Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bạn có quản lý cảm xúc của mình không? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.74 KB, 4 trang )




Bạn có quản lý cảm xúc
của mình không?
Xin cho phép tôi hỏi bạn một câu hỏi quan trọng. Bạn có luôn quản lý
được cảm xúc của bạn không? Nói một cách cụ thể hơn, trước thời điểm
bạn cảm thấy buồn, bạn có tự nói với bản thân rằng “Ừm… bây giờ
mình sẽ buồn đây” và lâm vào tâm trạng buồn phiền ngay sau đó
không? Hay khi bạn cảm thấy tràn trề tự tin, có phải chính bạn đã điều
khiển bản thân mình vào trạng thái tự tin đó không?

Hầu hết mọi người không nhận thức được là chính họ đang điều khiển cảm
xúc của họ chứ không phải ai hay một việc gì khác. Họ thường cảm thấy bản
thân họ “tự động” chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác và để mặc
mình trôi theo dòng cảm xúc mà không hề biết rằng cảm xúc ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả làm việc của họ.
Có phải đã có những lúc bạn đang cảm thấy vui vẻ, nhưng bất chợt bạn cảm
thấy “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” không? Hay đã bao giờ bạn bắt
đầu một ngày mới cảm thấy cực kỳ yêu đời nhưng chẳng bao lâu sau, bạn
mất hẳn động lực làm việc chưa? Tại sao lại như vậy?
Khi bạn không quản lý cảm xúc của bạn một cách có nhận thức, não bộ của
bạn sẽ “chạy tự động” và chuyển bạn vào các cảm xúc khác nhau. Tệ hơn
nữa, sau một thời gian lặp đi lặp lại, nhiều cảm xúc trở thành thói quen cố
hữu của bạn. Việc này giải thích tại sao nhiều người vẫn cảm thấy buồn ngủ
và không tỉnh táo cho dù đã ngủ được bảy tám giờ trước đó. Hoặc có những
người khi bước vào công ty nhìn thấy núi việc chồng chất là cảm thấy nản
chí và muốn bỏ việc ngay lập tức. Tất cả những thói quen cảm xúc giới hạn
này đã được lập trình sẵn trong tiềm thức của bạn và do các kết nối nơ-ron
tạo ra. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao nhiều người than vãn là họ không quản
lý được cảm xúc và cuộc sống của họ rồi chứ?


Bên cạnh đó, nhiều người cho phép những sự kiện bên ngoài chi phối cảm
xúc bản thân. Ví dụ như khi hàng hóa bán chạy, họ vui vẻ, tự tin và cố gắng
làm việc nhiều hơn. Khi cửa hàng ế khách, họ nản lòng, buồn phiền đến nỗi
phải đóng cửa. Khi có ai đó lắng nghe họ tâm sự, khích lệ họ, họ cảm thấy
phấn khởi và bắt tay vào hành động. Nhưng ngay khi có người nhận xét tiêu
cực về họ, họ lại quay lại tâm trạng đau buồn và mất động lực phấn đấu lúc
đầu.
Những người này có khuynh hướng “đẩy trách nhiệm” mà chúng ta đã đề
cập trong chương trước. Họ đổ thừa cho người khác hay hoàn cảnh là
nguyên nhân khiến họ luôn ở trong tâm trạng tồi tệ. “Anh ta làm tôi buồn, tôi
không thể làm được gì cả”, “Chuyện đó xảy ra làm tôi không còn cảm thấy
tự tin nữa” hay “Sếp tôi không biết cách động viên tôi đúng mức”.
Có phải những người thành công lúc nào cũng cảm thấy tích cực là vì họ
luôn được “trời đất phù hộ” nên gặp những chuyện vui vẻ, may mắn không?
Có phải ít khi nào họ gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống không? Có phải
họ luôn có người ở bên cạnh động viên an ủi họ không? Có phải họ thường
đạt được mục tiêu và không biết đến thất bại là gì không? Dĩ nhiên là không
phải vậy. Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ
bên ngoài như bao người khác, điểm khác biệt nằm ở chỗ họ duy trì được
cảm xúc tích cực bên trong cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc
tích cực này tiếp tục thúc đẩy họ hành động nhiều hơn cho đến khi họ đạt
được kết quả mong muốn.
Tại sao những người thành công làm được điều này? Đó là vì họ chịu trách
nhiệm cho cảm xúc của họ và biết cách điều khiển cảm xúc bản thân một
cách có nhận thức. Những người trung bình, mặt khác, luôn cho rằng cảm
xúc của mình liên tục bị những thói quen xấu và môi trường xung quanh
kiểm soát.
Cho nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt đầu làm chủ cảm xúc của mình và học
cách liên tục đặt bản thân vào những cảm xúc tích cực để giúp bạn đạt được
hiệu quả làm việc tối đa. Để làm được điều này, việc đầu tiên mà bạn cần

phải hiểu là… chính bạn tạo ra cảm xúc của mình.

×