Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài 6Lý luận nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.27 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Lý luận nhận thức của CNDVBC là một bộ phận rất quan trọng của triết học
Mác - Lênin. Việc nghiên cứu lý luận nhận thức có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và
thực tiễn, trang bị hệ thống tri thức khoa học về nhận thức thế giới, cổ vũ trang
cho con người một công cụ mạnh mẽ để tác động có ý thức vào thế giới, vào các sự
kiện của đời sống xã hội, nhằm cải tạo tự nhiên, XH và con người. Lý luận nhận
thức của CNDVBC trang bị nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Theo đó,
vận dụng tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn vào hoạt động hậu cần
quân sự là yêu cầu khách quan, góp phần tưng bước xây dựng Quân đội nói chung,
ngành Hậu cần qn sự nói riêng vững mạnh, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
NỘI DUNG
I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC
Trong lịch sử triết học, cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề con người có thể
nhận thức được thế giới khách quan hay không cũng như cơ sở nền tảng của nhận
thức là gì, ln diễn ra gay go, phức tạp với nhiều quan điểm khác nhau.
1. Một số quan điểm ngoài mácxít
a) Chủ nghĩa duy tâm
- CNDT khách quan: (Platon, Hê ghen) Nhận thức chỉ là sự hồi tưởng lại
của linh hồn về những điều mà nó đã thấy đã trải qua khi còn ở thế giới bên kia; là
sự tự nhận thức của “ YN”, “ YNTĐ”; “ nhận thức là sự nhắm mắt bịt tai” …
Ví dụ: (Platon khi nhìn thấy đồn người đi vào hang, ánh sáng in hình đồn
người lên vách đá: ơng cho rằng ta chỉ nhận biết được hình ảnh đó mà thơi cịn con
người thật sẽ không nhận biết được).
Hêghen cho rằng bản nguyên của thế giới là YNTĐ, có trước tự nhiên, có
trước loài người …
- CNDT chủ quan: (bec cơlin – linh mục người Anh) Nhận thức là sự phức
hợp của cảm giác của con người về các SVHT; tất cả mọi cái từ cảm giác mà ra và
sự vật là sự kết hợp những cảm giác chủ quan; khơng có chủ thể thì khơng có khách
thể; “tồn tại có nghĩa là bị tri giác” …
- Thuyết hoài nghi: Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người mặc dù họ
không phủ nhận khả năng nhận thức được thế giới; nhưng họ lại nghi ngờ tính chất


đáng tin cậy của tri thức thu nhận được.
- Thuyết không thể biết: (Hi um, Can tơ): lại phủ nhận khả năng nhận thức
của con người; coi vai trò của KH là để liệt kê và hệ thống hoá các hiện tượng;

1


Tóm lại: CNDT cho rằng: Nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác của con
người, hoặc coi nhận thức là sự hồi tưởng lại của linh hồn bất tử về thế giới các “ý
niệm”, “ý niệm tuyệt đối”. Họ phủ nhận khả năng nhận thức của co người đối với thế
giới khách quan. Họ áp đặt khả năng nhân thức của con người với lực lượng siêu nhiên.
b) CNDV trước Mác
- Thừa nhận khả năng nhận thức của con người, coi nhận thức là sự phản ánh
hiện thực khách quan vào đầu óc của con người.
- Tuy nhiên do hạn chế bởi tính trực quan, siêu hình, máy móc, họ hiểu nhận
thức là sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất
động của sự vật. Họ khơng thấy được vai trị của thực tiễn đối với nhận thức
Ví dụ: Heracrit: Cho rằng nhận thức bắt đầu từ cảm tính; ơng tuyệt đối hóa nhận
thức cảm tính; cảm giác của tơi sinh ra tất cả, nhận thức TG do cảm giái của tơi quyết định.
Đêmơcrit: Cho rằng chỉ có nhận thức trong tư duy là chân thực; còn nhận
thức của cảm giác là mờ tối.
Aristot: Khẳng định khả năng nhận thức của con người; ơng coi nhận thức là
q trình khám phá ra chân lý đích thực về bản chất của sự vật. Ơng đề cao vai trị
của nhận thức cảm tính và kinh nghiệm.
Phoiơbăc: Cho rằng, chủ thể của nhận thức là con người; về các giai đoạn
của nhận thức, ông cho rằng có 2 giai đoạn của nhận thức là nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính, nhưng ơng không thấy được sự khác nhau về chất của nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính; đã đồng nhất cảm giác với tư duy; phủ nhận vai trị
tích cực của nhận thức; khơng thấy được vai trị của thực tiễn đối với nhận thức và
còn hiểu sai về thực tiễn…

Nêu vấn đề: Qua nghiên cứu CNDT và CNDV trước Mác về nhận thức đề
nghị các đ/c cho biết điểm khác biệt lớn nhất giữa CNDT và CNDV trước Mác về
nhận thức? (CNDT phủ nhận khả năng nhận thức của con người… CNDV trước
Mác thừa nhận khả năng nhận thức của con người…).
2. Quan điểm của Triết học Mác - Lênin
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những quan điểm, nguyên tắc nền tảng khi
trình bày về lý luận nhận thức. C.Mác đã vạch ra khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ
nghĩa duy vật kể cả chủ nghĩa duy vật của L.Phoiơbắc: “... sự vật, hiện thực, cái có thể
cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan,
chứ khơng được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không
được nhận thức về mặt chủ quan”1; đồng thời, ông phê phán chủ nghĩa duy tâm đã
tuyệt đối hoá vấn đề tư duy, tuyệt đối hoá “lực lượng tinh thn ngoi con ngi.
1

C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hµ Néi 1985, tËp 3, tr.9.

2


C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra quan điểm đúng đắn về thực tiễn, vai trị của nó đối
với nhận thức, nhận thức khoa học; hai ông đã thực hiện bước ngoặt cách mạng trong
lý luận nhận thức. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: nhận thức là sự thu nhận tri
thức vào ý thức con người; đời sống xã hội về bản chất là có tính thực tiễn; ý thức,
nhận thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người, v.v..
a) Khái niệm nhận thức
Nhận thức là q trình phản ánh biện chứng, tích cực, chủ động và sáng tạo
thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn.
Đặt vấn đề: Phân biệt nhận thức với ý thức?
Ở bài 2, chúng ta đã học: Ý thức là sự p/a tích cực, tự giác, sáng tạo TGKQ
vào bộ não con người, YT là h/a chủ quan của TGKQ.

