Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghị luận văn học: So sánh tương tư (Nguyễn Bính) với tương tư chiều (Xuân Diệu) để thấy được điểm độc đáo trong nghệ thuật của một tác phẩm - Văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.35 KB, 12 trang )

Đề bài: So sánh “Tương tư” (Nguyễn Bính) với “Tương tư chiều” (Xuân Diệu)
để thấy được điểm độc đáo trong nghệ thuật của một tác phẩm.
Bài làm
Cuộc sống muôn màu, mn vẻ mà tình u là chất liệu gợi nguồn cảm hứng
khơng bao giờ cạn của con người. Vì thế mà các nhà thơ ln lấy tình u làm đề tài
chủ yếu cho các tác phẩm của mình. Trong tình yêu, con người thường chứa đựng rất
nhiều tâm tư, cảm xúc ẩn sâu trong tâm hồn và muốn bộc bạch lời tâm sự yêu thương
này với đối phương. Một trong những cảm xúc khi u mà khơng ai thốt khỏi, đó là
tâm trạng tương tư, đợi chờ người mình thương yêu. Dường như đồng cảm với tâm
trạng đó, hai nhà thơ Nguyễn Bính và Xn Diệu đã có nhiều tác phẩm gây ấn tượng
khó phai trong lịng độc giả. Bài thơ “Tương tư” và “ Tương tư chiều” là hai tác phẩm
điển hình, tuy chúng đều nói về tâm trạng cùng nhớ nhau của tình u đơi lứa nhưng
lại hồn tồn khác biệt về hồn cảnh, ngơn ngữ, tư tưởng của hai nhà thơ mới trong
văn học Việt Nam ta.
Tương tư có nghĩa là cùng nhớ nhau nhưng thường là của người con trai dành
cho người con gái, là trong tâm trí mình ln tưởng nhớ, mong chờ về một ai đó, một
nỗi nhớ day dứt khơn ngi trong mọi không gian và thời gian. Trong thực tế, tương
tư thường nói về nỗi nhớ đơn phương của một người đối với một người, vì thế mà
người tương tư thường có tâm trạng bồi hồi, nỗi nhớ triền miên không dứt, tuy có lo
sợ nhưng cũng chứa đầy hy vọng về ước mơ tình yêu được trọn vẹn.
Tuy cùng là hai nhà thơ mới nhưng quan niệm, tư tưởng của Nguyễn Bính và
Xn Diệu lại hồn tồn trái ngược nhau. Cùng với các nhà thơ khác, Xuân Diệu cũng
chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa phương Tây, được mệnh danh là “ơng hồng của
thơ tình”, mỗi tác phẩm của nhà thơ đều mang một phong cách rất riêng, cách dùng
nghệ thuật ngôn ngữ táo bạo, sinh động, tạo cho người đọc cái nhìn rất mới về cuộc
sống. Đã có lời nhận xét về Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới:
“Thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cũ thời trung đại, các nhà thơ mới lần đầu tiên
nhìn cuộc đời bằng con mắt của chính mình, nhưng sự “thốt xác” ấy đến với Xn
Diệu mới thật sự trọn vẹn”. Ở nhà thơ, ta cảm nhận được lòng ham muốn sống một
cách mãnh liệt với một quan điểm mới về thời gian, tuổi trẻ và đặc biệt là tình u đơi
lứa. Nhưng Nguyễn Bính thì lại hồn tồn khác biệt. Tuy ơng là một nhà thơ mới


