Tải bản đầy đủ (.docx) (253 trang)

Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae Juss. 1789) ở tỉnh Hà Tĩnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.68 MB, 253 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN HẬU KHANH

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LỒI VÀ THÀNH
PHẦN HĨA HỌC TINH DẦU MỘT SỐ LOÀI
THUỘC HỌ SIM (MYRTACEAE JUSS. 1789)
Ở TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Nghệ An, tháng 6/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN HẬU KHANH

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LỒI VÀ THÀNH
PHẦN HĨA HỌC TINH DẦU MỘT SỐ LOÀI
THUỘC HỌ SIM (MYRTACEAE JUSS. 1789)
Ở TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 9420111
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Phạm Hồng Ban


2. PGS.TS. Trần Minh Hợi

Nghệ An, tháng 6/2022


LỜI CẢM ƠN
Luận án được viết và hoàn thiện tại Trường Đại học Vinh. Trước hết, tơi xin bày
tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy PGS.TS. Phạm Hồng Ban – Khoa
Sinh học – Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh và thầy PGS.TS. Trần Minh Hợi Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu tham khảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn TS. Võ Quang
Trung - Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, các thầy cơ Phịng phân tích hóa
học và Phịng sinh học thực nghiệm - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã hỗ trợ
tôi trong q trình thực hiện luận án.
Nhân dịp này, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh,
các thầy cô Khoa Sinh học – Trường Sư phạm và Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường
Đại học Vinh, Vườn Quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh, Khu BTTN Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh, các
bạn đồng nghiệp, gia đình và người thân đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tơi hồn
thành luận án này.
Một lần nữa, với tình cảm chân thành và sự trân trọng sâu sắc nhất, tôi xin chân
thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Nghệ An, ngày 20 tháng 6 năm 2022

NCS. Trần Hậu Khanh


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kỳ

cơng trình nào khác.
Nghệ An, ngày 20 tháng 6 năm 2022
Tác giả luận án

Trần Hậu Khanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu..................................................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................... 2
4. Đóng góp mới của Luận án........................................................................................ 2
5. Bố cục của luận án..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae).............................................................4
1.1.1. Trên thế giới......................................................................................................... 4
1.1.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................... 6
1.1.3. Ở Hà Tĩnh............................................................................................................ 7
1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Sim (Myrtaceae)...........................8
1.2.1. Trên thế giới......................................................................................................... 8
1.2.2. Ở Việt Nam........................................................................................................ 10
1.2.3. Ở Hà Tĩnh.......................................................................................................... 11
1.3. Tinh dầu................................................................................................................ 11
1.3.1. Khái niệm về tinh dầu........................................................................................ 11
1.3.2. Trạng thái tinh dầu trong tự nhiên...................................................................... 14

1.4. Giá trị sử dụng của các loài trong họ Sim (Myrtaceae)......................................... 14
1.5. Đặc điểm sinh học của các lồi trong họ Sim (Myrtaceae)................................... 16
1.5.1. Đặc điểm hình thái của các loài trong họ Sim (Myrtaceae)................................16
1.5.2. Đặc điểm sinh thái, mùa hoa, mùa quả của các loài trong họ Sim (Myrtaceae).......17
1.6. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu..................................18
1.6.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 18


1.6.2. Các nguồn tài nguyên......................................................................................... 19
1.6.3. Điều kiện kinh tế và xã hội................................................................................ 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................21
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................21
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật...................................................................... 21
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu...................................... 25
2.3.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học...................................................................26
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................28
3.1. Đa dạng họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh........................................................28
3.2. Các loài trong họ Sim (Myrtaceae) được bổ sung thêm vùng phân bố ở Hà Tĩnh......30
3.3. Đa dạng về dạng thân............................................................................................ 34
3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng.................................................................................... 35
3.5. Đặc điểm của các loài trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh.........................38
3.5.1. Chi Chổi xuể (Baeckea L. 1753.).......................................................................38
3.5.2. Chi Tràm bông đỏ (Callistemon R. Br. 1814).....................................................39
3.5.3. Chi Trâm vối (Cleistocalyx Blume, 1826)..........................................................40
3.5.4. Chi Thập tử (Decaspermum Forst. & Forst. f. 1776).........................................42
3.5.5. Chi Bạch đàn (Eucalyptus L’Her. 1789).............................................................44
3.5.6. Chi Trâm sơ ri (Eugenia L. 1753.).....................................................................53

3.5.7. Chi Feijoa (Feijoa O.Berg. 1895.).....................................................................54
3.5.8. Chi Tràm (Melaleuca L. 1767)...........................................................................55
3.5.9. Chi Myrciaria (Myrciaria O.Berg 1856)............................................................57
3.5.10. Chi Ổi (Psidium L. 1753).................................................................................57
3.5.11. Chi Sim rừng (Rhodamnia Jack, 1882)............................................................59
3.5.12. Chi Sim (Rhodomyrtus (DC.) Reichb. 1841)...................................................60
3.5.13. Chi Trâm (Syzygium Gaertn. 1788)..................................................................61
3.6. Thành phần hóa học trong tinh dầu của một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh


Hà Tĩnh........................................................................................................................ 79
3.6.1. Chi Trâm vối (Cleistocalyx Blume 1826)...........................................................80
3.6.2. Chi Thập tử (Decaspermum Forst. & Forst. f. 1776)..........................................84
3.6.3. Chi Tràm (Melaleuca L. 1767)...........................................................................86
3.6.4. Chi Sim rừng (Rhodamnia Jack 1882)...............................................................88
3.6.5. Chi Trâm (Syzygium Gaertn. 1788)....................................................................90
3.7. Bước đầu thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu lá một số loài
trong họ Sim (Myrtaceae)..........................................................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 107
1. Kết luận.................................................................................................................. 107
2. Kiến nghị............................................................................................................... 108
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.................................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 110
PHỤ LỤC ........................................................................................................................


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.


Số chi và số loài thực vật họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh

28

Bảng 3.2.

So sánh số loài trong các chi được nghiên cứu ở Hà Tĩnh với số

29

loài hiện đã biết ở Việt Nam
Bảng 3.3.

Số chi và số loài thực vật họ Sim (Myrtaceae) được bổ sung thêm

31

vùng phân bố ở Hà Tĩnh
Bảng 3.4.

Dạng thân của các loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh

34

Bảng 3.5.

