TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH
***
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
NĂM HỌC 2021 – 2022
Đề tài:
“QUY PHẠM PHÁP LUẬT: KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC
VÀ CÁC LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT”
SINH VIÊN:
HÀ THU HƯỜNG
MÃ SINH VIÊN:
21050231
MÃ HỌC PHẦN:
THL1057
GIẢNG VIÊN:
CHU THỊ NGỌC
Hà Nội – Năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
NỘI DUNG ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT ............................................................ 4
1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật ............................................................ 4
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật ....................................................... 4
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT ............................. 5
1.1. Giả định ................................................................................................ 5
1.2. Quy định............................................................................................... 5
1.3. Chế tài .................................................................................................. 6
CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT...................................... 7
CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM .......................................... 9
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 14
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quy phạm pháp luật là một trong những vấn đề lý luận cơ bản, vô cùng
phức tạp của lý luận và thực tiễn nhận thức, vận dụng pháp luật. Xây dựng ý
thức và lối sống tuân theo pháp luật cần đến nhiều điều kiện giải pháp, trong đó
khơng thể thiếu được sự am hiểu đúng đắn, thống nhất các quy phạm pháp luật.
Vì vậy, việc nghiên cứu “Quy phạm pháp luật: Khái niệm, cấu trúc và các loại
quy phạm pháp luật” là một việc vô cùng cần thiết, giúp cho hiểu biết và ý thức
pháp luật của người dân được nâng cao.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đưa ra được cái nhìn tổng quát về quy phạm pháp luật thông qua cơ sở lý luận
của đề tài bao gồm khái niệm, đặc điểm quy phạm pháp luật.
- Trình bày cấu trúc quy phạm pháp luật.
- Nêu ra được các loại quy phạm pháp luật.
- Từ đó, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu, phân tích về “Quy phạm pháp luật: Khái niệm, cấu trúc và
các loại quy phạm pháp luật” em đã sử dụng một số phương pháp như: tìm kiếm,
nghiên cứu, phân tích tài liệu…
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Quy phạm pháp luật, cụ thể là khái niệm, đặc điểm, cấu trúc quy phạm pháp
luật và các loại quy phạm pháp luật.
- Liên hệ thực tiễn về cấu trúc quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
nhà nước ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo thực
hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của Nhà nước. Văn bản
quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo
đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng có
gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố
cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
này.” Bộ luật Hình sự là văn bản quy phạm pháp luật, trong đó điều luật trên quy
định về hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Quy phạm pháp luật là tế bào, viên gạch xây dựng nên toàn bộ hệ thống
pháp luật, bộ phận cấu thành nhỏ nhất của nó. [3, 106]
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật tạo thành một hệ thống pháp luật, vì vậy nó mang
những đặc điểm đặc trưng. Thông qua những đặc điểm này, ta có thể phân biệt
quy phạm pháp luật với những quy phạm xã hội khác.
- Một là, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắc buộc chung
do nhà nước ban hành trong văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý
do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân
thân và tài sản” (Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015)
- Hai là, quy phạm pháp luật được thể hiện bằng hình thức xác định và tạo thành
hệ thống thống nhất các quy phạm pháp luật.
4
Ví dụ: Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Hơn
nhân và gia đình.
- Ba là, mang tính quyền lực nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Ví dụ: Các văn bản quy phạm pháp luật đều do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hay phê chuẩn và nhà nước đảm bảo thực hiện
chúng bằng nhiều biện pháp.
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Một quy phạm pháp luật được hợp thành từ ba bộ phận: giả định, quy định và
chế tài. Ba bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau.
1.1. Giả định
- Khái niệm: Giả định của QPPL quy định địa điểm, thời gian, chủ thể,
hồn cảnh, tình huống mà khi xảy ra trong thực tế cuộc sống thì cần
phải thực hiện theo quy tắc mà QPPL đặt ra.
- Nhiệm vụ: Giả định xác định phạm vi tác động của pháp luật tới các
quan hệ xã hội. Phạm vi tác động dựa trên hai yếu tố là điều kiện, hồn
cảnh, tình huống... và chủ thể hoặc trong nhiều trường hợp phải xác
định dựa trên cả hai yếu tố này. [1]
Về nội dung những hoàn cảnh, điều kiện, tình huống... nêu trong giả
định phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sát với thực tế.
- Cách xác định: Trả lời cho câu hỏi: Chủ thể nào? Trong hồn cảnh,
điều kiện nào?
- Phân loại:
• Giả định giản đơn
VD: Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Người thành
niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.”
• Giả định phức tạp
VD: Khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “Người nào
vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000
5
đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”
1.2. Quy định
- Khái niệm: Quy định là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật đưa
ra những quy tắc xử sự mà mọi chủ thể phải thực hiện khi ở vào hoàn
cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.
