Công chúa An Tư
Công chúa An Tư (? - ?) là con gái vua Trần Thái Tông, em gái út của vua Trần
Thánh Tông, thuộc nhà Trần trong lịch sử ViệtNam.
Bối cảnh lịch sử
Cuộc đời của An Tư, sử Việt chép rất sơ lược, như Đại Việt sử ký toàn thư của
Ngô Sĩ Liên chỉ ghi: Tháng 2 (Ất Dậu) Sai người đưa công chúa An Tư (em gái út
của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy[2]
Trong Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng chỉ ghi: Thoát Hoan lên sông Nhĩ
Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông; quân ta theo hai bên sông lập đồn để
cự lại, không được; ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua
sai đưa Thiên Tư Công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước.
Tóm tắt câu truyện:
Đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm
Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng
Tam Trĩ[3], còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương.
Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9 tháng 3 cùng năm, thủy quân Nguyên
đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua.
Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh ở bờ sông Thiên
Mạc[4]. Trước thế mạnh của đối phương, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần
Lộng, kể cả hoàng thân Trần Ích Tắc đều qui hàng. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung
được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của Nguyên, nhưng không có kết quả.
Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy,
Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người
dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa.
Sau, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam vương
Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải "chui vào cái ống đồng để lên xe bắt
quân kéo chạy" để về Tàu.[5].
Chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng
không ai nói đến An Tư. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc
hay đã chết trong đám loạn quân.
Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ
chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi: Trước, Thái tử (chỉ Thoát
Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con. Người con gái họ Trần này có
thể là công chúa An Tư, tuy nhiên chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều này.
Ghi công
Trong Từ điển nhân vật lịch sử ViệtNam, mục từ "An Tư":
“ Một ngày trong tháng 2 năm 1285, Trung Hiếu hầu Trần Dương nhận
lệnh đi thương thuyết giảng hòa, rồi sai quan hầu cận là Đào Kiên đưa công chúa An
Tư sang dinh tướng Mông Nguyên (Thoát Hoan). Chẳng bao lâu, dưới sự chỉ huy
kháng chiến của Trần Quốc Tuấn, quân Nguyên Mông bị dẹp tan. Trong chiến công
này rõ ràng là có sự đóng góp của công chúa An Tư, người đã hy sinh vì nạn nước.[6]
”
GS. Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á ở ViệtNam, viết:
“ Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã
ba lần chiến thắng quân Nguyên, một đội quân đã từng làm mưa làm gió khắp Á – Âu.
Trong chiến công chung đó người ta ghi nhận sự đóng góp, sự hy sinh thầm lặng của
những người phụ nữ, trong số ấy có công chúa An Tư.
Người con gái “lá ngọc cành vàng” ấy vì nợ nước đã ra đi không trở lại. Nhưng
trớ trêu thay, sau chiến thắng quân Nguyên, tháng 7 năm 1285, vua trở về kinh thành
hân hoan khen thưởng những người có công, nhưng không ai nhắc tới công chúa An
Tư.[7]”
Và trên website Vietsciences trong một bài viết, không ghi tên tác giả, cũng có
đoạn:
“ Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành
cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình
cảm của người đời sau…[8]. ”
Trong văn học
Khoảng năm 1943, câu chuyện về người công chúa này đã được nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng viết thành cuốn tiểu thuyết lịch sử An Tư[9]
Theo nội dung truyện, công chúa An Tư có người yêu là Chiêu Thành Vương
Trần Thông, con cả của Thái úy Khâm Thiên Đại Vương Trần Nhật Hiệu.
Và sau khi "người chồng" là Thoát Hoan trốn chạy, "nàng xuống ngựa thắp
hương, rồi dập đầu trên nấm đất (ngôi mộ của Trần Thông) mà khóc rũ dượi ". Rồi
dưới "ánh trăng bàng bạc, nàng mê man như ngày ruổi ngựa cùng chàng vào Thanh.
Nàng đã đến bên bờ sông Cái, và không ngần ngại văng mình xuống nước "[10]
Bàn về nhân vật này, PGS.TS. Nguyễn Bích Thu viết:
Trong tiểu thuyết An Tư tượng trưng cho cái đẹp biết dấn thân, mang một ý
nghĩa lớn lao có thể lay chuyển hàng binh thế trận Nguyễn Huy Tưởng bằng tình
cảm và lòng ngưỡng mộ của mình đã ghi nhận và tôn vinh sự hi sinh thầm lặng nhưng
quyết liệt của An Tư, một nữ trung hào kiệt trong tiểu thuyết như một chiến công sánh
ngang với Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng và trường hợp của nàng đáng được lưu
danh như tên tuổi các bậc tiền nhân nhà Trần.[11]