_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
1


nhưng lại “quay ngược” thời gian, trở về quá khứ, trở về đào sâu vào truyền thống dân
gian nên đã đem đến cho thơ mình một vẻ đẹp “chân quê” đầy mộc mạc, giản dị. Hồi
Thanh cũng đã từng có nhận xét về Nguyễn Bính: “Giá mà Nguyễn Bính sinh ra thời
trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và
những tác phẩm của người, bây giờ đã có vơ số nhà thơng thái nghiên cứu”. Lời nhận
xét này quả là chính xác và tinh tế. Chỉ cần qua một bài thơ “Tương tư” của ông cũng
đủ để chứng minh cho cái chất ca dao, chất dân quê trong thơ của Nguyễn Bính, nó
khác hẳn với “Tương tư chiều” của Xn Diệu, một nhà thơ ln ln sơi nổi trong
tình u và dạt dào trong tình đời. Từ đây cho thấy, hai nhà thơ này có sự khác biệt rất
lớn về quan niệm, tư tưởng, một người thì mang phong cách của thơ ca hiện đại
phương Tây, một người thì quay trở về với làng quê, với những nề nếp nghìn đời sau
lũy tre xanh đang bị lung lay trước sự xâm nhập của cuộc sống đơ thị.
Cùng nói về chủ đề tình yêu, cụ thể hơn là tâm trạng tương tư của người con
trai dành cho người con gái, nhưng ở hai thi nhân, mỗi người đều mang một phong
cách rất riêng cho mình và khó hịa lẫn với bất kỳ nhà thơ nào khác. Tuy vậy, trong
thơ văn của họ vẫn mang một nét hiện đại, rất mới lạ, sinh động. Mỗi bài thơ đều có
cái hay riêng và ln được người đọc đón nhận một cách nhiệt tình.
Trong phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính đã tạo ra dịng cảm xúc riêng. Khi
các nhà thơ lãng mạn hướng về phương Tây, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương
Tây thì nhà thơ lại hướng về nghệ thuật dân tộc, chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian.
Nguyễn Bính chính là thi sĩ của đồng quê. Bài “Tương tư” tiêu biểu cho phong cách
thơ của Nguyễn Bính. Giống như các nhà thơ lãng mạn đương thời, ơng say mê với đề
tài tình u nhưng cách biểu hiện thì Nguyễn Bính đi theo một lối riêng, có thể coi bài
thơ “Chân quê” là tuyên ngôn thơ của ông:
“Hoa tranh nở giữa vườn tranh

Thầy u mình với chúng mình chân q
Hơm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”.
(Chân q, Nguyễn Bính)
Từ đây cho thấy, thơ của Nguyễn Bính mang một nét gì đó rất mộc mạc, giản
dị, khơng cầu kỳ mà rất đỗi dân dã, bình thường. Ơng dùng thể thơ lục bát, một thể
_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
2


thơ vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, dễ hiểu, dễ nhớ. Ví như cùng viết về
nỗi thương nhớ trong tình yêu mà giữa “Tương tư” với “Tương tư chiều” của Xuân
Diệu, khác nhau biết mấy ! Xuân Diệu thì rất Tây mà Nguyễn Bính thì rất “chân quê”.
Thế nhưng, ở cả hai bài đều có những sức hấp dẫn riêng. Đã yêu thì phải nhớ mong,
chờ đợi. Đôi lứa yêu nhau thường rơi vào trạng thái tương tư khi tình u khơng diễn
ra thuận lợi, gặp gỡ nhau rồi ngày đêm nhớ mong. Biết bao nhiêu là ngăn cách, trắc
trở, có thể sẽ vượt qua được cũng có thể chỉ là tình cảm đơn phương, chỉ là sự nhớ
mong từ một phía thì khơng thể vượt qua trở ngại. Nguyễn Bính đã diễn tả trạng thái
tương tư của trai gái quê rất chân thực, không màu vẻ sang trọng và nghệ thuật hóa
như Xn Diệu. “Cái tơi” trong thơ của Nguyễn Bính khơng nổi lên mà lặn xuống, tan
vào không gian của đồng quê bằng bút pháp nhân hóa như trong ca dao. Ơng đã miêu
tả một trạng thái tương tư có tính chất dân q qua vài câu đầu của bài thơ:
“Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Đối với nhà thơ, tương tư khơng cịn là trạng thái tình cảm bình thường trong
yêu đương mà đã trở thành một căn bệnh - căn bệnh này khơng giết chết người nhưng