- Nhiệm vụ: Quy định của quy phạm pháp luật chứa đựng mệnh lệnh
của nhà nước, là sự mơ hình hóa ý chí của nhà nước, cụ thể hóa cách
thức xử sự của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật. [1]
- Cách xác định: Trả lời các câu hỏi: Được làm gì? Khơng được làm gì?
Phải làm gì? Làm như thế nào?
- Phân loại:
• Quy định cấm đốn
VD: Khoản 1 Điều 80 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “Cấm kinh
doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp
dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục
kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy
hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.”
• Quy định bắt buộc
VD: Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Cá nhân, pháp
nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình một cách thiện chí, trung thực.”
• Quy định tùy nghi
VD: Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Cá nhân có
quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.”
1.3. Chế tài
- Khái niệm: Chế tài của quy phạm pháp luật là bộ phận nêu lên những
biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm
các yêu cầu nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
6
- Nhiệm vụ: Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng nhằm để
đảm bảo cho các quy định của pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh
trong thực tế đời sống. [1]
Biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi
vi phạm để bảo đảm tính hiệu quả của các biện pháp. Đồng thời cũng
phải phù hợp với các quy định khác trong hệ thống pháp luật quốc gia.
- Cách xác định: Trả lời cho câu hỏi: Bị xử lý như thế nào khi ở vào
hồn cảnh giả định mà khơng thực hiện quy định của quy phạm pháp
luật?
- Phân loại:
• Chế tài hình sự
VD: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị
đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm.” (Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015)
• Chế tài dân sự
VD: Khoản 1 Điều 581 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Người
chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà
khơng có căn cứ pháp luật và khơng ngay tình thì phải hồn trả hoa
lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được
lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật.”
• Chế tài hành chính
VD: Xử phạt vi phạm hành chính với các hình thức xử phạt chính
như cảnh cáo, phạt tiền,...
• Kỷ luật Nhà nước đối với các vi phạm pháp luật do các cơ quan nhà
nước xử lý bằng các hình thức như: Quyết định cách chức, đuổi
việc, hạ bậc lương, bồi thường thiệt hại vật chất…
Cần lưu ý rằng khống phải trong mọi trường hợp các quy phạm pháp luật
đều có cả ba hộ phận nêu trên. Rất ít khi cả ba bộ phận được quy định trong
cùng một điều khoản, thậm chí có khi khơng có mặt cùng trong một văn hản
7
pháp luật. Nhưng bộ phận cơ bản ln có mặt trong mọi trường hợp là phần quy
định (như trong các văn bản về tổ chức nhà nước). Mặt khác, trong một số
trường hợp nột điều luật có thể đồng thời chúa một số quy phạm pháp luật hoặc
một số bộ phận của các quy phạm pháp luật khác nhau. [3, 112]
CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT
- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh pháp luật
có thể phân chia các quy phạm pháp luật thành các nhóm lớn tương
ứng là các ngành luật:
• Quy phạm pháp luật hiến pháp,
• Quy phạm pháp luật hành chính,
• Quy phạm pháp luật dân sự,
• Quy phạm pháp luật hình sự,
• Quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình
….
- Căn cứ tính chất mệnh lệnh: Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh nêu
trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm
pháp luật thành quy phạm pháp luật dứt khoát, quy phạm pháp luật
khơng dứt khốt và quy phạm pháp luật hướng dẫn.[2]
• Quy phạm pháp luật dứt khốt là quy phạm trong đó bộ phận quy
định chỉ nêu ra một cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ;
• Quy phạm pháp luật khơng dứt khốt là quy phạm trong đó bộ phận
quy định nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn cho
mình một cách xử sự từ những cách đã nêu;
• Quy phạm pháp luật hướng dẫn là quy phạm trong đó bộ phận quy
định của quy phạm đưa ra lời khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể
tự giải quyết một số công việc nhất định.
- Căn cứ tính chất quy phạm pháp luật: quy phạm pháp luật cấm đoán;
quy phạm pháp luật bắt buộc; quy phạm pháp luật tùy nghi.[2]
8
• Quy phạm pháp luật cấm đốn có bộ phận quy định cấm chủ thể
không được thực hiện một số hành vi nhất định.
• Quy phạm pháp luật bắt buộc có bộ phận quy định buộc chủ thể
phải thực hiện một số hành vi nhất định.
• Quy phạm pháp luật tùy nghi cho phép có bộ phận quy định cho
phép chủ thể có thể tự xử sự theo những cách thức nhất định
(thường là những quy định về quyền và tự do của các chủ thể pháp
luật).
- Căn cứ nội dung quy phạm pháp luật: quy phạm pháp luật định nghĩa,
quy phạm pháp luật điều chỉnh, quy phạm pháp luật bảo vệ.
• Quy phạm pháp luật định nghĩa
• Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Các quy phạm này quy định quyền
và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia trong các quan hệ xã hội.
• Quy phạm pháp luật bảo vệ: Đây là loại quy phạm xác định các biện
pháp cưỡng chế mang tính nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp
luật.
