Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.38 MB, 59 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ PHÚC THẮNG

HỒ SƠ SÁNG KIẾN
Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm
nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật
Lĩnh vực (mã)/cấp học: Mỹ Thuật (8)/ TH

Tên tác giả :
HỒNG THỊ NGÂN
Trình độ chun mơn : Đại học sư phạm
Chức vụ :
Giáo viên
Nơi công tác :
Trường Tiểu học Phúc Thắng
Xã Phúc Thắng - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định

Phúc Thắng, tháng 5 năm 2021


2

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN U CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng khoa học sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục huyện
Nghĩa Hưng
Hội đồng khoa học sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục tỉnh Nam
Định.
Tơi tên là:


Hồng Thị Ngân

Ngày tháng năm sinh:

10/3/1991

Nơi công tác:

Trường Tiểu học xã Phúc Thắng

Chức danh:

Giáo viên

Trình độ chun mơn:

Đại học Sư phạm

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy
học trong môn Mĩ thuật”.
Lĩnh vực (mã)/cấp học:

Mĩ thuật (8)/ Tiểu học

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2019
Sáng kiến: Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất
lượng dạy học trong môn Mĩ thuật tôi đưa ra và áp dụng trong hai năm học này
đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh. Tôi xin cam đoan mọi
thông tin trong đơn là sự thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước

pháp luật.
Phúc Thắng, ngày 15 tháng 6 năm 2021
Người nộp đơn

Hoàng Thị Ngân


3


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng
cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ thuật.
2. Lĩnh vực (mã)/cấp học: Mỹ Thuật (8)/ TH
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 4 năm 2021
4. Tác giả:
Họ và tên: Hoàng Thị Ngân
Năm sinh: 1991.
Nơi thường trú: TT Rạng Đông – Nghĩa Hưng - Nam Định.
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm.
Chức vụ cơng tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Phúc Thắng.
Điện thoại: 0976545536.
Tỷ lệ đóng góp cho sáng kiến: 100%.
5. Đồng tác giả: (Khơng có).
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị:
Trường Tiểu học xã Phúc Thắng.
Địa chỉ:

Xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Điện thoại:
0397220371
Áp dụng nhân rộng: Trường Tiểu học xã Phúc Thắng, trường Tiểu học xã
Nghĩa Hải, trường Tiểu học xã Nghĩa Lợi, trường Tiểu học xã Nghĩa Tân, trường
Tiểu học xã Nghĩa Thành, trường Tiểu học thị trấn Rạng Đông, trường Tiểu học
xã Nghĩa Hùng, trường Tiểu học xã Nam Điền, trường Tiểu học xã Hiển Khánh
(huyện Vụ Bản), trường Tiểu học Việt Hùng (Huyện Trực Ninh), trường Tiểu
học xã Tân Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, trường Tiểu học Nhật Tựu
huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.


2

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
TRONG MÔN MĨ THUẬT
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và
yêu cầu hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và nhà nước ta luôn
coi trọng đầu tư cho giáo dục, xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu” cho sự
phát triển bền vững và lâu dài của đất nước.
Đối với môn học Mĩ thuật ở trường tiểu học, mục tiêu của dạy - học chính
là giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận
được vẻ đẹp của thiên nhiên, đời sống và của các sản phẩm Mĩ thuật; cung cấp

cho học sinh những hiểu biết ban đầu về mơn Mĩ thuật, hình thành và củng cố
các kĩ năng cần thiết để học sinh hồn thành bài tập trong chương trình; bồi
dưỡng năng lực quan sát, phân tích, phát triển trí tuệ, phát huy trí tưởng tượng,
sáng tạo, góp phần hình thành nhân cách người lao động mới; phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu Mĩ thuật của học sinh; góp phần tạo dựng mơi trường thẩm
mĩ cho xã hội.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thơng mới chính thức đưa hoạt
động trải nghiệm trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc của cấp tiểu học, giúp
các em tiếp cận thực tế, khai thác kinh nghiệm đã có, huy động kiến thức, kĩ
năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của bản thân. Vưgốtxki – Nhà tâm lí học
nổi tiếng thế giới từng nói: “Tâm lí hình thành thơng qua hoạt động”. Điều này
có nghĩa là: chỉ thơng qua hoạt động của chính bản thân con người thì bản chất
người và nhân cách người đó mới hình thành và phát triển. Con người tự lực
hoạt động mới biết kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy thành tri thức bản
thân. Mục tiêu của nhà trường chính là giúp người học tự lực học tập, giáo dục
cho học sinh biết tự giáo dục. Điều đó cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa hoạt
động trải nghiệm và hoạt động giáo dục các lĩnh vực khác, đặc biệt là đối với
giáo dục Mĩ thuật trong trường tiểu học hiện nay.


