Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) thuế chống bán phá giá ở một số nước thành viên WTO và một số gợi ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------   ---------

MAI QUỲNH PHƢƠNG

THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở MỘT SỐ NƢỚC THÀNH VIÊN
WTO VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QHKTQT
MÃ SỐ: 60 31 07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà nội - 2009

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng và hình vẽ
Trang
Mở đầu.....................................................................................................

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ, THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ VÀ HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CA WTO............................


8

1.1. Một số vấn đề chung về bán phá giá và thuế chống bán phá giá.

8

1.1.1. Khái niệm bán phá giá và ý nghĩa kinh tế của bán phá giá............

8

1.1.1.1.Khái niệm bán phá giá..................................................................

8

1.1.1.2. Tác động của việc bán phá giá.....................................................

9

1.1.2. Khái niệm và vai trò của thuế chống b¸n ph¸ gi¸...........................

13

1.1.2.1. Kh¸i niƯm th chèng b¸n ph¸ gi¸............................................

13

1.1.2.2. Vai trò của thuế chống bán phá giá...........................................

14


1.1.3. Các giai đoạn điều tra chống bán phá giá và các bên tham gia
chính..........................................................................................................

15

1.1.3.1. Các bên tham gia chính vào điều tra chống bán phá giá..............

15

1.1.3.2. Các giai đoạn điều tra chống bán phá giá....................................

17

1.2. Hiệp định chống bán phá giá của WTO.........................................

18

1.2.1. Giới thiệu về Hiệp định chống bán phá giá của WTO....................

18

1.2.2. Những quy định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO......

19

1.2.2.1. Xác định việc bán phá giá............................................................

19

1.2.2.2. Xác định thiệt hại.........................................................................


21

1.2.2.3. Ngành sản xuất trong n-ớc..........................................................

23

1.2.2.4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống bán phá giá...............

24

1.2.2.5. Thu thập thông tin........................................................................

25

1

TIEU LUAN MOI download :


1.2.2.6. áp dụng biện pháp tạm thời.........................................................

27

1.2.2.7. Cam kết giá..................................................................................

28

1.2.2.8. ¸p dơng th vµ thu th chèng b¸n ph¸ gi¸...............................


29

1.2.2.9. Truy thu thuế................................................................................

31

1.2.2.10. Rà soát........................................................................................

32

1.2.2.11. Thông báo công khai và giải thích các kết luận........................

32

1.2.2.12. Cơ chế khiếu kiện độc lËp..........................................................

34

1.2.2.13.

34

Chống

bán

phá

giá


thay

mặt

nước

thứ

ba...................................
1.2.2.14.

34

Thành

đang

viên

phát

34

triển.........................................................

35

1.2.2.15. ủy ban chống bán phá giá..........................................................

35


1.2.2.16.

đổi

Trao



giải

quyết

tranh

chấp...............................................
1.2.2.17. Giải quyết cuối cùng..................................................................
CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GI
TI

MT

S

NC

THNH

VIấN


CA

36

WTO...........................................

36

2.1. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới.............

37

2.1.1. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá ở các n-ớc phát triển...
2.1.2. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá ở các n-ớc đang ph¸t

38

triĨn...........................................................................................................
2.2. So s¸nh kinh nghiƯm ¸p dơng th chèng b¸n phá giá tại một số
n-ớc thành viên của WTO.................................................................

39

2.2.1. So sánh các giai đoạn điều tra chống bán phá giá và bảo vệ trong
vụ kiện chống bán phá giá.........................................................................
2.2.1.1. Các giai đoạn điều tra chống bán phá giá....................................
2.2.1.2. Bảo vệ trong quá trình điều tra chống bán phá giá......................

2


TIEU LUAN MOI download :

39
39
51


2.2.2. So s¸nh khung ph¸p lý chèng b¸n ph¸ gi¸......................................

53

2.2.2.1. HƯ thèng ph¸p lt vỊ chèng b¸n ph¸ gi¸...................................

53

2.2.2.2. Quy định các loại mẫu, bảng biểu và h-ớng dẫn chủ yếu trong quá trình điều tra chống bán phá
giá.........................................................

2.2.2.3. Bộ m¸y tỉ chøc chèng b¸n ph¸ gi¸..............................................

60
63

2.2.3. Tổ chức nguồn nhân lực và vấn đề liên quan đến nguồn tài chính
cho q trình điều tra chống bán phá giá..................................................

66

2.2.3.1. Tổ chức nguồn nhân lực...............................................................


66

2.2.3.2. Vấn đề tài chính...........................................................................

67

2.3. Đánh giá chung về tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá
tại một số nƣớc thành viên của WTO………………………..

73

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GỢI Ý LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG THUẾ
CHỐNG BN PH GI VIT NAM........................................................

