Tải bản đầy đủ (.docx) (244 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng chống oxy hóa và độc tính tế bào của cây Hồng quân (Flacourtia rukam Zoll. et Mor.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.52 MB, 244 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÁI THỊ CẨM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG CHỐNG OXY HÓA VÀ ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA
CÂY HỒNG QUÂN (FLACOURTIA RUKAM ZOLL. ET
MOR.)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2022


THÁI THỊ CẨM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
CHỐNG OXY HĨA VÀ ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA CÂY
HỒNG QUÂN (FLACOURTIA RUKAM ZOLL. ET MOR.)

NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 62.72.04.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HUỲNH NGỌC THỤY
PGS.TS. ĐỖ THỊ HỒNG TƯƠI

TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Tác giả luận án


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,
chữ viết tắt
ADN
ALT
AST
BHA
CCl4
COSY
d
d
DEPT
DMEM
DMF
DMSO
dNTP
DPPH
EAC
ESI-MS


Chữ nguyên
Acid desoxynucleic
Alanine Aminotransferase
Aspartate aminotransferase
Butylated hydroxylanisol
Carbon tetraclorid
Correlation Spectroscopy
Doublet
Chemical shift
Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
Dulbecco’s Modified Eagle Medium
Dimethyl formamid
Dimethyl sulfoxyd
Deoxynucleotid triphosphat
2,2-Diphenyl Picryl Hydrazyl
Ehrilch Ascites Carcinoma
Electron Sprayt Ionization mass spectroscopy

HDL
HMBC
HR-MS
HSQC
IC
J

High Density Lipoprotein
Heteronuclear Multiple Bond Correlation
High Resolution mass.
Heteronuclear Single Quantum Correlation
Inhibitory Concentration


LDL
LOD

Low-density lipoproteins
Limit of Detection

LOQ
m

Limit of Quantification
Multiplet

MIC
MS
NCBI

Minimal inhibitory concentration
Mass Spectrometry
National Center for Biotechnology Information

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

Ý nghĩa

Đỉnh đơi
Độ dời hóa học


Lipoprotein tỷ
trọng cao

Nồng độ ức chế
Hằng số ghép
Lipoprotein tỷ
trọng thấp
Giới hạn phát hiện
Giới hạn định
lượng
Đỉnh đa
Nồng độ ức chế tối
thiểu
Khối phổ
Cộng hưởng từ hạt
nhân


PBS
PCR
PDA

Phosphate Buffered Saline
Polymerase Chain Reaction
Photodiode Array

PIC
ppm
q
s

SDS
SKLM
t
TLTK
TT

Polymorphism Information Content
Parts per million
Quartet
Singlet
Sodium dodecyl sulfat

UPLC
UV

Ultra-Performance Liquid Chromatography
Ultraviolet

VLDL
VS

Very-low-density lipoprotein
Vanilin sulfuric

Triplet

Dãy diode quang
Chỉ số đa hình di
truyền
Phần triệu

Đỉnh bốn
Đỉnh đơn
Sắc ký lớp mỏng
Đỉnh ba
Tài liệu tham khảo
Thuốc thử
Sắc ký lỏng siêu
hiệu năng
Tử ngoại
Lipoprotein tỷ
trọng rất thấp


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................... i
MỤC LỤC.............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...................................................................................... x
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về chi Flacourtia..............................................................................4
1.2. Tổng quan về Flacourtia rukam.......................................................................26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................32
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 57
3.1. Kết quả khảo sát dược liệu Flacourtia rukam.................................................57
3.2. Kết quả định tính nguyên liệu.........................................................................70

3.3. Kết quả sàng lọc tác dụng sinh học.................................................................72
3.4. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hợp chất......................................... 76
3.5. Xây dựng quy trình định lượng poliothrysosid trong thân Flacourtia rukam
bằng UPLC-PDA...................................................................................................112
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN................................................................................... 127
4.1. Về mặt thực vật học...................................................................................... 127


4.2. Về định tính nguyên liệu............................................................................... 130
4.3. Sàng lọc tác dụng sinh học............................................................................ 131
4.4. Chiết xuất và phân lập các hợp chất trong F. rukam....................................... 137
4.5. Về định lượng poliothrysosid trong mẫu dược liệu Hồng quân....................142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN............149
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Điểm khác biệt giữa các loài mang tên Hồng quân ở Việt Nam............................7
Bảng 1.2. Flavon được phân lập từ các loài thuộc chi Flacourtia.........................................8
Bảng 1.3. Flavonol được phân lập từ các loài thuộc chi Flacourtia......................................9
Bảng 1.4. Các hợp chất phenolic glycosid...........................................................................12
Bảng 1.5. Các dẫn chất acid quinic...................................................................................... 14
Bảng 1.6. IC50 của dịch chiết lá F. indica trong thử nghiệm DPPH và NO.........................18
Bảng 1.7. IC50 của 8 chất phân lập từ dịch quả F. inermis trong thử nghiệm DPPH...........19
Bảng 1.8. Hoạt tính chống oxy hóa của chi Flacourtia....................................................... 19
Bảng 1.9. MIC của dịch chiết từ lá F. indica đối với một số loài vi khuẩn.........................20
Bảng 1.10. MIC của dịch chiết từ lá F. indica đối với một số loài nấm.............................. 21
Bảng 1.11. MIC của dịch chiết MeOH từ rễ F. indica trên một số vi khuẩn....................... 21