Nhận thức cũng là p/a tích cực, tự giác, sáng tạo TGKQ vào bộ não con người
nhưng là q trình p/a tích cực, tự giác, sáng tạo TGKQ vào bộ não con người
Nếu xét về MQH giữa NT và ý thức thì ý thức là kết quả của nhận thức
- Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào óc người – đó
là q trình biện chứng giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức.
+ Chủ thể nhận thức: Là con người, con người ở đây được hiểu có thể là một
cá nhân, một tầng lớp, giai cấp, dân tộc và rộng hơn là toàn thể loài người.
+ Khách thể nhận thức: Là một sự vật hiện tượng hay một bộ phận nào đó
của hiện thực trong phạm vi tác động của hoạt động nhận thức của chủ thể.
Nêu vấn đề: Tại sao chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức lại có mối
quan hệ biện chứng với nhau?
Trả lời: Vì hoạt động nhận thức là quá trình biện chứng - nó khơng phải là
q trình riêng lẻ. Khơng có khách thể chung chung, khách thể nhận thức là của
một chủ thể nhất định.
Ví dụ: Nhận thức trong hoạt động QS: Giữa ta và địch - chủ thể và khách thể
- Nhận thức là quá trình biện chứng phức tạp, đi từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ chưa toàn diện đến toàn diện.
Xuất phát từ đối tượng của NT luôn luôn biến đổi, mặt khác chủ thể NT cũng
có những mặt hạn chế nhất định. Vì vậy khơng thể NT một lần là đầy đủ mà địi hỏi
phải có một q trình. Đây cũng chính là q trình NT đi từ hiện tượng đến bản
chất; từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
VD: Tiếp thu bài học phải là một q trình: chưa biết đến biết ít đến biết nhiều
Q trình nhận thức về bản chất của ánh sáng
Christiaan Huygens (1629-1695): Sinh ra trong một gia đình ưu tú ở Hà
Lan, được coi là nhà toán học và vật lý học lớn nhất thời kỳ giữa Galileo và
3


Newton. Theo Huygens, ánh sáng không thể bắt nguồn từ sự dịch chuyển các hạt
của vật sáng tới mắt. Nhà vật lý học người Hà Lan này cũng bác bỏ quan điểm của

Descartes cho rằng ánh sáng như một xung động lan truyền tức thời. Theo
ông, ánh sáng lan truyền trong khơng gian cũng giống như sóng được sinh ra khi
ta ném một viên đá xuống ao, nó sẽ truyền trên khắp mặt nước
Newton quan niệm ánh sáng có tính chất hạt. Ánh sáng được coi như những
dòng hạt đặc biệt nhỏ bé được phát ra từ các vật phát sáng và bay theo đường thẳng
trong môi trường đồng chất. Ơng bác bỏ giả thuyết sóng ánh sáng vì nếu ánh sáng
có bản chất sóng, như âm thanh, thì trong những điều kiện như nhau, chúng ta sẽ
phải nhìn thấy ánh sáng giống như nghe thấy âm thanh
Đến Albert Einstein nhận thấy những ưu và nhược điểm của hai nhà bác học trên,
ơng thống nhất giữa sóng và hạt tạo nên bản chất của ánh sáng một cách hoàn chỉnh hơn.
- Nhận thức là hoạt động có mục đích, chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ
thể nhận thức thơng qua hoạt động thực tiễn.
+ Tính mục đích: Hoạt động của con người là hoạt động có tính mục đích;
con người khơng đi khám phá tồn bộ thế giới mà có lựa chọn đối tượng theo nhu
cầu của chủ thể.
VD: Trong cuộc chiến đấu giữa ta và giặc Mỹ. Ta CĐ vì mục đích giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, vì ĐLTD… cịn Mỹ CĐ vì tính
bành trướng xâm chiếm thuộc địa, ngạo mạn và hiếu chiến vì lợi ích cá nhân.
+ Tính chủ động: Tức là không trông chờ sự vật tự bộc lộ thuộc tính mà chủ
động tác động buộc nó bộc lộ thuộc tính để nhận thức.
Ví dụ: Nhận thức về địch; phải xem xét, thăm dị, trinh sát, tính tốn kỹ
lưỡng mọi mặt về địch để có kế sách CĐ cho phù hợp …
+ Tích cực, sáng tạo: thể hiện ở chổ trong q trình nhận thức con người cịn
chế tạo ra các cơng cụ để hỗ trợ cho mình, trong đó có cả các khái niệm, phạm trù,
quy luật…. Trong q trình NT chủ thể có thể PA vượt trước; dự báo được xu
hướng biến đổi trong tương lai của khách thể...
Isaas Newton nghiên cứu thiên văn học
Nhà bác học người Mỹ phát minh ra máy điện báo, máy ghi âm, đèn điện.
Mác: Con ong thợ giỏi nhất cũng không bằng người kiến trúc sư tồi nhất…
b) Những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức

- Nguyên tắc 1: Đối tượng nhận thức là thế giới khách quan. Tức là: Thừa
nhận vật chất không do ai sinh ra, không tự nhiên mất đi nằm ngoài ý muốn chủ
quan của con người;
Phê phán quan điểm có thần linh thượng đế, chúa trời sinh ra mn lồi
4


trong 7 ngày: ngày thứ nhất sinh ra không gian, ngày thứ 2 - ánh sáng, ngày thứ 3trái đất, ngày thứ 4 - cỏ cây hoa lá, ngày thứ 5 - động thực vật, ngày thứ 6 - Ađam,
ngày thứ 7 - Eva, chủ nhật Chúa nghỉ.
- Nguyên tắc 2: Con người hồn tồn có thể nhận thức được thế giới. Tức là
thừa nhận khả năng của chủ thể trong việc khám phá tìm hiểu khách thể. Về nguyên
tắc khơng có gì con người khơng biết, chỉ có điều con người chưa biết mà thơi.
Mác: Khơng có gì trên thế giới này tôi cảm thấy xa lạ với tôi
- Nguyên tắc 3: Nhận thức là quá trình biện chứng tích cực, tự giác và sáng tạo.
VD: Từ chuyện quả táo rơi đến định luật vạn vật hấp dẫn và đến những ứng
dụng trong thực tiễn. Qủa táo trên cây, đến ngày chín nẫu sẽ rụng xuống đất. Hiện
tượng bình thường xảy ra trước mắt không gây cho người ta điều gì đáng chú ý.
Nhưng với nhà khoa học Anh Newton, sự kiện quả táo rơi đã gợi cho ông phát
minh định luật vạn vật hấp dẫn.
Newton cho rằng quả táo rơi là đo giữa quả táo và Trấi Đất có một lực hấp
dẫn. Lực hấp dẫn khơng chỉ tồn tại giữa quả tảo vả trái đất, mà còn tồn tại giữa Trái
Đất và Mặt Trời, giữa Trái Đất và mặt trăng...tổng quát lại, giữa Trái Đất và vật bất
kỳ nào đó đều có lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn này đều gọi là lực vạn vật hấp dẫn. Mọi
vật thể đều chịu lực hấp dẫn của Trái Đất, nên các vặt thê mới có trọng lượng. Nói
cách khác trọng lượng là một loại lực vạn vật hấp dẫn.
- Nguyên tắc 4: Thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích của NT và là tiêu
chuẩn để kiểm tra chân lý. (Nội dung này sẽ nghiên cứu kỹ ở phần II)
II. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC
1. Phạm trù thực tiễn

a) Các quan điểm trước Mác
- CNDT: Hiểu TT như là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người
chứ không xem nó như là hoạt động vật chất, là hoạt động mang tính lịch sử -XH
Chẳng hạn Hêghen coi thực tiễn là hành vi tha hóa củaYNTĐ, là hoạt động
tinh thần thuần túy khơng có tác dụng cải tạo thực tiễn.
- CNDV siêu hình: Coi thực tiễn là hoạt động vật chất của con người (mà
tiêu biểu là Phoiơbăc) song hạn chế của họ là: Cho rằng thực tiễn đó là hoạt động
con bn, bẩn thỉu, đê tiện khơng có vai trị gì đối với nhận thức của con người.
+ Khắc phục những yếu tố sai lầm, kế thừa và phát triển sáng tạo các quan
điểm TH trước Mác, Mác-Ăngghen đã đưa ra quan niệm đúng đắn khoa học về
thực tiễn và vai trị của nó đối với nhận thức tạo nên bước chuyển cách mạng triết
học nói chung và trong nhận thức nói riêng.
5