khơng kém phần xót xa, đau đớn về tinh thần. Nguyễn Bính thường vận dụng lối diễn
đạt từ xa tới gần, từ gián tiếp đến trực tiếp rất quen thuộc trong văn học dân gian.
Trong thơ của ơng, thơn Đồi với thơn Đơng là hai biểu tượng, hai địa danh tượng
trưng thật gần gũi. Người con trai đang yêu này là con người của làng mạc, quê
hương. Thơ của thi sĩ lãng mạn mà như của dân dã, từng câu từng chữ trong thơ đều
có liên quan đến thơ ca dân gian. Các cụm từ “ngồi nhớ”, “chín nhớ mười mong” gợi
ta nhớ đến câu ca dao rất quen thuộc của người dân Việt Nam:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”.
(Ca dao)

_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
3


Trạng thái nhớ thương trong tình u thường khơng diễn ra bình lặng mà xơn
xao, thậm chí cồn cào, giống như những “đợt sóng” dâng lên, đúng như điều mà trước
đây nhà thơ tài hoa Nguyễn Du đã có viết:
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Tình yêu giống như là một liều thuốc có phép nhiệm màu làm hồi sinh lại
những tâm hồn khô héo, tuyệt vọng. Trong thơ của Nguyễn Bính ít có những cuộc gặp
gỡ trong hạnh phúc, thường là giấc mơ, trạng thái mong ước, tương tư. Điều này khiến
cho người đọc có thể thơng cảm với tâm trạng này, đáng chú ý hơn là hiểu thêm được
những sắc thái tinh tế, phức tạp của tình u đơi lứa: yêu mà chưa được bù đắp, tình
yêu mới chỉ một phía thì cứ ngẩn ngơ, trơng ngóng và đợi chờ. Bài thơ này thể hiện
một mối tình, một nỗi nhớ trên cái nền thiên nhiên quen thuộc, gợi cảm của làng quê
Việt Nam. Thiên nhiên ấy ẩn chứa cái hồn quê sâu đậm, có khả năng làm rung động

tâm hồn người đọc. Tình yêu quả thật rất diệu kỳ, nếu đã u thì dù có đị giang núi
đèo ngăn cách cũng quyết tâm vượt qua để đến với tiếng gọi của mình:
“u nhau mấy núi cũng đèo
Mấy sơng cũng lội mấy đèo cũng qua”.
(Ca dao)
Vì thế cho nên, lý do quan trọng trong tình u đó chính là tấm lịng. Bởi vì
tấm lịng của cơ gái này dường như khơng có được “cái bệnh” đồng tương tư, vốn là
căn bệnh “của tơi u nàng” này. Lời trách móc qua hai câu thơ sau vừa nhẹ, vừa
nặng, vừa tha thiết, chân thành, bộc lộ được tâm tư của chàng trai:
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Chàng trai này có ý trách móc cơ gái là điều hiển nhiên, bởi vì khơng gian xa
cách không phải là “đầu, cuối sông Tương”, cũng không phải là đường xa cách trở,
gập ghềnh như:

