Tải bản đầy đủ (.doc) (281 trang)

kế hoạch bài dạy ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo (kì 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 281 trang )

Năm học:2021-2022
Tuần 19
Tiết 73,74

Ngày soạn:12/01/2022
Ngày dạy:19,20/01/2022
- Tìm hiểu tri thức đọc hiểu
- Văn bản 1: GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA

(Thạch Lam)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được ấn tượng về văn bản
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật trong truyện.
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật và các chi tiết tiêu biểu trong tính
chỉnh thể của tác phẩm.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra.
2. Năng lực
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thơng tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh
để giải quyết vấn đề của văn bản. .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải
quyết vấn đề để để giải quyết vấn đề của văn bản. . .
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thơng tin trước
lớp.
b. Năng lực đặc thù: Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn
bản gợi ra.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách
báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.


- Trách nhiệm: Biết đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh trong
cuộc sống, trân trọng cuộc sống đang có. Có trách nhiệm với hành động của bản thân.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
-Kiểm diện: 6D:
6E:
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Gặp lại nhân vật
Đây là nhân vật nào? Có đặc điểm gì?Những đặc điểm đó đã được gợi lên từ các phương
diện nào?

1


Năm học:2021-2022

* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
1, Tháng Gióng: Một cậu bé đã có sự lướn lên thần kì, cậu bé này rất tài giỏi, rất anh
dũng, rất yêu nước, là một vị anh hùng.
2, Dế Mèn đã có một tưổi trẻ có phần sốc nổi, ngơng cuồng nhưng mà sau đó Dế Mèn đã
nhận ra một bài học q báu và đã thay đổi tính tình của mình.
3, Bọ Dừa: một vị khác xa quê đã rất nhiều năm và một đêm nọ ghé xóm bờ giậu, một

đêm giữa trời lắng nghe giọt sương rơi và cảm thấy nhớ q sau đó đã lập tức tìm đường
về q ngay sáng hơm sau.
Những đặc điểm đó đã được gợi lên từ các phương diện: ngoại hình, hành đơng, tính
cách, phẩm chất..
* Kết luận, đánh giá, kết nối vào bài học: Để hiểu rõ về nhân vật các em hãy khám phá
các phương diện này nhé. Khi các em đọc truyện thì nhân vật là một trong những yếu tố
quan trọng mà em cần quan tâm khám phá. Ngoài ra cịn có các yếu tố khác như cốt
truyện, chi tiết, bối cảnh, nhân vật đó là 4 yếu tố quan trong khi em đọc một tác phẩm
truyện, các cần pahir giải mã được để rồi từ đó em hiểu được ý nghĩa câu chuyện, rút ra
cho mình những thơng điệp những bài học quý báu. Ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm
hieur văn bản đầu tiên của chủ đề “….”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1: Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
a) Mục tiêu: Hs nắm được tri thức ngữ văn về nhân vât: ngoại hình, hành động, ngơn ngữ,
thế giới nội tâm...
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Trước khi vào từng phần cụ thể của bài học,
* Truyện và những vấn đề
chúng ta cùng tìm hiểu phần tri thức ngữ văn.
về truyện
Đọc tri thức đọc hiểu sgk/5 trả lời các câu hỏi sau:
? Truyện là gì?
-Truyện là một loại tác
Thế nào là chi tiết tiêu biểu?
phẩm văn học, sử dụng

? Ngoại hình của nhân vật là những gì?
phương thức kể chuyện, bao
? Thế nào là ngôn ngữ nhân vật?
gồm các yếu tố chính như:
?Hành động, y nghĩ của nhân vật là gì?
cốt truyện, bối cảnh, nhân
2


Năm học:2021-2022
* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe, đặt câu hỏi liên quan
đến bài học
* Báo cáo kết quả:
HS trình bày ý kiến
HS khác nghe, nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời
của bạn
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết
quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao
nhiệm vụ mới.

Nội dung 2: Thực hành đọc văn bản “ Gió lạnh đầu mùa”
Hoạt động của GV và HS
a) Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản về tác giả
và văn bản.
b) Nội dung hoạt động: HS thuyết trình .
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng
ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:


vật,...
-Chi tiết tiêu biểu là chi tiết
gây ấn tượng, cảm xúc mạnh
đối với người đọc, góp phần
quan trọng tạo nên hình tượng
nghệ thuật gợi cảm và sống
động trong tác phẩm.
-Ngoại hình của nhân vật là
những biểu hiện đặc điểm bên
ngoài của nhân vật, thể hiện
qua hình dáng, nét mặt, trang
phục.
-Ngơn ngữ nhân vật là lời
của nhân vật trong tác phẩm,
thường được nhận biết về mặt
hình thức qua các dấu hiệu
như: câu nói được đặt thành
dịng riêng và có gạch đầu
dịng, câu nói được đặt trong
ngoặc kép sau dấu hai chấm.
-Hành động của nhân vật là
những động tác, hoạt động của
nhân vật, những hành vi, ứng
xử của nhân vật với những
nhân vật khác và với các sự
vật, hiện tượng trong tác
phẩm.
-Ý nghĩ của nhân vật là
những suy nghĩ của nhân vật

về con người, sự vật hay sự
việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện
một phần tính cách, tình cảm,
cảm xúc của nhân vật, chi phối
hành động của nhân vật.
Nội dung cần đạt
I, ĐỌC VĂN BẢN

3


Năm học:2021-2022
? Qua sự chuẩn bị ở nhà các nhóm lên thuyết trình về
tác giả?
Hs trình bày

? Hãy nêu xuất xứ của văn bản?