3

Đó cũng chính là động lực lớn để tơi tìm tòi và viết “Biện pháp tổ chức
các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ
thuật”.
II- MÔ TẢ GIẢI PHÁP
II.1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
1.1. Thực trạng
1.1.1. Thuận lợi
* Về phía giáo viên:

- Giáo viên Mĩ thuật ln được sự quan tâm, tạo điều kiện của các ngành
cấp trên khi tham gia các buổi tập huấn dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực, vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu
học do Vương quốc Đan Mạch tài trợ.
- Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc học tập của nhà trường khang
trang, sạch đẹp, tương đối đầy đủ.
- Ban giám hiệu nhà trường năng động, sáng tạo trong công tác chuyên
môn và đặc biệt cũng rất quan tâm tới bộ môn Mĩ thuật Đan Mạch, thường
xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng phương pháp mới vào giảng
dạy, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao.
- Đã nhiều năm thực hiện dạy và học Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực, vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu
học do Vương quốc Đan Mạch tài trợ nên nhận thức của giáo viên, phụ huynh
học sinh và cộng đồng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực.
- Nhà trường có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho
học sinh như: bộ đồ dùng dạy học các phân môn từ lớp 1 đến lớp 5, sách tham
khảo, một số tranh ảnh có liên quan đến bài học, ...
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững, lâu năm trong cơng tác, có
nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng
giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó
khăn.
* Về phía học sinh:
- Các em đa số ngoan và rất yêu thích mơn học vì Mĩ thuật là một mơn
học khơng gị bó, khơng có nhiều áp lực, dễ khích lệ động viên, khen thưởng.
- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ
huynh có ý thức trách nhiệm. Đã phối hợp với giáo viên bộ môn chuẩn bị đầy đủ


4


sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con
em mình học tập Mĩ thuật ở trên lớp cũng như ở nhà.
- Trong các hoạt động Mĩ thuật, mỗi chủ đề thường nối tiếp liền mạch
nhau, làm cho học sinh luôn cảm thấy hào hứng khi được khám phá, sáng tạo
với nhiều trải nghiệm. Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo,
được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. Thông qua hoạt động Mĩ thuật thực tế,
học sinh tự mình làm tích lũy được cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, tự lựa
chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân. Chính bản
thân các em sẽ tự tin trình bày những ý kiến cá nhân trước tập thể.
1.1.2. Khó khăn:
* Về nhận thức:
- Từ phía cộng đồng: Mặc dù đã tương đối nhiều năm nhà trường triển
khai thực hiện phương pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng
lực, vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học
do Vương quốc Đan Mạch tài trợ, nhiều phụ huynh đã nhận thấy mặt tích cực
của bộ mơn này nhưng vẫn còn một số bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm học tập
cho học sinh, còn chưa coi trọng mơn học Mĩ thuật... Điều đó ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm
giác chán nản, chưa tự tin khi học bài.
- Phụ huynh của các em chưa quen với phương pháp mới nên còn lúng
túng trong việc giúp đỡ con em thực hành ứng dụng sáng tạo ở nhà. Nhiều học
sinh có hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, phụ huynh đi làm ăn xa khơng có
điều kiện chăm sóc và dạy bảo các em, không mua đủ đồ dùng học tập nên ảnh
hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em.
* Về phía giáo viên:
- Trường tiểu học Phúc Thắng có số học sinh đông nên trang thiết bị, cơ
sở vật chất phục vụ môn học chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho dạy - học bộ môn Mĩ
thuật.
- Đối với phương pháp mới này đồ dùng dạy học cho giáo viên là khơng

có sẵn, hầu hết giáo viên phải tự chuẩn bị vật mẫu cho giáo viên và học sinh,
phương tiện, đồ dùng trực quan… vì thế cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả
học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.
- Số buổi do Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện tổ chức tập huấn để giáo
viên Mĩ thuật thực hiện dạy chuyên đề, trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm để
giáo viên nắm vững thêm về phương pháp mới chưa được nhiều nên hiệu quả
dạy – học chưa cao.