_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
4


“Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối cách đơi cánh rừng”.
(Xa cách, Nguyễn Bính)
Khoảng cách ở đây là người cùng làng. Trong bài thơ này, hồn tồn khơng có
tiếng nói của người con gái, cũng vì thế mà trong tâm trí của chàng trai liên tiếp nảy
sinh những câu hỏi khơng có lời giải đáp, là những câu hỏi tu từ được đặt ra từ một
phía: “Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”. Tâm trạng tương tư của chàng trai này rất
phức tạp, bắt đầu là sự nhớ nhung, rồi băn khoăn, hờn dỗi, bây giờ lại than thở:
“Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”.
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Đây có lẽ là dịng thơ hay nhất trong bài. Thơ lục bát có lỗi ngắt nhịp truyền
thống là 2/2/2 nhưng ông đã phá vỡ cách ngắt nhịp ấy để tạo nên sự bất thường trong
tâm trạng của kẻ yêu đơn phương. Do không có ai để tâm sự, bộc bạch những tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của mình nên chàng trai đành ngậm ngùi than thở. Anh ta từng
ngày, từng ngày đợi chờ mỏi mịn nhưng thời gian lại trơi qua một cách lạnh lùng,
đành phải tiếp tục chờ đợi một ngày mới như từng ngày đã trôi qua. Sự chờ đợi này đã
khiến cho cảm giác hào hứng của chàng trai trở thành cảm giác chán nản và gần như
vô vọng. Thời gian càng trơi thì nỗi day dứt, nóng ruột cứ tăng dần. Hai câu thơ trên là
cảm nhận của thị giác. Nhân vật “tơi” đã lấy con mắt của mình để nhìn khơng gian
đầy màu sắc này. Sự theo dõi của chàng trai này là nhìn thấy từng chiếc lá cho đến khi
thấy cả một cây xanh bị màu vàng làm cho biến đổi. Khơng có trạng thái tương tư, đợi
chờ thì khó mà cảm nhận thời gian qua chiếc lá theo từng ngày, theo từng mùa. Từ đây
cho thấy, nhà thơ Nguyễn Bính đã chú ý đến yếu tố thời gian và không gian để diễn tả
trạng thái tâm tư của người trong cuộc, vì bài thơ khơng có lời đối thoại, nhân vật này
lại như tự vấn và bộc lộ tâm tình nên khơng thể thiếu thời gian. Chàng trai trong bài
thơ đo đếm thời gian dựa vào chính cảnh sắc thiên nhiên. Thế nhưng, qua ngịi bút của
Nguyễn Bính, điều này lại được thể hiện bằng những câu thơ lục bát rất dân dã, giản
dị, mộc mạc. Đồng thời, ơng cịn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để nhân vật trữ tình
suy nghĩ, thương nhớ:

_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
5


“Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tơi u nàng”.
(Tương tư, Nguyễn Bính)

Ngơn ngữ dân gian của Nguyễn Bính chín là ngơn ngữ của ca dao, dân ca, của
thơ ca dân gian nói chung, rộng hơn nữa thì nó chính là ngơn ngữ trong đời sống hằng
ngày của quần chúng nhân dân đã được ông chọn lọc kỹ lưỡng. Điều này dễ dàng
nhận ra khi ta bắt gặp những thành ngữ, tục ngữ, cách nói, lối diễn đạt dân gian như:
chín nhớ mười mong, cách trở đị giang, thơn Đồi, thơn Đơng, miếng giầu, hàng
cau,... Tuy Nguyễn Bính đã thể hiện sự đổi mới về ngơn ngữ, hình ảnh trong thơ như
khi đọc lên, nó vẫn có âm điệu, âm vang của những bài ca dao, dân gian rất quen
thuộc với người dân Việt Nam. Các từ: ta, tơi, anh, mình,... là những đại từ nhân xưng
ngơi thứ nhất của người con trai, thường được dùng trong các bài thơ dân gian của
Nguyễn Bính. Trước hết là trong các bài ca dao, dân ca nói về tình yêu đôi lứa hầu
như không bao giờ dùng từ “tôi”, có thể dùng các từ như: anh, ta, mình,... Lý do này là
dễ hiểu là bởi vì ca dao, dân ca vốn được sản sinh ra từ các cuộc vui hội hè, các buổi
lao động mang tính tập thể, nhất là những cuộc hát giao duyên, đối đáp. Hơn nữa,
dùng từ “tơi” thì cá thể q, dường như khơng phù hợp trong các trường hợp trên.
Nhưng ở thơ mới dân gian của Nguyễn Bính thì “cái tơi” cá nhân lại trỗi dậy trong
lịng, chứ khơng phải là “cái ta” trữ tình, dù đó là của ca dao, dân ca.
Hình ảnh “bướm” cũng thường được dùng trong ca dao dân ca. Con bướm của
đồng làng, vườn dâu đẹp rực rỡ được sáng tạo bằng các biện pháp mỹ từ của ca dao để
nói về tình u đất nước, hay con bướm của cổ tích, huyền thoại, làm nhiệm vụ thơng
tin tình yêu:
“Anh đi đèn sách mười niên
Biết rằng bóng bướm có lên kinh thành”.
(Bóng bướm, Nguyễn Bính)
Hình ảnh này ln nhắc đến trong tình yêu và được mỗi nhà thơ suy nghĩ, cảm
nhận và diễn đạt khác nhau. Nhưng con bướm ở đây là con bướm của thơ văn trung
đại được sáng tạo bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng và điển tích, điển cố để nói một
cách khéo léo, tế nhị khi bày tỏ tình cảm của mình:

_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn

6


“Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau”.
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Cùng với hai hình ảnh ẩn dụ “bến”, “đị” có tính truyền thống của ca dao.
Nguyễn Bính lại thêm vào “hoa khuê các”, “bướm giang hồ” để tạo thêm sức gợi cảm
và mang được những sắc thái ý nghĩa khác hơn. Cô gái này là “hoa khuê các”, là con
nhà nho giáo, nề nếp, giàu sang, còn chàng trai là “bướm giang hồ”, là một kẻ phiêu
bạt, lang thang, nghèo khó. Hai người dường như không thể đến được với nhau nhưng
anh chàng vẫn chờ mong, hy vọng. Một lần nữa, hình ảnh này cũng được nhắc đến
trong ca dao, dân ca:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
(Ca dao)
Câu thơ gợi lên làn điệu dân ca, hoa thơm bướm lượn rất say đắm, trữ tình. Bến
và đị, hoa và bướm là những ẩn dụ về tình yêu hạnh phúc trong ca dao. Đị phải về
với bến, bướm phải tìm hoa, thơn Đồi và thơn Đơng phải chung một làng. Tất cả rất
hợp lý và là một quy luật hoàn mỹ. Điều này có thể cho thấy được, Nguyễn Bính dùng
những hình ảnh, ngơn ngữ, chất liệu rất dân gian nhưng lại đến đến cho người đọc
những cái nhìn rất mới về tình u đơi lứa. Ơng nói lên được những tâm tư, tình cảm
của mình vào thơ, vì thế mà đọc giả có thể hiểu và đồng cảm sâu sắc hơn về vấn đề
mà nhà thơ muốn nói. Tuy ông ở giữa phong trào thơ mới rộn ràng nhưng vẫn giữ cho
mình một phong cách thơ mang tính dân tộc, rất mộc mạc, giản dị, không Tàu cũng
không Tây. Đây chính là cái đặc sắc trong thơ của ơng. Nếu như ở khổ thơ thứ hai cịn
có câu lạc hệ thống, thiếu sự dung dị (Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau) thì ở
khổ thơ cuối bài là sự kết tinh nghệ thuật của toàn bài. Ở khổ thơ này, “hồn xưa đất
nước” toát lên từ cách dùng hình ảnh, cách bộc lộ tình cảm kín đáo, mộc mạc của tác
giả. Ông đã dùng lối diễn đạt gián tiếp rất tinh tế, phảng phất chất hương đồng cỏ nội

của ca dao thuần khiết:

_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
7


“Nhà em có một giàn giầu
Nhà tơi có một hàng cau liên phịng
Thơn Đồi thì nhớ thơn Đơng
Cau thơn Đồi nhớ giầu khơng thơn nào?”
(Tương tư, Nguyễn Bính)
Trong phong trào Thơ mới, nhiều thi sĩ như Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá
Lân,... miêu tả được bức tranh quê tươi đẹp nhưng có lẽ chỉ có Nguyễn Bính nói đúng
được cái hồn quê của người dân Việt Nam. Bài thơ “Tương tư” vẫn như một dấu tích
tâm hồn dân tộc, góp phần làm cho tâm hồn người đọc thêm phong phú và tươi sáng.
Cảm xúc tương tư trong tình yêu này cũng được nhà thơ Xuân Diệu thể hiện
qua bài thơ “Tương tư chiều” bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, mới lạ.
Chúng ta có lẽ biết thế giới tình u mn màu sắc có bao nhiêu trạng thái, cảm xúc
phong phú thì cũng bấy nhiêu phen nhà thơ say sưa, khám phá và thể hiện bằng sự
nhạy cảm rất riêng tư của một người “say đắm tình yêu” như Xuân Diệu. Tương tư là
một trạng thái rất khó cắt nghĩa của trái tim. Điều này đã được nhà thơ diễn ra bằng sự
hịa điệu của hai nguồn tình cảm: tình yêu với cuộc sống, trần thế và tình yêu đôi lứa.
Trong bài thơ, không gian chiều - sự xa cách đã làm nên những tiếng thơ gấp gáp rất
đặc trưng của hồn thơ Xuân Diệu - có một chút dun dáng và nơn nóng trong lời mở
đầu bài thơ:
“Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em”
(Tương tư chiều, Xuân Diệu)
Chiều đến mang theo hơi lạnh, cũng là lúc nhà thơ được nghe những vang động

của trái tim khát khao yêu thương, khao khát sự sống của chính mình, bày tỏ được
khát khao tìm về hơi ấm tình người trong sự gần gũi của lứa đơi. “u tha thiết thế
vẫn cịn chưa đủ” (Phải nói, Xuân Diệu) nên nhà thơ rất hay có những dự cảm mong
manh khi bộc bạch tình u. Thi nhân bao đời từng than thở:
“Tương tư không biết làm sao
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào”
(Tương tư, Nguyễn Công Trứ)

_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
8


Từ buổi xa xưa của nhân loại đã có những vần thơ miêu tả cảm giác tương tư
mênh mông như nước Tương giang:
“Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau chẳng thấy nhau
Cùng uống nước sông Tương”
(Trường tương tư, Lương Ý Nương)
Cịn Xn Diệu thì khơng ngần ngại mà thốt lên say đắm và mãnh liệt nỗi nhớ
của mình gửi vào khơng gian chiều vang động, xơn xao. Tình cảm trong thơ của ơng
khơng chỉ chất chứa trong lịng mà thốt ra thành tiếng, khơng phải thứ tiếng nói thầm
thì, rụt rè mà là những lời làm rung động cả không gian. Nhà thơ Xuân Diệu hơn ai
hết hiểu thấu nỗi cơ đơn của chính mình:
“Thơi đã hết hờn ghen và giận dỗi
(Được giận hờn nhau sung sướng biết bao nhiêu)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh”
(Tương tư chiều, Xuân Diệu)

Nỗi buồn là có thực. Cơ đơn đã hiện hình. Nhưng đó là lúc để con người bày tỏ
tình u vô bờ bến trong nỗi nhớ lấp đầy không gian lạnh vắng. Xn Diệu đã dùng
tình u của chính mình mang lại cảm giác ấm áp cho cả buổi chiều, thắp lên ánh sáng
của trái tim để vơi bớt giá lạnh trong thời khắc “ánh sáng mờ dần cùng bóng tối”
(Tương tư chiều, Xuân Diệu). Giữa thái độ sống với tình yêu của Xuân Diệu và kiểu
“yêu cuồng, sống gấp” mang màu sắc thực dụng là hoàn toàn khác xa nhau về bản
chất. Có yêu thực sự, con người mới thấu hiểu cảm giác tương tư. Có yêu thực sự thì
ngay trong nỗi cơ đơn, con người mới càng cảm thấy tình yêu thắp lên ngọn lửa niềm
tin quý giá. Thơ của Xuân Diệu có những cách tân mới lạ, táo bạo và đạt được nhiều
thành cơng rực rỡ. Ơng tiếp thu nhiều thơ ca lãng mạn Pháp, thể hiện một cách chân
thành, say đắm “cái tơi” của mình. Thơ của Xuân Diệu thực sự thoát khỏi hệ thống
ước lệ có phi ngã của “thơ cũ”, đem lại cho “thơ mới” một luồng gió nồng nàn, sơi
sục, ít thấy trong thơ ca truyền thống. Xuân Diệu là nhà thơ tình yêu số một Việt Nam
ở thế kỷ XX và cũng là người đầu tiên đem đến cho văn chương nước ta một quan
_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
9


