Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người và vấn đề nâng cao sức khỏe con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 191 trang )

\

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-------------

TRẦN QUANG TUYNH

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ YẾU TỐ XÃ HỘI
ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO
SỨC KHỎE CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2013

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-------------

TRẦN QUANG TUYNH

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ YẾU TỐ XÃ HỘI
ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO
SỨC KHỎE CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành

: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số

: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn 1
2

: PGS.TSKH Lương Đình Hải
: PGS. TS Phạm Cơng Nhất

HÀ NỘI - 2013

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... 0
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ YẾU TỐ TỰ NHIÊN, YẾU
TỐ XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE CON NGƢỜI ................................ 14
1.1. Quan niệm triết học về yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con
ngƣời ........................................................................................................................... 14

1.1.1. Sơ lược một số quan niệm trong lịch sử............................................ 14
1.1.2. Quan điểm mác xít ................................................................................... 16
1.2. Mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con ngƣời ........ 23
1.2.1. Một số quan điểm ngồi mác xít ............................................................. 23
1.2.2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa yếu
tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người ....................................... 30
1.3. Sức khoẻ con ngƣời .................................................................................... 35
1.3.1. Một số quan điểm về sức khoẻ trong lịch sử ..................................... 35
1.3.2. Quan điểm hiện đại về sức khoẻ ....................................................... 41
Chƣơng 2. ẢNH HƢỞNG CỦA YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ YẾU TỐ
XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƢỜI ........................................ 49
2.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên đến sức khỏe con ngƣời ................... 49
2.1.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên bên ngoài con người ................. 49
2.1.2. Ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất với sức khoẻ ......................... 57
2.1.3. Khả năng tự vệ của con người và sức khoẻ ...................................... 65
2.1.4. Vai trò của quá trình tự điều chỉnh của cơ thể đối với sức khỏe ....... 73
2.2. Ảnh hƣởng của yếu tố xã hội đến sức khỏe con ngƣời ........................... 81
2.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến sức khỏe ...................................... 83
2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sức khỏe ........................ 92
2.2.3. Ảnh hưởng của lối sống đến sức khỏe ............................................ 104
2.2.4. Ảnh hưởng của hệ thống y tế đến sức khỏe .................................... 116

TIEU LUAN MOI download :


Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM CHĂM SÓC,
BẢO VỆ VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE CON NGƢỜI VIỆT
NAM HIỆN NAY ........................................................................... 131
3.1. Nhóm giải pháp tác động đến mặt tự nhiên nhằm nâng cao sức
khỏe con ngƣời Việt Nam hiện nay ................................................................ 131

3.1.1. Giữ gìn và cải tạo mơi trường tự nhiên trong sạch góp phần
nâng cao sức khỏe nhân dân ............................................................ 131
3.1.2. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ........... 134
3.2. Nhóm giải pháp tác động đến mặt xã hội nhằm chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe con ngƣời Việt Nam hiện nay .............. 144
3.2.1. Đẩy mạnh cải tạo các quan hệ kinh tế - xã hội, xây dựng môi
trường xã hội trong sạch lành mạnh nâng cao sức khỏe nhân
dân ................................................................................................... 144
3.2.2. Xây dựng lối sống lành mạnh, ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã
hội nâng cao sức khỏe nhân dân ...................................................... 147
3.2.3. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của hệ thống y tế trong chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe nhân dân ................................................................ 160
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 171
DANH MỤCCƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN........ 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 175

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Việt

ADN

Axít diơxyribơ nuclêic

AIDS


Hội chứng suy giảm miễn dịch mẵc phải

ATP

Adênosin tri phốt phát

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BCHTW

Ban chấp hành trung ương

BVBMTE

Bảo vệ bà mẹ trẻ em

BVSKBMTE

Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSSK

Chăm sóc sức khỏe


CSSKBMTE

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

CSSKND

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

DSKHHGĐ

Dân số kế hoạch hóa gia đình

ĐCSVN

Đảng cộng sản Việt Nam

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

GDP

Tổng thu nhập quốc dân trên đầu người

GNP

Tổng sản phẩm quốc nội

HIV


Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

H1N1

Một phân nhóm của vi rút cúm A

H5N1

Một phân nhóm của vi rút cúm gia cầm

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NXB

Nhà xuất bản

PH

Nồng độ axít hay bazơ

SARS

Hội chứng suy hơ hấp cấp tính nặng


SKBMTE

Sức khỏe bà mẹ trẻ em

TCN

Trước công nguyên

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Ủy ban nhân dân

TIEU LUAN MOI download :


UNEP

Chương trình mơi trường Liên Hợp quốc

UNICEF

Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự nhiên. Vấn đề con
người luôn là một trong những vấn đề trọng tâm, nóng bỏng của hiện thực đời
sống xã hội được các nhà lý luận, các nhà khoa học chú trọng nghiên cứu để cố
gắng tìm ra những câu trả lời thỏa đáng trên những phương diện khác nhau.
Bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ tạo dựng nền văn minh mới, văn minh
tin học, phát triển con người trở thành mục tiêu trọng tâm của sự phát triển
xã hội. Do vậy, vấn đề con người, tâm lý con người, nhân cách con người, trí
tuệ con người, tiềm năng con người và nguồn lực con người lại nổi lên mạnh
mẽ. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã đặt con người vào vị trí trung
tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều quốc gia coi chiến
lược phát triển con người là cốt lõi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển văn hoá và tăng

trưởng kinh tế.
Từ Đại hội VI, ĐCSVN đã khẳng định vai trò quyết định của nhân tố
con người trong tiến trình phát triển xã hội. Các kỳ Đại hội tiếp theo của
Đảng tiếp tục khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát
triển kinh tế, xã hội. Đại hội XI của ĐCSVN nhấn mạnh: “Phải bảo đảm
quyền con người… nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân
tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của mọi người dân, thực hiện công bằng xã hội” [28, tr. 100]. Đảng
ta đã nhận thấy con người là vốn quí nhất - là vốn của mọi nguồn vốn, là lực
của mọi nguồn lực.
Khi Đảng ta xác định: “… con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và
mục tiêu của sự phát triển” [28, tr. 30] thì sức khỏe cũng chính là nguồn lực
phát triển hay nói cách khác là yếu tố rất quan trọng trong nguồn lực lao
động. Cộng đồng quốc tế và các công ước quốc tế đều cho sức khỏe là một
trong những “nhu cầu cơ bản bậc nhất” của cuộc sống con người, và cao hơn
nữa sức khỏe được xem là một trong những quyền con người, có nghĩa là sức
khỏe của mỗi người được tôn trọng, mỗi cá nhân và nhà nước đều có trách