5

- Sự kết nối và chia sẻ giữa các giáo viên chuyên Mĩ thuật trong toàn
huyện chưa nhiều nên hoạt động Mĩ thuật chưa thật sự nổi bật.
* Về phía học sinh:
- Còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với mơn học vì thực tế đời sống
cịn khó khăn, hầu hết là con em nơng thơn, cha mẹ làm nghề tự do không ổn
định nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em cịn
hạn chế, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học
sinh cịn hạn chế, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia còn học
sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia vào các hoạt động nhóm, hoạt động
thuyết trình, chia sẻ bài vẽ của mình trước lớp.
- Trình độ học sinh trong các lớp, các khối lớp không đồng đều. Bên cạnh
những em phát triển, học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em nhận thức chậm,
hoạt động chậm hơn.
- Trong chương trình học Mĩ thuật theo dự án Đan Mạch gồm nhiều quy
trình học khác nhau. Các chủ đề bài học chủ yếu phát huy khả năng tự học, tự
tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng học tập
như: giấy A0, A4, giấy bồi, kẽm, băng keo, hộp giấy, vật dụng tìm được để tái
chế. Điều này rất khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, vì bản thân các em

chưa thể tự chuẩn bị được mà phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh.
Trước tình trạng chung của các em học sinh, tôi rất băn khoăn trăn trở làm
thế nào để việc dạy và học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực, vận
dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Vương
quốc Đan Mạch tài trợ được triển khai, áp dụng và đạt được kết quả tốt nhất. Vì
vậy tơi thấy rằng, cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy và học
môn Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp Đan Mạch nhằm cải thiện tình trạng
đã nêu trên.
II.2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu
cầu mới đối với tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục bởi giáo dục là
đào tạo con người, là phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Một
trong những mơn học góp phần khơng nhỏ đến việc phát triển tồn diện học sinh
trong trường tiểu học đó là môn Mĩ Thuật.


6

Môn học Mĩ Thuật trong nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo các em
trở thành hoạ sĩ mà nhằm phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho
các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong
cuộc sống hằng ngày.
Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do giáo
viên định hướng thiết kế và hướng dẫn thực hiện; tạo cơ hội cho học sinh tiếp
cận thực tế, thể hiện những cảm xúc tích cực về thế giới xung quanh. Trong mơn
Mĩ thuật các em sẽ được phát triển phẩm chất, năng lực cần đạt; đồng thời phát
huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng và có cơ hội chia sẻ về sở thích, ước mơ

của bản thân. Dạy học Mĩ Thuật trong nhà trường giúp học sinh có những kiến
thức, kĩ năng cơ bản về vẽ hình, vẽ màu, tạo hình, điêu khắc và nghệ thuật
không gian. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh học cách sáng tạo,
biểu đạt bản thân, có những hiểu biết cơ bản, cảm nhận được vẻ đẹp, đánh giá
được sản phẩm Mĩ Thuật. Bên cạnh đó, một trong những quan điểm đổi mới của
các mơn học trong chương trình giáo dục tổng thể là tích cực hóa hoạt động của
người học, trong đó giáo viên đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho
học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn để để
khuyến khích học sinh tích cực, tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát
triển năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự
học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát
triển. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngồi khn viên
nhà trường, trong và ngồi lớp thơng qua một số hình thức như: trị chơi, thực
hiện bài tập, đóng vai, tham quan, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng
đồng,… Mỗi một giây phút các em trải nghiệm trong các hoạt động như vậy
chính là những khoảnh khắc đáng nhớ và hữu ích, theo suốt cuộc đời các e. Đối
với các hoạt động của bộ môn Mĩ thuật trong trường tiểu học cũng vậy. Thông
qua việc dạy và học Mĩ thuật theo chương trình trường tiểu học mới Việt Nam,
các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp thể hiện từ nội dung cho đến hình thức
mỗi khi các em thực hiện một chủ đề; thể hiện những gì mình mơ ước, mình yêu
thích, biết vận dụng bài học vào thực tế như: trang trí những vật dụng cá nhân:
sách, vở và cả góc học tập của mình,... góp phần rèn luyện cho học sinh các thao
tác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Mĩ thuật, ngoài ra,
giúp các em hào hứng hơn trong môn học, giảm căng thẳng trong các buổi học.
Bản thân giáo viên cũng ngày một thoải mái và phát huy tính sáng tạo hơn.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tơi đã đề ra “Biện pháp tổ chức các
hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Mĩ
thuật” ở trường tiểu học với các nội dung cụ thể như sau:
2.1. Thứ nhất: Tăng cường trải nghiệm môn học với các tiết học trong và
ngồi khơng gian lớp.