b) Quan điểm của CNDVBC
- Khái niệm: Thực tiễn là tồn bộ những hoạt động vật chất có mục đích,
mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Phân biệt thực tiễn với thực tế, thực hành
Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại, chứ khơng phải là có
thể xuất hiện hay tưởng tượng
+ Thực tiễn là hoạt động vật chất. (để phân biệt với hoạt động tinh thần diễn
ra trong tư duy).
VD: khát tìm uống, đói tìm ăn;
Nêu vấn đề: Nói, hoạt động tinh thần diễn ra trong tư duy không phải là hoạt
động thực tiễn. Vậy theo các đ/c thì hoạt động VHVN…có phải là hoạt động thực
tiễn khơng? Vì sao?
Trả lời: Đây là một loại hình hoạt động TT vì nó sử dụng phương tiện vật
chất tác động vào đối tượng vật chất và có mục đích là cải tạo NT của con người.
+ Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử - xã hội:

Tính lịch sử thể hiện: ở giai đoạn lịch sử khác nhau thì có các hình thức hoạt
động thực tiễn khác nhau. Trình độ phát triển khác nhau, thực hiện trong điều kiện
vật chất khác nhau..
VD: Trong thời kỳ CSNT thì chưa có hình thức hoạt động CT- XH…..
Tính xã hội: Thực tiễn không thể được tiến hành bằng một vài cá nhân riêng
lẻ mà phải thực hiện bằng hoạt động đơng đảo của quần chúng nhân dân.
VD: Cơng trình kim tự tháp Ai cập, hoặc đường hầm qua đèo Hải Vân; vấn
đề mơi trường, bệnh tật, chiến tranh …
Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên, trình
độ làm chủ xã hội của con người.
+ Thực tiễn là hoạt động có mục đích. Bất kỳ quá trình hoạt động thực tiễn
nào cũng phải trả lời câu hỏi: hoạt động đó để làm gì?
- Các hình thức của hoạt động thực tiễn :
Nêu vấn đề: Hoạt động TT có mấy hình thức? gồm những hình thức nào?
Trả lời: Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức: ( …)
+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động cơ bản nhất vì nó quyết định
đến sự tồn tại, phát triển của xã hội, là cơ sở cho các hoạt động khác của con người.
Vì: đây là cơ sở hình thành hoạt động sống của con người; là cơ sở hình
6


thành các mối quan hệ cơ bản giữa con người với con người. Mác nói: trước khi
hoạt động khoa học, nghệ thuật, chính trị; con người cần phải ăn, mặc, ở và đi lại
+ Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động của các nhà nước, đảng phái
chính trị, các g/c xã hội; nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội
phát triển. Dạng hoạt động này là sản phẩm của sự phát triển XH trong điều kiện XH
có chiếm hữu tư nhân về TLSX. Trong đó hoạt động đấu tranh g/c là hoạt động cơ
bản nhất, đóng vai trị là động lực chủ yếu thúc đẩy sự vận động phát triển của XH.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là dạng hoạt động thực tiễn đặc biệt, vì nó
khơng nhằm trực tiếp tạo ra các sản phẩm v/chất nhất định mà nhằm đạt đến các tri thức.

Là hoạt động được tiến hành trong điều kiện do con người tạo ra gần giống,
giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội để nhằm xác định những
qui luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Mối quan hệ: Các hình thức hoạt động cơ bản trên có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó hoạt động SXVC là hoạt động cơ bản
nhất đóng vai trị quyết định. Song hoạt động chính trị-xã hội, hoạt động thực
nghiệm khoa học cũng có tính độc lập tương đối tác động trở lại hoạt động SXVC...
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
CNDVBC khẳng định: Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức
và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Lênin: “Quan niệm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và
cơ bản của lý luận nhận thức”
a) Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Bởi vì : NT bắt nguồn từ thực tiễn, do đòi
hỏi của lao động sản xuất, do nhu cầu giải quyết các mối quan hệ xã hội
Bằng hoạt động thực tiễn tác động vào khách thể con người mới làm cho các
thuộc tính của thế giới vật chất bộc lộ ra, từ đó nhận thức bản chất, quy luật của nó.
Hoạt động thực tiễn làm cho các giác quan của con người phát triển tinh tế
hơn, hoàn thiện hơn, giúp cho con người nhận thức thế giới tốt hơn.
VD: Những người qua trực tiếp chiến đấu, các giác quan thường nhanh nhạy
hơn người chưa qua chiến đấu.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức. Bởi vì: Thực tiễn đề ra nhu cầu,
nhiệm vụ và thúc đẩy sự phát triển của NT.
VD: Sự ra đời và phát triển của tốn học: Do nhu cầu đo đạc, tính tốn….
Thành tựu khám phá và giải mã bản đồ gen: Do nhu cầu chữa bệnh, cải tạo, lai
tạo,bảo tồn giống. Hoặc do vấn đề ô nhiễm mà chúng ta phải nhận thức vấn đề môi trường
7


+ Hoạt động thực tiễn cịn tạo ra các cơng cụ, phương tiện mới tinh vi giúp

cho quá trình nhận thức của con người tốt hơn.
VD: Kính hiển vi, kính thiên văn phục vụ nghiên cứu thiên văn học …
+ Thực tiễn luôn phát triển, luôn đặt ra những nhu cầu mới địi hỏi nhận thức
phải giải quyết. Do đó nhận thức cũng phải phát triển có như thế mới đáp ứng được
nhu cầu của thực tiễn.
VD: Thực tiễn hiện nay đòi hỏi phải bổ sung phát triển học thuyết Mác- LN
và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hoặc: trong lĩnh vực QS trước đây cha ông ta chỉ cần gậy tầm vơng, giáo,
mác…là có thể tiêu diệt kẻ thù… Nhưng trong giai đoạn hiện nay do điều kiện thực
tiễn thay đổi kẻ thù với VKTB hiện đại, thủ đoạn CĐ tinh vi, nhanh chóng … địi
hỏi chúng ta phải nhận thức lại…
b) Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Vì mục đích cuối cùng của việc nhận thức thế giới là để cải tạo thế giới để
đáp ứng những nhu cầu của con người.
- Mục tiêu của NT của mọi tri thức khoa học không chỉ dừng lại ở chổ chỉ để
biết mà nó chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào thực tiễn, hướng dẫn và cải tạo
thực tiễn “lí luận khơng gắn với thực tiễn là lí luận suông”.
- Các nhà TH trước Mác do hạn chế về mọi mặt nên đã nhận thức không đúng
về thực tiễn do đó TH của họ chỉ ngắm nhìn TG mà cái cơ bản là cải tạo thề giới;
c) Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Vì muốn biết NT đó đúng hay sai thì phải đưa về thực tiễn kiểm nghiệm.
Tri thức của con người là kết quả của q trình nhận thức. Tri thức ấy có thể
phản ảnh đúng hoặc chưa đúng về hiện thực khách quan. Muốn kiểm tra đúng hoặc
sai của tri thức phải bằng thực tiễn. Nếu thực tiễn xác định là đúng thì tri thức đó
trở thành chân lý, nếu khơng đúng thì phải nhận thức lại.
CD ĐBP ta nghiên cứu địch kỹ càng và có dự đốn chính về địch…ta đã chuyển
phương châm đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, thắng chắc …dành thắng lợi.
VD: ĐH XII "Xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, một số quan, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại".
Đến ĐH XIII xác định: "Xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy,

tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quan, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên
hiện đại; đến năm 2025 cơ bản xây dựng QĐ tinh, gọn, mạnh; đến năm 2030 một
số quân, binh chủng ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại để hoàn thành nhiệm vụ này và
từ năm 2030 sẽ xây dựng quân đội hiện đại".
d) Ý nghĩa phương pháp luận
8


- Phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong quá trình nhận thức.
- Nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn đi sâu vào
thực tiễn, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn: “học đi đôi với hành, nhà trường
gắn với đơn vị”
- Phê phán quan điểm chủ quan duy ý chí, giáo điều máy móc, quan liêu, chủ
nghĩa thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa, xa rời thực tiễn.
III. CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
Lênin chỉ ra biện chứng quá trình nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con
đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan ”.
Với luận điểm trên Lênin muốn nói tới q trình nhận thức SVHT. Q trình
đó được phân chia thành 2 giai đoạn: Trực quan sinh động và Tư duy trừu tượng
1. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính
a) Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)
Nêu vấn đề: Trực quan sinh động là gì?
1. Là g/đoạn mà chủ thể sử dụng các giác quan trực tiếp tác động vào SVHT
để nắm bắt SVHT đó? ( đáp án đúng)
Các giác quan: thị giác (mắt), thính giác (tai), vị giác (lưỡi), khứu giác (mũi),
Xúc giác (da);
2. Là g/đoạn mà chủ thể gián tiếp tác động vào SVHT để nắm bắt SVHT đó?
- Biểu hiện: Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của q trình nhận
thức, gắn liền với các hoạt động thực tiễn và thông qua các giác quan.

Nêu vấn đề: Trực quan sinh động gồm những hình thức nào?
1. Cảm giác, tri giác, biểu tượng?( đáp án đúng)
2. Cảm giác, tri giác, KN?
- Các hình thức biểu hiện (cảm giác, tri giác, biểu tượng)
+ Cảm giác: Là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật hiện
tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.
Đây là hình thức đầu tiên của sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự vật hiện
tượng tác động vào các giác quan, gây nên sự kích thích của các tế bào thần kinh
làm xuất hiện các cảm giác.
Ví dụ: cảm giác về màu sắc, mùi vị, độ rắn, nhiệt độ, âm thanh…. (chạm tay
phải thành nồi trong quá trình nấu ăn, ta sẽ cảm giác nóng )
Tuy nhiên nhận thức nếu dừng lại ở cảm giác thì mới chỉ hiểu biết được từng
thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng. Do đó, nhận thức phải tiến lên tri giác.
9


+ Tri giác: Là hình ảnh tương đối tồn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực
tiếp tác động vào các giác quan.
Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm
giác. So với cảm giác, tri giác đem lại tri thức về sự vật đầy đủ hơn, phong phú
hơn, hoàn chỉnh hơn.
VD: Tri giác về quả cam là sự nhận biết tổng hợp về màu sắc, mùi thơm, vị
ngọt… của nó.
Cũng giống như cảm giác, tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trực
tiếp thông qua các giác quan. Nhưng nhận thức của con người không phải lúc nào
cũng địi hỏi phải có sự vật xuất hiện trước các giác quan mà nhiều khi nó chỉ xuất
hiện một lần rồi biến đổi, nhưng con người vẫn phải nhận thức về nó. Do đó, nhận
thức phải chuyển lên một nấc thang cao hơn đó là biểu tượng.
+ Biểu tượng: Là hình thức phản ánh cao nhất của giai đoạn trực quan sinh
động, là hình ảnh về sự vật được lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi sự vật khơng

cịn hiện diện trực tiếp trước chủ thể và được lưu giữ, tái hiện nhờ trí nhớ.
Điều này có nghĩa là con người không cần quan sát trực tiếp về sự vật mà
vẫn hình dung được ra chúng dựa trên sự tiếp xúc nhiều lần trước đó. Do đó ở biểu
tượng, nhận thức đã ít nhiều mang tính chất gián tiếp. Đây là khâu trung gian giữa
trực quan sinh động và tư duy trừu tượng.
VD: Nhớ lại hình ảnh người quen (khn mặt, nụ cười, ánh mắt, mái tóc…)
Nêu vấn đề: So sánh sự giống và khác nhau của các hình thức?
Trả lời: Giống: đều là nhận thức cảm tính, mang t/chất bề ngồi và nằm
trong q trình nhận thức. Khác: khác nhau về trình độ PA……
b) Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính)
Là giai đoạn cao nhất của quá trình NT, nảy sinh trên cơ sở NTCT, phản ánh gián
tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng.
- Biểu hiện: Là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về bản chất của quá trình nhận
thức; phản ánh những mối liên hệ bản chất, mang tính quy luật của SVHT.
Nêu vấn đề: Nhận thức lý tính bao gồm những hình thức nào?
1. Cảm giác, KN, suy luận?
2. KN, phán đoán, suy luận? ( đáp án đúng)
- Các hình thức cơ bản của nhận thức lý tính: Khái niệm, phán đốn, suy luận.
+ Khái niệm: Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát
những thuộc tính cơ bản và phổ biến của một lớp các sự vật hiện tượng nhất định.
VD: Khái niệm “Tổ quốc” phản ánh khái quát những đặc tính cơ bản và phổ
biến: vùng lãnh thổ, dân cư, thể chế chính trị, pháp luật…
10


Khái niệm “thanh niên” phản ánh khái quát những đặc tính cơ bản và phổ biến:
tuổi đời cịn trẻ, ưa hoạt động giao lưu, có sức khoẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều
Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn và là kết quả của
sự khái quát hố những tri thức do nhận thức cảm tính đem lại. Khái niệm đóng vai
trị rất quan trọng trong tư duy khoa học chúng là những nguyên vật liệu để hình

thành ý thức, tư tưởng. Khái niệm nó cũng ln vận động, phát triển cùng với sự
phát triển của khoa học và thực tiễn khái niệm là cơ sở hình thành phán đốn.
+ Phán đốn: Là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm với nhau để
khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.
VD: Nhơm là kim loại - là một phán đoán ( là sự liên kết khái niệm “nhôm”
và khái niệm “kim loại”)
Hoặc: Dân tộc VN là một dân tộc anh hùng - là một phán đoán khẳng định
(liên kết khái niệm “dân tộc VN” với khái niệm “anh hùng”).
Phán đốn là cơ sở để hình thành suy luận.
+ Suy luận: Là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để
rút ra tri thức mới.
Ví dụ: Từ hai phán đốn:

Mọi kim loại đều dẫn điện
Đồng là kim loại

Rút ra phán đoán mới: Đồng dẫn điện
Trong suy luận, nhận thức được thực hiện một cách gián tiếp dựa trên việc sử
dụng những tri thức đã đạt được trước đó; biểu lộ rõ tính độc lập tương đối của tư duy.
Như vậy: Tư duy trừu tượng (NT lý tính) phản ánh khái quát, gián tiếp sự vật
hiện tượng. Nó có thể phản ánh được mối liên hệ bản chất tất yếu bên trong sự vật.
NT cảm tính và NT lý tính là 2 giai đoạn của q trình NT. Giữa NT cảm
tính và NT lý tính có quan hệ như thế nào trong q trình nhận thức? Vai trò của
từng giai đoạn như thế nào?
c) Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính
Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính


- NT cảm tính là giai đoạn thấp.