Bảng 1.12. % ức chế gốc tự do và IC50 của dịch chiết quả F. indica...................................23
Bảng 1.13. Các chế phẩm có Flacourtia..............................................................................25
Bảng 1.14. Hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết và hợp chất từ vỏ thân F. rukam............29
Bảng 1.15. Hoạt tính hạ cholesterol các cao chiết từ vỏ thân F. rukam............................... 30
Bảng 2.1. Ký hiệu mã hóa các mẫu dùng trong nghiên cứu................................................ 32
Bảng 2.2. Danh mục thiết bị sử dụng thử nghiệm độc tính trên tế bào và XO.................... 36
Bảng 2.3. Trình tự cặp mồi RbcL sử dụng trong phản ứng PCR..........................................38
Bảng 2.4. Thành phần thử tác dụng ức chế XO trong giếng của đĩa 96.............................. 46
Bảng 3.1. So sánh đặc điểm hình thái F. rukam và F. indica............................................... 59
Bảng 3.2. So sánh sự khác biệt trình tự gen giữa mẫu HQ275 và HQ2941.........................69
Bảng 3.3. Mức độ tương đồng của 12 mẫu Hồng quân khi BLAST trên NCBI..................69
Bảng 3.4. Xác định độ ẩm, độ tro và hàm lượng chất chiết được của cao toàn phần..........70
Bảng 3.5. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật F. rukam.................................70
Bảng 3.6. Kết quả định lượng của cao toàn phần thân cành F. rukam................................ 72
Bảng 3.7. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn bằng thử nghiệm DPPH..........73
Bảng 3.8. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn bằng năng lực khử sắt.............74
Bảng 3.9. % ức chế dòng tế bào MDA-MB-231..................................................................74
Bảng 3.10. % ức chế dòng tế bào HepG2............................................................................ 75


Bảng 3.11. % ức chế dòng tế bào RD.................................................................................. 75
Bảng 3.12. Hoạt tính độc tế bào của mẫu thử trên 3 dòng tế bào ung thư...........................75
Bảng 3.13. Dữ liệu phổ 1H -NMR và 13C -NMR (CDCl3 500 MHz, CDCl3 125 MHz) của
hợp chất (1).......................................................................................................................... 83
Bảng 3.14. Dữ liệu phổ 1H -NMR và 13C -NMR (CDCl3 500 MHz, CDCl3 125 MHz) của
hợp chất (2) với acid chaumoogric (CDCl3 399,65 MHz; CDCl3 100,4 MHz)...................86
Bảng 3.15. Dữ liệu phổ 1H -NMR và 13C -NMR của hợp chất (3) và poliothrysosid
(CDCl3 500 MHz, δ CDCl3 125 MHz).................................................................................88
Bảng 3.16. Dữ liệu phổ 1H -NMR và 13C -NMR ( DMSO-d6: 500 MHz, DMSO-d6: 125
MHz) của hợp chất (4) với Koabursid ( DMSO-d6: 400 MHz, DMSO-d6: 100 MHz)........90

Bảng 3.17. Dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C -NMR hợp chất (5) với daucosterol ( DMSO-d6:
500 MHz, DMSO-d6: 125 MHz)..........................................................................................92
Bảng 3.18. Dữ liệu phổ 1H -NMR và 13C -NMR hợp chất (6) (CDCl3 500 MHz, CDCl3
125 MHz)............................................................................................................................. 95
Bảng 3.19. Dữ liệu phổ và 1H- NMR và 13C -NMR (DMSO-d6: 500 MHz, DMSO-d6: 125
MHz) của hợp chất (7)......................................................................................................... 98
Bảng 3.20. Dữ liệu phổ và 1H- NMR và 13C -NMR (DMSO-d6: 500 MHz, DMSO-d6: 125
MHz) của hợp chất (8) và acid vanilic.............................................................................. 100
Bảng 3.21. Dữ liệu phổ và 1H- NMR và 13C -NMR (DMSO-d6 500 MHz, DMSO-d6
125MHz) của hợp chất (9) với stigmasterol (CDCl3 100 MHz)........................................ 102
Bảng 3.22. Dữ liệu phổ và 1H- NMR và 13C -NMR (CDCl3 500 MHz, CDCl3 125 MHz)
của hợp chất (10) và β-sitosterol (CDCl3 với một giọt MeOH-d4 100,06 MHz)...............104
Bảng 3.23. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất (11)............................................................... 105
Bảng 3.24. Hoạt tính chống oxy hóa các hợp chất bằng thử nghiệm DPPH..................... 106
Bảng 3.25. Năng lực khử sắt và hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất......................107
Bảng 3.26. Giá trị IC50 của các mẫu thử............................................................................108
Bảng 3.27. Kết quả tác dụng in vivo hạ acid uric máu của các mẫu thử............................109
Bảng 3.28. % ức chế và hoạt tính độc tế bào MDA-MB-231 các cao phân đoạn..............109
Bảng 3.29. Hoạt tính độc tế bào ung thư vú người MDA-MB-231 của chất phân lập......110
Bảng 3.30. % ức chế hoạt tính độc tế bào HepG2............................................................. 110
Bảng 3.31. Hoạt tính độc tế bào ung thư gan người HepG2 của các mẫu thử...................110
Bảng 3.32. % ức chế hoạt tính độc tế bào RD................................................................... 111
Bảng 3.33. Hoạt tính độc tế bào ung thư cơ vân người RD của các mẫu thử....................111
Bảng 3.34. Kết quả đánh giá độ tinh khiết của poliothrysosid trên UPLC........................113