Giá trị sử dụng của các loài thực vật trong họ Sim (Myrtaceae) ở Hà
Tĩnh
Thành phần hóa học trong tinh dầu lá loài Trâm vối lá đen


35

Bảng 3.6.

80

(Cleistocalyx nigrans)
Bảng 3.7.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá lồi Trâm gân mạng

82

(Cleistocalyx retinervius)
Bảng 3.8.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá, hoa và quả loài Thập tử

84

hoa nhỏ (Decaspermum parviflorum)
Bảng 3.9.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá lồi Tràm gió (Melaleuca

86

quinquenervia)
Bảng 3.10.


Thành phần hóa học trong tinh dầu lá lồi Sim rừng lớn

88

(Rhodamnia dumetorum)
Bảng 3.11.

Các thành phần hóa học chính trong tinh dầu lá của một số lồi

89

thuộc chi Rhodamnia đã được nghiên cứu
Bảng 3.12.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá lồi Đinh hương (Syzygium

90

aromaticum)
Bảng 3.13.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá loài Trâm bullock

92

(Syzygium bullockii)
Bảng 3.14.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá lồi Trâm hance (Syzygium


94

hancei)
Bảng 3.15.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá lồi Trâm hoa dài

96

(Syzygium lineatum)
Bảng 3.16.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá loài Trâm quả trắng

98


(Syzygium tsoongii)
Bảng 3.17.

Thành phần hóa học trong tinh dầu lá lồi Trâm tích lan

100

(Syzygium zeylanicum)
Bảng 3.18.

Các thành phần hóa học chính trong tinh dầu lá của một số lồi


103

thuộc chi Syzygium đã được nghiên cứu
Bảng 3.19.

Kết quả xác định MIC và IC50 của mẫu tinh dầu lá

104


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1.

Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất ở tỉnh Hà Tĩnh

20

Hình 3.1.

Phân bố của các loài họ Sim (Myrtaceae) ở Hà Tĩnh trước khi

31

thực hiện đề tài nghiên cứu
Hình 3.2.

Phân bố của các lồi họ Sim (Myrtaceae) ở Hà Tĩnh sau khi thực

33


hiện đề tài nghiên cứu
Hình 3.3.

Tỉ lệ nhóm các dạng thân của các lồi trong họ Sim (Myrtaceae)

35

ở Hà Tĩnh
Hình 3.4.

Giá trị sử dụng của các loài thực vật trong họ Sim (Myrtaceae) ở
Hà Tĩnh

38


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

A. Ký hiệu các chữ viết tắt
ANQ: Cây cho quả ăn được
BTĐDSH: Bảo tồn đa dạng sinh học
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
BUI: Cây bụi
CAN: Cây làm cảnh
CS: Cộng sự
CTD: Cây tinh dầu
ĐHV: Đại học Vinh
FIPI: Viện Điều tra, Quy hoạch rừng
GC-FID: Sắc ký khí – Detecteur FID

GC-MS: Sắc ký khí – Khối phổ
GDP: Tổng sản phẩm trong nước
GOL: Cây gỗ lớn
GON: Cây gỗ nhỏ GOT:
Cây gỗ trung bình
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn
HLTD: Hàm lượng tinh dầu
IC50: Nồng độ ức chế 50%
LGO: Cây lấy gỗ
MIC: Nồng độ ức chế tối thiểu
RI: Chỉ số lưu giữ
TAN: Cây cho tanin, thuốc nhuộm
THU: Cây làm thuốc
TP: Thành phố
VQG: Vườn Quốc gia
WWF: Qũy quốc tế Bảo vệ thiên nhiên


#: Cây có cơng dụng khác như làm củi, làm chổi, v.v
B. Ký hiệu các phòng tiêu bản
A: Arizona State University Vascular Plant Herbarium.
B: Bundaberg Botanic Gardens.
C: Flora of Santa Clara Country, California.
D: Indiana University Herbarium, Deam Herbarium.
E: Herbarium of C. C. OGLE.
K: The Herbarium and Library, Royal Botanic Gardens, Kew.
M: Botanical Museum of Melbourne.
NY: The New York Botanical Garden, USA.
P: Museum National d’Histoire Naturelle, Paris, France.
PT: Museum of New Zealand Te Papa Tongarewa.

SF: University of South Florida Herbarium.
T: Herbarium of Northern Territory.
C. Ký hiệu, chữ viết tắt và các thuật ngữ latin trong phân loại thực vật
!: Ký hiệu phòng tiêu bản bảo quản mẫu vật
photo: Tiêu bản đã quan sát qua ảnh
sine coll. = sine nomine collectionis: không có người thu mẫu
sine num. = sine numero: khơng có số hiệu
typus = mẫu, mẫu danh pháp; holotypus = mẫu chính thức; isotypus = đồng mẫu (bản
thứ hai của mẫu chính thức); lectotypus = mẫu thay thế; neotypus = mẫu tạm thời;
syntypus = đẳng mẫu (một trong các mẫu vật đồng thời được nêu ra làm mẫu); syntypi
= nhiều đẳng mẫu.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới khí hậu gió mùa, nắng nhiều, mưa nhiều,
độ ẩm cao là những nhân tố thuận lợi đối với sự tồn tại và phát triển của nhiều loài
thực vật nhiệt đới [7]. Trong hệ thực vật Việt Nam, nhóm các cây có tinh dầu rất phong
phú và đa dạng. Đến nay đã thống kê được khoảng 657 loài (chiếm 6,3% tổng số loài
hiện đã biết ở Việt Nam) thuộc 357 chi (chiếm 15,8%) và 114 họ (chiếm 37,8%) [31].
Hà Tĩnh có khu hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, có thảm thực vật rừng kín
thường xanh nhiệt đới mưa mùa, tồn tại ở độ cao dưới 700 m và rừng kín thường xanh
á nhiệt đới núi thấp từ 700 - 1.800 m [42].
Họ Sim (Myrtaceae Juss. 1789) là một trong những họ lớn của ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta), trên thế giới có 5.950 lồi thuộc 132 chi, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á và Brazil [59], [73]. Ở Việt Nam đã ghi
nhận 15 chi với 107 loài và thứ [14]. Đây là một trong những họ cho nhiều giá trị sử
dụng khác nhau (cho gỗ, làm thuốc, cho tinh dầu, làm cảnh, làm thức ăn,…) và đã

được người dân sử dụng trong đời sống hàng ngày, cho nhiều triển vọng ứng dụng
trong ngành dược, có ý nghĩa rất lớn cả về mặt sinh thái và kinh tế. Mặc dù có nhiều
giá trị và lợi ích to lớn kể trên nhưng họ Sim (Myrtaceae) ở Hà Tĩnh vẫn chưa được
nghiên cứu về đa dạng loài cũng như thành phần hóa học trong tinh dầu và hoạt tính
của chúng. Vì vậy, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đa dạng lồi và
thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae Juss. 1789) ơ
tỉnh Hà Tĩnh”, góp phần đánh giá tính đa dạng lồi, thành phần hóa học tinh dầu và
hoạt tính sinh học của một số loài trong họ, ứng dụng nhiều hơn nữa vào thực tế đời
sống, giúp chính quyền địa phương có cơ sở trong cơng tác bảo tồn, khai thác hợp lí,
phát triển xanh và bền vững.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được tính đa dạng về thành phần lồi và đặc điểm sinh học, thành
phần hóa học và thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu một số loài trong họ Sim
(Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh.


