Từ xưa, bốn mùa luân chuyển xuân hạ thu đông luôn là ngọn nguồn sáng tác cho các
thi nhân. Mùa thu ln khiến thi nhân phải động lịng thương u bởi đó là mùa của
những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất, mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc
nhất. Mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi; đi vào thơ Nguyễn Đình Thi
là tiếng vọng từ đất nước ngàn đời. Còn mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu”
thật đẹp, thật nên thơ và trữ tình, và tấm lịng của nhà thơ cũng thật duyên. Sang thu
đã thể hiện được tâm trạng xốn xang, bâng khuâng của nhà thơ trước những biến
chuyển tinh tế của đất trời cũng như bức tranh thiên nhiên nơi đồng bằng Bắc Bộ lúc
giao mùa.
Nhà thơ là người trải nghiệm, đi nhiều và viết nhiều. Ông có nhiều sáng tác đặc sắc về
cuộc sống thơn q. Với hồn thơ dân dã, dung dị, nhẹ nhàng, đằm thắm mà đầy chất
trữ tình, các bài thơ của Hữu Thỉnh luôn được bạn đọc yêu mến và đánh giá cao. Bài
thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977 rất dung dị, nhẹ nhàng, giàu ý nghĩa như
chính phong cách sáng tác của nhà thơ. Bài thơ Sang thu cho thấy vẻ đẹp của mùa thu
có lẽ là cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Nhà thơ đã cảm nhận cái thời khắc
sang thu bằng cả một hệ thống hình ảnh thiên nhiên qua nhiều yếu tố và bằng nhiều
giác quan với sự rung động thật tinh tế. Chính là sự cảm nhận tinh tế của ông đối với
từng hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa mà những rung động ấy đã lan truyền sang ta
như một tiếng nói đồng điệu.
Thiên nhiên nơi miền quê Bắc Bộ được cảm nhận từ những điều vơ hình. Bức tranh
thiên nhiên đẹp ấy đã được người thi nhân cảm nhận phác họa một cách tinh tế và sinh
động, giàu sức biểu cảm qua xúc giác, khứu giác và thị giác. Những tín hiệu sang thu
nhẹ nhàng khi đất trời giao mình chuyển mùa trong một khơng gian nên thơ nhẹ nhàng:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vơ hình (hương, gió), mờ ảo (sương chùng
chình), nhỏ hẹp và gần (ngõ). Đó là những cảm nhận rất riêng của nhà thơ. Đầu tiên là
sự cảm nhận về hương vị. Cái hương ổi chín thường khó đọng lại trong những cơn gió
nồm nam thổi mạnh của mùa hè, giờ đây bỗng “phả vào trong gió se”, đem đến hương
vị dịu ngọt, đằm thắm của mùa thu khiến nhà thơ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự
thay đổi của thiên nhiên. Động từ “bỗng” đặt đầu câu như một sự ngạc nhiên kỳ lạ của
nhà thơ về thời khắc giao mùa đầy xao xuyến này của tác giả. Từ “phả” là động từ
mạnh diễn tả dư vị nồng nàn, đậm đà mùi hương ổi đang lan tỏa trong. Gió se là gió
nhẹ, khơ và hơi lạnh – gió của mùa thu, gió báo hiệu mùa thu đã đến. Gió se mang theo
hương ổi của đồng q. Chính làn gió này đã mang hương ổi đi xa hịa quyện với
khơng gian cùng đất trời tạo nên vẻ đẹp của bài thơ. Nhận ra trong gió có hương ổi là
cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một
tín hiệu mùa thu quen thuộc dân dã mà thi vị, ông đã phát hiện ra một nét đẹp thật đáng
yêu của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Cảm nhận được dư vị của trái ổi
thơm phả trong gió, cịn có sương thu. Nhưng khơng phải là “sương thu man mác đầu
ghềnh” của Tản Đà mà là: “Sương chùng chình qua ngõ”- một hình ảnh lung linh huyền
ảo. Khơng cịn là những hạt sương mà đã là một màn sương mỏng nhẹ trôi, đang
chuyển động chầm chậm nơi đường thơn ngõ xóm. “Chùng chình” là từ láy gợi hình
diễn tả hành động chậm chạp như là cố ý chậm lại, làn sương nhẹ nhàng mỏng manh e
ấp như nàng thiếu nữ đôi mươi xao xuyến trước những rung động. Màn sương được
nhân hóa trở nên có hồn, tinh tế đầy sinh động. Sương qua ngõ chùng chình – Ngõ ở
đây vừa mang ý hiện thực là ngõ nhỏ nơi thơn xóm lại như là ẩn dụ với cửa ngõ của
thời gian đang từ từ bước qua ranh giới giữa hạ và thu. Hình ảnh sương về qua ngõ
với nhịp điều chùng chình, là cảm nhận của tác giả với những xúc cảm xốn xang… Nhà
thơ đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng, như người
đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhà ai…… Đã cảm nhận được thu sang
qua “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình”, mà thi nhân vẫn cảm thấy ngỡ ngàng,
bâng khuâng:
Hình như thu đã về.
Thu đã về thật rồi sao, lại còn phải ngẩn ngơ? Phải chăng bấy lâu nay ta đã thờ ơ với
nó để đến giờ ta cảm thấy lạc lõng khó có thể khẳng định được thu đã sang hay chưa.
