Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mở bài và kết bài (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.38 KB, 4 trang )

Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

ÚIII~ PHÁT HIỆN CĨ 1 CHÚ MỊE CUTE
VÀ MỘT BẠN NHỎ CHĂM CHỈ ĐANG NHÌN NHAOOO

MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI (THAM KHẢO)


Mở bài “Việt Bắc” – Tố Hữu

Có một nhà thơ đã từng viết những lời nồng nàn:
“Mà nói vậy: “Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, và phần để em yêu…”
Người yêu thơ mệnh danh thi sĩ ấy là “cánh chim đầu đàn đã vạch hướng cho cả nền thơ ca Việt Nam
hiện đại”, là “người bắc chiếc cầu nối linh diệu giữa hình thức thơ mới và thơ ca cách mạng” và là người
đã “đưa thơ chính trị đạt đến một trình độ rất đỗi trữ tình” như nhận xét của nhà thơ Xn Diệu. Ơng là
ai nếu khơng phải là nhà thơ Tố Hữu – người đã đi qua cuộc đời và còn để lại một bản hùng ca của cách
mạng, cũng là một khúc tình ca kháng chiến: thi phẩm “Việt Bắc”.
✔ Mở bài “Tây Tiến” – Quang Dũng
Có một nhà thơ đã từng ao ước được làm “mây ở đầu ô mây lang thang” và được làm
“Một chiếc linh hồn nhỏ
Đi về chân núi xanh
Màu tím chiều chầm chậm
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

Hồng hơn rơi một mình.”


Người yêu thơ mệnh danh thi sĩ ấy là “thi sĩ tài hoa của xứ Đồi mây trắng”, ơng cũng chính là cha đẻ
của “Đơi mắt người Sơn Tây”. Thơ của ông nằm ở ranh giới giữa thực và mơ, như khói, như mây, mờ
mờ, ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời xa vắng. Ông là ai nếu không phải là nhà thơ Quang Dũng, người
đã đi qua chiến tranh và còn để lại một hành khúc của thời hoa lửa, cũng là một bản giao hưởng của nỗi
nhớ: thi phẩm “Tây Tiến”.
✔ Mở bài “Sóng” – Xuân Quỳnh
Có một nữ thi sĩ đã từng viết nên những lời thơ ngập tràn xúc cảm:
“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời khơng cịn nữa
Nhưng biết u anh cả khi chết đi rồi.”
Người yêu thơ mệnh danh nữ thi sĩ ấy là “nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỉ XX”, và là người
“sinh ra để viết thơ tình” theo lời nhận xét của thầy Chu Văn Sơn. Thơ của bà xoay quanh những niềm
hạnh phúc giản dị đời thường, là tiếng nói của một tâm hồn ln ln khao khát tình u, trân trọng và
nâng niu cuộc sống. Bà là ai nếu không phải là Xuân Quỳnh, người đã đi qua cuộc đời và mang theo áng
thơ tình lãng mạn, một khúc ca bất hủ của tình u đơi lứa đằm thắm, nồng nàn: thi phẩm “Sóng”.
✔ Mở bài “Người lái đị sơng Đà” – Nguyễn Tuân
Có một nhà văn đã quan niệm rằng “đời là một trường du hí”, rằng “sống là chơi mà viết cũng là
chơi”, rằng “viết văn trước là để khẳng định cá tính độc đáo của mình”. Người u văn thường nhắc đến
ông như “một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo” và mệnh danh ơng là “người
suốt đời đi tìm cái đẹp”. Ơng là ai nếu không phải là tác giả Nguyễn Tuân, người đã đi qua cuộc đời và
mang theo “một cơng trình khảo cứu công phu”, một áng văn đẹp được viết nên từ tình yêu thiên nhiên
đất nước say đắm, nồng nàn: tùy bút “Người lái đị sơng Đà”.
✔ Mở bài “Chiếc thuyền ngồi xa” – Nguyễn Minh Châu
Có một nhà văn đã quan niệm rằng “văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm
là con người”. Người yêu văn thường nhắc đến tác giả ấy như “người đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm
hồn mỗi con người”, hoặc là “người kế tục xuất sắc của những bậc thầy trong nền văn xuôi Việt Nam”
theo lời nhận xét của nhà văn Nguyễn Khải. Tác giả ấy là ai nếu không phải là Nguyễn Minh Châu,
người đã đi qua cuộc đời và mang theo một áng văn đẹp được viết nên từ lòng yêu thương con người và
chứa đựng những quan niệm sâu sắc trong cuộc sống: truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.