Bảng 3.35. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống..................................................... 119
Bảng 3.36. Mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của poliothrysosid.................120
Bảng 3.37. Kết quả khảo sát độ lăp lại của poliothrysosid................................................ 122
Bảng 3.38. Kết quả khảo sát độ đúng của poliothrysosid.................................................. 122

Bảng 3.39. Hàm lượng poliothrysosid theo địa điểm thu hái.............................................124
Bảng 3.40. Kết quả định lượng poliothrysosid theo bộ phận dùng của cây.......................125
Bảng 3.41. Hàm lượng poliothrysosid theo thời điểm thu hái........................................... 126
Bảng 4.1. So sánh điểm khác biệt trình tự gen giữa F. rukam và F. indica........................129


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Thân, lá, hoa, quả của Flacourtia indica................................................................6
Hình 1.2. Lá, hoa, quả của Flacourtia jangomas...................................................................6
Hình 1.3. Thân, lá, hoa, quả của Flacourtia rukam............................................................... 6
Hình 1.4. Thân, lá, hoa, quả của Flacourtia montana............................................................6
Hình 1.5. Chế phẩm từ cây Hồng quân................................................................................26
Hình 1.6. Flacourtia rukam................................................................................................. 27
Hình 2.1. Bố trí thí nghiệm thử tác dụng ức chế XO trên đĩa 96 giếng............................... 46
Hình 3.1. Hình thái của Flacourtia rukam...........................................................................58
Hình 3.2. Hoa cắt dọc và bầu noãn cắt ngang của Flacourtia rukam..................................59
Hình 3.3. Vi phẫu rễ Flacourtia rukam................................................................................61
Hình 3.4. Vi phẫu thân Flacourtia rukam............................................................................ 62
Hình 3.5. Vi phẫu cuống lá F. rukam....................................................................................63
Hình 3.6. Vi phẫu phiến lá F. rukam.................................................................................... 63
Hình 3.7. Vi phẫu gân giữa Flacourtia rukam..................................................................... 64
Hình 3.8. Các cấu tử trong bột rễ Flacourtia rukam............................................................65
Hình 3.9. Các cấu tử trong bột thân Flacourtia rukam........................................................66
Hình 3.10. Các cấu tử trong bột lá F. rukam........................................................................ 67
Hình 3.11. Phổ điện di ADN 15 mẫu Hồng quân trên gel agarose 1%................................ 67
Hình 3.12. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR 15 mẫu Hồng quân với cặp mồi RbcL trên gel
agarose 1%............................................................................................................................67
Hình 3.13. Vị trí các đột biến điểm mẫu HQ2941 so với mẫu HQ2975..............................69
Hình 3.14. Sắc ký đồ phân tích các bộ phận dùng của F. rukam......................................... 71
Hình 3.15. Cấu trúc hợp chất (1)..........................................................................................82

Hình 3.16. Cấu trúc hợp chất (1) - Rukamtenol...................................................................84
Hình 3.17. Cơng thức hợp chất (2) - Acid chaulmoogric.....................................................86
Hình 3.18. Cấu trúc hợp chất (3) – Poliothrysosid...............................................................89
Hình 3.19. Cấu trúc hợp chất (4) - Koabursid......................................................................91
Hình 3.20. Cơng thức hợp chất (5) - Daucosterol................................................................93
Hình 3.21. Tương quan HMBC của FRHC12......................................................................94
Hình 3.22. Tương quan NOESY của hợp chất (6)............................................................... 95


Hình 3.23. Cơng thức hợp chất (6).......................................................................................96
Hình 3.24. Tương quan HMBC của FRE11.........................................................................98
Hình 3.25. Cấu trúc hợp chất (7)..........................................................................................99
Hình 3.26. Cấu trúc của hợp chất (8) – Acid vanilic.........................................................101
Hình 3.27. Cấu trúc hợp chất (9) - Stigmasterol................................................................ 103
Hình 3.28. Cơng thức hợp chất (10) - β-sitosterol............................................................105
Hình 3.29. Cấu trúc hợp chất Acid stearic........................................................................ 106
Hình 3.30. Năng lực khử sắt của 3 hợp chất tinh khiết......................................................107
Hình 3.31. Phổ UV của poliothrysosid...............................................................................112
Hình 3.32. Sắc ký đồ chất đối chiếu poliothrysosid...........................................................113
Hình 3.33. Phổ 3D của poliothrysosid và độ tinh khiết của poliothrysosid.......................113
Hình 3.34. Sắc ký đồ của hợp chất (3) - poliothrysosid.....................................................114
Hình 3.35. Chương trình pha động và sắc ký đồ khảo sát 1...............................................114
Hình 3.36. Chương trình pha động và sắc ký đồ khảo sát 2...............................................114
Hình 3.37. Chương trình pha động và sắc ký đồ khảo sát 3...............................................115
Hình 3.38. Chương trình pha động và sắc ký đồ khảo sát 4...............................................115
Hình 3.39. Chương trình pha động và sắc ký đồ khảo sát..................................................116
Hình 3.40. Sắc ký đồ khảo sát tốc độ dịng........................................................................ 116
Hình 3.41. Sắc ký đồ khảo sát nhiệt độ cột........................................................................116
Hình 3.42. Sắc ký đồ khảo sát số lần chiết.........................................................................117
Hình 3.43. Sắc ký đồ khảo sát tính tương thích hệ thống.................................................. 119