1

TIEU LUAN MOI download :


nhiệm thực hiện quyền này. Với mỗi người, có sức khỏe là có thể có tất cả,
khơng có sức khỏe sẽ khơng làm được gì cho bản thân, gia đình và xã hội.
Với mỗi quốc gia, sức khỏe của người dân là một trong những nguồn lực
quyết định nhất đến sự phát triển của xã hội, nó có vai trị trực tiếp sử dụng
và phát huy tốt nhất vai trò của các nguồn lực khác của xã hội. Nhận thức rõ
vấn đề này, Đại hội XI của ĐCSVN đã nhấn mạnh: "phát triển mạnh sự nghiệp
y tế, nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân" [28, tr. 128].

Tuy nhiên, sức khỏe con người bao gồm: sức khỏe thể chất, sức khỏe
tinh thần và sức khỏe xã hội. Nó bị qui định và chịu sự tác động rất mạnh mẽ
của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội, bên trong và bên ngoài con người. Hai
yếu tố này có mối quan hệ biện chứng và tác động thường xuyên, liên tục
trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của con người.
Điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta đã và đang xuất hiện
những yếu tố để củng cố, phát triển sức khỏe cho con người, nhưng bên cạnh
đó cũng xuất hiện ngày càng nhiều các yếu tố cả tự nhiên và xã hội có ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe: các đại dịch mới như căn bệnh SARS,
HIV/AIDS hiện đang hoành hành, lỗ thủng tầng ôzôn, el-ninô và những thảm
họa môi sinh khác, đã và đang đe dọa sự tồn vong hoặc gây nên những khó
khăn lớn cho q trình phát triển con người. Hơn 10 năm qua, cơ cấu bệnh
tật ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, mơ hình bệnh tật ở nước ta
vừa có những bệnh của nước nghèo, lại vừa có những bệnh của nước đang
phát triển; những bệnh liên quan đến rối loạn trao đổi chất và hoạt động thần
kinh trung ương như: vữa xơ động mạch, bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết
áp, thừa cân, bệnh tiểu đường, v.v.. đang có xu hướng gia tăng. Nhu cầu
CSSK của người dân ngày càng cao và đa dạng, trong khi khả năng đáp ứng
của hệ thống y tế cịn hạn chế, chi phí cho CSSK ngày càng tăng, có sự
chênh lệch khá lớn về chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền gây ảnh hưởng
rất lớn đến mục tiêu đảm bảo công bằng trong y tế. Tình hình đó, đã và đang
đặt ra những vấn đề rất cơ bản, cấp thiết về lý luận và thực tiễn trong việc
chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và phát triển con người ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua, ở nước ta cũng như trên thế giới đã có nhiều

2

TIEU LUAN MOI download :



cơng trình, đề tài nghiên cứu về con người dưới nhiều góc độ khác nhau và
có giá trị đáng kể. Tuy nhiên, dưới góc độ triết học nghiên cứu quan hệ giữa
yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội nhằm nâng cao sức khoẻ, phục vụ sự nghiệp
phát triển con người Việt Nam chưa có nhiều và đang là vấn đề có tính cấp
thiết cần được quan tâm nghiên cứu.
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: Ảnh hưởng của yếu tố tự
nhiên và yếu tố xã hội đến sức khoẻ con người và vấn đề nâng cao sức khoẻ
con người Việt Nam hiện nay làm luận án tiến sĩ triết học chuyên ngành chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề con người ln là vấn đề trung tâm của các thời đại, các ngành
khoa học ra đời và phát triển đều hướng tới việc phục vụ con người. Vì vậy,
việc nghiên cứu vấn đề con người nói chung, nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình vận động, phát triển và sức khoẻ con người nhằm nâng
cao đời sống của con người đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử.
Các trường phái triết học phương Đơng cổ, trung đại thường nhìn nhận
con người với tư cách là một thực thể bao gồm hai phần thể xác và linh hồn.
Các quan niệm về bệnh tật và sức khoẻ của họ đều tìm cách giải thích những
trạng thái bên trong cơ thể con người gắn liền với những yếu tố của môi
trường bên ngồi. Nổi bật nhất trong số các quan niệm đó là học thuyết âm
dương và ngũ hành trong triết học Trung Hoa cổ đại.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại đã có nhiều nhà triết học nghiên cứu
tìm hiểu về con người và có những quan điểm khác nhau, đã có những đại biểu
đưa ra những tiêu chí để phân biệt giữa con người và con vật. Ngay từ thế kỷ IV
trước công nguyên, Hypôcrát một danh y của Hy Lạp đã có cơng tách y học
khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, đưa ra thuyết thể dịch để giải thích các hiện tượng
sức khoẻ và bệnh tật. Theo ơng, thầy thuốc cần chú ý đến cách sinh hoạt, chế độ
ăn, tuổi tác, hoàn cảnh sống của người bệnh, đất đai, nguồn nước, thời tiết địa
phương nơi có dịch bệnh. Tuy chưa đưa ra khái niệm yếu tố tự nhiên, yếu tố xã
hội và chỉ ra một cách cụ thể ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ con người, song

