Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phân tích hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành - Văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.08 KB, 3 trang )

Đề bài: Phân tích hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
Bài làm
Mỗi nhà văn đều có những cách suy nghĩ khác nhau về những sự vật, hiện
tượng mà họ nhìn thấy. Chẳng hạn như cây xà nu, qua những đặc tính của nó mà
Nguyễn Trung Thành đã nhân hóa, so sánh, làm rõ lên vai trị của nó đối với dân làng
Xôman trong tác phẩm “Rừng xà nu” của mình.
Cây xà nu - một loại cây ham ánh sáng mặt trời, có một vẻ đẹp sáng ngời. Do
rừng xà nu ở trong “Làng trong tầm đại bác của đồn giặc” nên mỗi ngày khoảng hai
lần phải chịu bom đạn của kẻ thù. Vô số cây xà nu bị thương, “có những cây xà nu bị
chắn ngang nửa thân mình, đổ ào ào như trận bão”, “chỗ vết thương nhựa ứa ra, tràn
trề”, rồi “dần dần bầm lại, đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Khi mở đầu tác phẩm,
nhà văn đã cho cây xà nu hiện lên trong một tư thế rất đau thương. Nguyễn Trung
Thành đã nhân hóa cây xà nu giống như một số phận con người. Nó đau đớn, nó phải
chống lại với “trận mưa” bom đạn ấy. Liệu bản tính ham ánh sáng mặt trời có giúp nó
vươn lên chống chọi dưới sự bắn phá của kẻ thù?
Chi tiết “cạnh một cây xà nu mới ngã xuống đã có bốn năm cây con mọc lên”,
“hình như mũi tên” hướng lên trời. Sự sống thật kỳ diệu. Đó chính là vẻ đẹp thẩm mỹ
của cây xà nu, vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, không có gì có thể tiêu diệt được.
Cây xà nu cịn là hình tượng mang tính sử thi của tác phẩm. Nó khơng chỉ
tượng trưng cho dân làng Xơman bất khuất, kiên cường mà là cả một dân tộc Việt
Nam quyết tâm đấu tranh để giành độc lập nước nhà. Vấn đề mà Nguyễn Trung Thành
nói là vấn đề rất lớn, liên quan đến cộng đồng, xã hội, cả một thế hệ của nó nối tiếp
nhau.
Vẻ đẹp thiên nhiên của cây xà nu được thể hiện qua vai trị của nó đối với dân
làng, nhất là trong sinh hoạt hằng ngày. Cây xà nu có rất nhiều cơng dụng. Nhựa của
nó làm bảng đen cho trẻ con học tập, lửa của cây xà nu làm ngọn đuốc để soi rọi
đường đi cho cán bộ, soi rõ mặt mười tên giặc ác ôn gây bao đau thương cho dân làng,
nhưng tiếc thay, lửa của nó đã đánh mất đi mười đầu ngón tay của Tnú - là người cách
mạng kiên cường của Việt Nam, cũng là niềm tự hào của dân làng.

1




Thế lại cũng chính cây xà nu đã “ưỡn tấm ngực lớn che chở cho dân làng”.
Điều mà khiến ta phải suy ngẫm là sức sống của nó như thế nào mà có thể khơng bị
phá hủy? Cánh rừng xà nu bạt ngàn, rộng lớn, vững chãi. Như đã nói trên, cây xà nu
ham ánh nắng nên “nó đã phóng lên rất nhanh để tiếp ánh nắng trong rừng rọi từ trên
cao xuống những luồng lớn mạnh”, “những hạt bụi vàng thơm mỡ màng”. Vì thế nào
nó tiếp nhau vươn lên, cứ sinh tồn và phát triển mặc cho những điều bất lợi mà con
người gây ra.
Phải chăng sức sống mãnh liệt của nó cũng chính là của dân làng Xơman. Bởi
vì họ rất tự hào khi đã ni cán bộ Cách mạng năm năm nay mà không bị ai bắt, mặc
cho sự đe dọa, tàn bạo của giặc, khiến những con người ấy ngày nào cũng phải đối
mặt với sự sống và cái chết. Nhưng ở trong sâu thẳm trái tim mình, họ dũng cảm, họ
yêu nước, họ tin vào tương lai tươi sáng, tin vào cách mạng sẽ giúp họ có được độc
lập, tự do.
Cây xà nu gắn bó với người dân Xơman khơng biết tự lúc nào nhưng nó chính
là niềm hy vọng của họ, sức sống của cây mãnh liệt, không khuất phục là “tấm
gương” để dân làng Xôman noi theo. Khi giặc phát hiện, làng nuôi giấu cán bộ, anh
Sút là người đầu tiên làm việc này. Đau xót vơ cùng khi anh bị giặc bắn và treo lên
cây vải đầu làng, nhưng khơng vì thế mà dân làng sợ hãi, chùn bước. Bà Nhan cũng
tiếp tục thực hiện theo Sút, bảo vệ cách mạng, cũng bị bắn và treo nơi đầu ngọn súng.
Cái chết của họ là sự hy sinh thầm lặng nhưng lớn lao cho đất nước, thể hiện được
tình đồn kết, đùm bọc, cưu mang nhau và nổi bật lên tinh thần bất khuất trước kẻ thù.
Trước hành động đó, thể hiện tiếp theo là Tnú, anh đi theo Cách mạng, hoạt
động cách mạng, trở thành niềm tự hào của dân làng. Bọn giặc tàn bạo, xấu xa giết
chết vợ con anh bằng trận roi sắt, thiêu rụi mười đầu ngón tay của anh, nhưng thế mà
ngọn lửa trong lòng vẫn cháy, tinh thần yêu nước vẫn rực sáng, ý chí càng cao dẫn đến
lòng quyết tâm càng lớn. Sự đe dọa của những tên giặc ấy là vô hiệu, không những
không khiến anh khuất phục mà còn làm tăng thêm ngọn lửa căm thù sâu sắc trong
anh.

Và giống như sự bất diệt của cây xà nu. Tnú mất đi thì Dít, thế hệ sau vẫn nối
tiếp, sẽ tiếp tục bảo vệ đất nước, đó là truyền thống của làng Xơman và cũng là của cả
dân tộc.
2


Hình tượng cây xà nu là một hình ảnh đẹp trong tác phẩm, có tính sử thi và
chứa đựng niềm tin của dân làng. Một loại cây vô cùng đặc biệt, đầy sức sống và vững
chãi theo thời gian dù bất cứ hồn cảnh khắc nghiệt nào. Cách chọn hình tượng này cây xà nu, đã làm cho tác phẩm của Nguyễn Trung Thành sáng ngời lên chân lý của
dân tộc.

3



×