CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
*****
HỢP ĐỒNG MƯỢN XE Ô TÔ
Số.05.HĐ/PL/2018
Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam số 91/2015/QH13 được;
Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015; Căn cứ vào nhu cầu và khả năng cung
cấp của các bên./.
Hôm nay, ngày 04 tháng 01 năm 2018, tại Văn phòng Công Ty TNHH Thiết Bị Y Tế
Phúc Lâm số 40 ngách 162/29 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội, chúng tôi ký tên dưới đây, những người tự nhận thấy đủ năng lực
hành vi và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình, gồm:
BÊN CHO MƯỢN (BÊN A)
Ơng (Bà): Nguyễn Trần Đông
Sinh năm: 05/1/1977
CMND số: 013088700 Cấp Tại: CA Hà Nội
Thường trú tại: Số 802-H3 Đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội
Bên A là chủ sở hữu xe ô tô nhãn hiệu FORD mang biển số: 29A – 310.46
Theo Giấy Đăng ký xe ô tô số: 061682 do CA TP Hà Nội cấp ngày 11/12/2014
BỀN MƯỢN (BÊN B)
Doanh Nghiệp: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phúc Lâm
Đại diện là: Ông Phạm Xuân Liên
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ: Số 40 ngách 162/29 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội Mã số thuế: 0107458811 Điện thoại:
Bằng hợp đồng này, bên A đồng ý cho bên B mượn xe ô tô trên với những thoả thuận
sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Đối tượng của hợp đồng này là xe ô tô 05 chỗ nhãn hiệu FORD
Mang biển số: 29A - 310.46 có thực trạng như sau:
Nhãn hiệu: FORD
Loại xe: 05 Chỗ
Màu sơn: Ghi vàng
Số loại: ESCAPE
Số máy: L310521014
Số khung: EFAMBER07853
ĐIỀU 2: THỜI HẠN VÀ MỤC ĐÍCH MƯỢN
- Thời hạn mượn: 03 năm kể từ ngày hợp đồng này được ký.
- Mục đích mượn: Sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC GIAO, TRẢ LẠI TÀI SẢN MƯỢN
Bên A sẽ giao tài sản và các loại giấy tờ liên quan đến việc sử dụng tài sản mượn nêu
trên cho bên B ngay sau khi ký Hợp đồng mượn.
Nếu bên B làm hư hỏng hoặc mất tài sản mượn thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A
theo giá thị trường.
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN CHO MƯỢN
1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
- Chuyển giao tài sản cho mượn đúng thỏa thuận ghi trong Hợp đồng; - Bảo đảm giá
trị sử dụng của tài sản cho mượn.
- Bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên B.
- Thông báo cho bên B biết về quyền của người thứ ba (nếu có) đối với tài sản mượn.
2. Bên A có các quyền sau đây
- Nhận lại tài sản mượn khi hết hạn hợp đồng;
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mượn tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt
hại, nếu bên mượn có một trong các hành vi sau đây:
+ Sử dụng tài sản mượn khơng đúng cơng dụng mục đích của tài sản.
+ Làm tài sản mượn mất mát, hư hỏng.
- Được lấy lại tài sản cho mượn khi hết hạn hợp đồng mượn.
- Khi cần sử dụng xe trong tháng thì báo trước cho bên B để bên B có lịch điều xe cho
bên A sử dụng.
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN MƯỢN
1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây.
- Bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, khơng được thay đổi tình trạng
tài sản, cho mượn lại tài sản nếu khơng có sự đồng ý của bên A;
- Sử dụng tài sản mượn đúng công dụng, mục đích của tài sản;
- Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn và phương thức thỏa thuận;
- Chi phí phát sinh trong thời gian mượn bên B có nghĩa vụ chi trả: Chi phí xăng xe,
chi phí vé đường bộ, kiểm định, phạt vi phạm hành chính do lai xe khơng đúng, cầu
phả.....
- Nếu tài sản bị hư hỏng thơng thường thì phải sửa chữa;
2. Bên B có các quyền sau đây.
Nhận tài sản mượn theo đúng thoả thuận;
Được sử dụng tài sản mượn theo đúng cơng dụng và mục đích của tài sản;
Đơn phương chấm dứt hợp đồng mượn tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu
bên cho mượn có một trong các hành vi sau đây:
+ Bên A chậm giao tài sản theo thỏa thuận gây thiệt hại cho bên B;
+ Bên A giao tài sản mượn không đúng với thực trạng đã thỏa thuận;
+ Sử dụng xe và chịu mọi chi phí liên quan đến hoạt động của xe như: xăng dầu, lái
xe, phí, lệ phí, sửa chữa, bảo hiểm...