Hình 3.44. Sắc ký đồ khảo sát độ đặc hiệu........................................................................ 120
Hình 3.45. Đường tuyến tính chuẩn poliothrysosid.......................................................... 121
Hình 3.46. Sắc ký đồ khảo sát tính tuyến tính................................................................... 121
Hình 3.47. Sắc ký đồ khảo sát độ lặp lại............................................................................122
Hình 3.48. Sắc ký đồ khảo sát LOD và LOQ của poliothrysosid...................................... 123
Hình 3.49. So sánh hàm lượng poliothrysosid trong thân và rễ F. rukam, F. indica..........125
Hình 4.1. Phân biệt lá khơ lồi F. rukam và F. indica........................................................ 128
Hình 4.2. So sánh trình tự gen giữa các mẫu hồng quân với mẫu đối chứng Flacourtia rukam
(Mã KP094960.1)...............................................................................................................129


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu tác dụng sinh học................................................... 42
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chiết phân bố lỏng – lỏng......................................................................... 76
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cao cloroform (1-11).........................................77
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ phân lập các hợp chất (3, 7)......................................................................80


14

MỞ ĐẦU
Việt Nam có nền y học cổ truyền dân tộc lâu đời với nhiều kinh nghiệm sử
dụng các loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị để phịng bệnh và chữa bệnh, mặt
khác cịn là nơi có nhiều dược liệu đặc hữu quý hiếm, cùng các bài thuốc cổ truyền
có hiệu quả trị liệu tốt, nhưng một số khơng nhỏ trong đó lại đang dần bị lãng qn
theo thời gian.
Xu hướng quay về sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên thay cho thuốc có
nguồn gốc tổng hợp là xu hướng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cịn rộng rãi trên
tồn thế giới, khiến các nhà khoa học ngày càng hướng tới việc tìm kiếm tác dụng mới
của cây thuốc và chứng minh tác dụng cho những bài thuốc dân gian để nâng cao giá

trị sử dụng của cây thuốc từ thiên nhiên. Tuy vậy, xu hướng này cũng mang lại những
vấn đề lớn, đó là tình trạng ngày càng có nhiều bài thuốc khơng rõ nguồn gốc, chưa
được chứng minh hiệu quả nhưng phổ biến lan truyền rất nhanh trong cộng đồng
khiến người dân đổ xơ đi tìm kiếm cây thuốc và sử dụng tự phát bừa bãi, tạo sự khan
hiếm nguồn nguyên liệu đẩy giá thành dược liệu lên cao và cây Hồng quân là ví dụ
điển hình trong những trường hợp đó.
Cây Hồng quân – một loài cây ăn quả quen thuộc ở vùng đồng bằng Sông Cửu
Long và Nam Trung Bộ, thuộc chi Flacourtia họ Liễu (Salicaceae), là cây thân gỗ,
mọc hoang chủ yếu ở vùng nhiệt đới [6], [5], [9]. Tại Việt nam, Hồng quân loài
F.rukam được dân gian dùng chữa viêm mi mắt, viêm khớp dạng thấp, gút, rễ chữa
tiểu buốt, tiểu dắt, đặc biệt việc sử dụng rễ Hồng quân điều trị phì đại tiền liệt tuyến
rất hiệu quả, dẫn đến tình trạng lồi cây này đang bị khai thác triệt phá ồ ạt trong dân
gian.
Trên thế giới, Hồng quân đã được nghiên cứu về khả năng chống oxy hóa, tác
dụng bảo vệ gan, hạ đường huyết, chống sốt rét và kháng khuẩn, chủ yếu nghiên cứu
tập trung ở các loài: Flacourtia indica, Flacourtia montana, Flacourtia sepiaria,
Flacourtia jangomas [62], [71], [133], [135]. Đặc biệt có lồi đã được khảo sát tác
dụng độc tính
tế bào như Flacourtia indica và tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút ức chế xanthin
oxidase như Flacourtia sepiaria cho kết quả IC50 rất ấn tượng.


Gút là bệnh rất phổ biến trên thế giới, một trong những nguyên nhân của bệnh
gút là do tăng acid uric máu, xảy ra do rối lọan chuyển hóa acid uric. Xanthin
oxidase (XO) là một enzyme đóng vai trị quan trọng trong gút chuyển hóa tạo acid
uric. Trong giai đoạn cuối của quá trình trao đổi chất của purin, enzyme này xúc tác
cho phản ứng oxy hóa hypoxanthin và xanthin để tạo thành acid uric. Do đó việc
tìm kiếm những cây thuốc hay những hợp chất từ cây thuốc có tác dụng ức chế
enzyme XO se có tiềm năng rất lớn góp phần hỗ trợ điều trị bệnh gút. Các nghiên
cứu in vitro tiến hành cho kết quả tốt thường se được xác nhận kết quả bằng những