Cả đoạn thơ không chỉ đặc sắc ở tả cảnh mà còn là sự rung rinh cảm nhận trước một
cái gì đó mơ hồ,như có, như khơng. Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ
ngàng. Do ngỡ ngàng nên cả khứu giác, cả xúc giác và thị giác đều như mách bảo thu
về mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc. “Hình như” là sự phỏng đốn nửa tin, nửa
ngờ, là cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thi
sĩ. Mở đầu bằng một sự tình cờ “bỗng" và khép lại khổ thơ bằng cái "hình như”, Hữu
Thỉnh gửi vào lịng người đọc sự thoáng chốc, bất giác về tiết lập thu cũng như cảm
nhận, mơ hồ mong manh trong tâm thế về sự trở về của mùa thu. Qua đó, ta hiểu tâm
hồn nhà thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết.
Từ một phản xạ tự nhiên, nhà thơ đã định thần trở lại để ngắm nhìn thu sang. Thu sang
với những hình ảnh quen thuộc tiếp tục được nhà thơ phát hiện:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã.
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Nếu như ở khổ đầu khơng gian bị bó hẹp, thì đến đây khơng gian đã rộng mở hơn, từ
tầm cao cũng như tầm xa. Sự vận động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa
được cụ thể hoá bằng những đổi thay của vạn vật. Từ láy “dềnh dàng” “vội vã” đã phần
nào thể hiện sinh động nhịp thở của đất trời khi sang thu. Sơng lúc sang thu được nhân
hóa trở nên có hồn khơng cịn cuộn chảy dữ dội như những ngày hè mưa lũ, mà êm ả
dềnh dàng như đang lắng lại, đang trầm xuống, lắng lại để rồi lững lờ trôi. Một chữ
“dềnh dàng” mà nói lên được cái dáng vẻ khoan thai, thong thả của con sông mùa thu,
ngỡ như nó được nghỉ ngơi thoải mái khi mùa nước lũ cuồn cuộn đã đi qua. Ta như
nhận thấy dịng sơng cũng dùng dằng và ngập ngừng níu kéo nhịp thở của mùa hạ. Đối
lập với hình ảnh đó là hình ảnh đàn chim bắt đầu “vội vã” bay về tổ lúc hồng hơn. Hẳn
là đàn chim đã bắt đầu cảm nhận được chút se lạnh của tiết trời. Từ “bắt đầu” trong ý
thơ được dùng rất độc đáo “bắt đầu vội vã” chứ không phải là “đang vội vã”. Phải tinh tế
lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm mới nhận ra được sự bắt đầu trong những cánh
chim bay. Nghệ thuật đăng đối vô cùng điêu luyện của tác giả đã giúp cho hình ảnh thơ
trở nên giàu chất tạo hình, đẹp hơn và thơ mộng hơn.
Cánh chim trời vội vã bay đi, “có đám mây mùa hạ” cịn vương lại. Và mây lưu luyến
bắc chiếc cầu: Vắt nửa mình sang thu. Hành động được nhân hóa này mang ý diễn tả
sự vận động của thời gian. Không gian thơ cũng như trở nên rộng mở hơn, bao la hơn
với hình ảnh đầy chất tạo hình này. Hình ảnh đám mây mềm mại như một tấm lụa nhẹ
nhàng vắt ngang bầu trời. Đây là một hình ảnh rất giàu tính tưởng tượng. Một liên
tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Người ta thường nói: khăn vắt vai, con đường
mịn vắt ngang sườn núi... Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnh
mới mẻ, gợi cảm: hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa. Cảnh vật như trở nên
vừa hư vừa thực. Mây trời cũng giống như người chỉ qua nhột từ “vắt” như giao thoa
giữa hai mùa cũng chỉ ngắn ngủi trong khoảnh khắc. Phải chăng, cái ranh giới giữa
mùa hạ và mùa thu mong manh lắm chỉ trong gang tấc, cái trôi lững thững của mây hạ
đã dạt nửa mình sang thu. Khơng phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp
của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ
tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Hữu Thỉnh hẳn phải là người có
tâm hồn tinh tế cùng với tình yêu tha thiết với thiên nhiên và đất nước mới có thể sáng
tạo nên những vần thơ đặc sắc này. Ngòi bút tài năng này đã khiến chúng ta không thể
không cảm phục.
Từ những rung động mãnh liệt và xúc cảm xuyến xang khi đất trời vào thu, nhà thơ
chuyển sang giọng điệu chiêm nghiệm và suy ngẫm sâu xa:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Những biến chuyển của nắng, mưa, sấm trong lúc giao mùa với những nhận xét tinh tế
của một người am hiểu tường tận các hiện tượng thời tiết này. Là sấm, là mưa, nắng,
là những hiện tượng điển hình của mùa hạ nhưng đã có sự thay đổi mức độ trong cái
khoảnh khắc giao mùa. Cái nắng chói chang của những ngày hạ đã dần nhạt màu,
những cơn mưa rào vội vã cũng đã vơi dần. Lại thêm một sự đối lập: nắng vẫn còn
nhưng mưa đã vơi dần. Mùa thu nắng sẽ nhạt dần, nhưng lúc giao mùa, nắng cuối hạ
vẫn còn nồng, còn sáng. Những ngày sang thu, đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt và
cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ thường chỉ có trong mùa hạ. Các từ ngữ: “Vẫn
còn” “vơi dần” “cũng bớt bất ngờ” đã diễn tả mức độ giảm dần của hiện tượng khi đất
trời sang thu. Tất cả đã đi vào chừng mực, vào thế ổn định mang nét đặc trưng của
mưa nắng phút giao mùa sang thu. Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ
cảm xúc giao mùa của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên.
Nhịp thơ nhịp nhàng khiến cho ta tưởng các câu mang ý nghĩa tương đương nhau
nhưng không phải. Rõ ràng sự tăng cấp được sử dụng thật khéo léo trong cả ba câu
thơ. Cuối cùng, chúng trở thành địn bẩy để tơn lên vẻ trầm mặc im lìm trên những
hàng cây đứng tuổi.