75

3.1. Những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi phải đối mặt với tranh chấp
bán phá giá.....................................................................................

75

3.2. Khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam...............

82

3.2.1. Các quy định hiện tại của Việt Nam liên quan đến thuế chống
bán phá giá................................................................................................

82


3.2.2. Tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với
sản xuất trong n-ớc...................................................................................

83

3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam và vấn đề ¸p dơng th
chèng b¸n ph¸ gi¸.............................................................................

84

3.2.4. Mét sè vÊn ®Ị liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở
Việt Nam...................................................................................................

86

3.2.5. Kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam...

88

3.3. Gợi ý một số giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán
phá giá ở Việt Nam..........................................................................

89

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý vỊ chèng b¸n ph¸ gi¸............................

90

3


TIEU LUAN MOI download :


3.3.1.1. Quy định biểu mẫu và cẩm nang h-ớng dẫn................................

90

3.3.1.2. Tổ chức chính quyền và t- pháp..................................................

92

3.3.1.3. Lợi ích xà héi trong viƯc ¸p dơng biƯn ph¸p chèng b¸n ph¸ giá..

92

3.3.2. Tổ chức nguồn nhân lực và vấn đề liên quan đến nguồn tài chính
cho quá trình điều tra chống bán phá giá..................................................

93

3.3.2.1. Tổ chức nguồn nhân lực .............................................................

93

3.3.2.2. Nguồn tài chính cho quá trình điều tra chống bán phá giá..........

94

Kết luận ...................................................................................................


96

Danh mục tài liệu tham khảo

4

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Tác động của việc bán phá giá.................................................

8

Hình 1.2. Tác động của thuế chống bán phá giá......................................

13

Bảng 2.1. Thời hạn trong các giai đoạn điều tra (Hiệp định chống bán
phá giá của WTO).....................................................................................

41

Bảng 2.2. Thời hạn trong các giai đoạn điều tra của Hoa

42

Kỳ...................
Bảng 2.3. Thời hạn trong các giai đoạn điều tra của úc...........................


43

Bảng 2.4. Thời hạn trong các giai đoạn điều tra ca n

43

Độ.....................
Bảng 2.5. Thời hạn điều tra của một số n-ớc...........................................

44

Bảng 2.6. Bảng xác định giá thông th-ờng tại một số n-ớc.....................

54

Bảng 2.7. Thuế chống bán phá giá dựa trên các yếu tố nào?...................

56

Bảng 2.8. Nguồn tài chính trong giai đoạn bảo vệ chống bán phá giá.....

68

Bảng 2.9. Nguồn tài chính cho giai đoạn khởi kiện chống bán phá gi¸...

70

5


TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC VIẾT TẮT

ADA

Hiệp định chống bán phá giá

BĐPG

Biên độ phá giá

CIT

Tòa án Thương mại Quốc tế

EP

Giá xuất khẩu

EU

Liên minh châu Âu

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

GTTT


Giá trị tương tự

GXK

Giá xuất khẩu

ITA

Cơ quan quản lý thương mại quốc tế

ITC

ủy ban Thương mại Quốc tế

NV

Giá thông thường

SPTT

Sản phẩm tương tự

TMRO

Văn phịng rà sốt các biện pháp thương mại

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


6

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa, Việt Nam đã
tham gia nhiều tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế và khu vực như Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) năm 1995, Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn
hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, ký Hiệp định
Thương mại song phương với Hoa Kỳ năm 2000. Tháng 11 năm 2006, Việt
Nam được kết nạp là thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Đây là một mốc quan trọng, đánh dấu quá trình hội nhập sâu hơn của
nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, trong đó
cơ hội lớn nhất đó là các doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng khả năng tiêu
thụ hàng hóa, dịch vụ nhờ việc mở rộng các thị trường ngoài nước. Bên cạnh
đó chúng ta cịn có cơ hội tiếp cận các nguồn hàng, dịch vụ đa dạng, phong
phú với giá cạnh tranh của các nước khác nhau trên thế giới, đặc biệt là máy
móc, trang thiết bị kỹ thuật cao cấp và các yếu tố đầu vào. Bên cạnh cơ hội,
Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Sự thách thức lớn nhất
mà Việt Nam phải đương đầu đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa trong
nước với hàng hóa nước ngồi. Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam
buộc phải thực hiện lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở

7


TIEU LUAN MOI download :


cửa cho hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam. Đã đến lúc Việt Nam phải tính
đến trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài muốn chiếm lĩnh thị trường Việt
Nam bằng cách bán phá giá các sản phẩm xuất khẩu của họ vào thị trường
Việt Nam.
Những năm trước đây nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá
giá gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất các mặt hàng cùng loại trong nước thì
trong những năm tới lại cịn gây ra những tổn thất lớn hơn do khi đó hàng rào
bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng sẽ biến mất, đồng thời thuế
suất thuế nhập khẩu bị giảm xuống. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu và áp
dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với quy định của WTO, trong đó có
thuế chống bán phá giá.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng ở Canada vào năm 1904 và ngày
càng được áp dụng rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở những
nước đang phát triển. Đây là công cụ bảo vệ hiệu quả hàng sản xuất trong
nước khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu bị bán phá giá.
Mặc dù Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất,
nhập khẩu số 04/1998/QH 10 ngày 25/05/1998 cho phép áp dụng thuế bổ
sung đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam, Quyết định số
46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/04/2001 cũng xây dựng
nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá năm 2001, Pháp lệnh của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 quy định
về việc chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam, Nghị định của
Chính phủ số 90/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 hướng dẫn chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam
nhưng cho đến nay Việt Nam chưa áp dụng trường hợp thuế chống bán phá
giá nào. Trong khi đó nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển và
đang phát triển đã khởi kiện và áp dụng rất thành công thuế chống bán phá giá


8

TIEU LUAN MOI download :


đối với hàng nhập khẩu vào nước họ, giúp bảo vệ và mang lại lợi ích to lớn
cho các ngành sản xuất trong nước. Đã đến lúc Việt Nam cần phải áp dụng
thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt trong
bối cảnh Việt Nam vừa được kết nạp là thành viên của WTO vào tháng
11/2006. Việt Nam là nước đi sau, chưa từng có kinh nghiệm trong việc áp
dụng thuế chống bán phá giá. Việc nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng của các
nước đi trước và rút ra những bài học trong quá trình xây dựng, hồn thiện và
thực thi các quy định trong lĩnh vực chống bán phá giá là thực sự cần thiết đối
với Việt Nam.
Với các lý do nêu trên và căn cứ vào tình hình nghiên cứu đề tài trong
và ngồi nước, chúng tơi đề xuất nghiên cứu đề tài Thuế chống bán phá giá
ở một số nước thành viên WTO và một số gợi ý cho Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề áp dụng thuế chống bán phá giá là
một vấn đề được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên
phần lớn các nghiên cứu chủ yếu trình bày dưới dạng đơn lẻ, chưa có sự so
sánh một cách tổng quát việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại một số nước.
Sau khi Việt Nam bị Mỹ kiện bán phá giá một số mặt hàng thủy sản, đã
có một số cơng trình nghiên cứu trong nước về kinh nghiệm áp dụng thuế
chống bán phá giá tại một số nước tiêu biểu. Nhóm tác giả của Bộ Thương
mại (nay là Bộ Công thương) với Dự án “Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế
thế giới: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực chống bán phá giá” phân tích thực
trạng áp dụng thuế chống bán phá giá tại một số nước, từ đó gợi ý một số giải
pháp cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam. Tuy nhiên, cơng

trình này trình bày kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số
nước vẫn còn dàn trải, do vậy những gợi ý đưa ra chưa thực sự có tính thuyết
phục cao.

9

TIEU LUAN MOI download :


Tác giả Hồng Tích Phúc cùng nhóm tác giả của Vụ hợp tác đa biên –
Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) với đề tài khoa học “Cơ sở khoa
học áp dụng biện pháp chống bán phá giá ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế” đã đưa ra những luận chứng khẳng định sự cần thiết của
việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam
thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi
ý cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam. Tuy nhiên, những gợi
ý trên chưa thực sự dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước.
Nhóm tác giả của VCCI với đề tài “Hệ thống ngắn gọn về WTO và các
cam kết gia nhập của Việt Nam: Phá giá và thuế chống bán phá giá” nghiên
cứu về sự cần thiết áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam khi Việt Nam
đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Trong nghiên cứu của mình,
nhóm tác giả cũng đưa ra một số gợi ý cho việc áp dụng thuế chống bán phá
giá ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng giống như nghiên cứu trên, những gợi ý mà
nhóm tác giả đưa ra hoàn toàn dựa trên mặt lý thuyết, dựa vào những cam kết
của Việt Nam khi ra nhập WTO mà chưa tính đến kinh nghiệm thực tiễn mà
các nước đi trước đã làm được.
Một số đề tài khác của các tác giả Bộ Thủy sản có đề cập đến sự cần
thiết phải nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá
của các nước trên thế giới khi Việt Nam liên tục phải đối đầu với các vụ kiện
của Mỹ. Tuy nhiên, những cơng trình này mới chỉ xuất phát trên cơ sở nhu

cầu thực tế của ngành thủy sản Việt Nam trong một giai đoạn ngắn nhất định.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu ở dạng các bài báo chuyên ngành như
“Những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá”, Tạp chí thương mại, (số 10/2005), đã phân tích những
khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm nhưng lại phải
liên tục đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ, đã gợi ý một số