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài
trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh
- Phân tích thành phần hóa học trong tinh dầu lá, hoa, quả của một số loài thuộc
họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh.
- Thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá của một số loài trong họ Sim
(Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ về đặc điểm sinh học các
loài trong họ Sim (Myrtaceae), đồng thời nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học tinh dầu của một số loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh. Cơng trình
này đã cung cấp những dẫn liệu mới về giá trị sử dụng và đa dạng họ Sim ở Hà Tĩnh.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học có ý nghĩa đối với công tác bảo tồn,
khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu thuộc họ Sim,
phục vụ phát triển kinh tế và xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh.
4. Đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu tương đối đầy đủ và có hệ thống về các lồi
thực vật họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm 63 loài thuộc 13 chi. Bổ sung
thêm vùng phân bố tại Hà Tĩnh cho 38 loài thuộc 09 chi của họ Sim (Myrtaceae). Ghi
nhận chi Feijoa với loài Feijoa sellowiana (O.Berg.) O.Berg và chi Myrciaria với loài
Myrciaria cauliflora (Mart.) O. Berg có phân bố ở Việt Nam
- Cung cấp dẫn liệu về hàm lượng, thành phần hóa học trong tinh dầu lá của 11
loài thuộc 05 chi, tinh dầu hoa và tinh dầu quả của 01 loài. Lần đầu tiên cung cấp dẫn
liệu về tinh dầu lá của 09 loài thuộc họ Sim (Myrtaceae): Trâm vối lá đen (Cleistocalyx
nigrans (Gagnep.) Merr. & Perry), Trâm gân mạng (Cleistocalyx retinervius Merr. &
Perry), Thập tử hoa nhỏ (Decaspermum parviflorum (Lamk.) J. Scott), Sim rừng lớn
(Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr. & Perry), Trâm bullock (Syzygium bullockii (Hance)
Merry & Perry), Trâm hance (Syzygium hancei Merr.& Perry), Trâm hoa dài (Syzygium
lineatum (DC.) Merr. & Perry), Trâm quả trắng (Syzygium tsoongii (Merr.) Merr. &
Perry) và Trâm tích lan


(Syzygium zeylanicum (L.) DC.. Lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về tinh dầu hoa và tinh
dầu quả của 01 loài thuộc họ Sim (Myrtaceae): Thập tử hoa nhỏ (Decaspermum
parviflorum (Lamk.) J. Scott).
- Đã xác định được hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá loài Trâm quả trắng,
loài Trâm bullock và lồi Trâm tích lan. Tinh dầu lá của cả 3 lồi trên đều có khả năng
kháng các chủng vi khuẩn Gram (+) gồm: Enterococus faecalis, Staphylococcus
aureus và Bacillus cereus. Bên cạnh đó, tinh dầu lá lồi Trâm bullock và lồi Trâm quả
trắng cịn có khả năng kháng chủng Nấm men Candida albicans. Đặc biệt, tinh dầu lá
loài Trâm bullock ngồi những khả năng trên cịn có khả năng kháng thêm chủng

Escherichia coli (Gram (-)) và đạt giá trị MIC = 128 g/mL (IC50 = 46,67 g/mL).
5. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 120 trang:
Mở đầu: 3 trang (trang 01- 03).
Chương 1 - Tổng quan tài liệu: 17 trang (trang 04 - 20).
Chương 2 - Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 7 trang (trang 21 - 27).
Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 79 trang (trang 28 - 106).
Kết luận và kiến nghị: 2 trang (trang 17 - 108).
Danh mục các cơng trình cơng bố của tác giả liên quan đến luận án: 01 trang
(trang 109).
Tài liệu tham khảo: 11 trang (trang 110 - 120).
Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8: 120 trang.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu họ Sim (Myrtaceae)

1.1.1. Trên thế giới
Họ Sim được nghiên cứu từ giữa thế kỷ XVIII. Năm 1753, nhà thực vật học C.
Linnaeus đã thống kê họ Sim có 3 chi với 13 lồi, trong đó chi Psidium có 1 lồi,
Eugenia 5 loài và Myrtus 7 loài [142]. Năm 1789, A. Jussieu đã đặt tên họ Sim là
Myrtaceae với typus là Myrta L. [135], về sau các chi trong họ này đã có nhiều thay đổi,
đặc biệt chi Eugenia L. được tác giả Gaertner (1732 - 1791) chuyển đa số thành chi
Syzygium, ông cho rằng Eugenia đặc trưng cho vùng phân bố châu Mỹ với đặc điểm cánh
đài không dựng đứng cao trên bầu và quả bng thõng xuống, có múi, hạt khơng dính
liền vào nội quả bì. Trong khi đó, các lồi phân bố ở các châu lục cịn lại được xếp vào
chi mới là Syzygium Gaertn. [141]. Sau này, Blume (1826) cũng tách từ chi Eugenia ra
khỏi Syzygium để xây dựng 1 chi mới là Cleistocalyx Blume với lý do cánh đài dính nhau
từ trong nụ và rơi trọn, hạt dính vào nội quả bì. Trong khi đó chi Syzygium có cánh đài