- NT lý tính là giai đoạn cao.

- PA khách thể một cách trực tiếp.

- P/A khách thể một cách gián tiếp.

- Đem lại những tri thức về bản
- Đem lại những tri thức cảm tính. chất và quy luật của khách thể, mang
tính trừu tượng và khái quát.
11


Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của q trình nhận
thức, chúng có nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Song chúng có sự thống nhất
biện chứng bổ sung, hỗ trợ tác động lẫn nhau trong q trình nhận thức.
+ Nhận thức cảm tính đem lại những tri thức phong phú, đa dạng, sinh động,
trực tiếp về sự vật để cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính.
+ Nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác
hơn, giúp cho nhận thức có tính định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.
Ví dụ: quan sát hoạt động của kẻ địch có thể cho chúng ta biết ý định của
chúng chuẩn bị tiến công hay bước vào phòng ngự.
Nhận thức của con người phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng nhưng nếu dừng lại ở đây thì chưa đủ những tri thức thu được có chân thực
hay khơng thì nó quay trở về với thực tiễn và phải được thực tiễn kiểm tra tính chân
thực của nó. Do đó ta có giai đoạn hai: Đó là tư duy trừu tượng trở về thực tiễn.
2. Từ nhận thức lý tính trở về thực tiễn
Nêu vấn đề: Tư duy trừu tượng (NTLT) trở về thực tiễn để làm gì?
1. Để kiểm tra, khẳng định chân lý hay sai lầm?

2. Để định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới?
- Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra, khẳng định chân lý hay sai lầm
và định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.
Vì sao phải có giai đoạn từ TDTT trở về thực tiễn?
Thứ nhất: Trong giai đoạn tư duy trừu tượng con người mới chỉ có được tri
thức về đối tượng. Còn bản thân tri thức ấy có chân thực hay khơng thì phải trở về
với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của
những tri thức đã đạt được trong q trình nhận thức.
Thứ hai: Mục đích cuối cùng của nhận thức nhằm cải tạo thế giới để phục
vụ cho nhu cầu lợi ích của con người. Do đó nhận thức phải quay trở về thực tiễn
để “vật chất hóa” những tri thức đã thu được….
- Giai đoạn từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn mới hoàn thành một chu
trình của quá trình nhận thức. ở đây, thực tiễn là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc
của chu trình đó. Nhưng sự kết thúc này lại là điểm bắt đầu của chu trình tiếp theo
mới và cao hơn. Cứ như thế nhận thức của con người ngày càng phát triển tiến lên.
TQSĐ

TDTT

TT (TQSĐ)

TDTT

TT

* Ý nghĩa phương pháp luận
- Nhận thức của con người phải xuất phát từ thực tiễn và giải quyết và đáp
ứng những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
12



Vì điểm bắt đầu của hoạt động nhận thức là thực tiễn và thực tiễn ln đề ra
nhu cầu địi hỏi nhận thức phải giải quyết, là cơ sở, động lực, mục đích của nhận
thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
- Trong q trình nhận thức khơng được tuyệt đối hóa nhận thức cảm tính
hoặc nhận thức lý tính để tránh rơi vào chủ nghĩa duy cảm hoặc chủ nghĩa duy lý.
Bởi vì: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn gắn bó chặt
chẽ khơng tách rời, có tách động qua lại, bổ sung lẫn nhau.
IV. VẤN ĐỀ CHÂN LÝ
1. Khái niệm chân lý
* Các quan điểm ngồi Mác xít
Nêu vấn đề: Có quan điểm cho rằng: chân lý là những quan điểm được mọi
người thừa nhận. Theo đ/c quan điểm đó đúng hay sai?( sai; - đây là quan điểm của
các nhà thực chứng)
Chủ nghĩa phát xít: Chân lý là những luận điểm của kẻ mạnh hay chân lý
thuộc về kẻ mạnh.
Các quan điểm trên đều sai lầm duy tâm, dùng yếu tố chủ quan để xác định
giá trị của tri thức (chân lý). Bác bỏ những quan niệm sai lầm và phiến diện đó.
* Quan điểm của CNDVBC: Chân lý là những tri thức phù hợp với hiện
thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
Ví dụ: Trái đất có trước con người
Quần chúng nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử.
- Chân lý là một quá trình, vì nhận thức của con người là một quá trình.
Bởi vì, quá trình nhận thức của con người nó được hình thành, phát triển dần
dần từng bước và nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của nhận thức, vào hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
- Tri thức chỉ trở thành chân lý khi nó phản ánh đúng hiện thực khách quan
và được thực tiễn kiểm nghiệm.
2. Tính chất của chân lý
* Tính khách quan: Chân lý có tính khách quan vì chân lý phản ánh thế giới

khách quan
Nội dung của nó khơng phụ thuộc vào con người và loài người mà là hiện
thực khách quan, không phải sự xác lập tùy tiện của con người hoặc nó có sẵn trong
nhận thức.
Ví dụ: Luận điểm: “Trái đất quay xung quanh mặt trời” là một chân lý.
13


Tính khách quan của nó thể hiện vì nội dung của luận điểm đó phản ánh
đúng sự kiện có thực, tồn tại độc lập đối với con người, không lệ thuộc ý thức của
con người. Sự khẳng định này cũng là đặc điểm để phân biệt giữa CNDVBC với
CNDT và thuyết không thể biết.
Ý nghĩa: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực
khách quan, hoạt động tuân theo quy luật khách quan.
* Tính cụ thể của chân lý: Có nghĩa là: Mọi chân lý đạt được trong nhận
thức đều phải gắn liền với một đối tượng xác đinh; diễn ra trong một thời gian,
không gian xác định, hay một hoàn cảnh cụ thể, trong một MQH cụ thể.
VD: Nước sôi ở 100 độ là nước cất; cịn khơng phải là nước cất thì nhiệt độ sơi
của nó sẽ khác. Hoặc trong đk áp suất khác nhau thì nhiệt độ sơi cũng khác nhau
Ý nghĩa: Phải có quan điểm lịch sử, cụ thể trong nhận thức và hành động. Khi
vận dụng nguyên lý chung vào cái riêng phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của cái riêng.
Ví dụ: Vận dụng nguyên lý CNMLN vào điều kiện cụ thể Việt Nam: công
thức TL ĐCS = CNMLN + PTCN; ĐCSVN = CNMLN + PTCN + PTYN;
* Tính tuyệt đối và tương đối của chân lý:
+ Tính tuyệt đối của chân lý: là tính phù hợp hồn toàn và đầy đủ giữa nội
dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan.
Hay nói cách khác: Chân lý tuyệt đối là những tri thức phản ánh đúng đắn,
đầy đủ, tồn diện hiện thực khách quan.
Vì chân lý tuyệt đối bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử và nhận thức của
con người. Do đó chân lý lại có tính tương đối.