10

TIEU LUAN MOI download :


giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở các
giải pháp đối phó với các vụ kiện đơn giản; “Rà soát các quy định của Pháp
luật Việt Nam về chống bán phá giá, chống trợ cấp, trợ cấp và cạnh tranh với
cam kết của Việt Nam trong WTO” của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang VCCI cũng phân tích và gợi ý một số chỉnh sửa về pháp lý của Việt Nam đối
với vấn đề áp dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, những gợi ý này vẫn
rất nhỏ hẹp, mới chỉ dừng ở một khía cạnh của vấn đề áp dụng thành công
thuế chống bán phá giá.
Một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài như “Xu hướng và các
yếu tố tạo nên các hành động chống bán phá giá, một quan điểm toàn cầu”
(2003) của tác giả Aradhna Aggarwal đã đưa ra cái nhìn tồn cảnh về việc cần
thiết áp dụng thuế chống bán phá giá với tất cả các nước khi hội nhập sâu vào
nền kinh tế thế giới; “Việt Nam gia nhập WTO: Phân tích thuế quan, Ngành
và trợ cấp” (2005) của hai tác giả Loard Montague và Nguyễn Trường Sơn đã
đưa ra những phân tích đối với Việt Nam khi phải làm quen với các loại thuế
mới, trong đó có thuế chống bán phá giá.
Các nghiên cứu đề cập đến việc Việt Nam cần thiết phải áp dụng thuế
chống bán phá giá khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào
nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn còn sơ bộ, chủ yếu

đưa ra lý thuyết và các số liệu thống kê trong từng giai đoạn của các nước trên
thế giới. Vì vậy, việc bổ sung và phát triển những vấn đề còn chưa nghiên cứu
hoặc nghiên cứu một cách đơn giản, riêng rẽ đối với vấn đề áp dụng thuế
chống bán phá giá ở Việt Nam là mục tiêu của luận văn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

11

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn nghiên cứu so sánh kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá
giá của một số nước tiêu biểu là thành viên của WTO nhằm gợi ý một số giải
pháp cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến phá giá và thuế chống
bán phá giá.
- Nghiên cứu so sánh kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của
một số nước thành viên của WTO dựa trên các tiêu chí so sánh quá trình điều
tra chống bán phá giá và bảo vệ trong quá trình điều tra chống bán phá giá, so
sánh khung pháp lý chống bán phá giá, so sánh việc tổ chức nguồn nhân lực
và các vấn đề tài chính liên quan cho quá trình điều tra chống bán phá giá.
- Gợi ý một số giải pháp đối với việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở
Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định thuế chống bán phá giá trong Tổ chức

thương mại thế giới WTO, tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế
giới thời gian qua, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số
nước tiêu biểu là thành viên của WTO.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ nghiên cứu những quy định về thuế chống bán phá giá
trong WTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở một số nước thành viên
của WTO, cụ thể là Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ.
- Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 1995 đến năm 2008, có
tính đến những văn bản pháp luật mới trong thời gian gần đây.

12

TIEU LUAN MOI download :


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, và một số phương pháp nghiên cứu chung trong lĩnh vực kinh tế
như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và dự báo.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ những điểm chung và những điểm riêng trong việc áp dụng
thuế chống bán phá giá của một số nước, từ đó rút ra một số bài học hữu ích
đối với việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam.
- Gợi ý một số giải pháp cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở
Việt Nam.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, bảng biểu và danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về bán phá giá, thuế chống bán phá giá và hiệp

định chống bán phá giá của WTO.
Chương 2: Kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá tại một số
nước thành viên của WTO.
Chương 3: Một số gợi ý liên quan đến việc áp dụng thuế chống bán phá
giá ở Việt Nam.

13

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ, THUẾ CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ VÀ HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO
1.1. Một số vấn đề chung về bán phá giá và thuế chống bán phá giá
1.1.1. Khái niệm bán phá giá và ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá
1.1.1.1. Khái niệm bán phá giá
Trong ngôn ngữ tiếng việt, “bán phá giá” thường được hiểu là hành
động bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên
thị trường, làm cho những người khác phải hạ giá bán. Như vậy ở đây có sự
so sánh về giá trên cùng một thị trường. Tuy nhiên, khái niệm bán phá giá
trong thương mại quốc tế có hàm ý so sánh về giá ở hai thị trường khác nhau:
thị trường nước nhập khẩu và thị trường nước xuất khẩu, mặc dù giá bán ở thị
trường tiêu thụ (nước nhập khẩu) có thể khơng khác nhau, thậm chí có thể xảy
ra trường hợp giá bán cao hơn giá hiện hành.