1, Tác giả:
- Tác giả Thạch Lam(1910
- 1932).
- Tên khai sinh là Nguyễn
Tường Vinh, sinh năm 1910,
mất năm 1942.
- Quê gốc Hà Nội, thuở nhỏ
sống ở quê ngoại Hải Dương.
- Phong cách : nhẹ nhàng
tinh tế, nhạy cảm đặc biệt trong
việc khai thác thế giới cảm xúc,
cảm giác của con người .

- Một số tác phẩm tiêu
biểu : Gió đầu mùa, Hà
Nội băm sáu phố
phường, Hai đứa trẻ,
Nắng trong vườn, Sợi
tóc….
2, Văn bản
a, Xuất xứ: “Gió lạnh đầu
mùa” là truyện ngắn đặc sắc rút
ra từ tập truyện cùng tên của
Thạch Lam, năm 1937

Chiến thuật đọc văn bản: Dự đoán, suy luận, liên hệ
? Dựa vào nhan đề, em đốn xem văn bản này viết về
điều gì?
Để trả lời được điều này chúng ta cùng đi đọc văn bản.
Gv chiếu yc khi đọc:
Sau khi đọc các em vận dụng kĩ năng đọc, thực hiện
phiếu học tập sau:

ST
T
1

Thao tác
Liên hệ

2

Suy luận


Câu hỏi gợi mở

Câu trả lời

Hình ảnh Cúc, Xuân,
Tý, Túc gợi cho em
suy nghĩ gì về cuộc
sống của những đứa
trẻ nghèo?
Việc Sơn và chị quyết
định cho Hiên cái áo
thể hiện tính cách gì
của hai chị em?
4


Năm học:2021-2022
3

Dự đoán

Theo em, trong đoạn
tiếp theo, chị em Sơn
sẽ gặp chuyện gì?

Thao tác

Câu hỏi gợi mở


Dự kiến:

ST
T
1

Liên hệ

Câu trả lời

Hình ảnh Cúc, Xuân,
Tý, Túc gợi cho em
suy nghĩ gì về cuộc
sống của những đứa
trẻ nghèo?

Những đứa trẻ
thiếu thốn, thầm
mong mỏi có
được áo ấm như
bạn đồng trang
lứa-> Thương
cảm, xót xa…
2
Suy luận Việc Sơn và chị quyết nh cho Hiên cái
đ
áo thể hiện tính
cách gì của hai
chị em?
Tử tế, tốt bụng,

có lịng thương
người…
3
Dự đốn Theo em, trong đoạn
- Bị mẹ
tiếp theo, chị em Sơn
mắng
sẽ gặp chuyện gì?
- Được mẹ
khen
Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm b, Tìm hiểu cốt truyện
tắt thành chuỗi như sau:
a) Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.
b) Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo
ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng xóm vẫn mặc
những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên
vẫn mặc chiếc áo rách tơi tả, đang co ro vì lạnh.
c) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết
định về nhà lấy áo bông của Duyên (đứa em xấu số),
giấu mẹ, mang sang cho Hiên.
d) Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ
mắng. đi địi lại áo khơng được, không dám về nhà.
đ) Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn
được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền mua áo ấm cho
Hiên.
Em hãy cho biết:
 Các sự việc trên liên quan với nhau như thế
nào?
5



Năm học:2021-2022
Nếu khơng có sự việc (c) thì có xảy ra sự việc
(đ) hay không?
Dự kiến:
- Các sự việc diễn ra theo trình tự tuyến tính ( sự
việc nào có trước kể trước, sự việc nào có sau
kể sau)
- Giữa các sự việc có mối quan hệ nhân quả. Nếu
khơng có sự việc trước sẽ khơng xảy ra sự việc
sau.
II, KHÁM PHÁ VĂN BẢN
? Câu chuyện được xảy ra vào thời gian và không gian 1, Bối cảnh câu chuyện
nào?Nhận xét?
- Không gian: Nơi phố chợ
nghèo
- Thời gian: Một ngày đầu
đông.
- >Khung cảnh nghèo nàn,
xơ xác, lạnh lẽo
- > Trong cái lạnh lẽo của
đất trời, tình người chính
là ngọn lửa ấm áp.
- > Phố chợ tuy nghèo
nhưng tình người vẫn
trịn đầy.
? Truyện có những nhân vật nào?
- Sơn, Lan, Hiên, Mẹ Sơn và Lan, mẹ Hiên,
những đứa trẻ nghèo
Phiếu học tập số 2



6


Năm học:2021-2022
* Chuyển giao nhiệm vụ:
NHÂN VẬT……
Ngoại hình
Ý nghĩ, cảm xúc
Hành động, cử
chỉ
Lời nói
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs điền phiếu học tập
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:

1, Nhân vật Sơn
- Ngoại hình: Xúng
xính trong mấy lớp
áo ấm
- Ý nghĩ, cảm xúc:
+ Chợt nhớ gia cảnh Hiên,
động lòng thương Hiên và
thương nhớ em Duyên.
+ Ý nghĩ tốt thoảng qua
trong trí.
+ Lịng thấy ấm áp, vui vui
trong lúc chờ chị về lấy áo
+ Từ ngạc nhiên đến lo

lắng vì sợ mẹ sẽ phạt khi
biết chuyện
+ Ngạc nhiên đứng sững
khi thấy mẹ con Hiên ở
nhà mình.
- Hành động, cử chỉ:
+ Đứng trên giường quay
đi quay lại ba bốn lần cho
mẹ ngắm áo.
+ Hồn nhiên và tự hào
khoe áo với lũ trẻ
+ Thì thầm bàn với chị
mang áo bơng ở nhà cho
Hiên.
+ Vội vàng tìm Hiên khắp
nơi để lấy lại áo.
+ Sợ hãi cúi ddaaufg lặng
im, nép vào sau lưng chị.
- Lời nói:
+ Nói với bọn trẻ con nhà
nghèo với giọng điệu tự
hào nhưng không trịch
thượng: “Ở Hà Nội, chứ ở
đây làm gì có..”
+ Nói chuyện với vú già
lịch sự, chừng mực: “ Mợ
tôi đi đâu hở vú?”, “Thế
bây giờ làm thế nào, hở
vú?”
7