ơng đã biết bệnh tật có những nguyên nhân hiện diện ở con người, ở môi trường

3

TIEU LUAN MOI download :


xung quanh con người và diễn tiến theo các quy luật tự nhiên.
Thời Phục hưng vấn đề con người đã được nhiều nhà triết học, khoa học
nghiên cứu, các môn khoa học về con người như: giải phẫu học, sinh lý học,
sinh lý học thần kinh cao cấp, sinh hoá, tâm lý học, tâm thần học đã được ra đời
và phát triển. Cách nhìn con người của thời đại cũng chỉ từ hai góc độ là thể xác
và tinh thần. Thời kỳ này chưa xuất hiện khái niệm yếu tố tự nhiên, yếu tố xã
hội trong con người cũng như chưa thấy được con người là một thực thể tự
nhiên - xã hội.
Vấn đề con người và sức khoẻ con người được nhiều nhà triết học cổ
điển Đức đi sâu nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tuy chưa dùng khái
niệm yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội nhưng G.W.F.Hêghen đã có nhiều luận
điểm lí giải khá sâu sắc về mối liên hệ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội
trong con người. Ông cho rằng, con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của
quá trình hoạt động của chính bản thân chủ thể ấy, hoạt động của con người
càng phát triển bao nhiêu thì ý thức càng mang bản chất xã hội bấy nhiêu,
tức là, hai mặt tự nhiên và xã hội là mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau
chi phối con người. Ông đưa ra quan niệm biện chứng về sống và chết, đồng
thời ông luận giải mối quan hệ giữa sức khoẻ và bệnh tật với mơi trường bên
ngồi, song hạn chế là ông đã biến con người thành con người tự ý thức, coi
ý thức là phương thức tồn tại duy nhất của con người.
L.Phoiơbắc khi nghiên cứu về con người đã lấy con người sống, con
người có cảm giác là điểm xuất phát của học thuyết duy vật của mình. Theo
ông, con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, là một sinh vật có hình thể

vật chất ở trong khơng gian và thời gian và do vậy, nó có năng lực quan sát
và suy nghĩ. L.Phoiơbắc đã phê phán cách tiếp cận về con người của các nhà
duy tâm trong triết học cổ điển Đức khi nghiên cứu con người chủ yếu như
một bản nguyên tinh thần trừu tượng, bản chất con người chỉ có tư duy, cịn
thể xác không thuộc về bản chất con người. Thể xác của con người là cơ sở
vật chất cho sự thống nhất của con người, là một bộ phận của thế giới khách
quan. Đặc trưng của chủ nghĩa nhân bản của L.Phoiơbắc là phủ nhận quan
điểm nhị nguyên luận về con người, đồng thời thừa nhận và luận chứng cho

4

TIEU LUAN MOI download :


quan điểm duy vật về sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác, tư duy và tồn
tại, giữa tâm lý và sinh lý, giữa khách quan và chủ quan. Hạn chế của
L.Phoiơbắc về bản chất của con người thể hiện ở chỗ ông coi con người như
một thực thể sinh vật chứ không phải là thực thể xã hội. Ông đã đề cao mặt
sinh vật của con người khi cho rằng, bản tính tự nhiên của con người là sự
ích kỷ và sự ích kỷ ấy là phù hợp với tự nhiên và tồn tại thực sự, cho nên khi
L.Phoiơbắc nghiên cứu những vấn đề của đời sống xã hội, ơng đã rơi vào
duy tâm, thần bí về cái gọi là “con người thực thể”. Hạn chế đó đã được khắc
phục trong quan điểm của C.Mác về con người, khi ơng khẳng định:
“L.Phoiơbắc hịa tan bản chất tơn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ
xã hội” [63, tr. 11].
Học thuyết Mác - Lênin vừa khẳng định con người là một bộ phận của
thế giới tự nhiên, vừa khẳng định con người là một thực thể mang tính xã
hội. Triết học Mác nghiên cứu con người trên cơ sở là một thực thể tự nhiên

- xã hội. Trong các tác phẩm “Chống Đuyrinh”, “Biện chứng của tự nhiên”
và một số tác phẩm khác C.Mác, Ph.Ăngghen đã phân tích khá sâu sắc
nguồn gốc hình thành và phát triển của con người; vai trò của lao động và
giao tiếp xã hội trong việc quyết định bản chất con người. Tuy C.Mác và
Ph.Ăngghen không đưa ra một định nghĩa nào về sức khoẻ, bệnh tật, nhưng
quan niệm của các ông về con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, về bản
chất con người, về mối quan hệ chặt chẽ giữa sức khoẻ, bệnh tật với các điều
kiện sống, đặc biệt là các điều kiện kinh tế - xã hội… có giá trị rất lớn, có
tính định hướng, là cơ sở cho việc nghiên cứu sức khoẻ, công tác chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ cho con người.
Trong triết học hiện đại khi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu con người, yếu
tố tự nhiên và yếu tố xã hội đã được xem xét, nghiên cứu một cách tương đối
có hệ thống. Xu hướng rõ nét khi nghiên cứu vấn đề này là: duy sinh học và
duy xã hội.
Phái “Học thuyết sinh học xã hội” của chủ nghĩa hiện thực khoa học,

5

TIEU LUAN MOI download :


mà tiêu biểu là Uynxơn thì coi sinh học là cơ sở để giải thích tồn bộ hiện
thực, nhiệm vụ của phái này là nghiên cứu ranh giới giữa mặt sinh học và
mặt xã hội. Trong q trình đó, họ đã tuyệt đối hoá các đặc trưng sinh học
trong bản chất con người, khơng đánh giá đúng vai trị của yếu tố xã hội và
đi đến kết luận, khả năng của con người chủ yếu là do tính di truyền quyết
định, còn vai trò của yếu tố xã hội là rất nhỏ. Mặt khác, phái “Sinh học xã
hội” còn cố chứng minh một số giả thuyết cho rằng, “bản chất động vật đồng
nhất với bản chất con người” và “cái khởi nguyên và cội nguồn” trong con
người là cái sinh học, cịn cái xã hội là cái thứ yếu khơng bền vững.

Chủ nghĩa Đácuyn xã hội biện hộ cho bạo lực và quyền lực xã hội (kẻ
mạnh chiến thắng), nó gần với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, hệ tư tưởng
phát xít, bản chất của nó là lạm dụng các qui luật sinh học, qui luật tự nhiên
trong việc nghiên cứu con người. Ngày nay, một số người tán thành chủ
nghĩa Đácuyn xã hội vẫn sử dụng luận điểm đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự
nhiên để giải thích sự phát triển của xã hội loài người, song họ cho rằng, hiện
nay với những thành tựu của khoa học và kỹ thuật, cuộc đấu tranh sinh tồn
trở nên yếu đi. Do đó, khơng chỉ những kẻ thích nghi nhất mới tồn tại, mà cả
những kẻ khơng thích nghi nhất, lẽ ra phải chết trong hoàn cảnh trước đây
cũng vẫn tồn tại. Đó là những người “kém giá trị” và theo họ nguồn gốc của
mọi tai họa xã hội là do tình trạng sinh sơi nảy nở của những người đó [57].
Tiêu biểu cho những người theo chủ nghĩa hành vi là B.E.Skinơ. Đây
là một hình thức tự nhiên hố cực đoan đối với các hiện tượng xã hội, theo
quan điểm này con người trở thành cỗ máy sinh học tự động. B.E.Skinơ cho
rằng, có thể giải thích mọi kiểu hành vi của con người, kể cả sự lựa chọn, tư
duy, tình cảm thơng qua những phản ứng của con người đối với kích thích từ
mơi trường. Theo B.E.Skinơ, tất cả mọi thành công, sai lầm của con người
đều do môi trường bên ngoài quyết định [141]. Nhà hành vi học K.Lorenz
người Áo khi nghiên cứu nguồn gốc của hành vi con người đã đồng nhất
hành vi, bản tính con người với hành vi của động vật, theo ông con người có
bản năng hiếu chiến. Richard Dawkins nhà hành vi học người Mỹ cho rằng,
trong con người cái bản năng, bẩm sinh đóng vai trị quyết định. Theo ơng,