Trên hàng cây đứng tuổi
Lấy động tả tĩnh chính là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công trong bài
thơ. Việc này khiến cho người đọc hình dung được rằng sự thét gào dữ dội hay chính
mùa hạ đang mất dần và thu đậm nét hơn trước mắt bao người. Từ thu của thiên
nhiên, thu của đất trời mà ở đây ta cũng có thể hiểu là thu của đất nước Việt Nam. Có
nơi nào mang sắc thu vàng mộng mơ, lãng mạn như Việt Nam. Hữu Thỉnh khơng nói
thu cụ thể ở nơi nào nhưng ơng đã ngầm đem đến cho ta cái ngọt ngào của thu Việt
Nam, thu Bắc Hà, thu Hà Nội. Mùa thu quá đẹp chắc tại lòng người yêu quê hương lắm
hay sao?
Ngẫm lại cho kỹ, hình như bài thơ cịn có một ẩn ý khác. Thu thiên nhiên, thu đất nước
và cũng là thu của lòng người. Đơn cử hai câu kết bài thơ:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Không đơn thuần tả cảnh, đôi câu thơ kết lại bao suy ngẫm sâu sắc. Sấm chớp hay
chính là tác động của ngoại cảnh, những vạng động, biến cố bất thường trong cuộc
đời. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo“hàng cây đứng tuổi” vừa gợi lên hình ảnh những hàng cây
sang thu (những cành cây xum xuê, lâu năm, rễ đã cắm sâu dưới lịng đất rất chắc
chắn. Những mùa mưa giơng qua đi đã tôi luyện sự dẻo dai bền bỉ của những hàng
cây.) vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những
thăng trầm biến động của cuộc đời. Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, liên
tưởng đến những đổi thay của mùa thu đời người, để rồi ta thấu hiểu ra rằng: “Hãy biết
chấp nhận, bình tĩnh sống với niềm tin. Hãy mở rộng lịng mình để u thiên nhiên, đất
nước, con người.” Bài thơ kết thúc, nhưng dư vị vẫn còn để người đọc tiếp tục nghĩ suy
thêm về cái điều nhà thơ tâm sự. Chúng khâm phục sự cảm nhận tinh tế của tác giả
cũng như những chiêm nghiệm và suy ngẫm sâu sắc.
Với giọng thơ êm ái, chậm rãi và nhẹ nhàng, bài thơ đã đưa người đọc vào thế giới tâm
hồn nhạy cảm của thi sĩ. Đắm mình trong âm điệu, trong từng chữ, từng câu lắng lại với
các hình ảnh thân thuộc, người đọc nhận ra những rung cảm tinh tế của nhà thơ về sự
biến đổi nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời, của tuổi đời những con người từng trải. Đó là
biểu hiện của một tâm hồn yêu sống, một tâm hồn không già theo năm tháng, một niềm
tin vào cuộc đời, một hồn thơ, một nguồn thi cảm không bao giờ vơi cạn trước thiên
nhiên.
Từng trải tạo nên bản lĩnh. Có nhà văn nước ngồi đã đặt tên cuốn hồi kí đời mình: Tơi
thú nhận là tơi đã sống. Cái tên nặng chắc những từng trải chất chứa của đời người.
Sang thu hố ra khơng chỉ tả cảnh mà cịn là bài thơ chính luận thế sự, kín đáo thuyết
phục chúng ta tìm sức mạnh chủ động ngay trong tình thế đã “sang thu” của năm tháng
đời người. Thế là tử tâm trạng thiên nhiên để tả cảnh chuyển mùa, bài thơ đã hạ trại
vào tâm trạng con người mà bàn luận cách ứng xử việc đời. Gấp lại những vần thơ thu
của Hữu Thỉnh, người đọc như thấy vương vấn trong tâm hồn, đánh thức tình cảm của
mỗi
người về tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.
Phân tích mùa xuân nho nhỏ
Lắng tai nghe…
Khúc nhạc mùa xuân đang mời gọi
Dõi mắt nhìn…
Sắc xuân lung linh tràn ngập cả đất trời.
Vâng! Xuân về đánh thức ngàn cây cỏ nội đâm chồi nảy lộc. Xuân đến còn đánh thức
nguồn cảm xúc vơ tận của thi nhân. Lắng lịng lại, ta nghe đâu đây sắc xn, tình xn
đang hịa quyện trong vũ điệu giao mùa, đang rạo rực trong tâm hồn Thanh Hải để “Mùa
xuân nho nhỏ” ra đời. Bài thơ với lời giản dị, tứ thơ sâu lắng nhưng ôm trọn tâm hồn đơn
hậu, bình dị, thiết tha u cuộc sống của nhà thơ.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, ngay trên
giường bệnh và chỉ ít lâu sau tháng 12 năm 1980, nhà thơ mãi mãi ra đi. Ở giữa mùa đông
giá rét của xứ Huế, đối mặt với biên giới giữa sự sống và cái chết nhưng không làm trái tim
nhà thơ nguội lạnh. Ngược lại, tâm hồn thi nhân càng nảy nở, bừng sức sống để cảm nhận
sâu sắc về một mùa xn nồng ấm tình người, khiến ngịi bút nở hoa để một “Mùa xuân
nho nhỏ” ấm áp tâm tình của thi nhân trước thiên nhiên, con người, cuộc sống.
Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm mới, là mùa muôn hoa đua nở đem đến hương
sắc, vị ngọt của sức sống, tình yêu, hạnh phúc. Trước vẻ đẹp diệu kỳ của mùa xuân, các thi
nhân đều cảm nhận bằng con mắt trìu mến, thân thương. Mùa xuân hiện ra với mn vàn
sắc màu rực rỡ:
“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời.”