14

TIEU LUAN MOI download :



Bán phá giá được định nghĩa dựa trên các khái niệm sau:
Theo Khoản 1, Điều VI của GATT 1994: “... bán phá giá, là cách hàng
hóa của một nước được đưa vào thị trường của nước khác với mức giá thấp
hơn giá trị thơng thường của hàng hóa,....” [11]
Theo Điều 2.1, ADA: “.., một hàng hóa được coi là bị bán phá giá, có
nghĩa là được đưa vào thị trường của nước khác ở mức giá thấp hơn giá trị
thông thường, nếu giá xuất khẩu của một hàng hóa được xuất khẩu từ một
nước sang nước khác thấp hơn giá có thể so sánh được, trong điều kiện
thương mại thơng thường, là giá của hàng hóa tương tự được bán để tiêu
dùng tại nước xuất khẩu đó. ” [11]
Theo Điều 3.1, Pháp lệnh Chống phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam (Pháp lệnh): “Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là
bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hóa đó được bán với giá
thấp hơn giá thông thường.... ” [16]
Như vậy, nhìn chung các quan niệm quốc tế nói chung và quan niệm
của Việt Nam nói riêng đều thống nhất quan điểm cho rằng hiện tượng “bán
phá giá” xảy ra khi hàng hóa xuất khẩu được bán sang một nước khác với giá
thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa (của nước xuất khẩu). Nếu đọc lướt
qua, định nghĩa này thật đơn giản, chỉ việc so sánh giữa giá xuất khẩu với giá
bán tại nội địa, nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa tức là có sự bán phá
giá. Tuy nhiên, sự việc lại không đơn giản chút nào khi một loạt câu hỏi được
đặt ra cần giải quyết khi so sánh giá để đảm bảo sự chính xác và cơng bằng:
giá nội địa là giá nào? Là giá bán buôn hay giá bán lẻ? Giá xuất khẩu là giá
nào? v.v...
1.1.1.2. Tác động của việc bán phá giá
Tác động của việc bán phá giá được đánh giá một cách đơn giản theo
hình dưới đây. Trước khi có việc hàng của nước khác được bán vào thị trường

15


TIEU LUAN MOI download :


một nước với giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu mặt hàng đó cân bằng ở
điểm E, với giá P1 và lượng tiêu thụ Q1, hoàn toàn là hàng sản xuất trong
nước. Tuy nhiên, khi có nguồn hàng nước ngoài bán với giá thấp hơn là P2,
lượng tiêu thụ tăng lên Q2, trong đó lượng hàng sản xuất trong nước giảm
xuống chỉ còn Q’2, lượng hàng nhập khẩu là Q2 - Q’2.

Hình 1.1. Tác động của việc bán phá giá
Từ hình này cho thấy thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm một
lượng bằng diện tích hình thang ABDE, trong khi đó thặng dư của nhà sản
xuất trong nước giảm một lượng bằng diện tích hình thang ABCE. Như vậy,
có thể thấy tác động của việc bán phá giá là: gây thiệt hại cho ngành sản xuất

16

TIEU LUAN MOI download :


nội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Về tổng thể, toàn xã
hội được lợi bằng diện tích tam giác CDE.
Xuất phát từ thành kiến cố hữu, việc “bán phá giá” thường được coi là
có tác động tiêu cực, thường vì lý do làm giảm lợi nhuận của những người
bán hàng khác hoặc gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của
nước nhập khẩu, cho nên người ta thường tìm biện pháp để chống lại hành
động này. Tuy nhiên, cần phải có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi
trường hợp bán phá giá để xem có phải mọi hành động bán phá giá đều có hại
hay khơng để từ đó có biện pháp đối phó thích ứng.
Có thể hình dung các trường hợp bán phá giá sau đây:

Thứ nhất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nước xuất khẩu
nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất;
Thứ hai, giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và tất nhiên là thấp
hơn giá thị trường trong nước. Trong trường hợp này cịn có thể xảy ra một số
tình huống khác nhau, tùy thuộc vào định nghĩa chi phí sản xuất: chi phí bình
qn hay chi phí biên.
- Trường hợp thứ nhất: giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa
nhưng cao hơn chi phí sản xuất.
Trường hợp này có thể xảy ra khi một hãng chiếm vị thế độc quyền
hoặc gần như độc quyền ở thị trường nội địa xuất phát từ điều kiện tự nhiên
hoặc do được hưởng lợi thế từ hàng rào thương mại, nhưng phải cạnh tranh ở
thị trường nước xuất khẩu. Trong trường hợp này, vì mục đích tối đa hóa lợi
nhuận, hãng đó sẽ lợi dụng vị thế độc quyền của mình để ấn định giá bán
trong nước cao hơn, chừng nào thị trường đó cịn chấp nhận được. Trong khi
đó, do phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu, hãng đó chỉ có thể bán
với giá đang tồn tại ở thị trường đó. Như vậy đã xảy ra hiện tượng bán phá giá
như định nghĩa ở trên.