6

TIEU LUAN MOI download :


con người có bản tính ích kỷ bẩm sinh, nhưng có thể thay đổi một số hành vi
của sự ích kỷ khi có sự tác động của giáo dục, của mơi trường và hồn cảnh

sống [20].
Một trong những quan điểm triết học nghiên cứu về con người được
quan tâm là thuyết “Phân tâm học” của S.Freud. Trong đó, ơng đã lí giải theo
cách riêng của mình về mối quan hệ giữa hành vi vô thức và hành vi bị chế
ngự bởi ý thức con người. Ý tưởng chính mà S.Freud và cả những người
theo thuyết của ơng hướng tới đó là xã hội, các thiết chế xã hội, dồn ép
những khuynh hướng sơ đẳng (những bản tính tự nhiên) của con người từ
khi cịn nhỏ, chỉ dồn ép chứ khơng huỷ diệt hoàn toàn, những khuynh hướng
này tồn tại ẩn dưới lớp vỏ những tập quán xã hội và lợi dụng những cơ hội
bất ngờ để thể hiện bằng những hình thức, mức độ khác nhau.
M.Prarenti giám sát tâm lý chủ yếu dựa vào duy trì “luật pháp trật tự”.
Ơng cho rằng, ở Mỹ “Tất cả những ai thoả mãn với điều kiện sinh tồn thì đều
bị bất ổn về nội tâm và do vậy, cần được chữa trị bằng các phương tiện giám
sát tâm lý” [142]. Như vậy, theo họ khái niệm về sức khoẻ có sắc thái chính
trị. Người khoẻ mạnh là người sống hồ bình và sẵn sàng hành động theo
mệnh lệnh của chỉ huy, còn người bệnh tật là người được sinh ra từ sự bất
bình xã hội.
Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, các nhà triết học, khoa học
Liên Xô trước đây đã đi sâu nghiên cứu yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, vai trò
và mối quan hệ của chúng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của con
người. Trong số đó có thể kể đến một số bài viết, một số tác phẩm như: “Bản
tính tự nhiên và bản chất xã hội của con người” của E.V.Shôkôlôva [85];
“Hai cách tiếp cận chính của vấn đề “Cái sinh học cái xã hội” của Anđrêi
Bruslinxki [13]. Khi đề cập đến yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con
người trong sự sáng tạo khoa học, viện sĩ B.M.Kêđrốp và viện sĩ
N.P.Đubinin đều nhấn mạnh vai trò của các yếu tố xã hội trong mọi hành
động của con người, nhưng cũng không coi nhẹ yếu tố sinh học mà các ơng
gọi đó là những phần của tự nhiên hay là những tiền đề tự nhiên [131, 132].
Các tác giả Kaliugiơnaia và Xêrđiukơpxkaia đi sâu nghiên cứu vai trị


7

TIEU LUAN MOI download :


của yếu tố sinh học, yếu tố xã hội trong sự hình thành cơ thể và đưa ra những
định nghĩa khác nhau về yếu tố sinh học, yếu tố xã hội của con người [128].
Nhìn chung, các nhà triết học, khoa học Liên Xô cũ đã đi sâu nghiên
cứu yếu tố sinh học, yếu tố xã hội, vai trò cũng như mối liên hệ giữa chúng
trong quá trình hình thành, phát triển của con người. Từ đó, họ đi đến kết
luận: con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, hai mặt này không tách rời
nhau, không đối lập nhau mà thống nhất biện chứng với nhau. Con người là
sản phẩm của thế giới tự nhiên nhưng được hình thành phát triển qua quá
trình lao động và quan hệ xã hội.
Ở Việt Nam trước đổi mới, dưới góc độ triết học, con người thường
được bàn đến với tư cách là con người mới XHCN mà ở đó chủ yếu đề cập
đến nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, vấn đề quyền lợi, sự công bằng
xã hội cũng được đề cập đến nhưng cịn mang tính tư biện, ít gắn liền với
thực tế; những nhu cầu tự nhiên, tất yếu và sức khoẻ của con người chưa
được quan tâm thích đáng. Trong điều kiện ấy, yếu tố tự nhiên và yếu tố xã
hội của con người ít được các tác giả đề cập, một trong những nghiên cứu
tiêu biểu về vấn đề này là tác phẩm “Sự hình thành con người” của tác giả
Trần Đức Thảo. Trong tác phẩm này, mặc dù ông chưa đưa ra khái niệm yếu
tố tự nhiên và yếu tố xã hội, nhưng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử ông đã luận giải sâu sắc mối liên hệ giữa yếu
tố tự nhiên, yếu tố xã hội và yếu tố tâm lý của con người. Trong định nghĩa
trừu tượng về con người ông đã viết: “động vật hai chân, sản xuất ra các
phương tiện sinh sống của mình, biết nói và suy nghĩ trong xã hội. Đó là con
người” [87, tr. 123]. Đây là một trong những khái niệm khoa học về con
người, góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc tiếp cận, nghiên cứu yếu tố

tự nhiên, yếu tố xã hội cũng như mối quan hệ giữa chúng cho các nhà khoa
học nước ta sau này.
Từ khi đổi mới (1986) đến nay, trong các Nghị quyết của các kỳ Đại
hội, ĐCSVN đã đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách kinh
tế - xã hội, thì việc nghiên cứu về con người ngày càng được chú trọng hơn.
Các cơng trình nghiên cứu về con người ở nước ta đã đề cập đến nhiều mặt,

