Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tư Tưởng Về Tiền Và Sự Giàu Có docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.01 KB, 5 trang )

Tư Tưởng Về Tiền Và Sự Giàu Có
Điều gì ngăn cản con người tiến đến thành công trong việc kiếm tiền và duy trì sự thịnh
vượng trong cuộc sống? Câu trả lời nằm ở lòng tin.
Nếu bạn tin rằng sự giàu có và thịnh vượng là không thể có đối với bạn, thì điều đó là
không thể. Thái độ của một người đối với tiền bạc là trở ngại đầu tiên trong việc kiếm
tiền và trở thành người giàu có.

Thái độ của bạn ảnh hưởng đến hành động và hành động của bạn sẽ quyết định khả năng
thành công. Một số quan điểm về tiền bạc có thể ảnh hưởng đến hành vi, bao gồm:
 Tôi phải làm việc cật lực mới có tiền.
 Tôi sẽ không bao giờ giàu được.
 Có tiền thì không có tâm hồn.
 Thật khó để quản lý tiền bạc.
 Cần phải có tiền thì mới làm ra tiền.
 Đã quá muộn để bắt đầu nghĩ đến việc làm giàu.
 Tôi không có những gì cần thiết để trở nên giàu có.
Bạn có tin vào một vài hay tất cả những thái độ tự giới hạn bản thân này không?
Nếu có, thì hãy tâm niệm điều này trong khoảng một đến hai phút:
“Giàu có không phải là những gì người ta có được. Đó là một trạng thái của suy nghĩ.”

Những thái độ về tiền bạc và sự giàu có này hình thành từ lúc nhỏ, và hầu hết là đến từ
những người có sức ảnh hưởng nhất trong cuộc sống của chúng ta – bố mẹ và gia đình.
Những “dấu ấn” mạnh mẽ này cùng với nỗi sợ hãi làm cho chúng ta chấp nhận rằng về
kiếm tiền, chúng ta đang bước đi trên nước. Sự sợ hãi làm tê liệt và khuất phục chúng ta
phải tin rằng “Những gì ta tin rằng không thể đạt được thì ta sẽ không thể nào đạt được”.
Đây là câu nói câu nói nổi tiếng của một người đã thấu hiểu được nỗi sợ hãi ảnh hưởng
như thế nào đến tâm lý con người.
“Điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là bản thân sự sợ hãi đó” – Franklin D. Roosevelt
1993

Hãy ngưng sợ hãi và tin tưởng vào chính bản thân. Những gì bạn tin là những gì bạn đạt


được. Nếu bạn không tin, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ đạt được. Có như vây thì một
khi đối diện với nỗi sợ hãi, bạn sẽ ngạc nhiên sao bạn lai ít sợ như vậy so với lần đầu tiên.
Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không phải tính đến những khó khăn hay thậm chí là
phần trăm thất bại (dù thất bại đó không nhất thiết là xấu). Đó chính là cách chúng ta học
làm thế nào để thành công. Người thành công thường gặp thất bại nhiều hơn là những
người không thành công. Người thành công biết cách đứng dậy sau thất bại còn những
người thất bại vì họ không chịu cố gắng làm gì cả.
Bạn có thể đi khắp nơi và cam đoan là bạn chưa bao giờ thất bại, nhưng sẽ ra sao nếu bạn
thay vao đó:”Hãy nhìn xem, tôi chưa bao giờ thử làm gì cả!”. Nghe có chút khác biệt
đúng không? Vậy đấy, có những người thử làm,thất bại và từ bỏ. Có lẽ họ cho rằng cơ
hội chỉ đến một lần trong đời.
Hãy tưởng tượng trong giây lát, mọi thứ có thể được như ngày nay hay không nếu con
người ta chưa từng làm thử hay từ bỏ chỉ sau một lần cố gắng? Sẽ không có iPod, iPhone
hay tivi plasma nào cả.

Còn thêm một điều khác nữa ảnh hưởng đến thái độ của bạn về tiền bạc. Bạn có thể đoán
không?
Đó là nợ. Ngiêm túc mà nói, chúng ta chỉ mắc nợ khi có suy nghĩ là ta không thể có được
điều gì nếu không mượn nợ. Nếu ta tiếp tục sống như vậy, chúng ta sẽ có số phận bi đát.
Hãy nhìn xung quanh bạn. Tư tưởng này được hình thành từ nhỏ, mỗi khi chúng ta nghe
câu nói “Chỉ cần dùng thẻ tín dụng là được mà” từ cha mẹ.
Dave Ramsey chỉ ra trong khóa học tại Đại học Financial Peace University – búp bê
Barbie Mua Sắm luôn luôn có phụ kiện là thẻ Mastre Card. Khi bạn đập vào thẻ, Barbie
se nói “Giao dịch chấp nhận”. Bạn thấy đấy, những công ty phát hành thẻ tín dụng đều có
kế hoạch riêng của ho. Biển cảnh báo chỉ ghi “Coi chừng chết ngạt!” trong khi cần phải
nói là “Phía trước có cát lún!”
Chúng ta không bao giờ bỏ được tâm lý trẻ con rằng “Mình nhất thiết phải có cái đó, cần
phải có ngay lập tức”. Và còn gì nữa? À, nếu là một đứa trẻ thì sẽ nổi cơn tam bành,
trong khi một người lớn chỉ cần rút thẻ và tự thuyết phục rằng họ xứng đáng được có nó,
bất kể nó có ảnh hưởng thế nào đến tình hình tài chính. Hệ quả là nhẵn túi, stress, bất

hạnh và bạn đã bị lừa.

Làm thế nào để trưởng thành về tài chính?
Đó chính là thay đổi thái độ với tiền bạc.

×