17

TIEU LUAN MOI download :


Nếu việc bán phá giá này không làm giá ở thị trường nước nhập khẩu
thay đổi (do cạnh tranh ở đây hồn hảo), sẽ khơng làm ảnh hưởng đến lợi ích
của nước nhập khẩu, và vì thế sẽ khơng cần phải có biện pháp chống lại.
Tuy nhiên, nếu việc bán phá giá này xảy ra với một lượng lớn và trong
thời gian dài, làm giảm giá ở thị trường nước nhập khẩu, sẽ gây tác động đến
lợi ích của nước nhập khẩu. Người tiêu dùng sẽ được lợi từ giá thấp, nhưng
ngược lại các nhà sản xuất và công nhân trong ngành cơng nghiệp đó sẽ bị

thiệt hại vì lợi nhuận và lương bị giảm. Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu
phụ thuộc vào việc lợi ích của người tiêu dùng có lớn hơn thiệt hại của người
sản xuất và công nhân hay không.
Ngay cả trong trường hợp về tổng thể nước nhập khẩu bị thiệt hại cũng
khó có lý do để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa của
hãng đó nhằm khắc phục thiệt hại bởi vì hãng đó có thể lập luận rằng do điều
kiện thị trường của nước nhập khẩu là cạnh tranh, bất kỳ hãng nào cũng có thể
tham gia thị trường đó và làm cho giá giảm xuống. Tuy nhiên, để khắc phục
thiệt hại, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp được phép khác như
tự vệ.
- Trường hợp thứ hai: Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất.
Trước hết, để hiểu được ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá thấp hơn
chi phí, cần phân biệt các loại chi phí. Thơng thường, chi phí sản xuất được
phân biệt theo hai loại: chi phí bình quân (average cost) và chi phí biên
(marginal cost). Chi phí bình qn được tính bằng tổng tất cả các chi phí một
hãng phải chịu chia cho lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí biên là chi phí
phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Sự phân bịêt này có ý nghĩa
quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, khơng
phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay
đổi khi lượng sản xuất thay đổi. Chính chi phí biên là yếu tố quyết định trong

18

TIEU LUAN MOI download :


việc định giá của một hãng trong thời gian ngắn hạn khi phải chịu chi phí nhất
định để thâm nhập một thị trường.
Khi nhu cầu của thị trường giảm, kéo theo giá thị trường giảm, và các
hãng theo đó cũng phải giảm giá bán. Nếu giá bán thấp hơn chi phí bình

qn, hãng đó sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, khi một phần chi phí là cố định khơng phụ
thuộc vào lượng sản xuất, mức độ lỗ sẽ phụ thuộc vào lượng hàng bán ra và
vào mức chi phí biên. Nếu giá bán vẫn cao hơn chi phí biên, hãng vẫn tiếp tục
bán với hy vọng sau một thời gian ngắn thị trường sẽ hồi phục, hoặc chỉ để
giảm thiệt hại trước khi rút lui khỏi thị trường đó. Đây là sự phản ứng rất bình
thường của các hãng đối với sự thay đổi của thị trường, kể cả các hãng nước
ngoài và hãng nội địa.
Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhập
khẩu là bất hợp lý vì như vậy sẽ đối xử khơng cơng bằng giữa hãng nội địa và
hãng nước ngoài. Tuy nhiên, một nước vẫn có thể áp dụng các chính sách hỗ
trợ cho các hãng nội địa giảm nhẹ thiệt hại dưới hình thức các biện pháp tự
vệ.
Cũng có những trường hợp các hãng bán với giá thấp hơn chi phí biên.
Trong các trường hợp này không thể xem xét hành động của các hãng với
mục tiêu là nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà vì các mục tiêu khác.
Chiếm lĩnh thị trường. Một hãng nước ngoài, với mục tiêu thiết lập vị
thế độc quyền ở thị trường nội địa, thực hiện chính sách bán sản phẩm của
mình với giá thấp hơn chi phí biên cho đến khi đẩy hết các đối thủ cạnh tranh
khác ra khỏi thị trường mặt hàng đó. Sau khi chiếm được thị trường, hãng đó
lại nâng giá để khai thác lợi thế độc quyền của mình. Ngồi tác động làm cho
các nhà sản xuất trong nước bị phá sản, hành động này cịn làm giảm lợi ích
của toàn xã hội như trong trường hợp độc quyền khác, và do vậy cần có biện
pháp ngăn cản.