niệm mới về tình yêu. Tình yêu bao giờ cũng địi hỏi vơ biên, khao khát tuyệt đỉnh và
vĩnh viễn. Xuân Diệu đã cụ thể hóa cảm giác tương tư bằng sự hiện diện của người
yêu trong một thế giới tình yêu được xây ngày trên mảnh đất trần gian muôn màu,
muôn vẻ này:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ ảnh. Anh nhớ hình
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi !
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
Nhớ đơi mắt đang nhìn anh đăm đắm”.
(Tương tư chiều, Xuân Diệu)
Bằng kinh nghiệm Đông Tây, truyền thống và hiện đại kết tinh ở một tâm hồn

nghệ sĩ đã giúp Xuân Diệu khám phá được nhiều thay đổi tinh vi của thiên nhiên cũng
như nội tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ ít lời nhiều ý, súc tích,
cơ đọng. Nửa thế kỷ, thơ tình của Xuân Diệu là một quá trình khám phá khơng ngừng
vào thế giới kỳ diệu của tình u. Vì ông sống hết mình cho tình yêu cộng với tài năng
thơ ca thiên phú và kết hợp những tư tưởng tiến bộ của phương Tây, nên khi bước
chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một tơn chỉ sống để
u và phụng sự cho tình yêu, phụng sự bằng trái tim nồng cháy và say mê. Tương tư
có nghĩa là cùng nhớ nhau, là cái nghĩa mộc mạc nhất của nó nhưng nỗi nhớ trong tình
yêu mới thực sự mang đầy đủ ý nghĩa của tương tư. Nhà thơ mới này lại mang đến
cho người đọc một ý nghĩa mới của tương tư trong lời yêu say đắm: không chỉ là nhớ
em, nhớ tiếng, nhớ ảnh, nhớ hình, nhớ đơi mơi, đơi mắt mà khi được sống trong nỗi
nhớ ấy, con người cịn nhớ chính bản thân mình “Anh nhớ anh của ngày tháng xa
khơi”. Đó là lúc mà con người được sống với bao khát vọng mãnh liệt, tự tin ở chính
mình, tin tưởng ở tình yêu, ở cuộc đời.
Chúng ta cũng biết tình yêu là chủ đề bất hủ trong thơ ca của mọi thời đại. Đã
có biết bao thi sĩ đem tình yêu vào thơ ca, từ đó xây dựng thế giới mn sắc màu của
chính mình. Nhưng khi nhắc đến điều này, người ta thường nghĩ đến Xuân Diệu với
danh hiệu “ơng hồng thơ tình”. Trong bài thơ này, ta cũng thấy được tình u trong
tác phẩm của ơng giống như một khu vườn đủ mọi hương sắc, là bản nhạc đủ mọi âm
thanh. Ở Xuân Diệu luôn dài dạt một chất sống mãnh liệt đối với tình u. Ơng cho
_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
10


rằng tình yêu là một thứ cần thiết của con người, chúng ta khơng thể sống nếu khơng
có tình u. Điều này cũng đã được nhắc đến trong hai câu thơ sau:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
(Bài thơ tuổi nhỏ, Xuân Diệu)

