Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Một Năm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.58 KB, 4 trang )

Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho
Một Năm
Một kế hoạch tài chính được lập thì việc quản lý chi tiêu của bạn được rõ ràng, đảm
bảo hơn trong việc chi tiêu. Có thể là một bản kế hoạch dài hạn, trung hạn. Nhưng
dưới đây là các bước cần thực hiện cho một Bản kế hoạch tài chính của một năm.
1. Thống kê tài chính cá nhân
Việc này rất quan trọng để biết bạn đang có những gì. Hãy liệt kê toàn bộ tiền mặt, vàng,
tiền gửi, các khoản bạn đang đầu tư (như chứng khoán, bất động sản…), tiền lương, và tất
cả các nguồn thu nhập khác của bạn như hoa hồng, thưởng…vv.
Ngoài việc thống kê tài sản bạn đang có thì bạn còn phải thống kê các khoản nợ mà bạn
đang mang.

Hãy lập kế hoạch tài chính cho một năm, bạn sẽ quản lý tiền của mình tốt hơn.

2. Danh sách những việc chi tiêu trong dự định
Hãy liệt kê những khoản mục mà bạn dự định chi tiêu trong năm 2011 này với những
khoảng thời gian và chi phí cụ thể. Với những chi phí cố định và chi phí phát sinh.
Chi phí cố định bao gồm các hóa đơn như: tiền điện, nước, ga, điện thoại, thuê nhà,…
Chi phí phát sinh như: đi du lịch thì phải là đi đâu, với khoảng chi phí tối đa bao nhiêu,
thời gian nào? Mua xe, đổi điện thoại,…

3. Cân đối thu nhập – chi tiêu
Tốt nhất là bạn lập trên bảng exel do mình tự xây dựng. Bạn có thể tham khảo mẫu dưới
đây để chỉnh sửa cho phù hợp với bạn.

Việc cân đối này giúp bạn sẽ điều chỉnh cho phù hợp với với 3 ống heo: Heo sinh hoạt,
heo đầu tư, heo từ thiện với các mục đích khác nhau. Nếu như việc thu nhập đầu vào của
bạn lớn hơn chi phí đầu ra thì tốt. Tuy nhiên chi phí đầu vào của bạn bằng hoặc nhỏ hơn
chi phí đầu ra thì bạn phải điều chỉnh để hợp lý. Nếu không thì bạn phải lên kế hoạch để
tăng nguồn thu nhập cho phù hợp.


Cân đối thu nhập và chi tiêu là việc quan trọng. Ảnh: internet


Lời khuyên cho bạn:
1. Quan niệm về cách dùng tiền của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, mỗi người nên
tôn trọng thói quen sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền bạc của nhau, để mỗi người có
một cuộc sống tốt và thoải mái nhất với chính bản thân mình.
2. Tập trung tiền bạc tản mác để quản lý đầu tư, thu lợi nhiều hơn.
3. Tăng cường tiết kiệm, tích lũy dần. Trừ đi những chi phí sinh hoạt hàng ngày, trích
một phần lương để gởi tiết kiệm ngân hàng. Khoản tiền này có thể dùng để mua trái
phiếu hoặc bảo hiểm nhân thọ…
4. Nắm rõ tình hình tài chính. Có một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong
các giai đọan, như vậy việc quản lý tài chính sẽ hợp lý hơn.
5. Sớm chuẩn bị kế hoạch tương lai cho gia đình, đối với những việc như nuôi dưỡng -
giáo dục con cái, mua sắm nhà cửa, những tài sản lớn… cần nghĩ thấu đáo.
6. Tự giác bảo vệ “thể chế tài chính” của mình.

×