8

TIEU LUAN MOI download :


nhiều khía cạnh khác nhau, chủ đề được đề cập nhiều hơn trong các cơng
trình nghiên cứu là nguồn gốc, bản chất con người, nhân tố con người trong
lực lượng sản xuất, quyền con người, mối liên hệ giữa con người với tự
nhiên, cái tự nhiên và cái xã hội hay yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học và yếu
tố xã hội của con người…
Trong đó, có một số cơng trình có tính chất lý luận góp phần xây dựng
cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phát triển con người ở nước ta trong
giai đoạn cách mạng hiện nay, tiêu biểu là một số các bài viết, các cơng trình
nghiên cứu của các tác giả: Vũ Trọng Dung [22], Lê Quang Hoan [46], Đặng
Xuân Kỳ [55], Hồ Sĩ Q [83], Đặng Hữu Tồn [94], Trần Văn Tồn [95],
Nguyễn Anh Tuấn [111], Nguyễn Minh Tâm [114]… Những cơng trình này
đã đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ thêm những luận chứng khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc, bản chất con người góp phần xây dựng
cơ sở lý luận cho các nhà triết học cũng như các nhà khoa học chuyên ngành
đi vào nghiên cứu nhằm mục tiêu phát triển con người, vì hạnh phúc của con
người và tiến bộ xã hội.
Một số cơng trình nghiên cứu có tính chất tổng hợp, đề cập những vấn
đề mang tính tồn diện xác định cơ sở cho chiến lược con người và sự phát

triển xã hội như các đề tài cấp Nhà nước: “Con người Việt Nam mục tiêu và
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” mang mã số KX - 07, “Xây dựng
văn hóa phát triển con người và nguồn nhân lực thời kỳ CNH - HĐH” do
giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đề tài. Bên cạnh đó là các
cơng trình của cá nhân các tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn [16], Phạm Minh
Hạc [35, 36], Nguyễn Văn Huyên [51], Vương Thị Bích Thủy [91]… Các
cơng trình này đã khẳng định được vị trí, vai trị của con người trong sự
nghiệp đổi mới ở nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH và đưa ra một số quan
điểm mới về sự phát triển và tiến bộ xã hội. Đồng thời khẳng định, triết học
phải lấy cái đích đó là vì sự tiến bộ và phát triển, vì hạnh phúc của con
người, giúp con người hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ; triết học có
nghĩa vụ góp phần làm tăng thêm khả năng của con người trong quá trình
nhận thức và cải tạo thế giới khách quan phục vụ các nhu cầu vật chất và tinh

9

TIEU LUAN MOI download :


thần của con người.
Một số tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn [15, tr. 13], Trần Đức Long
[57, tr. 17], Vũ Thiện Vương [125, tr. 30], Vũ Tùng Hoa [44], Nguyễn Thừa
Nghiệp [74]… đã trực tiếp đi vào nghiên cứu yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh
học, yếu tố xã hội, mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội của con người. Dựa trên những luận cứ khoa học, các tác giả
đã đạt được những kết quả nghiên cứu khá sâu sắc, hệ thống về mối liên hệ
và vai trò của yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học và yếu tố xã hội của con
người, là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phát triển con người, đồng
thời, đặt ra những vấn đề, những hướng nghiên cứu mới cho các nhà triết học
cũng như các nhà tư tưởng, các nhà khoa học nước ta tiếp tục đi sâu vào

nghiên cứu giải đáp.
Các tác giả: Trần Phương Hạnh [38], Vũ Trọng Hùng [50], Phạm Thành
Hổ [48], Nguyễn Đình Khoa [54], Phạm Thị Ngọc Trầm [107, tr. 26]… trên
cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đi sâu nghiên cứu nguồn
gốc, cấu trúc sinh thể và những khả năng của con người - sinh vật hoàn chỉnh
nhất của thế giới tự nhiên. Từ đó, khẳng định con người chính là đối tượng
để triết học và các khoa học khác tiếp tục nghiên cứu, rút ra những cơ sở lý
luận khoa học cho mục tiêu phát triển con người toàn diện của Đảng trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Đặc biệt, dưới góc độ y - sinh học, các tác giả: Lê Nam Trà [ 96, 97, 98,
99, 100, 101, 102, 103], Từ Giấy [32], Nguyễn Văn Tường [97, 103],
Nguyễn Trần Hiển [103], Đỗ Đức Vân [103]… đã đi sâu nghiên cứu tương
đối tổng thể về thể lực, các đặc điểm tăng trưởng, đặc điểm sinh thể, chỉ số
sinh học, chỉ số sinh lý, chỉ số sinh hóa, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng sức
khỏe, khả năng thích nghi của con người Việt Nam ở cả trạng thái bình
thường và bệnh lý với môi trường tự nhiên và xã hội, v.v.. Các cơng trình
này đã góp phần củng cố và làm rõ thêm nhiều những kết luận khoa học hết
sức có ý nghĩa về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng
như: “Các chỉ tiêu sinh học liên quan rất chặt chẽ với các yếu tố di truyền,
đặc điểm mơi trường và xã hội cũng như tình trạng dinh dưỡng” [96, tr. 30];

10

TIEU LUAN MOI download :


“Tất cả các đặc điểm của môi trường tự nhiên có tác động đến các đặc điểm
sinh học, đến tình trạng sức khỏe và mơ hình bệnh tật ở Việt Nam” [96, tr.
32]; “… nhằm nâng cao sức khỏe, cải tạo giống nịi, trong đó đặc biệt chú
trọng là các biện pháp về dinh dưỡng và các biện pháp rèn luyện cơ thể.”