(Nguyễn Trãi)
Vũ điệu của mùa xuân đã rót vào tâm hồn Thanh Hải niềm cảm xúc dâng trào. Thật đơn sơ,
lặng lẽ mà mùa xuân vẫn hiện về tràn đầy sức sống trào dâng:
“Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc.”
Giản dị mà đầm ấm xiết bao! Thanh Hải đã khéo chọn cho mình một bức tranh xuân với
gam màu ấm áp, mà dịu dàng, trang nhã. Một màu xanh của dịng Hương Giang mênh
mơng, êm đềm, một màu tím biếc của bông hoa nhỏ bé. Sự sắp xếp hết sức cân đối hài
hòa của bức tranh thơ, cái to lớn bao la không lấn át cái nhỏ nhoi, bé bỏng. Màu xanh của
dịng sơng làm nền cho sắc tím của hoa càng nổi bật. Chỉ vài nét phác thảo, Thanh Hải đã
vẽ nên bức tranh xuân thơ mộng hài hòa.
Bằng biện pháp đảo ngữ “mọc giữa dịng sơng xanh”, tác giả đã tơ đậm hình ảnh một bơng
hoa tím bé nhỏ mà tràn đầy sức sống mãnh liệt, vươn lên sự sống trong điều kiện có phần
khắc nghiệt để hịa cùng vạn vật giữa vũ trụ bao la vô tận. Hình ảnh thơ thật nhẹ nhàng,
thanh thốt, màu hoa tím biếc nhè nhẹ xi dịng Hương Giang xanh thẳm thật thơ mộng
lãng mạn, quyến rũ đến lạ thường! Một màu tím thủy chung đặc thức hữu ích cũng như
bổ sung thêm vốn từ ngữ phần nào giúp các em tự tin hơn trước khi bắt tay
vào viết bài. Cùng trưng của con người xứ Huế mộng mơ, trầm tư, cổ kính.
1. BÀI VĂN CỦA HỌC SINH GIỎI VĂN PHÂN TÍCH BÀI MÙA XUÂN NHO
NHỎ MẪU SỐ 1
Lắng tai nghe…
Khúc nhạc mùa xuân đang mời gọi
Dõi mắt nhìn…
Sắc xuân lung linh tràn ngập cả đất trời.
Vâng! Xuân về đánh thức ngàn cây cỏ nội đâm chồi nảy lộc. Xuân đến còn
đánh thức nguồn cảm xúc vô tận của thi nhân. Lắng lịng lại, ta nghe đâu đây
sắc xn, tình xn đang hòa quyện trong vũ điệu giao mùa, đang rạo rực
trong tâm hồn Thanh Hải để “Mùa xuân nho nhỏ” ra đời. Bài thơ với lời giản
dị, tứ thơ sâu lắng nhưng ơm trọn tâm hồn đơn hậu, bình dị, thiết tha yêu
cuộc sống của nhà thơ.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980,
ngay trên giường bệnh và chỉ ít lâu sau tháng 12 năm 1980, nhà thơ mãi mãi
ra đi. Ở giữa mùa đông giá rét của xứ Huế, đối mặt với biên giới giữa sự sống
và cái chết nhưng không làm trái tim nhà thơ nguội lạnh. Ngược lại, tâm hồn
thi nhân càng nảy nở, bừng sức sống để cảm nhận sâu sắc về một mùa xn
nồng ấm tình người, khiến ngịi bút nở hoa để một “Mùa xuân nho nhỏ” ấm áp
tâm tình của thi nhân trước thiên nhiên, con người, cuộc sống.
Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm mới, là mùa muôn hoa đua nở đem
đến hương sắc, vị ngọt của sức sống, tình yêu, hạnh phúc. Trước vẻ đẹp diệu
kỳ của mùa xuân, các thi nhân đều cảm nhận bằng con mắt trìu mến, thân
thương. Mùa xuân hiện ra với muôn vàn sắc màu rực rỡ:
“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời.”
(Nguyễn Trãi)
Vũ điệu của mùa xuân đã rót vào tâm hồn Thanh Hải niềm cảm xúc dâng trào.
Thật đơn sơ, lặng lẽ mà mùa xuân vẫn hiện về tràn đầy sức sống trào dâng:
“Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc.”
Giản dị mà đầm ấm xiết bao! Thanh Hải đã khéo chọn cho mình một bức
tranh xuân với gam màu ấm áp, mà dịu dàng, trang nhã. Một màu xanh của
dịng Hương Giang mênh mơng, êm đềm, một màu tím biếc của bơng hoa
nhỏ bé. Sự sắp xếp hết sức cân đối hài hòa của bức tranh thơ, cái to lớn bao
la không lấn át cái nhỏ nhoi, bé bỏng. Màu xanh của dịng sơng làm nền cho
sắc tím của hoa càng nổi bật. Chỉ vài nét phác thảo, Thanh Hải đã vẽ nên bức
tranh xuân thơ mộng hài hòa.
Bằng biện pháp đảo ngữ “mọc giữa dịng sơng xanh”, tác giả đã tơ đậm hình
ảnh một bơng hoa tím bé nhỏ mà tràn đầy sức sống mãnh liệt, vươn lên sự
sống trong điều kiện có phần khắc nghiệt để hịa cùng vạn vật giữa vũ trụ bao
la vơ tận. Hình ảnh thơ thật nhẹ nhàng, thanh thốt, màu hoa tím biếc nhè
nhẹ xi dịng Hương Giang xanh thẳm thật thơ mộng lãng mạn, quyến rũ
đến lạ thường! Một màu tím thủy chung đặc trưng của con người xứ Huế
mộng mơ, trầm tư, cổ kính.
Trong khơng gian tĩnh lặng của mùa xuân bị khuấy động bởi âm thanh ngân
vang đầy trìu mến chất chứa niềm vui rộn rã:
“Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.”