Năm học:2021-2022
+ Nói chuyện với chị thân
mật: “Hay là chúng ta đem
cho nó cái áo bơng cũ, chị
ạ”, “ Nhưng mà em sợ
lắm”…

* Chuyển giao nhiệm vụ:
NHÂN VẬT……
Ngoại hình
Ý nghĩ, cảm xúc
Hành động, cử
chỉ
Lời nói
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs điền phiếu học tập
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:

2, Nhân vật Lan
- Ngoại hình: Cũng
mặc áo ấm như Sơn
- Ý nghĩ, cảm xúc:
+ Hăm hở khi chạy về lấy
áo
+ Lo lắng vì sợ mẹ trách
phạt.
+ Ngạc nhiên đứng sững
khi thấy mẹ con Hiên ở

nhà mình.
- Hành động, cử chỉ:
+ Giơ tay vẫy Hiên vào
chơi.
+ Hỏi thăm Hiên
+ Chạy về lấy áo cho Hiên
+ Cùng Sơn đi tìm Hiên
lấy lại áo
+ Nắm tay an ủi , dắt em
vè nhà.
- Lời nói:
+ Nói chuyện với Hiên gần
gũi bình thường khong
khinh rẻ: “ Sao không lại
đây…”…áo lành đâu
không mặc”.
8


Năm học:2021-2022

? Trong các hành động của hai chị em Lan và Sơm, có một
hành động quan trong nhất đó là Hành động cho áo của hai
chị em Sơn
? Vì sao lại dẫn đến hành động này? Ý nghĩa của hành
động?
- Sơn thấy Hiên khơng có áo ấm
- Nhớ đến em Duyên, nhớ đến việc hai đứa từng chơi
với nhau.
- Sơn và Lan quyết định cho Hiên cái áo.

-> Là hành động quan trọng thể hiện tính cách nhân vật và
góp phần phát triển cốt truyện.
Gv/; Cốt truyện theo trật tự tuyến tính và có quan hệ nhân
quả giữa các sự việc. Nếu như khơng xảy ra hành động này
thì sẽ khơng có cơ sở để tiếp tục xảy ra các sự việc về sau
và như vậy thì tính cách nhân vật cũng không được tô rõ và
cốt truyện cũng không phát triển
? Nhận xét về nhân vật Lan và Sơn?
- Sơn là cậu bé hòn nhiên, nhạy cảm , giàu lòng
thương người. Sơn cũng là một cậu bé đã được giáo
dục rất tử tế
- Lan là cô bé vô tư, tốt bụng, thương yêu em.
 Những đứa trẻ trong sáng, sống đúng
với lứa tuổi.
 Những đứa trẻ tốt bụng, không hề xa
lánh, ghét bỏ với những đứa trẻ nghèo.
 Những đứa trẻ nhạy cảm, tràn đầy yêu
thương, lòng nhân hậu, đồng cảm với
người có hồn cảnh khó khăn.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
NHÂN VẬT……
Ngoại hình
Ý nghĩ, cảm xúc
Hành động, cử chỉ
Lời nói

+ Nói chuyện với em thân
mật: “ Ừ phải đấy..” “
Đằng nào cũng phải về cơ
mà…”

-

3, Bọn trẻ nhà nghèo
( Hiên)
- Ngoại hình:
- Ý nghĩ, cảm xúc:
- Hành động, cử chỉ:
- Lời nói:

* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs điền phiếu học tập
9


Năm học:2021-2022
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Dự kiến sp:

NHÂN VẬTBỌN TRẺ NHÀ NGHÈO
Ngoại hình
- Mặc những bọ đị nâu bạc đã rách vá nhieuf chỗ
- Mơi tím tái, da thịt thâm đi
- Con bé Hiên áo rách tả tơi, hở cả lưng lẫn tay.
Ý nghĩ, cảm xúc Vui mừng khi thấy chị em Sơn nhưng khơng vồ vập vì biết phận
mình nghèo hèn
Hành động, cử
+ Mỗi cơn gió đến chúng run lên, hai hàm răng đập mạnh nhau.
chỉ
+ Giương mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn.
+ Mó vào áo của Sơn, tặc lưỡi bình luận và đốn giá, kể ngày

trước cũng cóm ngây ngơ giương mắt hỏi Sơn mua áo ở Hà Nội
phải không
+ Con bé Hiên đứng dựa cột quán, không lại chơi cùng Lan, bịu
xịu trả lười Lan về việc nhà đã hết áo.
+ Hiên cùng mẹ mang trả áo cho mẹ Sơn.
Lời nói
Gọi nhau “mày”, “tao” với nhau nhưng gọi Sơn bằng “cậu”
? Nhận xét về bọn trẻ nhà nghèo và ( Hiên)?
- Những đứa trẻ vẫn
- Những đứa trẻ vẫn còn rất nhỏ nhưng đã phải quen
cịn rất nhỏ nhưng
với cảnh nghèo khó, thiếu thốn.
đã phải quen với
- Dù rất hồn nhiên nhưng trong lòng cũng đã dần có
cảnh nghèo khó,
những danh giới vơ hình giữa mình với những người
thiếu thốn.
bạn khá giả hơn.
- Dù rất hồn nhiên
nhưng trong lịng
cũng đã dần có
những danh giới vơ
hình giữa mình với
những người bạn
khá giả hơn.
4, Câu chuyện về cách
ứng xử của hai người
MẸ HIÊN
MẸ CỦA LAN
mẹ