[96, tr. 50]… là những luận chứng khoa học rất quan trọng cho việc nghiên
cứu con người Việt Nam nói chung và q trình chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ
cho con người ở nước ta hiện nay.
Những năm gần đây, lĩnh vực sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ xuất
hiện những vấn đề mới có tính chất thời sự, cấp thiết, đã có nhiều tác giả, với
các cơng trình nghiên cứu đề cập về các vấn đề này. Dưới góc độ triết học có
một số tác giả như: Trần Văn Thuỵ [92, tr. 67], Lê Hồng Khánh [53],
Nguyễn Hiền Lương [62]… đã đi vào nghiên cứu khía cạnh triết học - xã hội
của vấn đề sức khoẻ. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các tác
giả đã nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ, bệnh tật của con
người, bước đầu đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng
của cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Một số tác giả khác
đi vào nghiên cứu những lĩnh vực y tế cụ thể như vấn để bảo hiểm y tế, chính
sách y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, mơ hình bệnh tật, vấn đề y
đức hay thống kê, tổng kết về bệnh tật ở nước ta hiện nay tiêu biểu là một số
bài viết, cơng trình của cố GS.TS.Đỗ Ngun Phương, GS.TS.Lê Ngọc
Trọng, PGS.TS.Trần Thị Trung Chiến, TS.Lê Thế Thự, BS.Phạm Ngọc
Chương...
Như vậy, ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu về yếu tố tự
nhiên, yếu tố sinh học, yếu tố xã hội và mối quan hệ của chúng đối với sự
hình thành, phát triển của con người; một số cơng trình đã đi vào nghiên cứu
về sức khỏe dưới góc độ triết học, góc độ y học nói chung nhưng chưa có
cơng trình nào trực diện đi vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên,
yếu tố xã hội đối với sức khỏe để tìm ra những yếu tố cơ bản nổi bật ảnh
hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khoẻ con người Việt Nam hiện nay
để từ đó đưa ra các luận điểm khoa học làm cơ sở lý luận cho các giải pháp
tổng thể, hiệu quả nhằm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con

11


TIEU LUAN MOI download :


người Việt Nam hiện nay, đây là vấn đề luận án quan tâm.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội
đối với sức khoẻ con người, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao sức
khoẻ con người ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
Một là, trình bày nội dung các khái niệm yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội
và sức khỏe con người.
Hai là, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến sức
khoẻ con người.
Ba là, phân tích, đánh giá ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến sức khoẻ con
người.
Bốn là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao sức khỏe con người
ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của yếu tự nhiên và yếu tố xã hội đến sức khỏe con người
Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ khảo sát các ảnh hưởng của yếu tự nhiên và yếu tố xã hội
đến sức khỏe con người Việt nam từ khi đổi mới (1986) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của ĐCSVN về con người và

phát triển con người. Đồng thời luận án cũng tham khảo các tài liệu, cơng
trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề
luận án đề cập.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

12

TIEU LUAN MOI download :


Luận án áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
kết hợp phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa, lịch sử - lơgíc.
6. Cái mới của luận án
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên,
yếu tố xã hội đối với sức khoẻ con người, chỉ ra những yếu tố tự nhiên, xã
hội cơ bản tác động mạnh mẽ nhất đến sức khoẻ con người ở nước ta hiện nay.
- Trình bày một số giải pháp cơ bản nhằm chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ cho con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ
công tác nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề triết học trong y học tại các
trường đại học.
- Về mặt thực tiễn: Luận án có thể là cơ sở khoa học để xây dựng các
chính sách, giải pháp và đổi mới tư duy thực hiện chiến lược chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, phần kết luận và phần nội dung.
Phần nội dung gồm 3 chương, 7 tiết không kể danh mục tài liệu tham
khảo và danh mục chữ viết tắt.


13

TIEU LUAN MOI download :


Chƣơng 1
QUAN NIỆM TRIẾT HỌC VỀ YẾU TỐ TỰ NHIÊN, YẾU TỐ XÃ HỘI
VÀ SỨC KHỎE CON NGƢỜI
1.1. Quan niệm triết học về yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con
ngƣời
1.1.1. Sơ lược một số quan niệm trong lịch sử
Các nhà triết học cổ đại trong quá trình đi tìm hiểu bản tính con người
đã đề cập đến yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội của con người ở những mức
độ khác nhau. Một số nhà triết học phương Đơng cổ đại đã có những nhận
thức khá sâu sắc về những yếu tố tự nhiên ngự trị trong mỗi con người qui
định bản tính con người, họ đưa ra một hệ thống các qui phạm đạo đức để tu
dưỡng mình và nhằm giáo dục cho xã hội. Một số trường phái triết học đã đề
cập đến mặt tự nhiên chi phối hành vi con người như là bản năng, theo họ,
trong con người luôn diễn ra sự chế ước lẫn nhau một bên là bản năng, một
bên là ý thức con người. Các nhà triết học phương Tây cổ đại đã cho rằng
bản tính con người là yếu tố tự nhiên tất yếu, là cái giống nhau, cái bẩm sinh
trong mỗi con người, còn sự khác nhau giữa con người đó là do mơi trường
tạo nên. Đã có tác giả đưa ra những tiêu chí để phân biệt giữa con người và
con vật, tuy chưa chỉ ra được bản tính tự nhiên và bản chất xã hội ở con
người nhưng khi nói về con người, các nhà triết học đều đã đề cập đến một
trong hai hoặc cả hai yếu tố đó trong tư tưởng triết học của mình.
Aristốt (384-322TCN) đã gọi con người là một “động vật chính trị”,
do có thể ơng đã nhận thấy trong con người có hai yếu tố khởi nguyên: động
vật (tự nhiên) và chính trị (xã hội). Tuy ơng không đưa ra khái niệm yếu tố
tự nhiên, yếu tố xã hội, vai trò cũng như mối liên hệ giữa chúng, nhưng trong

nhận thức của ơng về bản tính con người đã có một sự tiến bộ về chất. Trong
lĩnh vực y học, Hypôcrát (460-377TCN) cho rằng, con người bị chi phối bởi
điều kiện tự nhiên mình đang sống. Người thầy thuốc cần chú ý đến chế độ
ăn uống, cách sinh hoạt, tuổi tác, hoàn cảnh sống của người bệnh, đất đai,
nguồn nước, thời tiết địa phương nơi có dịch. Tuy chưa chỉ rõ được sự ảnh
hưởng của yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội tới sức khỏe con người và vận dụng