LIÊN HỆ THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM
Dưới đây là các ví dụ về cấu trúc của quy phạm pháp luật (các điều luật dưới
đây được trích từ các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam)
Ví dụ 1: “Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ
thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ
khơng cịn hoặc khơng có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và
khơng có tài sản để tự ni mình thì Tịa án giải quyết việc chấm dứt ni con
ni và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.”
(Khoản 3 Điều 78 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014)
- Giả định: “Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ
thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ
không cịn hoặc khơng có đủ điều kiện để ni con chưa thành niên, con đã
9
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và
khơng có tài sản để tự ni mình”
- Quy định: “Tịa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định
người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Chế tài: khơng có
Ví dụ 2: “Trên đường khơng phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe
đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về
bên phải theo chiều xe chạy của mình.” (Khoản 1 Điều 17 Luật Giao thơng
đường bộ năm 2008)
- Giả định: “Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai
xe đi ngược chiều tránh nhau”
- Quy định: “người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo
chiều xe chạy của mình.”
- Chế tài: khơng có.
Ví dụ 3: “Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu,
rào chắn và chng báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, có tiếng
chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao
thơng đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một
khoảng cách an tồn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo
hiệu ngừng mới được đi qua.” (Khoản 2 Điều 25 Luật Giao thông đường bộ năm
2008)
- Giả định: “người tham giao thông đường bộ tại nơi đường bộ giao nhau cùng
mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chng báo hiệu, khi đèn tín hiệu
màu đỏ đã bật sáng, có tiếng chng báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc
đã đóng”
- Quy định: “phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một
khoảng cách an tồn, khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo
hiệu ngừng mới được đi qua.”
- Chế tài: khơng có.
10
Ví dụ 4: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.” (Điều 155 Bộ luật Hình sự
2015).
- Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác”.
- Quy định: không có
- Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Ví dụ 5: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật
chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh
vực chính trị, quốc phịng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội,
thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.” (Khoản 1 Điều 104
Bộ luật Hình sự năm 2015)
- Giả định: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở
vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh
vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã
hội”
- Quy định: khơng có
- Chế tài: “bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.”
Ví dụ 6: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ,
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng
của họ.” (Khoản 1 Điều 131 Bộ luật Hình sự năm 2015)
- Giả định: “Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng
của họ.”
11
- Chế tài: “bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm”
Ví dụ 7: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa
lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” (Khoản 1 Điều 133 Bộ luật
Hình sự năm 2015)
- Giả định: “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe
dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện”
- Quy định: khơng có
- Chế tài: “bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm.”
Ví dụ 8: “Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều
người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất y nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.” (Khoản 2
Điều 19 Bộ luật Lao động năm 2019)
- Giả định: “Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với
nhiều người sử dụng lao động”
- Quy định: “việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp và an tồn, vệ sinh lao động.”
- Chế tài: khơng có.
Ví dụ 9: “Khi vợ hoặc chồng u cầu ly hơn mà hịa giải tại Tịa án khơng thành
thì Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo
lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho
hơn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục
đích của hơn nhân không đạt được”. (Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014)
-Giả định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hơn mà hịa giải tại Tịa án khơng
thành; nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
12
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hơn nhân lâm vào tình
trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân
khơng đạt được”
- Quy định: “Tịa án giải quyết cho ly hơn”
- Chế tài: khơng có
Ví dụ 10: “Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc cịi; trong đơ thị và khu
đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.” (Khoản
1 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
- Giả định: Xe xin vượt, trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ.
- Quy định: Phải có báo hiệu bằng đèn hoặc cịi, chỉ được bảo hiệu xin vượt
bằng đèn.
- Chế tài: khơng có
13
KẾT LUẬN
Mỗi một quy phạm pháp luật với tư cách là những tế bào cấu thành nên pháp
luật có nội dung thể hiện chức năng điều chỉnh hành vi, do vậy phải có cấu trúc
nhất định. Quy phạm pháp luật, là một hiện tượng rộng, đa dạng, nhiều nghĩa
nhưng cũng đồng thời là hiện tượng cụ thể xét về nội dung. Vì vậy, việc tìm hiểu
rõ quy phạm pháp luật và cấu trúc của qy phạm pháp luật là điều hết sức cần
thiết. Thơng qua đó, ta có thể đưa ra mối liên hệ thực tiễn với pháp luật hiện
hành ở nước ta. Hơn nữa, việc nghiên cứu này giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề
một cách rõ nét hơn và xem xét những vấn đề chưa hoàn thiện trong cấu trúc của
quy phạm pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS Hoàng Thị Việt Anh (Chủ biên), Tài liệu hướng dẫn môn học pháp luật
đại cương, NXB Tư Pháp (2020).
[2] Lê Minh Trường, “Phân loại quy phạm pháp luật như thế nào? Cho ví dụ?”,
Luật Minh Khuê (04/04/2021).
/>[3] Nguyễn Cửu Việt (Chủ biên), Giáo trình nhà nước và pháp luật đại cương,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2004).
14