Mùa xn khơng chỉ với sắc màu hài hòa mà bức tranh xuân ấy bỗng nhộn
nhịp hẳn lên với tiếng chim hót vang trời chào đón ngày mới. Khơng gian tươi
vui ấy làm xao động đến tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Thanh Hải đang
lắng tai nghe tiếng chim chiền chiện cao vút trong không trung. Tác giả đặt từ
“Ơi” vào câu thơ như một lời thốt lên ngạc nhiên thích thú, như một nốt nhạc
ngân vang trong bản trường ca mùa xuân vô tận.
Tiếng chim hót như rót vào tâm hồn nhà thơ một niềm trìu cảm. Tâm hồn nhà
thơ đang tràn ngập niềm vui để ngơn từ thốt lên “hót chi mà” như một lời trách
yêu đầy thân thương. Tiếng chim chiền chiện hát vang lừng trong trẻo cao vút
như nốt thăng rộn rã của mùa xuân. Tiếng hát ấy cứ kéo dài, ngân nga rồi lan
tỏa hòa quyện vào bầu trời xn kèm khơng gian bừng sáng, rộn ràng.
Trong dịng cảm xúc tuôn trào trước mùa xuân, Thanh Hải như cảm nhận
được hơi thở nồng ấm của mùa xuân, hương vị ngọt ngào của mùa xuân, sắc
xuân tình xuân chan chứa:
“Từng giọt long lanh rơi
Tơi đưa tay tơi hứng.”
Nhà thơ đón nhận mùa xuân bằng thị giác, thính giác và cả xúc giác. Nhà thơ
đưa tay hứng lấy từng giọt gì đang long lanh rơi? Giọt sương chăng? Hay giọt
nắng? Hay những giọt âm thanh của tiếng chim? Mà đó chính là những giọt
mùa xuân, giọt hạnh phúc của tình đời như đượm thắm cả đất trời, hòa quyện
vào tâm hồn thi sĩ. Thanh Hải xịe bàn tay mình ra để cảm nhận những hương
vị ngọt ngào của mùa xuân bằng thái độ trân trọng, nâng niu áp vào trái tim
mình.
Tác giả đã cụ thể hóa từng giọt mùa xuân như chan hịa vào lịng đất mẹ để
mn hoa khoe sắc thắm để sức sống dâng trào, để tâm hồn con người tràn
ngập niềm vui. Trong vũ điệu của mùa xuân, ta không chỉ thấy được vẻ đẹp
quyến rũ của mùa xuân thiên nhiên mà con người bắt gặp mùa xuân trẻ trung,
sôi nổi của con người Thanh Hải đưa ra hai hình ảnh cụ thể, tiêu biểu của đất
nước đó là người lính và người nơng dân:
“Mùa xn người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.”
Hình ảnh lộc non là biểu tượng cho sức sống mới vươn lên. Lộc của lính là
cành lá ngụy trang. Những cành lá ngụy trang biến thành lộc đầu mùa được
mang đến theo từng bước chân người lính. Lộc mà người chiến sĩ mang đến
cho chúng ta là xương máu mà các anh đổ xuống, là công sức bảo vệ mùa
xuân thanh bình của dân tộc, gieo niềm hạnh phúc đến mọi nhà. Người lính
biểu trưng cho những con người bảo vệ Tổ quốc và người nông dân là những
con người tiêu biểu trong công cuộc xây dựng đất nước.
Bằng hình thức sóng đơi hài hịa, âm hưởng câu thơ trở nên nhịp nhàng, cân
đối. Từ bàn tay người nông dân “lộc trải dài nương mạ”. Bàn tay của “người
ra đồng” tô điểm cho mùa xuân đất nước. Đơi bàn tay kì diệu của những
người họa sĩ ấy đã vẽ nên những mảng xanh của niềm tin, hi vọng lên đất
nước. Cũng như người cầm súng, lộc của người ra đồng mang đến cũng
đáng trân trọng biết bao.
Lộc mà người nông dân tặng là mồ hôi, là bát cơm gạo, là cơm no áo ấm.
Người cầm súng, người ra đồng là hình ảnh rất tiêu biểu cho những con
người đóng góp, cống hiến cả thân mình để làm nên mùa xuân Tổ quốc. Giai
điệu rộn rã của mùa xuân, nhịp sống con người chừng như hối hả hơn, xôn
xao hơn:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.”
Tâm hồn con người hòa quyện vào thiên nhiên, hòa quyện vào giai điệu mùa
xuân. Điệp từ “tất cả” như nhấn mạnh nhịp điệu cuộc sống, mùa xuân. Lời thơ
thể hiện niềm hân hoan, rung động trong tâm hồn tác giả. Các cặp từ láy “hối
hả”, “xôn xao” vừa gợi cảm vừa gợi hình, nhịp điệu khẩn trương, phấn khởi,
rộn rịp, tưng bừng khơi gợi niềm vui náo động trong lòng người.
Âm hưởng của mùa xuân tràn ngập cả thiên nhiên, hòa vào tâm hồn con
người những niềm rung động. Bất giác Thanh Hải chạnh lòng nghĩ đến quê
hương đất nước, âm hưởng câu thơ bỗng trầm buồn, sâu lắng:
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Trong giai điệu trầm lắng suy tư, câu thơ như đưa ta trở về với quá khứ bốn
ngàn năm lịch sử. Trải dài suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, Tổ
quốc ta đã trải qua bao biến động, thăng trầm. Ngày từ buổi đầu dựng nước,
giữ nước đã đứng trước nguy cơ xâm lược của kẻ thù. Câu chuyện mang
màu sắc huyền sử về Thánh Gióng, cậu bé ba tuổi làng Phù Đổng cất tiếng
nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước. Một ngàn năm nô lệ cho phong kiến
phương Bắc đầy đau thương, tủi nhục, những hình ảnh của những người phụ
nữ kiên trinh “chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình
ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nơ lệ, chứ khơng
chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.