VÀ SƠN
Hành động, cử
Sang trả áo cho
chỉ
mẹ Sơn
Lời nói

10


Năm học:2021-2022
Dự kiến sp:
Hành động, cử
chỉ

Lời nói

MẸ HIÊN
Sang trả áo cho mẹ Sơn
Vừa cười nói sự tình và đỡ
lời cho sơn “ biết cậu ở
đây đùa”

Xưng “tôi”, “cháu”
Gọi “mợ”, “cậu Sơn”
 Xưng hô đúng mực

MẸ CỦA LAN VÀ SƠN
- Ngắm Sơn xúng xính trong áo
mới rất kĩ, vuốt các tà áo con thật

phẳng phiu rồi đẩy con ra đi
chơi.
- Nghiêm nghị hỏi chuyện hai con
- Sau khi biết chuyện cho mẹ hiên
mượn 5 hào vè may áo cho con
- Âu yếm vãy hai con đến, ơm vào
lịng rồi rồi trách u.
+ Lời nói ân cần, nhẹ nhàng “ “ Đây,
tơi cho mượn..”
+ Mắng yêu hai đứa con của mình :
“Hai con tơi q q..khơng sợ mẹ
mắng ư?”

? Vì sao người mẹ không trách mắng Sơn và Lan?
- Chiếc áo kỉ vật của bé Duyên đã được trả lại.
- Bình tĩnh chờ nghe rõ sự việc
- Khi hiểu rõ, người mẹ đồng cảm với sự khó khăn của
gia đình Hiên, hiểu được hành động của hai con xuất
phát từ lòng tốt.
? Nhận xét về hành động của hai người mẹ ở cuối truyện?
- Có chịu tác động từ việc Sơn và Lan lấy áo cho Hiên.
- Tình yêu thương và tấm lòng nhân ái của con trẻ
cũng được lan toả đến người lớn, tạo nên những hành
động đẹp: người nhận trân trọng tấm lòng người cho;
sự đồng cảm, san sẻ được tiếp nối và lan toả.

11


Năm học:2021-2022

? Nhận xét về hai người mẹ?

- Mẹ Hiên là người
khép nép nhưng cư
xử tử tế, tự trọng có
lịng yêu thương
con.
- Mẹ của Lan và Sơn
là một người vừa
nghiêm khắc vừa
u thương các con,
có lịng tốt và tinh
tế, sẵn sàng giúp đỡ
người có hồn cảnh
khó khăn.

? Qua phân tích truyện em rút ra được bài học ý nghĩa gì?
Phiếu học tập số 3:
Sự việc
Việc Sơn và Lan
mang áo cho Hiên
Viêc mẹ con Hiên
chủ động mang trả
áo
Việc Mẹ Sơn không
trách phạt hai con
Dự kiến:
Sự việc
Việc Sơn và Lan
mang áo cho Hiên

Viêc mẹ con Hiên
chủ động mang trả
áo

Việc Mẹ Sơn không
trách phạt hai con

Bài học

Bài học
+ Hãy đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ mọi người xung qouanh,
đặc biệt là những người khơng may mắn có hồn cảnh khó khăn.
+ Có những hành động xuất phát từ mục đích tốt đẹp, nhưng nếu
khong cẩn thận, ta có thể làm tổn thương người khác.
+ Khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, điều q giá nhất
chính là tấm lịng họ trao cho ta, vì thế nên nếu vì lí do nào đó
chúng ta khơng thể nhận được món q vật chất thì cũng hãy cảm
nhận và tri ân tấm lòng của họ.
+ Con người có thể ở trong hồn cảnh nghèo khó nhưng phải giữ
lòng tự trọng và cư xử phù hợp.
Lòng nhân ái là phẩm chất quý báu, đáng trân trọng ở mỗi người
đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy cần thấu hiểu và cổ vũ cho những hành
động tốt đẹp của trẻ con.
12


Năm học:2021-2022
? Hãy khái quát đề tài và chủ đề của văn bản?

5, Đề tài và chủ đề

- Chủ đề: Việc hai
đứa trẻ muốn giúp
đỡ người bạn khó
khăn nhưng vơ tình
cho bạn kỉ vật của
gia đình và cách xử
lý của người mẹ.
- Đề tài: Tình u
thương, sự thơng
cảm và san sẻ giúp
đỡ lẫn nhau trong
cuộc sống.

? Trong câu chuyện ai là điểm tựa của ai?
Làm theo mẫu sau:
….là điểm tựa tinh thần của…. vì…..
Dự kiến
- Chị em Sơn là điểm tựa tinh thần của mẹ, vì hai chị
em là niềm an ủi, niềm hạnh phúc của mẹ và lòng tốt
của hai chị em đã khiến mẹ rất vui lòng
- Mẹ là điểm tựa tinh thần của chị em Sơn, vì hai chị
em được mẹ giáo dục, nuôi dạy rất tử tế và đầy đủ.
- Mẹ con Sơn là điểm tựa tinh thần cho mẹ con Hiên,
vì món q tuyệt vời mà họ đã trao đi không chỉ là
vật chất mà còn là sự đồng cảm, yêu thương
Gv: Điểm tựa vững chắc nhất khơng phải là vật chất mà
đó là tinh thần là những giá trị bên trong bởi vì điểm tựa
mà ta có thể nhìn thấy được thì một ngày nào đó nó cũng
có thể phai mờ đi nhưng mà những điểm tựa vơ hình đơi
khi đã giúp phẩm chất rất vững bền.