rời nhau hay chỉ dính nhau ở gốc, dựng trên nỗn sào và ln cịn lại trên quả chín, hạt
dính vào nội quả bì [139]. Blume cũng đã chia họ Sim thành 11 chi với 53 loài [139].
Các thay đổi này không được cập nhật trong các Bộ thực vật chí của các nước châu Á
nhiệt đới. Theo tác giả A. Takhtajan (2009), họ Sim bao gồm 2 phân họ là Psiloxyloideae
và Myrtoideae, trong đó Psiloxyloideae là những lồi có lá mọc xen kẽ, có khoang tiết
nhưng khơng chứa tinh dầu, phân họ Psiloxyloideae có 2 chi, cịn phân họ Myrtoideae là
những lồi có lá mọc đối hoặc sắp xếp theo hình xoắn ốc, trong khoang tiết có chứa tinh
dầu và có 127 chi, trong đó chi Alphanomyrtus nằm trong chi Syzygium và chi
Monimiastrum nằm trong chi Eugenia [119]. Theo J. Chen & L. A. Craven (2007), họ Sim
trên thế giới có khoảng 130 chi và 4.500 đến 5.000 loài [57]. Gần đây, tác giả P. G. Wilson
(2011) cho rằng họ Sim bao gồm Psiloxylaceae và Heteropyxidaceae, tổng cộng có
khoảng 142 chi và trên 5.500 lồi [129]. Họ Sim ở vùng châu Mỹ nhiệt đới gồm 50 chi
và 2.500 lồi [125]. Bên cạnh đó, tác giả P. G. Wilson & cs đã thống kê được 133 chi và
3.800 loài, các loài chủ yếu tập trung ở châu Úc, Đông Nam châu Á và vùng Nhiệt đới
đến Nam ôn đới, cịn có một số ít ở châu Phi [99]. Năm 1942, tác giả E. D. Merrill & L.
M. Perry đã xây dựng khóa


định loại họ Sim ở vùng New Guinea cho 6 chi và 139 loài [92]. H. Humbert trong cuốn
“Flore de Madagascar et des Comores”, Vol. 152, đã xây dựng khóa định loại cho 3 chi và
58 loài thuộc vùng Madagascar và Comores [137]. Chi Syzygium được ghi nhận 80 loài ở
Ja Va, 105 loài ở Sulawesi và 65 loài ở Moluccas [140]. Tác giả F. Gagnepain trong Bộ
thực vật chí đại cương Đông dương, tập 2 (1908) đã chia họ Sim thành 11 chi và 80 lồi.
Ơng cũng sử dụng chi Eugenia L. cho tất cả các loài thuộc chi Syzygium và chi
Cleistocalyx, đồng thời còn xếp cả các chi Careya Roxb. và chi Barringtonia Forster thuộc
họ Lecythidaceae cùng chi Suringaria Pierre [136], với cách sắp xếp này đã không được
R. K. Brummitt (1992) cơng nhận [54].
Ngồi các cơng trình nghiên cứu tổng thể về họ Sim (Myrtaceae) trên toàn thế giới,
cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu riêng lẻ cho từng taxon hoặc từng nhóm taxon hay các
cơng trình thực vật chí của các nước, cụ thể: G. J. H. Amshoff & G. G. Anymomin

(1966) đã xây dựng khóa định loại cho thực vật chí Gabon gồm 5 chi và 24 lồi [134].
Bộ thực vật chí Ấn Độ “Flora of British India” (1879) do J. D. Hooker chủ biên, tác giả J.
F. Duthie vẫn sử dụng chi Eugenia cho toàn bộ chi Syzygium và Cleistocalyx, đồng thời
chia họ này làm 3 Tông, phân biệt bằng quả nang và quả thịt, bên cạnh đó ơng đã xây
dựng khóa định loại cho 12 chi với 158 loài [77]. Ở Srilanka, họ Sim được ghi nhận 8 chi
và 88 loài [49]. Ở Trung Quốc, tác giả J. Chen & L. A. Craven (2007) đã xây dựng khóa
định loại cho 10 chi và 121 loài thuộc họ Sim [57]. Lào ghi nhận 14 chi và 118 lồi [91].
Thái Lan có 14 chi và 204 loài [56]. Campuchia đã ghi nhận 27 loài thuộc chi Syzygium
[130]. Malaysia đã ghi nhận 12 chi với 241 loài [123]. Sumatra ghi nhận 8 chi, 55 loài,
Borneo 4 chi, 29 loài [140]. Ở Úc đã ghi nhận 75 chi và 1.500 lồi, trong đó có 55 lồi
đặc hữu [58]. Ở quần đảo Fiji, tác giả Smith đã xây dựng khóa định loại cho 14 chi với 70
lồi và 5 thứ [58]. Năm 2010, tác giả Neil Snow & L. A. Craven đã cơng bố thêm 5 lồi
mới từ New Guinea [95]. Từ năm 2008 - 2016, họ Sim trên thế gới đã được thống kê và
công bố gồm 132 chi và 5.950 lồi [59], [73]. Năm 2017, nhóm tác giả gồm Fabian
Brambach, W. B. James và Heike Culmsee đã cơng bố 5 lồi mới từ đảo Sulawesi,
Indonesia [69]. Năm 2018, tác giả T. Shuichiro và cs đã công bố thêm 5 lồi mới thuộc
chi Syzygium từ Đơng Dương và Thái Lan [111]. Như vậy, họ Sim hiện tại có thể có trên
5.960 lồi. Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu về họ Sim ở nhiều khu vực khác
trên toàn thế giới.


1.1.2.Ở Việt Nam
Tác giả J. Loureiro người Pháp, là người đầu tiên nghiên cứu về họ Sim ở Việt
Nam. Ông đã mơ tả 03 chi với 15 lồi thuộc họ Sim trong cuốn “FIora Cochinchinensis”
(1788) [144]. H. Lecomte (1908 - 1921) đã mơ tả 11 chi với 80 lồi phân bố ở Đơng
Dương, trong đó đã ghi nhận 10 chi và 58 loài phân bố ở Việt Nam [136]. Tiếp theo cơng
trình nghiên cứu của
H. Lecomte là cơng trình “Cây cỏ miền nam Việt Nam” của tác giả Phạm Hoàng Hộ xuất
bản năm 1960. Ơng đã thống kê và mơ tả 10 chi với 28 loài và 1 thứ [16]. Năm 1965, tác
giả Pócs Tamás trong cơng trình “Analyse aire-géographique et écologique de la flore du