thử nghiệm in vivo tiếp theo trong các nghiên cứu này.
Một vấn đề nổi cộm nữa ở Việt nam hiện nay đó là tỷ lệ bệnh ung thư trong
người dân tăng rất nhanh. Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng
chống ung thư thường niên lần thứ 9 – tại Huế năm 2021, tỷ lệ mắc ung thư mới ở
Việt Nam đã tăng lên 9 bậc, xếp thứ 90/185 quốc gia. Các loại ung thư thường gặp
nhất vẫn là ung thư gan, đại trực tràng, ung thư vú, dạ dày, phổi …[145]. Với lý do
đó hiện nay các nhà khoa học cũng đang hướng đến các nghiên cứu tác dụng độc
tính trên các dòng tế bào ung thư của các cây thuốc dân gian nhằm mục đích tìm
kiếm tác dụng mới của chúng, việc này là rất cấp bách và khả thi.
Kinh nghiệm dân gian sử dụng cây Hồng quân trị bí tiểu, tiểu dắt, tiểu khó
cũng đã được chứng minh có tác dụng điều trị u xơ lành tính tiền liệt tuyến, thông
qua kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu dịch chiết cao lỏng từ cây Bồ Quân
ứng dụng điều trị u xơ lành tính tiền liệt tuyến” thực hiện tại Bệnh viện đa khoa
Trung ương Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu cho thấy có tác dụng tốt, đã được Hội
đồng Khoa học Bộ Y tế nghiệm thu năm 2002 [8].
Nhận thấy Hồng quân là một cây thuốc giàu tiềm năng, không chỉ dừng lại ở
một tác dụng mà có thể cịn ẩn chứa nhiều hoạt tính tiềm năng như 1 số cây thuốc
cùng chi khác. Đặc biệt cây Hồng quân loài Flacourtia rukam tại Việt Nam chưa
thấy có nhiều báo cáo nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý về lồi
này qua tham khảo tài liệu trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong và ngồi
nước.


Nhằm chứng minh tác dụng dược lý theo y học cổ truyền Việt Nam và tìm
kiếm tác dụng mới của cây Hồng quân, đặc biệt là theo hướng chống oxy hóa dập tắt
gốc tự do (mơ hình DPPH) và ức chế enzyme xúc tác cho phản ứng oxy hóa (mơ
hình ức chế enzyme xanthin oxidase) trong tìm kiếm cây thuốc có tác dụng ức chế
acid uric (phương pháp in vitro), làm hạ acid uric máu (phương pháp in vivo) phục
vụ cho mục đích tìm kiếm cây thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút, và với mục đích đánh
giá tính độc tế bào của Flacourtia rukam mọc tại Việt Nam, từ đó góp phần tạo cơ sở

cho việc bảo tồn, phát triển, nghiên cứu sản xuất sản phẩm từ thiên nhiên đạt chất
lượng cao, có hiệu quả hỗ trợ điều trị làm tăng giá trị sử dụng cây thuốc dân gian,
nhóm nghiên cứu đặt vấn đề “Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hướng
chống oxy hóa và độc tính tế bào của cây Hồng quân (Flacourtia rukam Zoll. Et
Mor.)” với những mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tên khoa học nguyên liệu nghiên cứu qua khảo sát hình thái
thực vật, vi phẫu và định danh mẫu bằng giải trình tự ADN.
2. Khảo sát hóa học theo định hướng tác dụng chống oxy hóa và độc tính
tế bào của thân cây Hồng quân.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHI FLACOURTIA

1.1.1. Thực vật học chi Flacourtia
Flacourtia rukam Zollinger et Moritzi là một loài thực vật có hoa trong họ Liễu
(Salicaceae), lồi này được mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1846 [20], [142].
Theo hệ thống phân loại dựa trên cơ sở phát sinh loài phân tử do Angiosperm
Phylogeny Group thiết lập (2010), vị trí của họ Salicaceae được phân loại như sau:
Giới (Plantae)

(Kingdom)

Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)

(Phylum)

Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)


(Class)

Bộ Sơ ri (Malpighiales)

(Order)

Họ Liễu (Salicaceae)
Chi Flacourtia
Loài Flacourtia rukam

(Family)
(Genus)
(Species)

Chi Flacourtia thuộc họ Flacourtaceae được phân loại theo hệ thống phân loại
của A. L. Takhtajan (2009) [132]. Họ Mùng quân hay họ Bồ quân (Flacourtiaceae)
là một họ thực vật có hoa trong hệ thống Cronquist và một vài hệ thống phân loại
thực vật khác. Họ Flacourtiaceae rất đa dạng về chủng loại khi xem xét ở cấp độ họ.
Trong phân loại Cronquist, họ này bao gồm 89 chi và trên 800 loài, trong số này,
nhiều chi kể cả chi điển hình Flacourtia hiện nay đã được chuyển sang họ Liễu
(Salicaceae) trong phân loại dựa trên cơ sở phát sinh loài phân tử do Angiosperm
Phylogeny Group thiết lập, được gọi là hệ thống APG II [137]. Trong hệ thống
Cronquist cũ thì họ Salicaceae được xếp vào một bộ riêng của chính nó là bộ Liễu
(Salicales) chỉ chứa có 3 chi là: Salix, Populus và Chosenia, nhưng APG II lại đưa
họ này vào trong bộ Sơ ri (Malpighiales) gồm các chi Azara, Bennettiodendron,
Dovyalis, Flacourtia, Idesia, Ludia, Xylosma thuộc họ Salicaeae [20],[137].