HĐ cá nhân - KT trình bày 1 phút:
* GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu
sau: Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của
văn bản?

3, Tổng kết
Nghệ thuật:
Xây dựng nhân vật
qua lời nói, hành động,
suy nghĩ, đặc biệt là qua
những cảm xúc tinh tế về
thiên nhiên cảnh vật.
Kết hợp giữa tự sự
với miêu tra, biểu cảm
tinh tế cùng thủ pháp đối
lập, tương phản.
13


Năm học:2021-2022
Nội dung
Ca ngợi tình yêu thương,
sự sẻ chia và đồng cảmvới
những hoàn cảnh thiếu
thốn, nghèo khổ và bất
hạnh trong cuộc sống.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
b) Nội dung hoạt động:
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời

các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
c) Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Giao nhiệm vụ học tập:
III, LUYỆN TẬP
Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện
Bài tập 1: Có nhiều nhân vật trẻ em
truyện Gió lạnh đầu mùa. Hãy viết một đoạn văn 5 xuất hiện trong truyện truyện Gió
đến 7 câu, trình bày cảm nhận về một nhân vật mà lạnh đầu mùa. Hãy viết một đoạn
em yêu thích
văn 5 đến 7 câu, trình bày cảm nhận
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành về một nhân vật mà em yêu thích
và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập…
Bài tập 2: Vẽ sơ đồ tư duy bài học
* Báo cáo kết quả:
Kĩ thuật viết tích cực
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề
- Chủ đề viết: Viết về một nhân vật trẻ em mà em
thấy thú vị trong truyện Gió lạnh đầu
mùa( Sơn,Lan, Hiên)
- Dung lượng đoạn văn: 5 – 7 câu (khoảng một
phần hai trang giấy)
Bước 2: Tìm ý
- Vì sao em lựa chọn nhân vật đó? Nhân vật
để lại cho em có ấn tượng gì?
- Nhân vật được miêu tả trong truyện bằng
những chi tiết, hình ảnh naog?

- Nhân vật bộc lộ tính cách, thái độ ra sao?
- Nhân vật đem đến cho em bài học cư xử gì?
Bước 3: Viết đoạn
Tiến hành viết đoạn văn
Chú ý diên đạt cũng chính tả
* Kết luận, đánh giá.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
14


Năm học:2021-2022
a) Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế.
c) Sản phẩm học tập: Các câu chuyện, các bài thơ, bài hát nói về tình yêu thương chia sẻ
nhất là với những người cịn gặp hồn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chương trình cặp
yêu thương trên VTV1
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
-Tìm đọc,sưu tầm cac câu chuyện,bài thơ…nói vê tình yêu thương,chia sẻ của con người.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập…
* Báo cáo kết quả:
* Kết luận, đánh giá.
Hướng dẫn về nhà:
- Vẽ sơ đồ tư duy bài học
- Hoàn thiện đoạn văn vào vở.
- Soạn bài: Tuổi thơ tôi
*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

*****************
Tuần 19
Tiết 75,76

Ngày soạn:14/01/2022
Ngày dạy: 21/01/2022
VĂN BẢN 2: TUỔI THƠ TÔI
Nguyễn Nhật Ánh

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được ấn tượng về văn bản
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật trong truyện.
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật và các chi tiết tiêu biểu trong tính
chỉnh thể của tác phẩm.
2. Năng lực
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thơng tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh
để hiểu về văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải
quyết vấn đề để để hiểu về văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thơng tin trước
lớp.
b. Năng lực đặc thù: Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn
bản gợi ra.
15


Năm học:2021-2022
3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách
báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Biết đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ những người thiệt thòi, bất hạnh trong
cuộc sống, trân trọng cuộc sống đang có. Có trách nhiệm với hành động của bản thân.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
-Kiểm diện:6D
6E:
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Bức tranh minh hoạ cho tác phẩm nào đã học và minh hoạ cho
sự việc gì?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
1, Dế Mèn trêu chị Cốc, khiến chị Cốc hiểu nhầm Dế Choắt.
2, Dế Mèn gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt.
* Kết luận, đánh giá, kết nối vào bài học: Câu chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt, một
câu chuyện rất đáng buồn trong những trải nghiệm của Dế Mèn. Dế Mèn vì vơ tình đã
gây ra cái chết cho dế Choắt thế nhưng mà cái nguyên nhân sâu xa là bắt đầu từ sự nông
nổi, xốc nổi bồng bột của tuổi trẻ. Vậy thì các em có thể thấy đơi khi các hành động vơ
tình của chúng ta chỉ là để thoả mãn một cái cảm xúc nơng nổi nhất thời nào đó thơi
nhưng lại có thể gây ra những hậu quả rất đáng tiếc cho những người bạn thân thiết của
mình. Ngày hơm nay cơ trị mình sẽ cùng nhau đi đọc một câu chuyện cũng có nội dung
tương tự như thế này, cũng là những cái trị đùa nghịch vơ tình nhưng lại gây ra những

hậu quả rất đáng tiếc, chúng ta cùng nhau đi khám phá văn bản “…”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
a) Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản về tác giả và
I, ĐỌC VĂN BẢN
văn bản.
16