Vietnam Nord” đã ghi nhận 7 chi và 28 loài thuộc họ Sim ở Việt Nam [138]. Tác giả Lê
Khã Kế & cs (1969) đã xây dựng khóa định loại họ Sim ở Việt Nam cho 9 chi với 15 loài
[20]. Năm 1993, tác giả Phạm Hoàng Hộ đã cho xuất bản tác phẩm “Cây cỏ Việt Nam” tại
Canada trên cơ sở kế thừa công trình “Cây cỏ miền nam Việt Nam”, tác giả đã xây dựng
khóa định loại cho họ Sim ở Việt Nam với 14 chi và 101 loài và thứ, tác phẩm này được
tái bản lần 1 năm 1999 và lần 2 năm 2003 [17]. Năm 2003, trong cuốn “Danh lục các loài
thực vật Việt Nam do tác giả Nguyễn Kim Đào đã mơ tả 15 chi với 107 lồi và thứ [14].
Ngồi những cơng trình đã được cơng bố theo dạng khóa định loại, dạng danh lục,
dạng sách tra cứu, các lồi thực vật thuộc họ Sim cịn được cơng bố theo hướng các lồi
có giá trị như: Giá trị làm thuốc, giá trị làm cây cảnh, giá trị trong xây dựng,… Điển hình
là cơng trình do Trần Đình Lý và cs biên soạn năm 1993 “1.900 lồi cây có ích ở Việt
Nam”, đã ghi nhận họ Sim có 10 chi và 31 loài [29]. Năm 1997, lương y Lê Trần Đức đã
giới thiệu và mô tả 5 chi với 9 loài được sử dụng làm thuốc [15]. Năm 1999, Đỗ Tất Lợi
đã thống kê và mô tả chi tiết 11 loài thuộc 9 chi được sử dụng làm thuốc trị bệnh [27].
Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tác giả Đỗ Huy Bích & cs
(2004) đã giới thiệu 9 chi và 30 lồi [3]. Cơng trình của Võ Văn Chi (2012) đã mơ tả 11
chi và 32 loài được sử dụng làm thuốc [8]. Gần đây nhất có cơng trình của Viện Dược
Liệu (2016) đã lập danh lục và mô tả 10 chi với 27 loài thuộc họ Sim được sử dụng làm
thuốc ở Việt Nam [43].
Ngồi ra, họ Sim cịn được cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu về tính đa
dạng của hệ thực vật ở các khu vực khác nhau trong cả nước, đặc biệt là các cơng trình
nghiên cứu đa dạng hệ thực vật ở các VQG và khu BTTN. Năm 1978, Thái Văn Trừng
đã ghi nhận một số loài họ Sim trong cuốn “Thảm thực vật rừng Việt Nam” [41]. Năm
1999, tác giả Lê Trần


Chấn & cs trong tác phẩm “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam” đã ghi
nhận 14 chi và 94 loài [7]. Năm 2000, trong cuốn sách “Tên cây rừng Việt Nam” do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn đã thống kê họ Sim có 9 chi với 59 lồi
[4]. Năm 1996, tác giả Phùng Ngọc Lan và cs đã nghiên cứu “Tính đa dạng thực vật ở

vườn Quốc gia Cúc Phương” và đã ghi nhận họ Sim có 5 chi với 22 lồi [21]. Phạm Hồng
Ban (2000) khi “Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng
Tây Nam Nghệ An” đã ghi nhận 7 loài thuộc họ Sim [2]. Lê Mạnh Thạnh, Nguyễn Nghĩa
Thìn, Mai Văn Phô (2003) khi nghiên cứu “Đa dạng sinh học hệ nấm và thực vật ở Vườn
Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế" đã ghi nhận 8 chi với 26 lồi [36]. Nguyễn Thị
Yến (2015), “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc
gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn” đã lập danh
lục ghi nhận 9 loài thuộc 5 chi của họ Sim [44]. Năm 2016, nhóm tác giả Đậu Bá Thìn,
Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban trong cuốn “Đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở khu
Bảo tồn Thiên nhiên Pù Lng, Thanh Hóa” đã thống kê họ Sim gồm 4 chi với 10 loài
[40]. Nguyễn Thanh Nhàn (2017), khi “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có
mạch tại Vườn Quốc gia Pù Mát - Nghệ An, nguyên nhân gây suy giảm và các giải pháp
bảo tồn bền vững” đã ghi nhận 25 loài thuộc chi Syzygium [34]. Năm 2019, Đỗ Công Ba
đã ghi nhận 5 chi với 9 lồi thuộc họ Sim ở Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên
Quang [1]. Năm 2020, tác giả Nguyễn Danh Hùng khi nghiên cứu đa dạng thực vật bậc
cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh
Nghệ An đã ghi nhận 18 loài thuộc chi Syzygium [19],….

1.1.3.Ở Hà Tĩnh
Giai đoạn từ năm 1993 - 1998, Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI), Cục Kiểm lâm
và tổ chức WWF đã khảo sát, điều tra về thực vật ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh và
đã công bố 5 chi với 17 loài thuộc họ Sim [107], [131]. Lê Trọng Trải và cs (1996) đã
công bố 6 loài thuộc 5 chi ở Khu BTTN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh [88]. Gần đây nhất (năm
2020), tác giả Lê Duy Linh trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thành phần lồi thực vật có
chứa tinh dầu ở VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh” đã thống kế họ Sim gồm 5 chi với 14 loài
[23].
Như vậy, ta thấy họ Sim ở tỉnh Hà Tĩnh chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ về
thành phần loài và đặc điểm sinh học của chúng, hiện nay chỉ có các cơng trình nghiên
cứu mang tính đa dạng chung được cơng bố rải rác.



1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Sim (Myrtaceae)