Năm 938, với chiến thắng oanh liệt của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã
mở ra một kỉ nguyên mới của độc lập tự chủ. Những vần thơ bỗng trầm lắng
suy tư như gợi nhớ về một thời kỳ đau thương mà anh dũng. Trong thời kỳ ấy
sản sinh ra những người con trưởng thành từ đất mẹ đầy gian nan, vất vả
nhưng luôn giành chiến thắng:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.”
(Nguyễn Đình Thi)
Đã qua bao cuộc biến động của lịch sử, đất nước, con người Việt Nam vẫn
kiên cường anh dũng, hiên ngang vượt qua những thử thách đầy cam go,
quyết liệt. Từ “cứ” vang lên như một lời khẳng khái hùng hồn, một niềm tin bất
diệt của Thanh Hải về tương lai đất nước đẹp lung linh, lấp lánh như những vì
sao trên bầu trời Tổ quốc. Đó là cách so sánh thật độc đáo và mới lạ, là sức
liên tưởng vừa hiện thực vừa lãng mạn như khơi gợi trong lịng người đọc
một hình ảnh đẹp về tình u quê hương đất nước.
Trong cảm xúc về mùa xuân đang dâng trào nhà thơ bỗng muốn hóa thân:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hịa ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
Cái giai điệu nhè nhẹ, du dương, êm ái, ngọt ngào của những thanh bằng liên
tiếp, những luyến láy, điệp ngữ “ta làm…, ta làm…, ta nhập” cứ xơn xao, réo
rắt mãi trong lịng người đọc, chừng như ta được bay bổng theo ước mơ của
tác giả. Các động từ “làm”, “nhập” thể hiện một sự hóa thân kì diệu. Cái “ta”
bây giờ khơng cịn riêng là cái ta của tác giả mà nó đã hịa nhập, đồng điệu
với cái ta của tất cả mọi người. Các hình ảnh “con chim hót”, “một cành hoa”,
“một nốt trầm xao xuyến” mang ý nghĩa biểu lộ một lẽ sống, niềm tâm niệm
của Thanh Hải đối với Tổ quốc, Nhân dân.
Nhà phê bình văn học Hồi Thanh – Hồi Chân đã từng nhận xét: “Mỗi bài
thơ hay là một cánh cửa mở cho tôi đi vào tâm hồn” (Thi nhân Việt Nam).
Vâng! Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã mở cửa cho tất cả
chúng ta cảm nhận một trái tim khiêm tốn bình dị, đơn hậu, chân thành của
nhà thơ. Không ước mơ cao xa, Thanh Hải chỉ nhỏ nhẹ xin làm một tiếng
chim hót góp tiếng ca tươi vui vào giai điệu rộn rã của mùa xuân, một cánh
hoa nhỏ bé giữa rừng hoa muôn ngàn sắc thắm của dân tộc.
Thanh Hải đã khéo mượn vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, cuộc đời để thể
hiện niềm mong ước thiết tha được sống có ích, đem lại hương sắc, niềm vui
tô điểm cho mùa xuân đất nước. Khát vọng sống là trọn đời hiến dâng của
Thanh Hải cũng gặp được nét đồng điệu trong tâm hồn các nhà thơ khác:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng có trả
Sống là đâu chỉ nhận riêng mình.”
(Tố Hữu)
Nhà thơ cũng có ước mơ nguyện sống là phải cho, phải cống hiến. Đó là
quan niệm sống đẹp đúng đắn. Say trong vũ khúc mùa xuân, khúc nhạc lòng
Thanh Hải cứ ngân lên như cây đàn muôn điệu. Đọc khổ thơ ta mới cảm
nhận được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng cháy bỏng cống hiến
cho đời. Trong bản hòa ca trầm bổng của mùa xuân, Thanh Hải chỉ mong
được làm một và chỉ một “nốt trầm xao xuyến”.
Một nốt trầm ấy lặng lẽ, đơn sơ, nhỏ nhẹ nhưng lại không thể thiếu trong bản
giao hưởng mùa xuân. Cái âm thanh trầm lắng của nốt trầm trong bản hòa ca
càng làm tăng thêm sức gợi cảm trong giai điệu gọi mùa “Em ơi! Mùa xuân
đến rồi đó!”. Cảm hứng ấy càng thêm mãnh liệt khi ta ngâm khẽ những vần
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Âm hưởng của nốt trầm ấy cứ mãi du dương để lại dư âm ngọt ngào trong
lòng người sau những nốt thăng cao vút, rộn rã của cuộc đời. Thật khiêm
nhường nhà thơ nguyện được hóa thân thành “nốt trầm xao xuyến” để nhập
vào khúc ca tiếng hát của cuộc đời một cách âm thầm, lặng lẽ, muốn đem tài
năng, sức lực nho nhỏ của mình để góp phần cho sự nghiệp xây dựng hịa
bình, đổi mới của đất nước.
Tất cả khát vọng như lắng lại trong tâm hồn nhà thơ như một niềm cảm xúc:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.”
Mùa xuân là khái niệm trừu tượng chỉ thời gian. Thanh Hải đã cụ thể hình ảnh
“nho nhỏ” thể hiện một tâm hồn bình dị, lặng lẽ cống hiến. Lặng lẽ thơi mà sao
đẹp biết bao, dạt dào như sóng triều dâng. Trong lời tự tình của tác giả làm
chúng ta liên tưởng đến những con người trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn
Thành Long, người chiến sĩ của Lê Anh
Xuân trong “Dáng đứng Việt Nam”:
“Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.”