Năm học:2021-2022
b) Nội dung hoạt động: HS thuyết trình .
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng
ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh?
Hs trình bày

1, Tác giả:
- Nguyễn Nhật Ánh (1955),
quê Quảng Nam
- Là nhà văn thường viết về
đề tài thiếu nhi, được mệnh
danh là nhà văn tuổi thơ
- - Những tác phẩm:
Kính vạn hoa, Cho
tơi xin một vé đi tuổi
thơ, Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh

? Hãy nêu xuất xứ của văn bản?
2, Văn bản
a, Xuất xứ: Trích trong:
Sương khói q nhà
b, Ngơi kể: Ngơi thứ nhất,
Chiến thuật đọc văn bản: Dự đoán, suy luận, liên hệ.
người kể chuyện xưng
-Gv chiếu yc khi đọc: Đọc to rõ ràng, có thể đọc phân vai, “Tơi”
chú ý các từ khó được chú thích bên dưới.
c, Nội dung chính: Văn
Sau khi đọc các em vận dụng kĩ năng đọc, thực hiện phiếu bản kể về kỉ niệm tuổi thơ
học tập sau:
cùng với bạn bè và người
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
thầy cũ, xoay quanh chú dế
1, Hãy xác định ngôi kể, người kể trong văn bản?
lửa đặc biệt.
2, Hãy nêu nội dung chính của văn bản?
3, Hãy nêu ấn tượng chung của em về văn bản?
Dự kiến:
1, Hãy xác định ngôi kể, người kể trong văn bản?
- Ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “Tơi”
2, Hãy nêu nội dung chính của văn bản?
- Văn bản kể về kỉ niệm tuổi thơ cùng với bạn bè và
người thầy cũ, xoay quanh chú dế lửa đặc biệt
3, Hãy nêu ấn tượng chung của em về văn bản?
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.

17



Năm học:2021-2022
? Truyện là gì?
Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương
thức kể chuyện bao gồm các yếu tố chính như cốt truyện,
bối cảnh( khơng gian- thời gian), nhân vật, chi tiết tiêu
biểu…
? Khi đọc truyện cần chú ý điều gì?
- Xác định được đề tài, chủ đề, ngơi kể,…
- Phân tích được các yếu tố; cốt truyện, nhân vật, chi tiết,
chủ đề, đề tài…
- Chỉ ra được sự đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ.
- Hiểu được thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
? Hãy sắp xếp các sự việc sao cho phù hợp?
d, Cốt truyện
1, Người kể hồi tưởng về tuổi thơ và trò đá dế.
2, Người kể hồi tưởng câu chuyện về con dế lửa của Lợi.
3, Người kể về quê cũ, ngồi ở quán quen, nghe tiếng dế
kêu chiều mưa chợt thấy hoài niệm về tuổi thơ.
4, Người kể hồi tưởng về Lợi – người bạn tuổi thơ.
5, Người kể nói về cuộc sống hiện tại của thầy Phu, Lợi và
chính mình.
Xắp xếp: 3-1-4-2-5
? Nhận xét về cốt truyện có hợp lý không?
Bối cảnh của truyện được diễn ra như thế nào?
Bối cảnh truyện:
Không gian:
+ Không gian hiện tại: quán
Đo Do với tiếng dế vẳng ra
từ chậu cây um tùm.

+ Không gian hồi tưởng: bờ
bụi đồng quê- lớp học thuở
bé- vườn nhà.
Thời gian:
Thời gian hiện tại: từ chiều
mưa đến tối.
? Nhận xét về cốt truyện và bối cảnh truyện?
Thơif gian hồi tưởng: thời
- Câu chuyện được kể theo dòng hồi tưởng: được
gian theop dịng kí ức, xoay
khơi gợi từ tiếng dế kêu trong mưa, kết thúc cũng là quanh chuyện đá dế cùng
tiếng dế gáy vang để lại nhiều dư âm.
những người bạn ngày bé.
- Câu chuyện kỉ niệm tuổi thơ được tái hiện sinh
động, chi tiết, có nhiều tình tiết hấp dẫn.
- Dù không trực tiếp bộc lộ, nhưng qua sự hồi tưởng,
câu chuyện được tái hiện cùng với nhiều cảm xúc
và chiêm nghiệm của một người trưởng thành khi
nghĩ về tuổi thơ.
18


Năm học:2021-2022
a) Mục tiêu: Hs nắm được nhân vật Lợi là cậu bé trong
sáng, rất giàu tình cảm.
b) Nội dung hoạt động: HS thuyết trình .
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng
ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:


1, Nhân vật Lợi
“trùm sò”- Người bạn tuổi thơ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Thời điểm

Các hành động
của nhân vật
Lợi

Nhận xét, cảm
nhận của em

Trước khi xảy ra
cái chết của dế
lửa
Khi đón nhận
cái chết của dế
lửa
Khi “cử hành
tang lễ” cho dế
lửa
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs điền phiếu học tập
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Thời điểm
Các hành động của nhân vật Nhận xét, cảm nhận của em
Lợi
Trước khi xảy ra Ra giá “nghiêm chỉnh” cho