+ Tính tương đối của chân lý: là tính phù hợp nhưng chưa hồn tồn đầy đủ
giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan.
Có nghĩa là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, nhưng chưa hoàn
toàn, chưa đầy đủ. Sự phù hợp giữa nội dung của nó đối với khách thể được phản
ánh là sự phù hợp bộ phận ở một số mặt nhất định.
+ Mối quan hệ giữa tính tuyệt đối và tính tương đối của chân lý: giữa chân lý
tuyệt đối và chân lý tương đối có sự thống nhất biện chứng với nhau và đều là chân
lý khách quan.
Tính tuyệt đối của chân lý là tổng số các tính tương đối, trong mỗi tính tương
đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối.
Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối đều là chân lý khách quan. Vì nó phản
ánh hiện thực khách quan.
Chân lý tuyệt đối được hình thành từ chân lý tương đối, có sự bổ sung các
14


chân lý tương đối.
Sự khác biệt giữa các chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối không thuộc về
bản chất mà ở mức độ phù hợp giữa chúng với khách thể phản ánh. Mức độ hay
ranh giới giữa chúng bao giờ cũng tồn tại, nhưng khơng ngừng được xố bỏ và
được xác lập cùng với sự phát triển nhận thức của con người.
Ý nghĩa: Trong nhận thức và hành động cần tránh cường điệu hố tính tương
đối hoặc tính tuyệt đối của chân lý.
Nếu cường điệu hố tính tuyệt đối, hạ thấp tính tương đối sẽ rơi và quan
điểm SH, chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ trì trệ.
Nếu cường điệu hố tính tương đối, hạ thấp tính tuyệt đối sẽ rơi vào chủ nghĩa
chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện, thuyết hồi nghi và khơng thể biết.
V. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Phạm trù lý luận và thực tiễn
a) Phạm trù thực tiễn

(Đã nghiên cứu ở phần trước)
b) Phạm trù lý luận
* Khái niệm lý luận
- Con người muốn cải tạo được thế giới cần phải có những hiểu biết (tri thức)
về thế giới, nhưng những hiểu biết đó khơng có sẵn trong con người mà con người
phải tác động vào thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn và cũng thông
qua thực tiễn mà đối tượng dần bộc lộ những mặt, những thuộc tính để con người
nhận thức, hiểu biết về nó trên cơ sở đó con người tích lũy dần dần những tri thức
kinh nghiệm. Nhưng tri thức kinh nghiệm mới chỉ đem lại sự hiểu biết về từng mặt
riêng lẻ, bề ngoài của sự vật.
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó khơng bao
giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu"2.
- Để hiểu được tính tất yếu, bản chất của sự vật, con người phải khái quát
những tri thức kinh nghiệm thành lý luận.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là
tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình lịch sử"3.
Vậy, lý luận khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh
nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy
luật của các SV,HT được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, phạm trù, quy luật.
2
3

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NxbCTQG,H.1994, tập 20, tr. 718.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, NxbCTQG,H.1996, tập 8, tr.497.

15


* Đặc điểm của lý luận
Từ cách hiểu lý luận ở trên cho thấy, lý luận có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, về nội dung, lý luận phản ánh bản chất, mối liên hệ tất yếu của đối
tượng, mà theo Lênin cũng là cái phổ biến, quy luật của đối tượng trong tính chỉnh thể,
tồn vẹn của nó, hoặc của từng mặt xác định của đối tượng.
Về hình thức, lý luận diễn đạt nội dung trên bằng khái niệm, phán đốn.
- Thứ hai, lý luận có tính trừu tượng, khái qt, tổng hợp rất cao. Bởi vì, lý luận
có những tính chất đó là do chủ thể đã sử dụng thủ thuật nghiên cứu như quy nạp,
phân tích, so sánh. Tính chất này thể hiện khơng chỉ trong hoạt động, mà cả trong kết
quả cảu hoạt động lý luận và nó thể hiện rõ ở việc chủ thể sử dụng bộ máy phạm trù,
khái niệm trong hoạt động nhận thức.
- Thứ ba, lý luận có tính gián tiếp đối với đối tượng nhận thức. Ở đây, chủ thể
phải vận dụng tối đa TDTT, sức trừu tượng hóa cao, chứ không đơn thuần nắm bắt
những tác động trực tiếp vào các giác quan. Do vậy, chủ thể lý luận phỉ là người hoạt
động tự giác và tích cực, chủ động chiếm lĩnh đối tượng.
* Cấu trúc của lý luận
Hoạt động lý luận là một hệ thống có cấu trúc bao gồm: Chủ thể (người hoạt
động lý luận), khách thể (đối tượng), của hoạt động lý luận, điều kiện của hoạt động lý
luận và kết quả hoạt động lý luận.
- Chủ thể hoạt động lý luận là con người xã hội có nhu cầu, mục đích, năng lực
trí tuệ, thể lực, có kỹ năng, kinh nghiệm cùng các phương tiện, cơng cụ (vật chất và
tinh thần) cần thiết cho hoạt động đó.
- Đối tượng của hoạt động lý luận là những mặt xác định của khách thể mà chủ
thể lý luận tác động vào nhằm khám phá, nắm bắt bản chất của chúng. Đối tượng đó
có thể là những hiện tượng, quá trình tự nhiên, xã hội hoặc đời sống tinh thần.
- Điều kiện hoạt động lý luận là môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội với
những yếu tố, quá trình vật chất và tinh thần diễn ra trong đó. Những điều kiện này có
thể trực tiếp hoặ gián tiếp quy định hoạt độn lý luận cả về nội dung và phương thức.
- Kết quả hoạt động lý luận là những học thuyết, quan niệm mới, là năng lực tư
duy được nâng lên sau một chu kỳ hoạt động, là sự kết tinh chuyển hóa lý luận vào các
lĩnh vực khác.
2. Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa

lý luận và thực tiễn
a) Nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Thực tiễn và lý luận luôn luôn thống nhất với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau,
khơng tách rời. Thực tiễn mà khơng có lý luận là thực tiễn mù qng, tự phát; ngược
16


lại lý luận mà không gắn với thực tiễn là lý luận suông, giáo điều, kinh viện.
Nội dung nguyên tắc thể hiện
* Thực tiễn giữ vai trò quyết định đối với lý luận
Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ
thực tiễn, bằng con đường tổng kết thực tiễn, phản ánh thực tiễn đó, nếu khơng lý
luận đó sẽ là lý luận sng, lý luận thuần tuý sách vở, xa rời cuộc sống dễ trở thành
lý luận ảo tưởng, khơng có căn cứ, giáo điều, kinh viện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: "Lý luận mà
khơng có liên hệ với thực tiễn là lý luận sng"4.
Vai trị quyết định của thực tiễn đối với lý luận, biểu hiện:
- Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận
+ Thực tiễn là cơ sở của lý luận. Bởi vì: Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, do
địi hỏi của lao động sản xuất, do nhu cầu giải quyết các mối quan hệ xã hội.
Bằng hoạt động thực tiễn tác động vào khách thể con người mới làm cho các
thuộc tính của TGVC bộc lộ ra, từ đó nhận thức bản chất, quy luật của nó.
+ Thực tiễn là động lực của lý luận. Bởi vì: Thực tiễn còn là cơ sở đề ra nhu
cầu, nhiệm vụ đòi hỏi con người trong đời sống của mình phải giải quyết. Trên cơ sở
đó thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển.
Thực tiễn cịn là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người, làm cho chúng
phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn, giúp cho con người nhận thức thế giới tốt hơn.
Hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện, máy móc hỗ
trợ con người nhận nhận thức hiệu quả hơn và khái quát lý luận đúng đắn hơn.
- Thứ hai, thực tiễn là mục đích của lý luận