(Lê Anh Xuân)
Lật tiếp những dòng thơ của Thanh Hải, ta lại liên tưởng đến những chiến sĩ,
những cô gái thanh niên xung phong đã miệt mài, âm thầm cống hiến cả tuổi
xuân phơi phới tươi đẹp cho Tổ quốc:
“Em đã lấy tình yêu Tổ quốc thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại bảo vệ Tổ quốc, cống hiến luôn là khát
vọng cháy bỏng ngày đêm thường trực trong tâm hồn Thanh Hải. Trở về với
dòng chảy lịch sử cách đây sáu trăm năm, Nguyễn Trãi đã khẳng định tấm
lòng trung hiếu sắt son với đất nước:
“Bui có một lịng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.”
(Thuật hứng XXIV)
Thanh Hải ngay trên giường bệnh trong điều kiện khắc nghiệt vẫn khẳng định
khát vọng cống hiến trọn cả cuộc đời cho Tổ quốc:
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Điệp ngữ “dù là” thể hiện một chân lý, một giá trị sống, cống hiến trọn đời
mình. Câu thơ mang âm hưởng mạnh mẽ, khẳng khái như lời nguyện cầu
thành tâm nhất của Thanh Hải trước lúc ra đi. Lời tâm nguyện ấy thật thủy
chung, son sắt vững bền. Ngay trong tuổi xanh tràn đầy sức sống hay khi đã
về già, ngọn lửa nhiệt tình vẫn khơng bao giờ lịm tắt. Thanh Hải chỉ xin làm
một mùa xuân nho nhỏ trong hàng triệu mùa xuân nho nhỏ khác để được
suốt đời góp phần cho:
“Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
(Lê Anh Xuân)
Khổ thơ cuối đã kết thúc bài thơ trong âm điệu nhẹ nhàng êm ả như giọng hò
xứ Huế:
“Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.”
Vẫn trái tim dào dạt yêu quê hương, Thanh Hải chọn khúc hát giữa mùa xuân.
Giai điệu êm ái Nam ai, Nam bình, thiết tha hiền hòa như con người Việt
Nam. Dù ở trên mảnh đất “nước non nghìn dặm” hay ở bất đâu cũng đẹp,
cũng gắn liền với tình cảm con người:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
(Chế Lan Viên)
Thanh Hải với niềm tin yêu trìu mến quê hương, nhà thơ hết sức khéo léo khi
chọn dịng sơng, sắc màu, âm thanh, điệu hát đều gắn chặt với quê hương và
dường như nhà thơ muốn ơm trọn tất cả hình ảnh ấy trước khi về cõi vĩnh
hằng. Bằng điệp ngữ “nước non ngàn dặm” kết hợp gieo vần bằng “bình,
mình, tình” đã tạo âm hưởng bài thơ nhẹ nhàng như câu hò xứ Huế cứ ngân
dài mãi ra rồi lắng đọng lại trong lòng chúng ta những cảm xúc chân thành, ru
hồn người đọc trên con đò xứ Huế êm ả trôi nhẹ trên sông Hương rồi khép lại
trong ân hưởng rộn ràng, xao động của “nhịp phách tiền” đầy xao xuyến.
Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi như khơi gợi
trong lòng chúng ta về một tình cảm cao đẹp của con người. Chính tình yêu
thiên nhiên, khát vọng dâng hiến của Thanh Hải làm xao xuyến rung động biết
bao trái tim người đọc. Bài thơ cứ nhẹ nhàng, thấm thía tự nhiên đi vào lòng
người như một bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp, cách ứng xử đầy nhân văn,
tấm gương cao thượng trong sáng của Thanh Hải làm ta trân trọng, khâm
phục và tự ngẫm phải sống sao cho xứng đáng với Tổ quốc, Nhân dân
Phân tích nói với con
“Con cựa mình êm ả
Thơi ngủ nữa đi con!
Cái trăng cao chưa tròn
Tay bố vòng hơi thở
Cho con liền giấc ngon”.
(Hai bàn tay em- Huy Cận)
Tấm lòng của người cha thi sĩ dành cho con cũng nồng nàn, ấm áp đâu kém gì tình mẹ
yêu con, ru con, đưa con vào giấc ngủ. Lòng yêu thương con cái, ước mong con
trưởng thành, nên người vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời
nay. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương cũng khơi nguồn từ mạch cảm xúc ấy. Với
giọng điệu thiết tha, trìu mến, bài thơ đã thể hiện lời tâm tình, thủ thỉ của người cha đối
với con.
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh trăng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trở cánh buồm xa nói khẽ
Cha mượn cho con buồm trắng nhé.
Để con đi…”.
(Những cánh buồm)
Nhà thơ Hoàng Trung Thơng đã mở ra trước mắt chúng ta hình ảnh thật dễ thương và
cảm động, hình ảnh cao đẹp của tình cha con. Y Phương, một nhà thơ dân tộc, cũng
góp phần vào đề tài này qua bài thơ “Nói với con”. Bài thơ giản dị mộc mạc trong ngơn
từ, hình ảnh, nhưng đã đi vào lịng người bởi cái âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha của lời
cha nhắn nhủ, tâm tình con về cội nguồn quê hương.
Đây là bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu, vần, nhịp theo dịng cảm xúc. Bao
trùm tồn bài là cách nói, cách nghĩ, cách viết của người dân tộc, mộc mạc đơn sơ
nhưng chân thành, tha thiết thơng qua hình ảnh người cha nói với con, tâm tình dặn dị
trìu mến, ấm áp và tin cậy. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ,
trong cuộc sống êm đềm của quê hương.