Có vẻ “trùm sị”, tính tốn, có
cái chết của dế
mọi việc làm giúp các bạn
phần ích kỉ như lời nhận xét
lửa
của người kể
“Nghênh nghênh lắc đầu” từ
Lợi rất yêu quý, trân trọng dế
chối mọi đề nghị đổi con dế
lửa
lửa của mình
Đối với Lợi, con dế lửa “vơ
giá”, khơng gì có thể đổi lấy
được
Khi đón nhận
“khóc rưng rức khi đón cái
Việc dế lửa chết là việc vơ
cái chết của dế
hộp diêm méo mó từ tay
cùng bất ngờ, khiến Lợi
lửa
thầy”
khơng thể kiềm chế được cảm
xúc của mình mà bật khóc.
“cặp mắt đỏ hoe, nước mắt
Lợi rất đau lịng trước cái chết
nước mũi chảy thành dịng”,
“khóc như mưa bấc” trước cái của dế lửa.
chết của chú dế lửa
19



Năm học:2021-2022
Khi “cử hành
tang lễ” cho dế
lửa

Chôn chú dế dưới gốc cây
bời lời sau vườn nhà, đặt chú
dế vào hộp các-tơng rồi kiếm
một tờ báo có in màu bọc lại,
buộc quanh bằng bằng
những sợi lá chuối tước
mảnh.
Đào hố chôn thật sâu và
vuông vức.
Đặt chiếc hộp vào hố và cặm
cụi sửa sang cho chiếc hộp
nằm ngay ngắn.
Cắm lên ngôi mộ những
nhánh cỏ tươi rồi bật khóc
nức nở.
* Kết luận, đánh giá:
? Hãy nêu nhận xét về nhân vật Lợi?

- Hành động trang trọng, tỉ mỉ,

cẩn thận
- Suy nghĩ của trẻ thơ cho


rằng nếu an táng chu đáo thì
con vật cũng “ra đi thanh
thản” như con người.
→ Lợi thật lòng yêu quý,
trân trọng dế lửa
→ Lợi là cậu bé trong sáng,
rất giàu tình cảm

Nhận xét:
- Lợi là nhân vật
chính của truyện
Tuổi thơ tôi
- Nhân vật Lợi được
xây dựng chủ yếu
thông qua hành
động, các hành
động đều gắn với sự
xuất hiện và số
phận của chú dế lửa
- Các hành động của
Lợi (thông qua lời
kể của nhân vật
“tơi”) cho thấy Lợi
có tính tình trẻ
con, kĩ càng tính
tốn, nhưng vẫn là
một cậu bé trong
sáng, giàu tình
cảm,
biết

u
thương

?Sau khi nhận xét em có cịn thấy nhân vật Lợi là trùm sị
nữa hay khơng?
Lưu ý khi đọc?
Nhân vật “tơi” kể lại chuyện, nhưng “tơi” lại khơng phải
nhân vật chính trong truyện. Vị trí của nhân vật “tơi” là
20


Năm học:2021-2022
người kể chuyện.
Lời kể của người kể chuyện chỉ bộc lộ phần nào tính cách
nhân vật, đơi khi chỉ phản ánh một phần về nhân vật.
Hãy dựa vào yếu tố ngoại hình, hành động, ý nghĩ, ngơn
ngữ,…để cảm nhận chính xác về nhân vật.
a) Mục tiêu: Hs nắm được nhân vật Dế Lửa
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện hiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng
ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhân vật Dế Lửa
Xuất hiện
Bị bắt
Cái chết
Đám tang
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs điền phiếu học tập
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả.

* Kết luận, đánh giá:

2, Nhân vật Dế Lửa

 Xuất hiện:
- Màu đỏ, nhỏ hơn dế than
- Rắng chắc khỏe
- Gáy “rét re re”
- Đánh nhau khơng ai bì
 “Bị bắt”
- Bảo “trả thù” Lợi bằng

cách lắc hộp dế
- Thầy Phu tịch thu hộp dế
 Cái chết
- Chiếc cặp to đùng đè lên
khiến hộp dế xẹp lép
- Lợi khóc rưng rức trước
cái chết của dế lửa Chi tiết tiêu biểu của
truyện, thể hiện rõ nét
tính cách của Lợi – một
đứa trẻ đang bất ngờ và
tiếc nuối, thương tâm khi
thấy chú dế mình u
thích ra đi. Đồng thời
cũng khiến cho bọn trẻ
nhận ra hành động trêu
đùa kia đã làm tổn
thương người bạn của
mình

 Đám tang
- Đặt vào hộp các-tơng,
bọc bằng báo in màu,
dùng lá chuối tước mảnh
buộc lại.
- Chôn dưới gốc cây bời
21


Năm học:2021-2022

* Chuyển giao nhiệm vụ:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Vai trị của Dế Lửa

lời.
- Mọi người đều có mặt, im
lìm, buồn bã, trang
nghiêm.
- Hố vng vức, hộp ngay
ngắn, đặt sỏi xung quanh.
- Lợi cắm nhánh cỏ tươi
lên mộ.
- Thầy Phu đặt vịng hoa
lên mộ.
Vai trị của Dế Lửa

Tìm các chi tiết cho thấy dế lửa gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn và các chi
tiết thể hiện dế lửa khiến mọi người xích lại gần nhau hơn.

