ phát triển tồn diện về nhân cách của mình.
Người viết
Bộ phận/ đơn vị áp dụng


11




×