1.2.1. Trên thế giới
Đa số các loài trong họ Sim (Myrtaceae) đều có hương thơm và chứa tinh dầu, tuy
nhiên ở mỗi lồi khác nhau có hàm lượng và thành phần hóa học khác nhau. Một số lồi
có thành phần chủ yếu của tinh dầu là linalool, safrol,...[86]. Cơng trình của E. Guenther
(1948) trong cuốn “The Essential Oils”, tác giả đã mô tả đặc điểm sinh học và cách sử
dụng của một số tinh dầu thực vật thuộc họ Sim [74]. Năm 1955, tác giả W. Boyle đã
công bố kết quả nghiên cứu việc sử dụng thực vật chứa tinh dầu và các loại gia vị trong
bảo quản thực phẩm, trong đó có tinh dầu của các lồi trong họ Sim [52]. Tác giả B. M.
Lawrence, trong các cơng trình “Essential oils” (1992-1994) [83], cơng trình “Progress in
essential oils” (1995 - 1997)
[84] và cơng trình “Progress in essential oils” (2001) [85] đã thống kê trên 1.000 loài thực
vật chứa tinh dầu trên thế giới, trong đó có các loài thực vật thuộc chi Eugenia, chi
Eucalyptus, chi Melaleuca,… của họ Sim. M. A. Sukari & cs (1992) đã ghi nhận tinh dầu
lồi Eugenia caryophyllus có Eugenol chiếm 80,4% [116]. Năm 1992, tác giả I. A.
Southwell trong cơng trình “Eucalyptus leaf oils: Use, chemistry, distillation and
marketing” đã thống kê tinh dầu của 12 lồi thuộc chi Eucalyptus có tiềm năng thương
mại và thống kê thành phần hóa học chính trong tinh dầu của 523 loài trong họ Sim
[114]. Năm 1997, J. B. Joseph & cs đã công bố tinh dầu lá của 17 lồi thuộc chi
Rhodamnia ở Úc [79]. nhóm tác giả L. P. A. Oyen và N.
X. Dung khi nghiên cứu thực vật chứa tinh dầu ở Đông Nam Á trong cơng trình
“Essential oil plants in South - East Asia”, các tác giả đã phân tích thành phần hố học
tinh dầu của 2 loài thuộc chi Melaleuca [98]. V. K. Raina & cs (2001) đã công bố thành
phần tinh dầu lá của loài Syzygium aromaticum ở Ấn Độ với thành phần Eugenol chiếm
94,4% [101]. Năm 2009, tác giả N .B. Z. Siti đã cơng bố thành phần hóa học tinh dầu lá
của 8 loài thuộc chi Eugenia từ Malaysia, thành phần chính của Eugenia. sp. A là αcurcumene (47,19%), Eugenia sp. B là β-caryophyllene (15,46%), Eugenia sp. C là
methyl laurate (12,71%), trong khi đó thành phần chính của Eugenia sp. D và Syzygium
polyanthum là isobornyl propionate với 6,02% và 28,75%. Syzygium aquaticum có

citronellyl isobutyrate (14,24%), E. christmannii có geranyl acetone (13,71%), Eugenia
stipulata có dimethyl pyrazine (91,26%) [113]. M. N. I. Bhuiyan & cs (2010) đã cơng bố
thành phần chính trong tinh dầu lá loài Đinh hương ở Băng la đét là Eugenol (74,3%),
tinh dầu trọng nụ chứa eugenol (49,7%) và


caryophyllene (18,9%) [51]. Năm 2011, tác giả K. C. Raju & cs đã cơng bố tinh dầu từ
lá của lồi Syzygium cordatum ở Nam Phi, đã ghi nhận thành phần chính của tinh dầu
là 6,10,14-trimethyl pentadecane-2-one (14,4%) và 2,3-butanediol diacetate (13,3%)
[102]. Năm 2015 tác giả B. K. Rameshkumar & cs đã cơng bố thành phần tinh dầu lá
của 6 lồi ở vùng Tây Nam Ấn Độ, trong đó lồi Syzygium arnottianum với thành phần
chính là caryophyllene oxide (15,4%), selina-11-en-4α-ol (13%); Syzygium
caryophyllatum với thành phần chính là β-caryophyllene (32,4%), 1-epi-cubenol
(11,8%), δ-cadinene (10%); Syzygium hemisphericum với thành phần chính là βcaryophyllene (40,5%), α-humulene (39,7%); Syzygium laetum với thành phần chính là
(Z,E)-α-farnesene (21,5%), γ-amorphene (12,1%), epi-α-cadinol (10,2%); Syzygium
lanceolatum với thành phần chính là α-humulene (23,1%), β-caryophyllene (16,1%),
phenyl propanal (13,5%); Syzygium zeylanicum với thành phần chính là α-humulene
(24%), caryophyllene oxide (18,9%), humulene epoxide II (17,6%), α-cadinol (12,2%)
[103].
Bên cạnh đó, các nhà khoa học trên thế giới cũng đã nghiên cứu về các hoạt tính
sinh học của tinh dầu, cụ thể: Năm 1992, G. Q. Zheng, P. M. Kenney, L. K. T. Lam đã cho
biết tinh dầu từ Eugenia caryophyllata có tác dụng chống ung thư, giảm đau và chống
viêm tiềm năng [133]. Năm 1999, tác giả K. A. Hammer & cs đã đánh giá hoạt tính
kháng khuẩn từ tinh dầu của 6 lồi thuộc 3 chi họ Sim [75]. Năm 2006, tác giả
Christophe Wiart trong cơng trình “Medicinal plants of the Asia - Pacific: Drugs for the
Future?” đã ghi nhận tinh dầu của họ Sim có giá trị trong trị liệu, tinh dầu của một số lồi
thuộc họ Sim có tác dụng chống oxy hóa, gây độc tế bào và kháng khuẩn. Điển hình như
tinh dầu của Eucalyptus globulus Labill. và Eugenia aromatica O. Ktze. Năm 2013, tác
giả B. Teixeira & cs đã nghiên cứu hoạt tính sinh học của tinh dầu Đinh hương với bảy
loại vi khuẩn gây phân hủy thực phẩm và vi khuẩn gây bệnh (Brochothrix

thermosphacta, Escherichia coli, Listeria innocua, Listeria monocytogenes, Pseudomonas
putida, Salmonella typhimurium và Shewanella putrefaciens), kết quả cho thấy tinh dầu
Đinh hương có đặc tính chống oxy hóa mạnh nhất [120]. Năm 2014, Sharma & cs đã
nghiên cứu tính kháng khuẩn của tinh dầu cây Đinh hương và cây Bạch đàn, kết quả cho
thấy tinh dầu cây Đinh hương có khả năng kháng khuẩn Gram (-) và Gram (+) [110].
Victor R. P. (2016) trong cuốn “Essential Oils in Food Preservation, Flavor and Safety” đã
ghi nhận tinh dầu của 26 lồi thuộc 6 chi có khả năng kháng khuẩn và có nhiều ứng dụng


trong bảo quản thực phẩm [126].

