Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phân tích Bài Nhớ rừng của Thế Lữ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113 KB, 4 trang )

Phân tích Bài Nhớ rừng của Thế Lữ




Bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ thực chất là một tuyên ngôn của chủ nghĩa lãng
mạn, không chấp nhận cái tầm thường
Sự đa tầng, đa nghĩa thường làm cho thơ giàu sức khái quát và cũng là thuộc
tính tất yếu làm cho thơ có thể thành thi phẩm bất hủ. Sụ lay động và lấp lánh của thơ
thường loé lên, toả sáng từ nhiều tầng cảm xúc. Phải chăng chính những cảm xúc hợp
lý vẫn cứ mở rộng thơ ra về kích cỡ để tạo nên từng nét thơ, hoặc cả dung mạo một
bài thơ bất tử? Đọc "Nhớ rừng" của Thế Lữ chừng như nhiều thế hệ đã nhận định như
vậy
Xưa nay, sự bí mật và kỳ vĩ của thơ ca thường khởi nguyên từ bút pháp rất
dung dị mà đậm chất hàm súc. Chỉ một "lốt" hổ trong "Nhớ rừng", Thế lữ cũng đã tạo
ra biết bao tầng nghĩa rất khác nhau, biến con hổ trong thơ hoá thân thành muôn hình
vạn trạng của muôn điều suy tưởng từ những "gốc rễ" nhận thức rất riêng của từng
người đọc.
Với Thơ Mới, Thế Lữ không luận chiến mà ông ung hoành dùng ngọn bút của
chủ nghĩa lãng mạn để lột tả cái khí phách của vị chúa sơn lâm khi bị hãm mình trong
"cũi sắt".
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ
vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ
Mới?
Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa


đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc thì giờ đây Thế
Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông
nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải
mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường
bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió
rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn,
quắc ":
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.
"Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi" phải chăng là câu thơ làm cho
mãnh lực phi thường của chúa sơn lâm trước muôn loài vụt tan biến mọi oai linh?
Bởi quyền uy đó chẳng có gì để đối chứng, để xác tín chăng? Cái siêu phàm chợt đồng
nghĩa với nỗi cô đơn? Trong bài thơ "Hi Mã Lạp Sơn" Xuân Diệu chừng như cũng chỉ
ra điều đó:
Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
( )
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!
Phải chăng hình ảnh hổ bị giam là một ẩn dụ về sự độc đáo trong khuôn khổ
của thơ cũ, cũng chính là một thứ độc đoán tự giam mình? Khuôn khổ thơ hay là chiếc
"cũi sắt" giam hổ trong thơ:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
"Đâu đâu đâu ?" điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài
niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ,
ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có
thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định,
nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể
là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.
Phải chăng ngoài sự thắng lợi của Thơ Mới, vị chủ tướng Thế Lữ vẫn còn rất
trân trọng với thơ cũ về năng lực đậm đặc và súc tích của nó? Nếu như vậy, "Nhớ
rừng" của Thế Lữ đã mở ra triển vọng cho Thơ Mới về cả hai cực: tiến tới sự phóng
khoáng của ngày mai trong sự kế thừa, chắt lọc bao tinh túy của cái hôm qua?

×