Salicaceae gồm 55 chi và khoảng 1.210 loài, một số trong những loài này đã

được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền, các lồi có quả ăn được như
Flacourtia indica, Flacourtia inermis, Flacourtia jangomas, Flacourtia rukam. Các
loài trong họ Salicaceae chủ yếu là cây thân gỗ thường rụng lá và một số cây bụi,
phân bố ở vùng nhiệt đới đến ôn đới và vùng Bắc cực [77], [137].
1.1.2. Đặc điểm các loài thuộc chi Flacourtia tại Việt Nam
Chi Flacourtia có một số lồi sau: F. amalotricha, F. cavaleriei, F. degeneri, F.
flavescens, F. helferi, F. indica, F. inermis, F. jangomas, F. kinabaluensis, F.
latifolia,
F. mollipila, F. mollis, F. montana, F. occidentalis, F. oppositifolia, F. rukam, F.
subintegra, F. territorialis, F. tomentella, F. vitiensis, F. vogelii, F. zipelli [142]
Chi Flacourtia gồm khoảng 15 lồi của các vùng nóng châu Phi và châu Á.
Cây nhỡ hay cây gỗ thường có gai nhất là lúc cịn non. Lá mọc so le, đơn, thường
có răng, gân lông chim, cuống ngắn. Lá kèm bên nhỏ, dễ rụng.
Cụm hoa chùm hay xim co, hoặc chùy nách tận cùng. Hoa đơn tính, ít khi đa
tính, cỡ nhỏ. Có 4-6 lá đài, hơi dính ở gốc, lợp lên nhau. Khơng có cánh hoa, đĩa
mật dạng vịng hoặc nhiều tuyến đối diện với các lá đài, bao quanh nhị và bầu. Hoa
đực có nhiều nhị, nhụy lép khơng có hoặc tiêu giảm. Hoa cái bầu trên 2 - 6 ô.
Quả hạch dạng quả mọng có một đến nhiều hạt, hạt hơi dẹp, có vỏ cứng, phơi
nhũ nạc bao bởi các hạt mỏng màu đỏ [3], [6].
Phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới của châu Phi và châu Á: Campuchia, Lào,
Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Myanma và Malaysia. Ở Việt Nam, cây
Hồng quân mọc từ Lai Châu, Bắc Kạn vào tới Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng.
Thường gặp ở những môi trường và độ cao thay đổi từ 0-1200 m, trong rừng thưa
quanh các làng, gần các đường đi và các sơng [3], [4].
Ở Việt Nam có các loài: Flacourtia indica, Flacourtia inermis, Flacourtia
jangomas, Flacourtia rukam [6] .


Hình 1.1. Thân, lá, hoa, quả của Flacourtia indica
“Nguồn: Võ Văn Chi, 2003 [3], Chatterjee Mousumi, 2015 [29] Hardik, 2010 [51], Lim

T., 2013 [73]”

Hình 1.2. Lá, hoa, quả của Flacourtia jangomas
“Nguồn: Võ Văn Chi, 2003 [3], Lim T., 2013 [74]”.

Hình 1.3. Thân, lá, hoa, quả của Flacourtia rukam
“Nguồn: Võ Văn Chi, 2003 [3], Lim T., 2013 [75]”.

Hình 1.4. Thân, lá, hoa, quả của Flacourtia montana
“Nguồn: Võ Văn Chi, 2003 [3]”.


Bảng 1.1. Điểm khác biệt giữa các loài mang tên Hồng quân ở Việt Nam
Flacourti
a indica

Flacourti
a
jangomas

Flacourti
a rukam

Flacourtia
montana

Cây nhỡ hay cây Cây bụi hay cây
gỗ, có gai đơn hay nhỡ có gai đơn hay
phân nhánh. Vỏ phân nhánh.
thân màu nâu đỏ.


Cây nhỡ hay cây Cây gỗ nhỏ, gỗ đỏ,
gỗ có gai chắc nhánh non có màu
khỏe, đơn hay sét.
phân nhánh có thể
dài tới 10 cm. Vỏ
thân màu trắng
xám, dễ bong tróc.



Lá nhẵn hay có
lơng nhung ở cả
hai mặt, ngọn lá
xoan hình bầu dục,
mép hơi lượn sóng.

Lá có hình xoan,
nhọn dài ở đầu
ngọn lá, mép lượn
thành răng.

Lá thn bầu dục, Lá có phiến dày,
mép hơi lượn to, dài đến 20 cm,
thành hình răng, mép có răng to.
gân con thành
mạng dày.

Hoa


Hoa nhỏ màu vàng
xanh, vàng hồngđỏ, bầu phình to,
đầu nhụy xịe ra,
hoa vơ cánh. Hoa
có cuống ngắn,
lơng mịn. Hoa đực
có đĩa mật gồm
nhiều tuyến lượn
tai bèo, chỉ nhị có
chỉ mảnh. Hoa có
đĩa mật hầu như
ngun, bầu hình
cầu với 4 - 6 giá
nỗn 2 nỗn, 4 - 6
vịi nhụy.

Hoa trắng hay
trắng lục, cuống
ngắn, rất mảnh, 4 5 lá đài dính nhau
ở gốc. Hoa cái có
đĩa mật ngun
hay chia thùy, bầu
hình cầu với 4 - 6
ơ, 4 5 vịi nhụy, đầu
nhụy ngắn.