2.1.1 Các hoạt động trải nghiệm trong không gian lớp học.
Hiện nay, trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông nói chung, ở
tiểu học nói riêng, mơn Mĩ thuật giúp các em sử dụng ngơn ngữ tạo hình thơng


7

qua hoạt động trải nghiệm để biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng và kiến
thức của bản thân về thế giới xung quanh. Các năng lực của học sinh được hình
thành qua các kênh học tập, các giác quan khác nhau như: Nói chuyện, nghe,
thảo luận (qua thính giác); thơng qua quan sát đồ vật, hình ảnh (qua thị giác);
thông qua hoạt động và làm việc bằng tay trong những hoạt động thực tế (qua
xúc giác); thông qua hoạt động sử dụng các động tác cơ thể trong những tình
huống cụ thể (qua ngơn ngữ hình thể). Thời gian dành cho các hoạt động của
môn học được tổ chức trong lớp học lại chiếm thời lượng tương đối nhiều nên
bản thân tơi đã tích cực tăng cường và đổi mới các trải nghiệm mĩ thuật trong
lớp học nhằm kích thích hứng thú và sự hiệu quả, sáng tạo ở các chủ đề, trong
từng hoạt động của các chủ đề.
* Hoạt động khởi động:
Đây là hoạt động quan trọng nhằm tạo hứng thú cho các em trong mỗi giờ
học. Nhưng hoạt động khởi động sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi được kết hợp với
những “thông điệp” kiến thức được khéo léo gửi gắm vào các trị chơi.
• Ví dụ:
Chủ đề “Em sáng tạo cùng những con chữ” – Mĩ thuật lớp 4, tơi tổ chức
trị chơi “Sáng tạo cùng con chữ” (Sử dụng sản phẩm thực hành của học sinh
lớp 3: chủ đề “Những chữ cái đáng yêu”).
- Mục tiêu: Giúp học sinh sử dụng vốn kiến thức học sinh đã hiểu về bảng
chữ cái với các kiểu chữ: chữ thường, chữ in hoa, chữ in thường, chữ nét đều,
chữ nét thanh, chữ nét đậm,… để ghép thành từ có nghĩa.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các con chữ, dấu thanh, tranh nền hình ảnh

như: chiếc lá, ngôi sao, đám mây, trái tim,…
- Luật chơi: Học sinh chọn chữ cái ghép thành tên nhóm của mình (được
trang trí trên nền có sẵn).
- Cách tiến hành:
+ Học sinh thảo luận, tìm con chữ cấu tạo nên tên nhóm.
+ Học sinh lựa chọn các con chữ, ghép từ tạo thành tên nhóm.
+ Trưng bày chia sẻ nhanh về tên nhóm vừa ghép được.
Khi kết thúc trị chơi, tơi đánh giá nhận xét kết quả của các nhóm, đồng
thời giới thiệu cho học sinh xem một số mẫu từ mà tơi đã ghép sẵn bằng các con
chữ được trang trí để giới thiệu bài học mới.
* Kết quả tổ chức trải nghiệm thơng qua trị chơi trong hoạt động
khởi động.
Trị chơi không chỉ rèn cho các em kĩ năng tương tác, sáng tạo trong học
tập, kĩ năng tự tìm hiểu kiến thức, thu hút các em tham gia sôi nổi, hào hứng mà
còn giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động, linh hoạt hơn rất nhiều trong


8

việc hoàn thiện sản phẩm. Điều đặc biệt hơn là học sinh có thể tận dụng các sản
phẩm liên kết từ khối lớp này đến khối lớp khác, tăng thêm tính liền mạch, hệ
thống và hiệu quả trong chương trình chung của môn Mĩ thuật Tiểu học.

Sản phẩm sau hoạt động của trò chơi.


9

Sản phẩm sau hoạt động của trò chơi.