+ Hoạt động nhận thức, lý luận của con người ngay từ khi con người mới ra đời đã
bị quy định bởi nhu cầu tồn tại, nhu cầu sống, nhu cầu hoạt động thực tiễn của mình.
+ Thước đo đánh giá giá trị của lý luận, của nhận thức chính là thực tiễn.
Nếu nhận thức, lý luận khơng vì thực tiễn, không nhằm phục vụ, soi đường, dẫn
dắt, chỉ đạo thực tiễn mà vì chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình
thức thì nhất định sẽ mất phương hướng, phải trả giá.
- Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra lý luận
Đặt vấn đề: Vì sao thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
Trả lời: Vì muốn biết lý luận đó đúng hay sai thì phải đưa về thực tiễn kiểm nghiệm.

4

Hồ Chí Minh: Toàn tập, NxbCTQG,H.1996, tập 8, tr.496

17


Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức. Tri thức ấy có thể
phản ảnh đúng hoặc chưa đúng về hiện thực khách quan. Muốn kiểm tra đúng hoặc
sai của tri thức phải bằng thực tiễn. Nếu thực tiễn xác định là đúng thì tri thức đó
trở thành chân lý, nếu khơng đúng thì phải nhận thức lại.
ĐH XII "Xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại".
Đến ĐH XIII xác định: "Xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên
hiện đại; đến năm 2025 cơ bản xây dựng QĐ tinh, gọn, mạnh; đến năm 2030 một
số quân, binh chủng ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại để hoàn thành nhiệm vụ này và
từ năm 2030 sẽ xây dựng quân đội hiện đại".
* Vai trò của lý luận đối với thực tiễn
Thực tiễn đúng đắn luôn phải được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi một lý

luận khoa học, đúng đắn, nếu không thực tiễn đó sẽ là thực tiễn mù qng, mị
mẫm, mất phương hướng, khơng có tính hướng đích.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: "Thực tiễn khơng có lý luận
hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng."5.
Vai trị của lý luận đối với thực tiễn, biểu hiện:
- Thứ nhất, lý luận đóng vai trị soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn
+ Lý luận khoa học, thông qua hoạt động thực tiễn của con người góp phần
làm biến đỏi thế giới khách quan và biến đổi chính thực tiễn; vạch ra phương
hướng, phương pháp cho hoạt động thực tiễn, nhằm biến đổi hiện thực khách quan
theo hướng tiến bộ vì lợi ích của con người.
+ Nếu thực tiễn khơng được chỉ đạo, soi đường, dẫn dắt bởi lý luận khoa học thì thực
tiễn đó sẽ rơi vào mị mẫm, vịng vo, mất thời gian, tốn công sức, tiền của, không hiệu quả.
- Thứ hai, lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần
chúng để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo quần chúng.
- Thứ ba, lý luận khoa học cung cấp cho con người những tri thức khoa học
về tự nhiên, xã hội và về bản thân con người.
- Thứ tư, lý luận có tính độc lập tương đối so với thực tiễn, do vậy nó có thể thông qua
hoạt động thực tiễn tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn.
=> Tóm lại: Lý luận khoa học và thực tiễn cấu thành sự thống nhất giữa các
mặt đối lập, trong đó ngay từ đầu, vai trò quyết định đã thuộc về thực tiễn. Chính
thực tiễn đã quyết định những đặc trưng cấu trúc căn bản của quá trình nhận thức
cả ở giai đọng nhận thức cảm tính và lý tính. Nhưng lý luận khơng tự hạn chế vai
5

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG,H.1996, tập 8, tr.496

18


trị của mình chỉ ở việc khái qt giản đơn thực tiễn, mà còn xử lý sáng tạo dữ liệu

kinh nghiệm và bằng cách đó mở ra triển vọng mới cho sự phát triển của thực tiễn.
b) Yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc của nhận thức
khoa học nói chung, nằm trong hệ thống nguyên tắc, PPL của PBCDV. Nguyên tắc
này có ý nghĩa phổ biến đối với mọi nhận thức khoa học, do vậy cần thực hiện tốt
một số yêu cầu cơ bản sau đây:
- Một là, lý luận phải xuất phát từ thực tiễn
+ Nghĩa là phải nghiên cứu, nắm bắt cụ thể tình hình thực tiễn, phải nhìn rõ
những yêu cầu, những vấn đề do thực tiễn đặt ra và đòi hỏi lý luận phải trả lời.
+ Lý luận phải thường xun bám sát thực tiễn, khơng được thốt ly hiện thực.
Tuy nhiên điều này cũng được hiểu một cách tương đối.
- Hai là, lý luận phải phản ánh trung thực đối tượng như vốn có.
- Ba là, lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn
Lý luận phải vận dụng vào thực tiễn là yêu cầu của nhận thức và cải tạo của chủ thể
đặt ra. Tuy nhiên, khi chủ thể vận dụng lý luận vào thực tiễn khơng thể tùy tiện mà phải có
phương pháp, cách thức phù hợp, phải có năng lực hiện thực hóa lý luận.
- Bốn là, lý luận phải đóng vai trị chỉ đạo, dẫn đường cho thực tiễn
Mặc dù lý luận được hình thành từ thực tiễn, nhưng khi đã trở thành quan điểm thì nó
cũng chính là thực tiễn được ý thức, do đó nó đóng vai trị dẫn đường cho thực tiễn.
- Năm là, lý luận không ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển để đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn.
V.I.Lênin, đã nhấn mạnh: "Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một
cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ
đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển
hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống"6.
- Sáu là, vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phải khắc
phục chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn của các chủ thể.
+ Kinh nghiệm đóng vai trò hết sức to lớn trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa kinh nghiệm, khơng đánh giá đúng vai trị của lý

luận dẫn đến không chịu học tập lý luận, coi nhẹ lý luận sẽ mắc bệnh kinh nghiệm.
Một số biểu hiện của bệnh kinh nghiệm:
Coi thường lý luận, coi thường học tập lý luận;
Cho kinh nghiệm là yếu tố duy nhất quyết định mọi thành công trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn;
6