14

TIEU LUAN MOI download :


nó vào trong q trình điều trị bệnh tật, song ông đã thấy bệnh tật có những
nguyên nhân hiện diện ở môi trường xung quanh con người và phát triển
theo qui luật tự nhiên [39, tr. 9].
Dưới sự thống trị của tôn giáo và thần quyền, triết học thời Trung cổ
đã tuyệt đối hoá yếu tố tinh thần của con người, chính điều này đã kìm hãm
con người trong sự khắc kỷ, kìm hãm sự phát triển tự nhiên của con người cả
về mặt thể chất và trí tuệ. Do trình độ nhận thức cũng như ý thức tơn giáo mà
mặt tự nhiên của con người ít được quan tâm trong thời kỳ này.
Vấn đề con người đã được hầu hết các nhà triết học thời kỳ Phục hưng
quan tâm nghiên cứu. Vào thời kỳ này, một số ngành khoa học về con người
như giải phẫu, sinh lý, sinh lý học thần kinh, sinh hoá… phát triển mạnh mẽ,
tạo ra những tiền đề khoa học quan trọng cho triết học nghiên cứu về con
người, tuy vậy, cách nhìn con người của họ cũng chỉ mới dừng lại ở góc độ
thể xác và tinh thần. Con người được phân tích, mổ xẻ giống một cái máy
đang hoạt động. Mặc dù chưa đưa ra khái niệm về yếu tố tự nhiên và yếu tố
xã hội trong con người, song những quan điểm duy vật về “con người tự
nhiên” thời kỳ này đã trở thành những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của
những quan điểm khoa học về con người sau này.

Trong triết học cổ điển Đức vấn đề con người đã được nghiên cứu khá
sâu sắc. G.W.F.Hêghen trong quá trình chứng minh “ý niệm tuyệt đối” là
thực tại duy nhất và bao trùm tất cả, tuy chưa dùng khái niệm yếu tố tự
nhiên, yếu tố xã hội nhưng ông đã lí giải khá sâu sắc mối quan hệ giữa yếu
tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Ông cho rằng, con người vừa là chủ thể, vừa là
kết quả của q trình hoạt động của chính bản thân chủ thể ấy, hoạt động của
con người ngày càng phát triển bao nhiêu thì ý thức càng mang bản chất xã
hội bấy nhiêu. Như vậy, nếu lược bỏ yếu tố thần bí trong triết học
G.W.F.Hêghen thì tư tưởng nổi bật của ơng là: con người hồn thiện chính là
nhờ lao động, song G.W.F.Hêghen đã sai lầm ở chỗ biến con người thành tự
ý thức và tự ý thức được được coi là phương thức tồn tại duy nhất của con người.
L.Phoiơbắc cũng đã phân biệt con người tự nhiên và con người tự ý
thức. Theo ông, con người mà trong chừng mực nhất định, là một thực thể

15

TIEU LUAN MOI download :


hành động một cách không tự chủ và vô ý thức, thì thuộc về thế giới tự
nhiên, cũng như ánh sáng, khơng khí, nước, lửa, đất và cây cối. Trong con
người, linh hồn và thể xác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Con người suy
nghĩ bằng cái đầu, bằng bộ óc của chính mình, mà đầu óc tồn tại thực sự có
cảm tính. Ơng cũng đã đề cập đến bản tính tự nhiên của con người và cho
rằng bản tính tự nhiên của con người là tồn tại thực, tuy nhiên, ơng đã khơng
thấy được tính biện chứng, tính năng động của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã
hội trong quá trình hình thành, phát triển con người.
Các nhà khoa học phương Tây hiện đại đã đạt được nhiều tiến bộ
trong nghiên cứu con người. Nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu yếu tố tự
nhiên và yếu tố xã hội của con người nhưng chưa thấy tác giả nào đưa ra

định nghĩa hay khái niệm về hai yếu tố này.
Như vậy, yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội đã được đề cập, nghiên cứu
trong lịch sử triết học từ thời cổ đại (cả phương Đơng và phương Tây), tuy
nhiên, do trình độ nhận thức, ý thức giai cấp và chịu ảnh hưởng của những
quan điểm triết học khác nhau mà quan điểm của họ về yếu tố tự nhiên và
yếu tố xã hội là khác nhau. Các tác giả chưa đưa ra khái niệm về yếu tố tự
nhiên và yếu tố xã hội của con người, chưa nhận thức được rằng tuy yếu tố
tự nhiên và yếu tố xã hội có vị trí, vai trò khác nhau đối với con người nhưng
chúng thống nhất với nhau chi phối sự hình thành, phát triển của con người.
1.1.2. Quan điểm mác xít
Xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để và phương pháp luận biện
chứng, trong quá trình nghiên cứu con người triết học Mác - Lênin đã khẳng
định: yếu tố (mặt) tự nhiên, yếu tố (mặt) xã hội cũng như mối quan hệ biện
chứng giữa chúng chi phối quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của con người.
Triết học Mác - Lênin đã xem xét con người hiện thực trong sự phát triển
lịch sử, cụ thể của nó. Con người trong triết học Mác - Lênin ở một chừng mực
nào đó là hiện thân của những quan hệ kinh tế, là đại biểu cho quan hệ giai cấp
và lợi ích nhất định, nhưng khơng phải vì thế mà khái niệm con người trong
triết học Mác - Lênin chỉ gắn liền với các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội, mà
cịn bao gồm trong đó tồn bộ các mặt của đời sống con người, tức là từ khởi

16

TIEU LUAN MOI download :


nguồn “tổ chức thể chất”, đời sống vật chất cho đến đời sống tinh thần của con
người. Khi đưa ra luận điểm con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính
xã hội thì con người trong triết học Mác - Lênin là sự thống nhất biện chứng
giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Hai yếu tố này kết hợp chặt chẽ với