Mở đầu bài thơ là cách diễn đạt bằng hình ảnh cụ thể, độc đáo, đặc sắc trong tư duy và
cách diễn đạt của người miền núi:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười".
Chỉ bốn câu thơi mà khơng khí gia đình đầm ấm yêu thương được bộc lộ rõ nét. Cách
thể hiện cảm nghĩ của bài thơ thật độc đáo. Đứa con chập chững tập đi, từng bước đều
nghiêng ngả, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, dìu dắt.
Con biết đi, biết nói là sự kiện lớn trong cuộc sống gia đình, cả nhà ln rộn rã tiếng nói
cười, đâu chỉ là niềm vui riêng của người mẹ mà còn là sự thổn thức của người cha.
Thi sĩ Huy Cận cũng từng tâm sự cái giây phút tuyệt vời ấy của mình:
Được tin con tập đi
Cha mừng khơng ngủ được
Cha nằm đêm thầm thì
Từng tiễn chân con bước”.
Đứa con trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù của cha mẹ, trong khung cảnh
thiên nhiên thơ mộng xinh đẹp của quê hương. Nhìn con lớn lên từng ngày cha mẹ
sung sướng mãn nguyện. Con là cuộc đời, là tất cả đối với mẹ cha. Bà mẹ Tà Ơi đã
bộc lộ niềm hạnh phúc ấy khi có bên mình đứa con trong lao động tỉa bắp:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng”.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Cha mẹ yêu con, càng yêu thương mảnh đất chôn nhau cắt rốn của con, mảnh đất do
tổ tiên, ông bà để lại. Niềm tự hào về dân tộc mình đã bật thành lời từ trái tim chân
thành của người cha:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”.
Các động từ “cài”, “ken” vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hịa hợp,
gắn bó giữa hiện thực và lãng mạn trong đời sống vật chất, tinh thần của người vùng
cao. Đời sống tinh thần nên thơ, nên nhạc khiến cho cơng việc đỡ nhọc nhằn và con
người có thêm niềm vui, niềm tin vào cuộc đời. Người cha muốn nói với con rằng chính
mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên là cội nguồn hạnh phúc lớn lao vơ tận:
“Rừng ra hoa
Con đường cho những tấm lịng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc bền lâu. Và trong cái nôi
hạnh phúc ấy, con cái là hoa trái, là kết quả ngọt ngào của dun đơi lứa.
Phẩm chất của người đồng mình và ước muốn của cha về con thể hiện rất rõ nét qua
từng câu thơ. Quê hương là ơn nặng nghĩa đầy. Cha mẹ muốn con ý thức về điều ấy.
Người cha nhắc nhở con xứng đáng với những gì đẹp đẽ nhất mà dân tộc đã trao cho,
quê hương đã ban tặng:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa ni chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trong thung khơng chê thung nghèo đói
Sống như sơng như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
Đó là cách sống hiên ngang, bất khuất vượt lên mọi khó khăn gian khổ để khẳng định
khí phách và phẩm chất tốt đẹp của mình. Gian lao, thử thách, lên thác, xuống ghềnh
chỉ là cơ hội chỉ người đồng mình thêm vững lịng, bền chí, tự tin vào mình hơn như cụ
Phan Bội Châu đã từng nhận định:
“Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai”.
Thế hệ cha, mẹ và anh đã từng sống như thế. Cha cũng muốn con phát huy phẩm chất
tốt đẹp ấy để đáp trả ân tình với quê hương, với người đồng mình.
Người cha cịn giúp con ý thức một điều: cái vẻ ngồi trơng thơ sơ và rất đỗi bình
thường của người đồng mình lại chứa đựng một tầm vóc tâm hồn cao đẹp:
“Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục”.
Người dân tộc sống giữa núi rừng, thiên nhiên, mây ngàn và đá núi. Vất vả biết bao
nhiêu! Họ đã phải chắt chiu từng mầm sống nhỏ nhoi để xây dựng q hương từ khơng
thành có. Họ nghèo thật nhưng họ rất giàu có về sự kiên cường, sức sống bền bỉ, làm
nên giá trị cao quý của truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương. Cũng chính họ
đã tự đục chân dung mình vào đá núi vĩnh hằng. Tinh thần của họ đâu khác gì với tinh
thần và lí tưởng sống của Nguyễn Cơng Trứ năm xưa:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sống”.
Sống giữa một dân tộc như thế, một quê hương nhiều truyền thống hào hùng tốt đẹp
như thế, các thế hệ kế thừa phải sống sao cho xứng đáng? Người cha ân cần khuyên
nhủ con:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Tuy chỉ là những lời ngắn gọn, cô đọng, giọng điệu thật nhẹ nhàng mà thấm thìa nhưng
khơng kém phần cương quyết! Con hãy giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, quê hương. Có như vậy mới xứng đáng công sinh thành dưỡng dục của mẹ
cha, của người đồng mình yêu thương bảo bọc, với truyền thơng mạnh mẽ, hào hùng,
dũng cảm của q hương.
“Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương. Với cách dẫn dắt tự nhiên giọng điệu
thiết tha trìu mến rõ qua từng từ ngữ, hình ảnh, bài thơ thể hiện tình cha yêu con, muốn
con nên người nên chỉ dạy con biết yêu quê hương và tự hào về truyền thống tốt đẹp
của người đồng mình.
Hãy ln nghĩ về tình cảm mà cha mẹ dành cho mình để sống xứng đáng hơn với sự
yêu thương bao bọc ấy:
“Nuôi con cho được vng trịn
Mẹ thầy dầu dãi xương mịn gối cong
Con ơi giữ trọn hiếu trung
Sớm hôm chăm chỉ kẻo uổng công mẹ thầy”.
(Ca dao)