V.I.Lênin, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 232

19


Khơng đánh giá đúng vai trị của đội ngũ trí thức.
Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa lý luận,
coi thường, hạ thấp thực tiễn, khơng đánh giá đúng vai trị của thực tiễn trong hoạt
động nhận thức cũng như hoạt động lý luận hoặc áp dụng lý luận và kinh nghiệm
khơng tính tới điều kiện thực tiễn lịnh sử - cụ thể.
3. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt
động hậu cần quân sự
a) Lý luận và thực tiễn hậu cần quân sự
* Lý luận hậu cần quân sự
Lý luận quân sự là sự nhận thức bản chất, mối liên hệ bên trong tất yếu của
công tác hậu cần quân sự và diễn đạt kết quả của nhận thức đó bằng hệ thống các
khái niệm, phán đốn về thực tiễn hoạt động hậu cần quân sự.
Nêu vấn đề: Đồng chí nêu một số vấn đề thuộc về lý luận hậu cần quân sự?
* Thực tiễn hậu cần quân sự
Thực tiễn hậu cần quân sự là hoạt động vật chất - cảm tính có tính đặc thù
trong lĩnh vực hậu cần quân sự nhằm phục vụ bộ đội huấn luyện, SSCĐ, chiến đấu
và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác.
Nêu vấn đề: Đồng chí nêu một số vấn đề thuộc về thực tiễn hậu cần quân sự?

b) Một số yêu cầu đối với người cán bộ hậu cần quân sự khi vận dụng nguyên tắc
- Thứ nhất, người cán bộ hậu cần quân sự phải nắm vững lý luận, phương
thức bảo đảm hậu cần, vận dụng sáng tạo trong thực tiễn hoạt động hậu cần quân
sự theo chức trách đảm nhiệm.
+ Hoạt động quân sự đòi hỏi bảo đảm hậu cần phải thường xun, liên tục,
khơng có thời gian đệm, không ngừng không nghỉ, vừa bảo đảm hậu cần thường
xuyên, vừa bảo đảm đột xuất cả trong thời bình và thời chiến, với yêu cầu kịp thời,
đầy đủ, chính xác các loại vật chất hậu cần cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ; đồng
thời phải tích cực chuẩn bị cho các nhiệm vụ tiếp theo, do vậy, nó đặt ra người cán bộ
hậu cần quân sự phải sáng tạo trong vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác hậu cần.
+ Người CBHCQS phải thường xuyên, mau lẹ bám nắm tình hình thực tiễn (diều
kiện khách quan) để tham mưu, đề xuất với người chỉ huy về phương án bảo đảm hậu cần
và trực tiếp chỉ đạo công tác hậu cần cho các nhiệm vụ cho từng trận đánh, từng nhiệm
vụ. Cho nên, người CBHCQS phải có vốn hiểu biết, vốn tri thức nhất định về địch, ta; về
địa hình, thời tiết; về quy trình, phương thức tiến hành bảo đảm hậu cần.
+ Người cán bộ hậu cần qn sự phải có trình độ nhận thức khoa học nhất
định để tổng kết khoa học, khái quát thực tiễn công tác hậu cần quân sự, nắm bắt
những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, tổ chức, quản lý, chỉ đạo công tác bảo đảm hậu
cần đạt chất lượng và hiệu quả tốt nhất. Thường xuyên tích lũy có vốn tri thức lý
luận, khả năng nhanh nhạy trong nắm bắt tình hình thực tiễn, có bản lĩnh, phong
20


cách phù hợp, có nghệ thuật kết hợp các lực lượng, phương tiện khéo léo, linh hoạt,
sáng tạo giữa lý luận với thực tiễn.
- Thứ hai, người CBHCQS phải thường xuyên nghiên cứu vận dụng lý luận
trên cơ sở nguyên tắc cho phù hợp thực BĐHC và lấy hiệu quả cơng tác BĐHC làm
thước đo cho trình độ vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
+ Vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn hậu cần quân sự biểu hiện trên cơ sở
nguyên tắc, phương thức bảo đảm hậu cần cho từng loại hình đơn vị, từng nhiệm vụ

cụ thể. Người cán bộ hậu cần qn sự phải thường xun khám phá, tìm tịi, đưa ra
cái mới về lý luận hậu cần quân sự. Tuy nhiên, những sáng tạo khái quát từ thực tiễn
phải dựa trên cơ sử phương pháp luận khoa học bám sát những nguyên tắc, phương
thức bảo đảm hậu cần. Có như vậy, tính sáng tạo của lý luận trong lĩnh vực hậu cần
qn sự mới có định hướng chính trị đúng đắn với tinh thần tự giác cao.
- Thứ ba, người cán bộ hậu cần quân sự phải thường xuyên tổng kết thực
tiễn, khái quát lý luận hậu cần quân sự đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động quân
sự, quốc phòng hiện nay.
+ Để vận dụng sáng tạo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, người
cán bộ hậu cần quân sự cần tạo cho mình một vốn lý luận ở trình độ sâu sắc; một năng
lực nhanh nhạy trong nắm bắt tình hình thực tiễn, bản lĩnh, phương pháp quản lý chỉ
huy phù hợp, một nghệ thuật khôn khéo trong kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để vạch
ra mục tiêu, con đường và biện pháp đúng đắn, phù hợp, hồn thành tốt cơng tác bảo
đảm hậu cần phục vụ bộ đội huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu.
+ Tích cực tích lũy những kinh nghiệm trong thực tiễn cơng tác hậu cần qn sự
để có thêm “chất liệu” để khái quát, bổ sung, phát triển lý luận hậu cần quân sự.
+ Ra sức học tập nâng cao trình độ chun mơn, lý luận; mặt khác, phải có
phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đơi với hành, lý luận phải gắn liền với
thực tiễn, nói đi đôi với làm.
- Thứ tư, chống quan điểm tách rời hoặc tuyệt đối hoá lý luận vào thực tiễn
KẾT LUẬN
Nghiên cứu LLNT của CNDVBC có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về LL và
thực tiễn. Nó trang bị cho chúng ta các nội dung: bản chất của nhận thức; vai trò
của thực tiễn đối với nhậ thức; biện chứng của quá trình nhận thức hiện thức khách
quan; lý luận, thực tiễn và mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
LLNT của CNDVBC khái quát sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trở
thành nguyên tắc căn bản có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với chủ thể
nhận thức và cải tạo thế giới. Theo đó, nghiên cứu vấn đề này địi hỏi chúng ta phải
đứng vững trên lập trường của CNDVBC, vận dụng một cách sáng tạo lý luận nhận
thức vào tình hình, điều kiện cụ thể của đất nước, quân đội... Đồng thời, không

21


ngừng phát triển tư duy lý luận lên một bước mới đáp ứng với u cầu địi hịi của
tình hình mới.
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ PHỔ BIẾN NỘI DUNG THẢO LUẬN
I. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ƠN TẬP

1. Trình bày bản chất của nhận thức?
2. Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
3. Phân tích con đường biện chứng của q trình nhận thức?
4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn?
II. PHỔ BIẾN NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Chủ đề: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
2. Nội dung cần tập trung
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thực tiễn và mối quan hệ giữa lý
luận và thực tiễn
+ Phạm trù thực tiễn và phạm trù lý luận
+ Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin
- Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động
hậu cần quân sự
+ Lý luận quân sự và thực tiễn quân sự
+ Biểu hiện đặc thù nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
hoạt động hậu cần quân sự
+ Một số yêu cầu đối với cán bộ hậu cần khi vận dụng nguyên tắc
Ngày… tháng … năm 2022
NGƯỜI BIÊN SOẠN


Thượng tá, TS Nguyễn Văn Ký

22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×