Hoa nhỏ màu vàng Hoa khơng có cánh
lục, đầu nhụy ít hoa. 30 - 50 nhị,
xịe, hoa vơ cánh, bầu có 7 vịi nhụy.
khơng mùi, cuống

ngắn, 3 - 4 lá đài
hơi dính ở gốc.
Bầu nhụy hình cầu
có 4
- 7 giá nỗn mang
2 nỗn, 4 - 7 vòi
nhụy, rời xếp thành
vòng ở đỉnh bầu.

Quả

Quả mọng. Hạt Quả nạc, có cạnh. Quả mọng. Hạt Quả hạch. Hạt dẹp
màu vàng nâu Hạt vàng nâu, hình thận, dẹp, màu vàng
phồng hai mặt, vân nhám
màu vàng có vân
nhám nổi rõ hai
mờ.
mặt, có rìa và đi
nhọn.

Thân

Nhận xét: Có sự khác biệt rõ rệt về hình thái lá, hoa, quả và hạt giữa các lồi
Flacourtia nên có thể dựa vào đặc điểm hình thái để nhận dạng các lồi Hồng qn.
1.1.3. Thành phần hóa học chi Flacourtia
Thành phần hóa học chính của các loài thuộc chi Flacourtia chủ yếu chứa các
hợp chất chuyển hóa thứ cấp như terpenoid, steroid và các hợp chất phenolic như


flavonoid, coumarin, lignan, phenolic glycosid.

Báo cáo cho thấy các chất chuyển hóa tập trung chủ yếu ở các lồi F. indica, F.
jangomas (F. cataphracta), F. intermis.

1.1.3.1. Dẫn xuất phenol
Các dẫn xuất phenol thực vật bao gồm các flavonoid, stilben, các lignan, các
acid phenolic, tannin.
Nhóm Flavonoid

Flavonoid là thành viên của nhóm phenol thực vật, thể hiện hoạt tính chống
oxy hóa nhờ vào khả năng loại bỏ gốc tự do [24].
Flavon: mới chỉ tìm thấy có 2 báo cáo về sự hiện diện nhóm flavon trong 2 cây
F. cataphracta và F. indica là apigenin được phân lập từ cao cloroform vỏ thân F.
cataphracta và chrysoeriol-7-O-β-D-glucopyranosid được phân lập từ dịch chiết
ethanol lá và cành F. indica [113], [117].

Bảng 1.2. Flavon được phân lập từ các loài thuộc chi Flacourtia
STT
1
2

Tên hợp chất
Apigenin
Chrysoeriol-7-O-β-D-glucopyranosid

R1

R2

Tên loài


TLTK

H
OMe

H
Glu

F. cataphracta
F. indica

[117]
[113]

Flavonol

Năm 2014 nhóm nghiên cứu của Alakolanga đã phân tích và xác định được
các flavonol là kaempferol, quercetin và các dẫn xuất từ dịch chiết methanol quả
của F. indica và F. inermis. F. ramontchi, F. cataphracta…


Bảng 1.3. Flavonol được phân lập từ các loài thuộc chi Flacourtia
STT

Tên hợp chất

R1

R2


Tên loài

TLTK

F. cataphracta
F. indica, F. inermis
F. indica, F. inermis
F. indica, F. inermis,
F. ramontchi
F. indica, F. inermis,
F. ramontchi
F. indica, F. inermis
F. indica, F. inermis
F. indica, F. inermis

[117]
[14]
[14]

1
2
3

Kaempferol
Kaempferol 3-O-galactosid
Kaempferol 3-O-glucosid

H
H
H


H
Gal
Glu

4

Kaempferol 3-O-rutinosid

H

Rut

5

Rutin

OH

Rut

6
7
8

Quercetin
Quercetin 3-O-galactosid
Quercetin 3-O-glucosid

OH

OH
OH

H
Gal
Glu

[14], [28]
[14], [28]
[14]
[14]
[14]

Gal = galactopyranose; Glu = glucopyranose; Rut = rutinose

Flavanol
Sashidhara K. V. và cộng sự (2012) đã phân lập từ cao ethanol lá và cành
Flacourtia indica thu được một phenolic glycosid mới là 2-(2-benzoyl-β-Dglucopyranosyloxy)-7-(1α,

2α,

6α-trihydroxy-3-oxocyclohex-4-enoyl)-5-

hydroxybbenzyl alcol cùng với 5 hợp chất đã công bố là poliothrysosid, catechin[5,6-e]-4-β-(3,4-dihydroxyphenyl)
glucopyranosyloxy)-7-(1α,

2α,

dihydro-2-(3H)-pyranon,


2-(6-benzoyl-β-D-

6α-trihydroxy-3-oxocyclohex-4-enoyl)-5-

hydroxybbenzyl alcol, chrysoeriol 7-O-β-D-glucopyranosid, mururin A [113].

(+)-Catechin [80]

Catechine-[5,6-e]-4β-(3,4dihydroxyphenyl) dihydro2(3H)-pyranon [113]

Mururin A [113]

Chalcon
Hợp chất 4,4’-dihydroxychalcon được phân lập từ lá và vỏ thân F. cataphracta.


4,4’-Dihydroxychalcon [117]
Nhóm Coumarin

Từ dịch chiết ether lá F. jangomas phân lập được chất ostruthin [11] và chất esculin
từ quả F. inermis [14].

Ostruthin [11]

Esculin [14]

Nhóm Phenolic glycosid

Nhiều hợp chất glucose được tìm thấy trong chi Flacourtia chủ yếu là este
phenolic và phenylpropan, hoặc heterosid phenolic glucopyranose.