1.2.2. Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về cây tinh dầu ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ
những năm 1950 trở lại đây. Thời kỳ này các tác giả chủ yếu nghiên cứu các loài quen
thuộc đã được dùng làm gia vị và làm thuốc, năm 1952 một số tác giả người Pháp
(Pétélot, Crévost,…) khi công bố các cây làm thuốc và sản phẩm thực vật ở Đông Dương
đã bắt đầu chú ý đến một số cây chứa tinh dầu ở Việt Nam [9]. Năm 1977, Vũ Ngọc Lộ
đã xuất bản cuốn “Những cây tinh dầu quý”, tác giả đã giới thiệu các đặc điểm sinh học,
sinh thái và khả năng gieo trồng cũng như kỹ thuật thu hái, tách chiết và đánh giá chất
lượng tinh dầu. Tác giả đã giới thiệu kỹ về tinh dầu Tràm, loại tinh dầu được xem như vị
thuốc vạn năng [24]. Đỗ Tất Lợi (1985- 1989), đã giới thiệu một số cây tinh dầu thuộc chi
Eucalyptus [26]. Võ Văn Lẹo & cs năm 1993 đã sơ bộ thăm dị thành phần hóa học một
số cây thuốc họ Myrtaceae [22]. Năm 1994, Nguyễn Xuân Dũng & cs đã bước đầu
nghiên cứu đặc trưng hóa học tinh dầu chứa trong búp vối (Cleistocalyx operculatus
(Roxb.) Merr. & Perry) của Việt Nam, các tác giả đã xác định được thành phần chính của
tinh dầu hoa vối là β-myrcene (32,3%), (Z)-β-ocimene (29,1%) và (E)-β-ocimene (12,0%)
[12]. Nguyễn Xuân Dũng & cs đã cơng bố thành phần chính trong tinh dầu lá của loài
Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. & Perry là (Z)-β-ocimene (32,1%), myrcene
(24,6%), β-caryophyllene (14,5%) và (E)-β-ocimene (9,4%) [65]. Năm 1996, Hoàng Văn
Lựu khi nghiên cứu thành phần hóa học một số cây thuộc họ Sim (Myrtaceae) ở Tân Kỳ,

Nghệ An đã xác định được thành phần hóa học chính trong tinh dầu lá vối là myrcene
(42,5%), (Z)-β-ocimene (17,0%) và (E)-β-ocimene (12,5%). Thành phần hóa học chính
trong tinh dầu nụ vối là β-myrcene (35,1%-38%), (Z)-β-ocimene (32,5%- 34,6%) và (E)-βocimene (12,3%-13,3%). Thành phần hóa học chính trong tinh dầu hoa Sim là α-pinene
(74,5%) và α-terpineol (4,3%) [28]. Nguyễn Xuân Dũng (1996) trong “Nghiên cứu thành
phần hố học góp phần phân loại bằng hố học (chemotaxonomy) một số cây thuốc và
cây tinh dầu ở Việt Nam” đã nghiên cứu và cơng bố 1 lồi trong chi Cleitocalyx và 16
loài trong chi Eucalyptus [13]. Năm 1998, tác giả Vũ Ngọc Lộ & cs trong tác phẩm
“Những cây tinh dầu Việt Nam” đã ghi nhận, kết hợp báo cáo tình hình khai thác, chế biến
và ứng dụng của một số loài thuộc ho Sim như Đinh hương, Bạch đàn, Tràm,…[25].
Năm 1999, Nguyễn Xuân Dũng & cs đã cơng bố thành phần hóa học trong tinh dầu hoa
của loài Rhodomyrtus


tomentosa [96]. Năm 2000, tác giả Lưu Đàm Cư trong cơng trình “Phân bố cây tinh dầu
trong hệ thực vật ở Việt Nam, những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học” đã đề cập
đến một số loài chứa tính dầu của họ Sim [11]. Tác giả Lã Đình Mỡi & cs trong cuốn
“Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam” đã nêu ra những vấn đề chung về tài
nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, đồng thời giới thiệu 8 chi thuộc họ Sim có tinh
dầu trong hệ thực vật Việt Nam, bên cạnh đó đã mơ tả chi tiết về nguồn gốc, cơng dụng,
sản xuất, đặc tính của tinh dầu,… của một số loài như Cây tràm, cây Bạch đàn, cây Chổi
xuể [31], [32]. Năm 2001, Trần Huy Thái & cs đã nghiên cứu thành phần hóa học của
cây Chổi xuể Baeckea frutescens
L. ở Việt Nam [35]. Năm 2007, một số loài trong họ Sim được xác định là những loài
thuộc lâm sản ngoài gỗ, chủ yếu cho tinh dầu [18]. Đỗ Ngọc Đài & cs (2015) đã cơng bố
thành phần hóa học trong tinh dầu của loài Baeckea frutescens L. với những thành phần
chính là α- humulene (19,2%), β-caryophyllene (17,3%), baeckeol (13,8%) và α-thujene
(8,8%) [62]. Lê Thị Hương & cs đã công bố thành phần hóa học chính của tinh dầu từ lá
loài Syzygium grande (Wight) Walp. và loài Syzygium sterrophyllum Merr. & Perry lần
lượt là β-caryophyllene (25,6% và 29,3%), sabinene (16,8% và 10,2%) và(E)-β-ocimene
(11,9% và 9,5%) [87].

Năm 2009 tác giả Nguyễn Thị Dung & cs đã công bố nghiên cứu khả năng kháng
khuẩn của tinh dầu từ nụ cây Cleistocalyx operculatus [63]. Năm 2018, Trần Gia Bửu &
cs đã công bố nghiên cứu khả năng điều trị vết bỏng của tinh dầu lá lồi Cleistocalyx
operculatus [121]. Ngồi các cơng trình nghiên cứu trên, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu
về thành phần hóa học trong tinh dầu và hoạt tính của chúng dưới dạng luận văn Thạc sĩ
hoặc Khóa luận tốt nghiệp, như nghiên cứu về tinh dầu quả Sim, lá Sim, rễ Sim, tinh dầu
lá Ổi, tinh dầu cây Chổi xể,….

