Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Sơ cứu trẻ nhỏ bị sặc cháo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.11 KB, 4 trang )




Sơ cứu trẻ nhỏ bị sặc
cháo


Để phòng những biến chứng đáng tiếc như trường hợp tổn
thương não do trẻ bị sặc cháo vừa qua, cha mẹ và người chăm sóc
trẻ cần biết cách sơ cứu ban đầu để phòng nguy cơ tử vong.
Sặc cháo khi ăn là một tai nạn dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em. Đối
với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị dị vật đường thở nói chung và bị sặc
cháo nói riêng, cần sơ cứu kịp thời bằng cách áp dụng phương pháp
vỗ lưng và ép ngực.

Phương pháp vỗ lưng được thực hiện với người sơ cứu ngồi hoặc
đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng
tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Người sơ cứu vỗ
5 lần vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.

Phương pháp ép ngực được thực hiện nếu dị vật chưa thoát ra sau khi
dùng phương pháp vỗ lưng. Cần lật trẻ nằm ngữa dọc theo cẳng tay
trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Xác định vị trí ép ngực trẻ ở dưới điểm
giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú. Để tìm vị trí
ép ngực chính xác, cần đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ
điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao
nhau. Tiếp theo dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vừa phải theo hướng từ
ngoài vào trong và từ dưới lên trên.

Nên làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi vị vật
đường thở được tống ra ngoài.



Khi dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra, trẻ trở nên bất tỉnh thì
phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh. Nếu trẻ nhỏ không thở,
không có mạch; cần tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng
ngực với phương pháp thổi ngạt 5 lần bằng cách nâng ngửa đầu trẻ, áp
miệng trùm kín miệng và mũi của trẻ; thổi hơi vừa phải và quan sát
lồng ngực trẻ; sau đó kiểm tra lại. Khi có mạch, có thở thì đặt trẻ về tư
thế nằm nghiêng an toàn, tiếp tục theo dõi và chuyển đến cơ sở y tế.

Nếu trẻ không thở, không có mạch thì tiến hành thổi ngạt kết hợp với
ép tim ngoài lồng ngực. Đặt trẻ nằm ngửa trên nền phẳng, cứng. Ép
tim ngoài lồng ngực tại vị trí dưới điểm giao nhau giữa xương ức và
đường ngang qua 2 núm vú; nên đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt
đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát
điểm giao nhau. Thực hiện với tần số 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt,
được gọi là 1 chu kỳ. Làm 5 chu kỳ liên tục, sau đó dừng lại, kiểm tra
mạch, nhịp thở của trẻ. Thực hiện liên tục cho đến khi trẻ có dấu hiệu
đáp ứng thể hiện như có mạch đập và thở được.

Cảnh báo nếu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị dị vật đường thở như sặc cháo khi
ăn, cần sơ cứu kịp thời bằng phương pháp vỗ lưng và ép ngực. Nếu
thất bại, trẻ bất tỉnh và đi vào hôn mê, phải sơ cứu khẩn cấp bằng
phương pháp hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Trước khi có
nhân viên y tế trợ giúp, cộng đồng người dân cần trang bị cho mình
những kiến thức và kỹ thuật cần thiết để sơ cứu trong những trường
hợp cần thiết.

×