Năm 1987, (-) flacourtin được phân lập từ phân đoạn EtOAc vỏ thân F. indica.
Đây là một ester glycosid mới có cấu trúc 3-hydroxy-4-hydroxymethylphenyl-6-Obenzoyl-β-D-glucopyranosid [22].
Năm 2007, nhóm nghiên cứu đã phân lập cao n-butanol dịch chiết quả thu
được một chất mới là flacoursid (4-oxo-2-cyclopentenylmethy 6-O-(E)-pcoumaroyl β-D- glucopyranosid) cùng với hai chất đã được công bố là methyl 6-O(E)-p-coumaroyl glucopyranosid và 6-O-(E)-p-coumaroyl glucopyranosid [15].
Năm 2010, Kaul và cộng sự đã phân lập từ dịch chiết nước của thân, cành, lá
F. indica được 3 hợp chất là pyrocatechol, homalosid D và poliothrysosid [63].
Năm 2012, từ cao chiết EtOAc của vỏ thân Flacourtia ramontchi nhóm nghiên
cứu của Melanie Bourjot và cộng sự đã phân lập được 6 hợp chất phenolic glycosid
mới, đặt tên là flacourtosid A-F và các hợp chất phenolic khác như itosid H,
xylosmin, scolochinenosid D, poliothrysosid và betulinic acid 3-β-caffeat [26].


Konein V. Sashidhara và cộng sự (2013) khảo sát và phân lập từ cao ethanol
lá, cành F. indica thu được một phenolic glycosid mới là 2-(2-benzoyl-β-Dglucopyranosyloxy)-7-(1α,

2α,

6α-trihydroxy-3-oxocyclohex-4-enoyl)-5-

hydroxybbenzyl alcol cùng với 5 chất đã được công bố là poliothrysosid, catechin[5,6-e]-4-β-(3,4-dihydroxyphenyl)
glucopyranosyloxy)-7-(1α,

2α,

dihydro-2-(3H)-pyranon,

2-(6-benzoyl-β-D-

6α-trihydroxy-3-oxocyclohex-4-enoyl)-5-


hydroxybbenzyl alcol, chrysoeriol 7-O-β-D-glucopyranosid, mururin A [113].
Madan S. và cộng sự (2009) đã phân lập được một hợp chất phenolic glucosid
mới từ vỏ thân F. indica là (rel)-2-(4',6'-dibenzoyl-β-glucopyranosyloxy)-7-(1αhydroxy-2α-ethoxy-6α-acetyloxy-3-oxocyclohex-4-enoyl)benzyl

alcohol

(flacourticin) cùng với 3 hợp chất đã được công bố là 2-(4',6'-dibenzoyl-βglucopyranosyl)-5-hydroxybenzyl alcohol (4'-benzoylpoliothrysosid), (2E)-heptyl3- (3,4-dihydroxyphenyl) acrylat, (+)-catechin và sitosterol β-D-glucosid [81].
Năm 2011, từ dịch nước ép quả phân lập được một phenolic glucosid ít gặp là
(rel)-6-benzoyloxy-1,2-dihydroxy-5-oxocyclohex-3-encarboxylic

acid

2-(6-O-

benzoyl-D-glucopyranosyloxy)-5-hydroxybenzyl ester [58].
Năm 2019, Muharni và cộng sự phân lập từ cao ethyl acetat vỏ thân F. rukam
được 3 hợp chất: Friedelin, poliothrysosid và β-sitosteryl-3β- glucopyranosid [88].

A1
A2

A3

A4


A7

A8


A6

A5

A13

A12

A11

A10

A9

A14

A15

A16

Bảng 1.4. Các hợp chất phenolic glycosid
STT

Tên hợp chất

R1

R2

R3


R4

Tên loài

TLTK

1

6-O-p-coumaroyl-β-glucose

H

H

H

A2

F. indica, F.
inermis

[14], [15]

2

6-O-caffeoyl-β-glucose

H


H

H

A3

F. indica, F.
inermis

[14], [15]

3

Methyl 6-O-(E)-p-coumaroyl
glucopyranosid

Me

H

H

A2

F. indica

[15]

4


Flacourtosid B

A4

H

H

A1

F. ramonchi

[26]

5

Flacourtosid C

A4

A6

H

A1

F. ramonchi

[26]


6

4’-O-[(E)-p-coumaroylarbutin

A7

H

A2

H

F. indica

[138]

7

6-O-caffeoylarbutin

A7

H

H

A3

F. indica


[138]

8

Flacourtosid A

A7

H

H

A1

F. ramonchi

[26]

9

Flacourtin (poliothrysosid)

A8

H

H

A1


[57], [22],
[88]

A9

H

H

A3

F. inermis, F.
rukam
F. indica, F.
inermis

A10

H

H

A5

F. ramonchi

[14]

A11


H

H

A5

F. ramonchi

[14]

A12

H

H

A2

F. indica

[15]

10
11

12
13

2-O-(6′-O-glucosyl caffeoyl)2-hydroxybenzyl alcohol
3,4-dimethoxyphenyl 6-O-(αL-rhamnopyranosyl)-β-Dglucopyranosid

1-[α-L-rhamnosyl-(1 → 6)-βD-glucopyranosyloxy]-3,4,5trimethoxybenzen
Flacoursid

[14]


×