Mở bài “Vợ chồng A Phủ” – Tơ Hồi

Đã có lần nhà văn Tơ Hồi, nhà văn có dun nợ và gắn bó với đề tài miền núi Tây Bắc tâm sự rằng:
“Đất nước và con người Tây Bắc đã để thương để nhớ tôi nhiều. Tôi mãi không bao giờ quên lúc vợ
chồng A Phủ tiễn tôi khỏi dốc núi làng Tà Sùa và vẫy tay gọi theo “Chéo lù! Chéo lù!” (Trở lại! Trở lại!).
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

Hình ảnh Tây Bắc đau thương lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tơi. Và tơi
thấy cần phải trao lại cho những người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lịng mình, dành cho những
người Mèo trung thực, chí tình.” Và đó là lí do giản dị để “Vợ chồng A Phủ” ra đời, với tất cả thương
q của nhà văn Tơ Hồi và cả những ánh ngời trên trang sách.


Mở bài “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm

Đã có lần nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, cha đẻ của “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” tâm
sự rằng: “Chương V là một chương lớn. Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết.
Đó là thời kì máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. B52 dội liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi
ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng.” Và
trường ca “Mặt đường khát vọng”, cũng như chương V của trường ca này mang tên “Đất Nước” đã ra
đời trong một hoàn cảnh khốc liệt như thế, với tất cả những thương quý của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm
và cả những ánh ngời trên trang sách.
✔ Mở bài “Vợ nhặt” – Kim Lân
Đã có lần Kim Lân, nhà văn của làng quê Việt Nam, tâm sự rằng: “Khi viết về nạn đói, người ta
thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói, người ta hay nghĩ đến những

con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn nhưng những con người ấy không nghĩ
đến cái chết mà vẫn hướng tới cuộc sống, vẫn hi vọng, vẫn tin tưởng vào tương lai. Họ vẫn muốn sống,
sống cho ra con người”. Và đó chính là lí do để giai tác “Vợ nhặt” ra đời, mang theo tất cả thương quý
của nhà văn Kim Lân và cả những ánh ngời trên trang sách.
✔ Mở bài “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” – Hồng Phủ Ngọc Tường và “Rừng xà nu” –
Nguyễn Trung Thành
Kiến trúc có thể gọi là “vũ khúc của đá”, vũ đạo là “âm nhạc của cơ thể”; âm nhạc là “kiến trúc của
âm thanh”; hội họa là “khúc biến tấu của màu sắc”. Một tác phẩm văn học có thể coi là một bàn yến tiệc
của ngơn từ và cảm xúc. Cịn nhà văn, nói theo cách của Nguyễn Ngọc Tư, là “người vẫn còn mang vết
thương đã lại đi chữa lành vết thương cho người khác”. Và có một bàn yến tiệc của cảm xúc và ngôn từ
rất thịnh soạn, đầy dư vị được nhà văn … dọn sẵn chờ người đọc thưởng thức với tất cả say mê, đó là tác
phẩm “…”


Mở bài “Tun ngơn độc lập” – Hồ Chí Minh

Trong những trang sử thi hào hùng của dân tộc ta, có những mốc son chói lọi được đánh dấu bằng
những bản tuyên ngôn lịch sử. Thời nhà Trần với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, nhà Lê với
“Bình Ngơ Đại Cáo” của Nguyễn Trãi và một lần nữa, lịch sử được gọi tên trong “Tuyên ngôn độc lập”
của Hồ Chí Minh. Ba bản tun ngơn này được coi là những áng thiên cổ hùng văn của dân tộc. Và vượt
lên trên điều đó, chúng ta thấy được sức mạnh và tính thuyết phục mãnh liệt hơn cả của nghệ thuật lập
luận làm cho “Tuyên ngôn độc lập” trở thành một bài văn chính luận mẫu mực.
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!



Mở bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ


Nhà văn Amatop đã từng nói: “Tác phẩm chân chính khơng chấm dứt ở trang cuối cùng”. Ngược lại,
một tác phẩm chân chính sẽ cịn lưu động mãi những ý nghĩa sâu xa trong lòng độc giả. “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt” – kịch phẩm của nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ chính là một tác phẩm như thế.
Kịch phẩm đã để lại cho người đọc, người xem những thông điệp vô cùng quý giá qua tài năng của tác
giả trong việc xây dựng những lớp đối thoại giữa các nhân vật.
II. KẾT BÀI
Hemingway từng nói: tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử của riêng nó. Bởi vì đó là sản
phẩm bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này, các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền
đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có khả năng vượt qua quy luật băng
hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay, trong số những tác phẩm ấy, chúng ta có “…” của tác
giả .... Cảm ơn … đã “cắm một cây sào sáng tạo” để đưa “…” - một tác phẩm văn học của lòng nhân, của
đức tin và của giá trị sống về phía những con người chân thiện, để giúp chúng ta hiểu ra rằng…

@nhattra.dayyy



×