19

TIEU LUAN MOI download :


Cạnh tranh giành thị phần. Một trong những biện pháp marketing các

hãng có thể sử dụng để cạnh tranh nhằm tăng thị phần trên một thị trường là
bán với giá thấp hơn chi phí biên trong một thời gian ngắn với hy vọng lượng
hàng bán tăng trong tương lai với giá bình thường sẽ bù đắp phần lỗ.
Tóm lại, có rất nhiều trường hợp các hãng nước ngồi có thể xuất khẩu
hàng của mình sang thị trường nước khác với giá thấp hơn giá nội địa và thậm
chí thấp hơn cả chi phí sản xuất, nhưng khơng phải tất cả mọi trường hợp đều
có thể gán cho cái tên “bán phá giá” để áp dụng các biện pháp ngăn cản.
Trong nhiều trường hợp làm như vậy chỉ tạo ra một sự bảo hộ không cần thiết
cho ngành sản xuất trong nước, làm giảm lợi ích của người tiêu dùng cũng
như của tồn xã hội.
1.1.2. Khái niệm và vai trị của thuế chống bán phá giá
1.1.2.1. Khái niệm thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào
một mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn
của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất hàng tương
tự ở trong nước.
1.1.2.2. Vai trò của thuế chống bán phá giá
Biện pháp được phép sử dụng trong chống bán phá giá là thuế theo tỷ lệ
phần trăm, do vậy tác động về mặt lợi ích đối với xã hội của biện pháp này
cũng giống như tác động của thuế nhập khẩu thông thường theo tỷ lệ phần
trăm. Tác động đó được phân tích theo phương pháp “cân bằng bộ phận (cục
bộ)” như sau:
Khi một sắc thuế T được áp dụng, làm cho giá trong nước của sản
phẩm tăng lên một lượng bằng T. Do vậy, với các yếu tố về cầu của thị trường
nội địa đối với sản phẩm đó khơng đổi, lượng tiêu thụ giảm từ Q1 xuống Q’1,
trong đó lượng hàng sản xuất trong nước tăng từ Q2 lên Q’2, lượng hàng nhập

20

TIEU LUAN MOI download :



khẩu giảm xuống chỉ còn bằng Q’1 - Q’2. Như vậy có thể thấy rõ tác động bảo
hộ của thuế nhập khẩu đối với sản xuất trong nước: làm tăng giá trong nước,
giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất
trong nước được hưởng lợi rõ ràng khi giá trị thặng dư của họ được gia tăng
thêm một lượng bằng diện tích tứ giác ACJG.

Hình 1.2. Tác động của thuế chống bán phá giá
Tuy nhiên, cùng với việc các nhà sản xuất được hưởng lợi thì người
tiêu dùng lại bị thiệt hại: giá trị thặng dư của họ bị giảm một lượng bằng diện
tích tứ giác ABHG.
Nhà nước cũng được hưởng lợi khi ngân sách thu vào từ thuế nhập
khẩu tăng một lượng bằng diện tích hình chữ nhật MNHJ.
Thế nhưng, xét về tổng thể, toàn xã hội sẽ bị thiệt khi lợi ích mang lại
cho các nhà sản xuất trong nước và Nhà nước không thể bù đắp cho thiệt hại
về lợi ích của người tiêu dùng. Lượng thiệt hại của xã hội bằng diện tích tam
giác CMJ cộng diện tích tam giác NBH.

21

TIEU LUAN MOI download :


Ngoài tác động bảo hộ của thuế chống phá giá như phân tích trên đây,
q trình dẫn đến việc áp dụng thuế chống phá giá cũng phần nào có tác động
bảo hộ. Ví dụ, bản thân việc bắt đầu quá trình điều tra chống phá giá có nghĩa
là trong tương lai rất có thể thuế chống phá giá sẽ được áp dụng, làm cho sản
phẩm là đối tượng điều tra trở nên ít hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu,
như vậy phần nào đã ngăn cản dòng hàng hóa nhập khẩu.

1.1.3. Các giai đoạn điều tra chống bán phá giá và các bên tham gia chính
1.1.3.1. Các bên tham gia chính vào điều tra chống bán phá giá
Có thể có sáu bên tham gia q trình điều tra chống bán phá giá.
1. Các nhà sản xuất trong nước
Bên liên quan đầu tiên trong quá trình điều tra chống bán phá giá là các
nhà sản xuất trong nước/ngành sản xuất trong nước chịu tác động tiêu cực từ
hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá.
Một vụ điều tra chống bán phá giá thường được tiến hành khi có yêu
cầu bằng văn bản của các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành
sản xuất trong nước.
Các nhà sản xuất trong nước cần thận trọng quan sát xu hướng của giá
và kim ngạch hàng cạnh tranh. Họ có thể nộp hồ sơ xin điều tra càng sớm
càng tốt ngay sau khi nhận thấy có tác động tiêu cực nếu khơng có một biện
pháp nào được áp dụng trước ngày bắt đầu điều tra.
Các thông tin mà nhà sản xuất trong nước thường cung cấp bao gồm
khối lượng và giá trị của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước, một
danh mục tất cả các nhà sản xuất trong nước được biết đến, mơ tả hàng hóa bị
bán phá giá, xác định các nhà xuất khẩu và sản xuất nước ngoài và bằng
chứng về bán phá giá và thiệt hại.
2. Nhà nhập khẩu/người tiêu dùng