1.2.3. Ở Hà Tĩnh
Hiện tại chúng tơi chưa thấy cơng trình nào nghiên cứu về thành phân hóa học
tinh dầu và hoạt tính sinh học các lồi trong họ Sim (Myrtaceae) ở tỉnh Hà Tĩnh được
công bố.
1.3. Tinh dầu

1.3.1. Khái niệm về tinh dầu
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thỏa đáng về tinh dầu. Theo dược
điển Pháp (1965), tinh dầu là các sản phẩm có thành phần phức tạp, có khả năng thay
đổi nhiều hay ít trong quá trình chế biến, bao gồm các chất dễ bay hơi có chứa trong


thực vật. Theo tiêu chuẩn Pháp năm 1987, tinh dầu là sản phẩm thu được bằng phương
pháp lôi cuốn hơi nước hoặc bằng các phương pháp cơ học từ nguyên liệu có nguồn
gốc thực vật, đối với vỏ trái cây của các loài trong chi Citrus, phải sử dụng phương
pháp vật lý để tách tinh dầu. Định nghĩa này chưa đề cập đến các sản phẩm tinh dầu
thu được bằng cách chiết xuất với dung môi và các phương pháp khác [26], [98].
Tinh dầu có thể được hiểu là một hỗn hợp của những hợp chất hữu cơ khác
nhau và có cấu tạo phân tử phức tạp, có sự khác nhau về các đặc tính lý học cũng như
hóa học. Một số đặc tính của tinh dầu như sau:
- Tất cả tinh dầu là hợp chất sánh, lỏng, có hoạt tính quang học, gây hiện tượng
quay cực của ánh sáng.

- Một số có tỷ trọng lớn hơn nước (d>1), đa số có tỷ trọng nhỏ hơn nước (d<1),
tan trong các dung mơi hữu cơ nhưng khơng tan hoặc ít tan trong nước.
- Thành phần tinh dầu có các cấu tử dạng tự do, phần lớn các tinh dầu có mùi
thơm đặc trưng.
- Khả năng bay hơi.
Căn cứ vào cấu tạo phân tử hóa học của chúng, tinh dầu được sắp xếp vào 4
nhóm chủ yếu sau: Các hợp chất aliphatic (các alcohol béo); Các terpen và những dẫn
xuất của chúng; Các dẫn xuất benzen; Các thành phần khác [31], [98].


Các hợp chất aliphatic

Các hợp chất aliphatic là các hợp chất acyclic. Một số liên kết giữa các nguyên
tử cacbon có thể khơng no và mạch cacbon có thể là mạch thẳng hoặc mạch nhánh.
Trong hoa quả chứa nhiều hydrocacbon aliphatic, tuy nhiên chúng chỉ góp phần nhỏ
vào mùi vị của hoa quả. Hầu hết các alcohol aliphatic có mùi thơm nhẹ, tham gia cấu
thành trong các cấu trúc thơm. Các aldehyd aliphatic là những thành phần quan trọng
trong các loại hương liệu và nước hoa. Trong tự nhiên thường gặp các ceton aliphatic,
hương vị của thực phẩm được tạo nên bỡi các hợp chất này. Ngồi ra, trong cơng nghệ
thực phẩm thường dùng các este aliphatic [31].


Các terpen và dẫn xuất của chúng

Nhóm này thường gặp trong các lồi thực vật. Các terpen được cấu tạo từ isopren
(C5H8)n với n = 2 (monoterpen), n = 3 (sesquiterpen),

Các dẫn xuất oxy hóa của chúng là

những hợp chất

thơm quan trọng, bên cạnh đó các hydrocacbon terpen cịn góp phần tạo nên mùi vị của
tinh dầu. Các monoterpen (C10H16) có thể có 1 vòng như: limonen, 2 vòng hoặc 3 vòng
như: tricyclen,


cyclofenchen và củng có thể mạch thẳng như geraniol.
Các monoterpen acyclic có cấu trúc khơng bão hịa vì vậy chúng thường có các liên
kết khơng bền, được sử dụng làm ngun liệu cho q trình tổng hợp hóa học hoặc sinh
tổng hợp để tạo thành các hương liệu có giá trị trong mỹ phẩm và thực phẩm như: αterpinen, γ-terpinen, para- menthadien, limonen, α-phelandren, β-phelandren, terpinolen, mặc
dù chúng ít tham gia thành phần của mùi hoặc sản phẩm mang hương vị ở thực phẩm.
Trong số các terpen bicyclic thì α- pinene, β-pinene là những hợp chất có giá trị cao trong
cơng nghệ hương liệu.
Sesquiterpen có cơng thức cấu tạo chung với 15 nguyên tử cacbon, chúng là những
hợp chất được hình thành từ 3 đơn vị isopren. Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều hợp chất
sesquiterpen chưa thể xác định được về cấu trúc phân tử. Nhiều sesquiterpen là bicyclic có 1
vịng C5 và 1 vịng C6 hoặc 2 vịng C6. Các hợp chất sesquitecpen cùng với monotecpen
thường gặp trong thành phần của nhiều lồi thực vật. Các sesquiterpen có nhiệt độ sôi cao
(nhiệt độ sôi thường trên 2000C) do đó chỉ thu được rất ít hoặc khơng thu được.
Các dẫn xuất oxy hóa của các monoterpen và các sesquiterpen thường có giá trị hơn
các hydrocarbon terpen. Mùi thơm đặc trưng của nhiều loại tinh dầu được tạo thành bỡi sự
kết hợp của các thành phần chứa oxy. Những nhóm chức quan trọng của các thành phần
chứa oxy là các ceton, alcohol, ether, aldehyd và este. Trong nhiều loại tinh dầu, những
alcohol sesquiterpen và các alcohol monoterpen acyclic thường có thành phần đáng kể và
góp phần tạo nên mùi đặc trưng của chúng. Trọng trong cơng nghệ chế biến hóa mỹ phẩm
và thực phẩm thì este của các alcohol terpen và các axít béo thấp, đặc biệt là các acetat là
những chất thơm. Trong công nghệ hương liệu, một số alcohol sesquiterpen như: cedryl
acetat, guaiyl acetat và các este của alcohol tecpen cyclic như: bornyl acetat, methyl acetat,
α-terpinyl acetat là những hợp chất thơm mang lại giá trị sử dụng cao [31].



Các dẫn xuất benzen

Các dẫn xuất này là những hợp chất có chứa 1 vịng benzen đặc trưng và thường
được biểu thị như 1 vịng C6 có 3 nối đôi luân phiên với các nối đơn giữa các nguyên tử
cacbon. Các dẫn xuất này khá đa dạng và được dùng nhiều trong cơng nghệ hóa mỹ phẩm
và cơng nghệ thực phẩm dưới dạng tự nhiên hoặc dạng tổng hợp. Ngồi ra, các axít
aliphatic và este của các alcohol thơm củng được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ này.
Acetat phenylethyl trong thành phần tinh dầu của nhiều loại hoa quả là những chất thơm
quan trọng [31].


Các thành phần khác

Một số hợp chất dạng này với hàm lượng nhỏ hơn 0,1% nhưng chúng có tác dụng nâng


×