Sản phẩm của học sinh với chủ đề “ Em sáng tạo cùng những con chữ”.
* Hoạt động tìm hiểu:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu là một hoạt động vơ cùng quan trọng, tác
động không nhỏ đến chất lượng của giờ học. Giáo viên thường sử dụng những
câu hỏi đơn giản, ngắn gọn hoặc đưa ra các giáo cụ trực quan gắn với bài học để


10

dẫn dắt các em tìm hiểu. Thay vì thực hiện như thế, tôi lựa chọn một số chủ đề
phù hợp để các em trải nghiệm hoạt động tìm hiểu mới: tự mình thực hiện, tự
mình khám phá, diễn giải và chia sẻ với nhau cách thực hiện.
• Ví dụ: Chủ đề 14: “Em tưởng tượng từ bàn tay” – Mĩ thuật lớp 2.
- Mục tiêu: Học sinh nhận ra được đặc điểm cấu tạo, hình dạng của đơi bàn
tay; từ đơi bàn tay có thể tưởng tượng được nhiều hình ảnh đẹp và thú vị.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Máy chiếu; sản phẩm tưởng tượng từ bàn tay.
+ Học sinh: Đồ dùng học tập, đèn pin.
- Cách tiến hành:
+ Hướng dẫn học sinh trải nghiệm với máy chiếu.
+ Tổ chức cho học sinh lần lượt lên thử nghiệm với bàn tay được chiếu
trên bảng hoặc sử dụng với đèn pin mà học sinh đã chuẩn bị.
+ Cả lớp quan sát, gọi tên hình ảnh các bạn thực hiện với máy chiếu.
+ Học sinh tự chia sẻ về cách thực hiện tưởng tượng từ bàn tay.
* Kết quả tổ chức trải nghiệm trong hoạt động tìm hiểu.
Thay vì hướng dẫn tìm hiểu theo cách thông thường như: đặt ra một hệ
thống câu hỏi (Bàn tay có cấu tạo như thế nào? So sánh hai bàn tay, em rút ra
nhận xét gì? Em tưởng tượng được hình ảnh gì từ bàn tay đặt nằm ngang, bàn
tay thẳng đứng? Sự chuyển động của bàn tay và các ngón tay có tạo ra các hình
khác nhau khơng? Em nhận ra những hình ảnh gì được tạo ra từ đơi bàn tay?) thì

giáo viên chỉ là người điều hành, giúp các em cùng nhau trải nghiệm, khám phá
và lĩnh hội kiến thức. Hoạt động tìm hiểu chủ đề bài học sẽ diễn ra nhẹ nhàng và
hiệu quả hơn rất nhiều.


11

Học sinh trong hoạt động thực hiện tìm hiểu cùng máy chiếu.


12

Học sinh thích thú trong hoạt động thực hiện tìm hiểu.


13

* Hoạt động thực hành:
Thực hành là hoạt động chiếm phần lớn thời gian của chủ đề, là hoạt động
quết định đến chất lượng sau cùng của sản phẩm. Chính vì thế, trong những năm
gần đây, chương trình Mĩ thuật cũng đã có thêm nhiều hình thức tổ chức thực
hành khác nhau nhằm tăng hiệu quả cho các chủ đề nhưng nhận thấy một số chất
liệu vẫn cịn có thể mở rộng hoặc sáng tạo được thêm các cách thức thực hiện
khác nhau với các tiết dạy trong lớp học, tôi đã mạnh dạn đưa tranh in ứng dụng
vào một số chủ đề như: Chủ đề 12: Trang phục của em – Lớp 3; chủ đề 9: Trang
phục em yêu thích – Lớp 5.
• Ví dụ: Chủ đề 12: Trang phục của em – Mĩ thuật lớp 3.
- Mục tiêu: Học sinh tạo dáng trang phục cho mình hoặc người thân bằng
cách kết hợp vẽ, in, hoặc xé, cắt, dán.
- Chuẩn bị:

+ Giáo viên: lá cây, một số đồ vật có họa tiết nổi, một số sản phẩm mẫu.
+ Học sinh: đồ dùng học tập, lá cây, một số đồ vật có họa tiết nổi.
- Cách thực hiện:
+ Nhắc nhở học sinh chuẩn bị trước một số lá cây hoặc đồ vật có bề mặt
nổi để in…
+ Hướng dẫn học sinh in họa tiết trong tiết thực hành.
+ Học sinh in họa tiết, thiết kế trang phục phù hợp với họa tiết đã in.
+ Kết hợp với các cách thức, chất liệu khác để hồn thiện sản phẩm.
Thay vì học sinh thực hành vẽ, xé, cắt dán ,… tôi áp dụng hình thức tranh
in mà các em chưa đc thực hiện trong chương trình mĩ thuật tiểu học từ trước tới
giờ. Đây là trải nghiệm mới mẻ, dễ chuẩn bị, dễ thực hiện với các vật liệu sẵn có
ở xung quanh nên đã tác động rất tích cực đến hoạt động dạy và học môn Mĩ
thuật.
* Kết quả tổ chức trải nghiệm trong hoạt động thực hành.
Qua quá trình cho các em trải nghiệm trong hoạt động thực hành bằng
cách in họa tiết vào trang trí sản phẩm, các em đã tạo ra được những sản phẩm
đẹp và mang tính thẩm mĩ, các em tích cực và hứng thú hơn trong học tập.


14

Trải nghiệm in họa tiết vào trang trí cho trang phục.
*Hoạt động trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm:
Trên thực tế, hoạt động trưng bày sản phẩm trong mơn Mĩ thuật dù đã
được thay đổi bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn còn một vài học sinh
chưa mạnh dạn trong chia sẻ. Chính vì thế tơi cố gắng đưa các em đến với
những trải nghiệm mới hơn như: phân vai chia sẻ, sáng tác câu chuyện học
đường, gieo vần thơ cho những sản phẩm phù hợp,…
• Ví dụ: Chủ đề 4: “Em sáng tạo cùng những con chữ” - Mĩ thuật lớp 4
- Mục tiêu:

+ Học sinh trưng bày được sản phẩm trang trí tên của bản thân.
+ Giúp học sinh tự tin, thoải mái hơn với hoạt động trưng bày, chia sẻ;
tăng hứng thú trong các hoạt động học tập.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: một số hình thức thơ, gieo vần, vè…
+ Học sinh: sản phẩm để trưng bày
- Cách thực hiện:
+ Giáo viên làm mẫu với tên bất kì.
+ Học sinh suy nghĩ: gieo vần thơ hoặc vè,… gắn liền với tên mà mình đã
trang trí.
+ Đưa nhiều hình thức khen thưởng để học sinh bình bầu như: sản phẩm
ấn tượng nhất, bài thơ ngộ nghĩnh nhất, bài thơ dài nhất,…


15

Phần nhiều chủ đề, học sinh bị hạn chế cách chia sẻ theo hình thức giới
thiệu chất liệu, màu sắc, đường nét, hình mảng,… đơn thuần nên việc thay đổi
hoạt động đánh giá ở một số nội dung tôi thấy học sinh thật sự thích thú và tự tin
hơn rất nhiều.
Ví dụ: Với tên Ngân: học sinh gieo vần: “Mình tên là Ngân
Rất nhiều bạn thân
Chăm học chuyên cần
Bạn nào cũng thích”.
* Kết quả tổ chức trải nghiệm trong hoạt động trưng bày, giới thiệu
và đánh giá sản phẩm.
Sự sáng tạo, dí dỏm trong những câu thơ, câu vè đã giúp cho thời gian bên
nhau của cơ trị tơi trong những trải nghiệm Mĩ thuật ngày một đáng nhớ hơn.

Trải nghiệm “gieo vần thơ” với chủ đề:

Em sáng tạo cùng những con chữ.(Lớp 4)


16

Một số bài vẽ “Sáng tạo cùng những con chữ” của học sinh.

Một số bài vẽ “Sáng tạo cùng những con chữ” của học sinh.
2.1.2 Tăng cường trải nghiệm môn học với các tiết học ngồi khơng gian
lớp.
Mĩ thuật là cái đẹp, cịn gì tuyệt vời hơn khi được hịa mình và trải
nghiệm cùng với thiên nhiên. Chúng ta khơng thể dạy hiệu quả bài “Sáng tạo
với những chiếc lá” mà chỉ ngồi trong lớp và tưởng tượng ra chiếc lá; hay trong
quá trình vẽ theo nhạc, thay vì thực hiện trong khơng gian lớp chật hẹp, gị bó,
tơi đã thực hiện di chuyển ra ngồi khơng gian lớp để các em thay đổi khơng
khí, được nhảy múa, vẽ hịa mình cùng âm nhạc và thiên nhiên. Tương tự như
vậy, tùy vào từng chủ đề mà tôi lên kế hoạch thực hiện với từng khối lớp để các