22

TIEU LUAN MOI download :


Nhà nhập khẩu và tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu bị điều tra bán phá giá
có thể có lợi ích chiến lược trong việc chống lại điều tra chống bán phá giá vì
họ sẽ là những người phải chịu gánh nặng do việc áp dụng biện pháp chống
bán phá giá.

3. Nhà xuất khẩu/nhà sản xuất nước ngoài
Các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất nước ngoài phải chịu trách nhiệm và
bị điều tra khi bị kiện bán phá giá hàng hóa. Họ sẽ phải cung cấp thơng tin
cho cơ quan điều tra của nước nhập khẩu thông qua việc trả lời bảng câu hỏi.
Nhà xuất khẩu và người sản xuất nước ngồi sẽ tập hợp tất cả các thơng tin và
số liệu cần thiết càng sớm càng tốt và cung cấp cho cơ quan điều tra. Trong
trường hợp họ không trả lời, cơ quan điều tra chỉ có thể tiến hành dựa trên các
thơng tin mà họ có thường được ngành sản xuất trong nước cung cấp. Thông
thường các thông tin này mang tính bất lợi cho người xuất khẩu.
4. Chính phủ nước xuất khẩu hàng hóa
Trong Hiệp định chống bán phá giá, chính phủ của nước xuất khẩu
được coi là một bên có liên quan trong điều tra. Vì vậy, cơ quan điều tra của
nước nhập khẩu phải thông báo cho chính phủ nước xuất khẩu trước khi tiến
hành điều tra.
Chính phủ nước xuất khẩu sau đó thường thơng báo cho nhà xuất khẩu
có liên quan đến hàng hóa bị bán phá giá, thông thường qua hiệp hội thương
mại có liên quan.
Cuối cùng, nếu cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu đều là thành viên
WTO, chính phủ của nước xuất khẩu có thể khiếu kiện lên cơ quan giải quyết
tranh chấp của WTO nếu nội luật về chống bán phá giá của nước nhập khẩu
không phù hợp với các quy định của Hiệp định chống bán phá giá.
5. Cơ quan điều tra của nước nhập khẩu

23

TIEU LUAN MOI download :


Cơ quan điều tra của nước nhập khẩu chịu trách nhiệm điều tra chống
bán phá giá. Vì vậy, họ chịu trách nhiệm xác định xem liệu có tồn tại việc bán

phá giá hay không, biên độ bán phá giá và thiệt hại như thế nào. Họ phải
thông báo và đưa ra các cơ hội hợp lý cho tất cả các bên có quyền lợi liên
quan thể hiện quan điểm của mình.
6. WTO
WTO có thể là một bên có liên quan nếu cả nước xuất khẩu và nước
nhập khẩu đều là thành viên của WTO. Nếu nước xuất khẩu tin rằng nội luật
của nước nhập khẩu về chống bán phá giá hoặc thậm chí là việc thực thi nội
luật đó vi phạm quy định của ADA, nước thành viên xuất khẩu có thể đưa ra
khiếu kiện tại cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
1.1.3.2. Các giai đoạn điều tra chống bán phá giá
Một vụ việc điều tra chống bán phá giá có thể được tiến hành theo bốn
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu đến thời điểm mở cuộc
điều tra chống bán phá giá.
Giai đoạn 2: Từ thời điểm mở điều tra chống bán phá giá tới thời điểm
đưa ra kết luận sơ bộ.
Giai đoạn 3: Từ thời điểm đưa ra kết luận sơ bộ tới thời điểm đưa ra
kết luận cuối cùng.
Giai đoạn 4: Áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và tiến hành rà
soát.
Khi kết thúc mỗi giai đoạn trong bốn giai đoạn nói trên, việc điều tra
chống bán phá giá có thể được kết thúc.
Giai đoạn 1: Hồ sơ yêu cầu có thể bị từ chối do khơng hợp lệ.
Giai đoạn 2: Cơ quan điều tra có thể đưa ra kết luận sơ bộ mang tính
phủ định, quyết định chấm dứt điều tra về chống bán phá giá.

24

TIEU LUAN MOI download :



×