nhau, thâm nhập vào nhau, chi phối, tác động lẫn nhau và chúng chi phối,
ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của mỗi con người cũng như của cộng
đồng và toàn xã hội. Sự tiến bộ của triết học Mác - Lênin khi nghiên cứu vấn
đề này là ở chỗ, khi khẳng định được vai trị của yếu tố xã hội của con người
thì cũng đồng thời khẳng định được vai trò quan trọng của yếu tố tự nhiên,
điều này được thể hiện rõ khi C.Mác khái quát về bản chất con người trong
tác phẩm “Luận cương về Phoi ơ bắc”.
Trên cơ sở kế thừa những giá trị của học thuyết Đácuyn về nguồn gốc
loài người và các tri thức khoa học của nhân loại, triết học Mác - Lênin đã
chỉ rõ sự xuất hiện loài người cũng tuân theo qui luật chọn lọc tự nhiên. Con
người có nguồn gốc từ vượn, nhưng con người khác với vượn về chất. Trong
tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” C.Mác đã khẳng định rằng,
con người có nguồn gốc từ thế giới tự nhiên, là một bộ phận của tự nhiên,
gắn bó với tự nhiên cho nên con người luôn chứa đựng những yếu tố của tự
nhiên - đó là yếu tố sinh học [65, tr. 231-232]. Con người cũng có đầy đủ các
đặc trưng của sinh vật, tuân theo các qui luật sinh học, qui luật của tự nhiên
như: con người phải tìm kiếm thức ăn, nước uống trong thế giới tự nhiên;
con người phải đấu tranh để sinh tồn, cơ thể con người cũng phải tuân theo
những qui luật thích ứng với môi trường, qui luật di truyền, biến dị, tiến hoá
của sinh học… để tồn tại và phát triển, song triết học Mác - Lênin không
thừa nhận quan điểm cho rằng cái duy nhất tạo nên bản chất con người là
mặt tự nhiên. Con người vốn là một sinh vật cho nên có đầy đủ các đặc trưng
của sinh vật. Song, con người lại có sự khác biệt về chất, so với các sinh vật
khác, đó chính là sự xuất hiện mặt xã hội của con người. Con người là sản
phẩm cao nhất của q trình tiến hố. Bộ óc của con người có cấu trúc tinh
vi, phức tạp, cùng với đơi tay được giải phóng là tiền đề quan trọng của ý
thức: “Bộ não lớn xuất hiện đã tạo ra những tiền đề tự nhiên quan trọng của

17


TIEU LUAN MOI download :


ý thức” [74, tr. 29].
Sự khác biệt lớn nhất giữa con người và các sinh vật khác chính là nhờ
vai trò của lao động. C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy được vai trò to lớn của
lao động đối với con người: “Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý
thức, bằng tơn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Con người bắt
đầu có sự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu
sinh hoạt của mình. Đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người qui
định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như vậy, con người đã
gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” [63, tr. 29]. Sự
chuyển biến từ vượn thành người cịn được các ơng phân tích: “Con vật chỉ
tái sản xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra tồn bộ thế giới
tự nhiên” [65, tr. 137].
Như vậy, triết học Mác - Lênin đã khẳng định mặt tự nhiên của con
người chưa đủ giải thích một cách khoa học về nguồn gốc, quá trình hình
thành và phát triển con người, yếu tố hết sức quan trọng có tính chất quyết
định sự hình thành, phát triển con người đó là yếu tố xã hội. Sự tiến hoá đơn
thuần bằng con đường tự nhiên khơng thể xuất hiện con người có ý thức. Sở
dĩ óc vượn có thể chuyển thành bộ óc người, tâm lý động vật có thể chuyển
thành ý thức của con người chủ yếu là do nguồn gốc xã hội mà trực tiếp là
hai sức kích thích chủ yếu: lao động và ngôn ngữ.
Theo khảo cổ học, con người có ý thức xuất hiện khoảng 1,5 đến 2
triệu năm sau khi tổ tiên con người đã được hình thành về mặt tự nhiên [74,
tr. 27]. Trong tác phẩm “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến
từ vượn thành người”, Ph.Ăngghen đã khẳng định: nhờ có lao động, có sự
thích nghi với những động tác ngày càng mới; nhờ có sự di chuyển và những
động tác mới phức tạp, mà bàn tay người đạt đến trình độ hồn thiện cao, có
thể tạo ra những sản phẩm tinh vi mà con vật khơng thể làm được. Chính

trong q trình lao động, con người thường xuyên làm biến đổi các điều kiện
tồn tại, nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt của mình và tạo ra văn hố.
Đồng thời, thơng qua quá trình lao động mà con người liên kết với
nhau làm biến đổi hàng loạt những đặc tính tự nhiên của con người. Hơn thế

18

TIEU LUAN MOI download :


nữa, lao động còn là điều kiện để xuất hiện những thuộc tính xã hội của con
người như ngơn ngữ, chữ viết, ý thức, tư duy và biết định hướng các giá trị.
Cho nên, có thể nói: con người thực sự trở thành NGƯỜI khi bắt đầu biết
chế tạo công cụ lao động và cùng với lao động con người có ngơn ngữ.
Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ph.Ăngghen đã viết: “… lao
động là nguồn gốc của mọi cái… nhưng lao động cịn là cái gì đó vơ cùng
lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời
sống loài người và như thế đến một mức mà trên ý nghĩa nào đó chúng ta
phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [64, tr. 641]. Trong
quá trình tiến hố đó, yếu tố xã hội bắt đầu nhen nhóm ngay trong những
quần thể lồi vượn, các bản năng xã hội hay tính xã hội ngày càng phát triển,
nó dần “lọc bỏ” và bao trùm các bản năng sinh vật.
Như vậy là, triết học Mác - Lênin luôn xem xét con người trong một
chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt: mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt này
có mối quan hệ biện chứng khơng tách rời nhau, qui định bản chất và sự phát
triển của con người. Mặc dù chưa thấy tài liệu nào của C.Mác, Ph.Ăngghen
hay V.I.Lênin nêu ra khái niệm riêng biệt về yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội
của con người, nhưng trong q trình nghiên cứu, các ơng đã trình bày về hai
yếu tố này một cách hệ thống và sâu sắc. Sau này, các nhà triết học theo chủ
nghĩa Mác - Lênin tiếp tục nghiên cứu tư tưởng của các ông, kết hợp với

thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đã đưa ra khái niệm về yếu
tố sinh học và yếu tố xã hội. L.X.Vưgốtxki cho rằng, yếu tố sinh học là
những quá trình, hiện tượng bị giới hạn bởi tính di truyền hoặc là bởi điều
kiện bên trong cơ thể và cuối cùng là qui về các qui luật sinh học đã biết
[120]. Theo ông, những yếu tố sinh học là quá trình và hiện tượng khơng
nằm ngồi những gì thuộc cơ thể con người. Điều này còn khá trừu tượng,
chưa thực sự rõ ràng, bởi vì ý thức, tư tưởng của con người cũng là những
yếu tố trong con người nhưng nó cũng mang tính xã hội.
Theo N.P.Đubinin thì yếu tố sinh học trong cơ thể con người trước
tiên thuộc về thiên nhiên, là một phần của thiên nhiên. Mặt khác, yếu tố sinh
học của con người phải gắn chặt với đặc tính di truyền, với cấu trúc gen, vừa

19

TIEU LUAN MOI download :


×