17

em được trải nghiệm với các tiết học ngồi khơng gian lớp, giúp các em có ý
thức bảo vệ mơi trường, phát triển phẩm chất và nhân cách một cách tự nhiên.
Ngồi ra, Nam Định là địa phương có di tích lịch sử lâu đời, phong cảnh
đẹp, có nhiều nghề truyền thống. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơ trị
chúng tơi có những tiết học chép họa tiết cổ, vẽ tranh phong cảnh để áp dụng
vào trong các chủ đề bài học.
Với trải nghiệm ngồi khơng gian lớp, bên cạnh việc thay đổi khơng gian
học tập ra ngồi mơi trường, tơi cịn có thể tận dụng những chất liệu từ cuộc
sống vào trong giảng dạy. Thay vì sử dụng giá vẽ để vẽ, tôi đã cho các em sử

dụng những gốc cây được ốp lát sạch sẽ để làm giá vẽ, hay có khi sử dụng
những thân cây, cành cây làm nơi trưng bày sản phẩm. Từ đó tạo nên sự mới mẻ
nhưng chứa đựng sự gần gũi, thân thương trong mỗi “giờ học Mĩ thuật hạnh
phúc” của cơ trị chúng tơi.
Chúng ta có thể thấy chất liệu ngồi thiên nhiên cuộc sống chính là giáo
cụ trực quan, là phương tiện dạy học mà bản thân người giáo viên cần phải phát
huy.
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh có tâm thế thoải mái, thư giãn trong các giờ học.
+ Học sinh có cảm xúc thực tế khi tiếp cận bài học theo hướng mở ngồi
khơng gian lớp.
+ Sử dụng chất liệu từ thiên nhiên cuộc sống làm giáo cụ trực quan,
phương tiện dạy học.
+ Cách thể hiện sản phẩm gần gũi, chân thật hơn; hình thành tình yêu với
thiên nhiên, bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương, đất nước.
- Phương pháp: Quan sát, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Kế hoạch chi tiết, phù hợp với các chủ đề; đồ dùng trực
quan,…
+ Học sinh: Đồ dùng học tập phù hợp với chủ đề.
- Biện pháp tiến hành:
+ Nghiên cứu các chủ đề có thể trải nghiệm ngồi khơng gian lớp và đặc
thù địa phương.
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng chủ đề.
+ Tiến hành trải nghiệm theo kế hoạch.
+ Rút kinh nghiệm sau quá trình thực nghiệm.


18


Kế hoạch dạy học ngồi khơng gian lớp học.
• Ví dụ:
+ Đối với chủ đề “Sáng tạo với những chiếc lá” – Mĩ thuật lớp 5 và một số
chủ đề khác: Tơi đã hướng dẫn các em tìm hiểu trong khơng gian lớp, sau đó di
chuyển ra ngồi khơng gian lớp thực hiện tìm hiểu về những chiếc lá có trong tự
nhiên. Hiệu quả từ việc quan sát, tiếp xúc thực tế bằng các giác quan khác nhau
đã giúp các em tạo hình được những sản phẩm sáng tạo hơn cả mong đợi.


19

Tiết dạy ngồi khơng gian lớp học.
Chủ đề 6: Khu vườn kì diệu – Lớp 2.

Tiết dạy ngồi khơng gian lớp học
Chủ đề 4: Sáng tạo với những chiếc lá – Lớp 5.


20

Tiết dạy ngồi khơng gian lớp học
Chủ đề 9: Sắc màu thiên nhiên – Lớp 2.

Tiết dạy ngồi khơng gian lớp học
Sản phẩm chủ đề 2, bài: “Những chiếc lá kì diệu” – Lớp 1.


21

Tiết dạy ngồi khơng gian lớp học

Chủ đề 7: Vũ điệu của sắc màu – Lớp 4

Tiết dạy ngồi khơng gian lớp
Chủ đề 5: Sự chuyển động của dáng người – Lớp 4.


22

Thay vì sử dụng giá vẽ các em tận dụng những gốc cây được lát đá sạch sẽ.
+ Đối với chủ đề “Sáng tạo họa tiết, tạo dáng và trang trí đồ vật” – Mĩ thuật
lớp 4.
Tơi đã tìm hiểu một số di tích lịch sử của địa phương và lên kế hoạch thực
hiện trải nghiệm cụ thể: Đền Bình Lãng được cơng nhận là di tích lịch sử cấp


×