Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Những hẻm núi đại kỳ quan thiên nhiên potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.18 KB, 6 trang )

Những hẻm núi đại kỳ
quan thiên nhiên




Một sáng mùa xuân, dòng Colorado mát lạnh và êm đềm. Những
chú cá hồi búng mình nhảy lên khỏi mặt nước rồi rơi xuống, làm
nước tung trắng xoá. Những hàng tuyết tùng mọc dọc theo bờ
sông toả bóng mát như lời mời gọi mọi người vào tránh cái nóng
từ hoang mạc…
Một thế kỷ trước đây, những người mới đến bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp và
sự hùng vĩ nơi đây và dần dần hình thành nên một công viên quốc gia
vào năm 1919, để rồi hôm nay nó lại được bình chọn là kỳ quan thiên
nhiên của thế giới.

Kỳ quan đó chính là Khe núi lớn trong công viên quốc gia Grand
Canyon, Mỹ.

Kỳ quan hùng vĩ thế giới

Những dải đất chạy dài cuồn cuộn nhiều màu sắc như một chiếc cầu
vồng, những bức tường đá đỏ rực chạy dọc theo các con sông. Đặc
biệt là vùng đồng bằng Unkar, một trong những vùng định cư rộng lớn
nhất của người Anasazi, vẫn còn tồn tại dấu vết ngày đầu canh tác của
những người cổ xưa này.

Không hề có đường phố hay xe cơ giới trong khu vực này, do đó hầu
hết cư dân tại đây hàng ngày phải lội bộ, cưỡi ngựa hay la để đến nơi
trồng trọt.


Tại vùng hẻm núi Havasu - hay còn gọi là Havasu 'Baaja, có nghĩa
"người dân vùng nước xanh thẳm" - có ngôi làng Supai với 450 người
đang cư ngụ tại đây và đón 25.000 du khách viếng thăm mỗi năm.

Tại đây có hai điều hấp dẫn du khách, độc đáo nhất là thác nước vĩ đại
và giống ngựa có đuôi và bờm màu vàng sáng rực. Người dân thuộc
các bộ tộc trong công viên quốc gia Grand Canyon nuôi rất nhiều
giống ngựa, họ xây dựng hàng rào kiên cố nhằm tránh sự tò mò và
hiếu kỳ của khách du lịch.

Khi một nhà khảo cổ thuộc công viên quốc gia đưa Leigh
Kuwanwisiwma đến khu vực này, ông đã nói: "Tôi rất tự hào là nông
dân, khi sống tại hẻm núi này, tôi nhìn mọi vật dưới con mắt của một
nông dân, bởi vì tôi hiểu rằng mình đang trồng trọt như ông cha đã
làm thuở xưa".

Các nhà nghiên cứu cho rằng Grand Canyon có niên đại gần 2 triệu
năm tuổi. Những hòn đá tạo nên hẻm núi lớn nhất thế giới ở miền Tây
nước Mỹ có xuất xứ từ vùng bờ biển phía đông giáp với Đại Tây
Dương và nguồn gốc lượng cát bao phủ 350.000 km2 miền Tây nước
Mỹ, bồi đắp nên các tảng sa thạch ở Grand Canyon khoảng 150 đến
300 triệu năm trước.

Trước đây, các nhà địa chất học thường nhìn vào cấu trúc sa thạch để
xác định thành phần của đá, hoặc dựa vào hướng gió thổi, nước chảy
để tìm nguồn gốc của sa thạch. Nhưng với các đụn cát cổ đại trong
Khe núi lớn thì phương pháp này không cho kết quả xác đáng.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng các hạt ziricon,
một khoáng chất có chứa urani trong sa thạch. Khi ziricon kết tinh từ

macma tan chảy, urani phóng xạ sẽ bắt đầu phân rã thành chì. Lượng
chì trong hạt ziricon có thể tiết lộ thời gian hình thành.

Những người khai phá

Tất cả mọi con đường mòn tại Khe núi lớn đều được tổ tiên của người
Mỹ - gọi là Hisatsinom tạo nên và các nhà khảo cổ đã gọi những thế
hệ đầu tiên này là Anasazi.

Tuy nhiên, những người Mỹ hiện nay không đồng ý với tên gọi đó vì
họ cho rằng Anasazi là một thuật ngữ của người Navajo, có nghĩa là
"kẻ thù cũ".

"Tất cả các vùng đất tại hẻm núi này đều có dấu chân của chúng tôi.
Đó là nơi chúng tôi đã sống và sinh sôi, nơi ông cha chúng tôi đã
trồng trọt và sống cho đến ngày nay", Leigh Kuwanwisiwma, một thổ
dân Hopi nói.

Thời tiết tại đây vô cùng khắc nghiệt. 1.300 năm trước, người
Hisatsinom (hay người Anasazi) di cư đến những nơi sâu nhất của
hẻm núi này để canh tác cây bông, ngũ cốc, đậu và bí ngô dọc chỗ đất
được đắp cao và vùng đất cát dọc bờ sông Colorado.

Trồng trọt tại Hẻm núi lớn không khác gì trồng cây trên sao Hoả,
nhưng người Anasazi đã thành công một cách đáng ngạc nhiên; nơi
đây không hề có nước, thời tiết băng giá nhưng họ biết rõ từng ngóc
ngách, từng nguồn nước, nơi ẩn núp và các con đường mòn ở đây.

Từ năm 700 đến năm 1200 trước Công nguyên - dài gấp đôi thời gian
người Mỹ hiện diện - họ đã biết rõ nơi này như lòng bàn tay.


Các nhà khảo cổ ngày nay cho rằng chắc chắn có những lớp người đã
sinh sống tại Hẻm núi lớn trước người Anasazi hàng nghìn năm, đó là
người da đỏ Bắc Mỹ cổ.

Hình vẽ khắc đá được phát hiện đã cho thấy cách những người da đỏ
cổ xưa sinh sống, săn bắn. Sau khi người Anasazi di cư ra khỏi vùng
hẻm núi thì các thổ dân khác như Hopi, Zuni, Southern Paiute,
Hualapai, Havasupai, Navajo… xuất hiện.

Đối với thổ dân Hopi, hẻm núi này là "ongtupka" - nghĩa là quê hương
tổ tiên; còn đối với người Southern Paiute lại là "puazant tuvip" - có
nghĩa vùng đất thánh; người Tây Apache thì gọi đơn giản là
"gedacho" - đỉnh núi.

×