Dế lửa gây ra sự chia rẽ

Dế lửa gắn kết mọi người
………………………….
………………………
Vai trò của dế lửa là…
* Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs điền phiếu học tập
* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Dự kiến sp:

Dế lửa gây ra sự chia rẽ

Dế lửa gắn kết mọi
người
- Lợi “trùm sò” bắt được con
- Chứng kiến cái chết
dế lửa quý, ai đổi gì cũng
của dế lửa, Lợi khóc
khơng đổi, “tơi” năn nỉ mà
rung rức. “Khi nhìn
“nó vẫn nghênh nghênh lắc
thấy nó khóc như
đầu thấy ghét”.
mưa bấc, bọn tôi
- “Tụi bạn trong lớp không gạ
cũng tan nát cõi lòng,
đổi được con dế lửa của Lợi,
chẳng còn tâm trạng
đâm ra ghét nó. Đứa nào
nào mà ghét nó
cũng muốn làm Lợi bẽ mặt, ít
nữa.”

nhất một lần.”
- Thầy Phu áy náy xin
Bảo nghĩ ra mẹo khiến
lỗi.
thầy Phu tịch thu dế lửa của
Lợi.
Mọi người cùng
Lợi “cử hành tang lễ”
trang trọng cho dế lửa.
Vai trò của dế lửa là…
- Dế lửa quý, hiếm là điều mà bọn trẻ con khao khát.
- Ban đầu, dế lửa là nguồn gây chia rẽ Lợi và các bạn

vì Lợi chỉ tình cờ có được dế lửa, lại không chịu đổi đồ
với bạn bè, thái độ “nghênh nghênh” nên ai cũng thấy

- Dế lửa quý, hiếm là điều
22


Năm học:2021-2022
Lợi đáng ghét.
- Sau cái chết của dế lửa, Lợi và các bạn xích lại gần
nhau hơn vì các bạn nhận ra trị đùa nghịch ngợm
tưởng chừng vơ hại của mình đã gián tiếp gây ra cái
chết của chú dế quý hiếm và làm tổn thương Lợi.
* Kết luận, đánh giá:

Cơ sở nhận biết đề tài và chủ đề của truyện?
- Sự trân trọng của Lợi dành cho chú dế lửa.

- Ứng xử của bạn bè trước và sau cái chết của dế lửa.
Cách ứng xử của thầy Phu.

mà bọn trẻ con khao
khát.
- Ban đầu, dế lửa là

nguồn gây chia rẽ Lợi và
các bạn vì Lợi chỉ tình cờ
có được dế lửa, lại không
chịu đổi đồ với bạn bè,
thái độ “nghênh nghênh”
nên ai cũng thấy Lợi đáng
ghét.
Sau cái chết của dế lửa,
Lợi và các bạn xích lại gần
nhau hơn vì các bạn nhận
ra trị đùa nghịch ngợm
tưởng chừng vơ hại của
mình đã gián tiếp gây ra cái
chết của chú dế quý hiếm và
làm tổn thương Lợi.
3, Đề tài và chủ đề của
truyện
+ Đề tài: Kỉ niệm tuổi thơ
gắn liền với trò đá dế và
một lần đùa nghịch để lại
hậu quả đáng buồn.
+ Chủ đề:
- Ý nghĩa đặc biệt của

những “người bạn tuổi
thơ” là con vật, đồ vật,...
- Tình bạn tuổi thơ, đi từ
hiểu lầm, mâu thuẫn đến
sự thấu hiểu, sẻ chia
Sự tôn trọng, đồng
cảm với học sinh của
người thầy đáng kính

23


Năm học:2021-2022
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4:

Tôi học được từ…
Tôi học được rằng…
Đám tang trang trọng của
dế lửa
Sự thay đổi trong cách cư
xử của các bạn với Lợi
trước và sau khi dế lửa
chết
Cách cư xử của thầy Phu
với Lợi

4, Bài học ý nghĩa

Dự kiến sp:


Tôi học được từ… Tôi học được rằng…
Đám tang trang
Đối với trẻ em, có những thứ
trọng của dế lửa
khơng chỉ đơn giản là đồ chơi mà
cịn là người bạn đặc biệt yêu quý
Sự thay đổi trong
- Không nên vội vàng đánh giá bất
cách cư xử của
cứ ai
các bạn với Lợi
trước và sau khi
- Bạn bè khi chơi với nhau đôi khi
dế lửa chết
sẽ xảy ra những bất mãn, hiểu
lầm, nhưng hãy biết thấu hiểu,
chia sẻ cùng nhau, không nên
hành động nông nổi gây hậu quả
đáng tiếc
Cách cư xử của
Dù vơ tình hay cố ý, nếu ta gây ra
thầy Phu với Lợi
tổn thương cho bất kì ai, hãy chân
thành nhận lỗi và tìm cách bù đắp
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
b) Nội dung hoạt động:
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời
các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Giao nhiệm vụ học tập:
III, LUYỆN TẬP
Hãy khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ
tư duy.
Bài tập : Vẽ sơ đồ tư duy bài học
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình
thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc
lập…
24


Năm học:2021-2022
* Báo cáo kết quả:
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS khắc sâu kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế.
c) Sản phẩm học tập: Các câu chuyện, các bài thơ, bài hát nói về tuổi thơ.
d) Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập…
* Báo cáo kết quả:
* Kết luận, đánh giá.
Hướng dẫn về nhà:
- Vẽ sơ đồ tư duy bài học
- Hoàn thiện đoạn văn vào vở.
- Soạn bài: Con gái của mẹ

*Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
**************
Tuần 20
Tiết 77

Ngày soạn:18/01/2022
Ngày dạy:26/01/2021
VĂN BẢN : CON GÁI MẸ( theo Bá Dũng)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết đọc kết nối chủ điểm
- Nắm được nội dung chính của văn bản thơng tin qua một số yếu tố hình thức.
- Phân tích được các chi tiết quan trọng làm nổi bật chủ đề văn bản.
- Biết kết nối với các văn bản cùng chủ điểm đã học để hiểu thêm về thông điệp tác
phẩm.
2. Năng lực
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thơng tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh
để hiểu về văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải
quyết vấn đề để để hiểu về văn bản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước
lớp.
b. Năng lực đặc thù: Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn
bản gợi ra.
3. Phẩm chất:
25



×