Trong số đó, tương tư là căn bệnh là tất cả mọi người đều phải trải qua. Nó là
nỗi nhớ da diết tràn ngập nỗi lịng khi cách xa người mình u. Tình u có sâu đậm
hay khơng là biểu hiện của nỗi nhớ, nhớ khn mặt, giọng nói, những kỉ niệm, nhớ tất
cả mọi thứ thuộc về người mình yêu. Nỗi nhớ tha thiết này được Xuân Diệu bộc lộ rõ
qua đoạn thơ trên. Nhưng sự tương tư này, nỗi nhớ này có được đối phương hồi đáp?
Trên đời này, được mấy ai yêu mà không phải chịu đựng nỗi đau do tình u mang lại:
“u là chết ở trong lịng một ít
Vì mấy khi u mà chắc được u
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hay thờ ơ chẳng biết”
(u, Xn Diệu)
Tình u trong thơ của “ơng hồng thơ tình” này vừa chân thành, vừa nồng
cháy nhưng có đơi lúc dường như giận dữ. Tình u này khiến cho con người có thể
cảm nhận đủ mọi cung bậc cảm xúc vui, buồn, hờn giận và đặc biệt là nỗi nhớ tương
tư và “Tương tư chiều” là một ví dụ điển hình. Tình u trong thơ của ơng khơng diễn
tả một cách ước lệ, bóng gió như thơ cũ mà cụ thể, đầy đủ với tình yêu, bao gồm cả
thể xác và tâm hồn. Tác phẩm này cũng nói lên trạng thái nhớ mong, đợi chờ người
yêu trong một buổi chiều lạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, tình u như chợt
đến, như có một chút ngại ngùng, thẹn thùng đã từng được nhắc đến trong bài thơ sau:
“Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững thững chẳng theo gần
Vô tư như những bài thơ diệu
Anh với em như một cặp vần”
(Thơ duyên, Xuân Diệu)
Sự “vô tâm” này cho thấy đây là tình u khơng đốn trước, nó chợt đến trong
khoảng khơng gian và thời gian đặc biệt của buổi chiều mùa thu.
_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
11



M.Gorki từng nói: “Tình u là thơ ca của cuộc đời. Cuộc sống thiếu tình u
khơng phải là sống mà chỉ tồn tại. Khơng thể sống thiếu tình u vì con người sinh ra
là một tâm hồn để yêu”. Câu nói này quả thật rất đúng đắn. Do bởi, tình yêu giúp con
người trở nên yêu đời, yêu cuộc sống, u bản thân mình hơn. Hơn nữa, nó cũng giúp
con người cảm nhận được mọi cảm giác, tâm trạng khi yêu mà tương tư là một trong
những trạng thái không thể nào tránh khỏi. Tác phẩm “Tương tư” và “Tương tư chiều”
đã nói rất rõ ràng về tâm trạng này. Tuy hai bài mang hai phong cách khác nhau của
từng nhà thơ, người thì mang phong cách kín đáo, lặng lẽ của chàng trai dân quê mộc
mạc, dân dã, người thì thổi vào từng lời thơ một tình yêu mãnh liệt, cụ thể, một nỗi
nhớ da diết, bộc lộ được tâm sự của chính mình. Nhưng trong hai tác phẩm đều có
chung một đặc điểm, đó chính là tính hiện đại trong thơ. Nó mang lại cho người đọc
những tâm tư, tình cảm mới lạ về tình yêu, nhất là ở tâm trạng tương tư.
Hai tác phẩm này đều mang đến cho người đọc những ấn tượng khác nhau về
nỗi nhớ tương tư được nhắc đến trong bài. Một nhà thơ của làng quê, của hương đồng
gió nội với cái nhìn kín đáo, khéo léo, tế nhị, sử dụng thể thơ lục bát truyền thống dễ
dàng hiểu rõ được nội dung như Nguyễn Bính - nhà thơ “chân quê của dân tộc”. Cịn
Xn Diệu thì táo bạo, mãnh liệt, bộc lộ hết tâm trạng của mình bằng những hình ảnh,
nghệ thuật mới lạ, đặc sắc với danh hiệu “ơng hồng thơ tình”. Hai nhà thơ này đã
đem đến cho người đọc các tác phẩm về tình yêu phong phú với mọi cung bậc cảm
xúc con người trong cuộc sống chứa chan tình người này.

_____________________________________________________________________
Tài liệu chuyên văn
12



×