+ Có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản giữa bên A với bên thứ ba mà bên B
không được sử dụng tài sản ổn định.
Khi bên A cần sử dụng xe vào những ngày trong tháng thì phải có lịch điều xe cho bên
A ( Các chi phí liên quan đến hoạt động của xe trong những ngày bên A sử dụng thì
bên B khơng phải chịu)
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau
thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường
hợp khơng giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Tịa
án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
Bên cho mượn và bên mượn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cùng cam
kết sau đây:
- Đã khai đúng sự thật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về
nhân thân và tài sản mượn đã ghi trong hợp đồng này;
- Việc giao kết hợp đồng này hồn tự nguyện, khơng bị lừa dối, hoặc ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng;
- Nếu một trong hai bên ngưng hợp đồng mượn trước thời hạn nêu trên thì phải thơng
báo cho bên kia biết trước ít nhất là 01 tháng;
- Việc sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ hợp đồng này phải lập thành văn bản trước khi
đăng ký quyền sở hữu và phải được công chứng mới có giá trị để thực hiện.
ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
- Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả
pháp lý của việc công chứng này, sau khi đã được nghe lời giải thích của người có
thẩm quyền cơng chứng dưới đây.
- Các bên cam đoan đã xem xét, tìm hiểu kỹ về tình trạng pháp lý cũng như thực tế và
xác nhận đối tượng của hợp đồng là có thật, khơng đề nghị cơng chứng viên xác
minh hoặc giám định.
- Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi
trong hợp đồng và đồng ý ký tên vào Hợp đồng.
- Hợp đồng này được lập thành 02 bản, các bản đều giống nhau.
BÊN CHO MƯỢN (BÊN A)
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN MƯỢN (BÊN B)
(Ký đóng dấu và ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC
ĐƠNG
LIÊN
Nguyễn Trần Đơng
Phạm Xn Liên
REVIEW HỢP ĐỒNG MƯỢN XE Ơ TÔ
* LUẬT SƯ BÊN A: NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO
BÊN CHO MƯỢN TÀI SẢN (Cá nhân Ơng (Bà) : Nguyễn Trần Đơng)
I. NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG
+ Hai bên đã thống nhất lựa chọn BLDS 2015 làm luật áp dụng cho Hợp đồng này.
Việc này sẽ dễ dàng cho Bên A trong trường hợp Hai Bên có tranh chấp về điều khoản
khiếu nại vi phạm hợp đồng hoặc phạt hợp đồng, khi đó Bên B biết được BLDS 2015
là luật áp dụng từ đó lường trước được các hậu quả pháp lý trong quá trình giao kết và
thực hiện hợp đồng mượn tài sản.
+ Hai Bên đều thống nhất thời hạn mà tài sản đó được cho mượn dẫn đến việc Bên A
biết được chính xác thời điểm chấm dứt Hợp đồng này và sẽ có cơ sở để làm bằng
chứng nếu Bên B không trả đúng hẹn.. Bên A và Bên B đều có đưa ra trường hợp đơn
phương chấm dứt hợp đồng rõ ràng, việc này có lợi cho Bên B khi vừa có thể tránh
được rủi ro
Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng, vừa có thể ràng buộc Bên B thực hiện đúng
hợp đồng nếu Bên B thực hiện không đúng sẽ phải bồi thường thiệt hại cho Bên A.
+ Bên B cam kết trong trường hợp vi phạm Hợp đồng, ví dụ như: làm hỏng xe ơ tơ, thì
Bên B có đề ra biện pháp khắc phục vi phạm. Điều này tạo sự tin tưởng cho Bên A
trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lâu dài về sau. Ngoài ra, giá trị của xe
sẽ bị giảm sau các năm và cũng như sự hao mòn khi qua sử dụng của xe. Thế nên, Bên
B cũng phải có sự bồi thường cho các chi phí nêu trên.
+ Về phương thức giao, trả tài sản cũng được Hai Bên thống nhất rõ ràng tại Điều 3
của Hợp đồng.
+ Bên A và Bên B có đưa ra những cam kết tối thiểu trong Điều 1, Điều 4 và Điều 5
của Hợp đồng và đã ghi rõ sẽ chấm dứt hợp đồng khi 1 trong 2 bên không đáp ứng
được những điều kiện mà mỗi Bên đưa ra. Việc này có thể gây bất lợi cho Bên A, c
+ Bên B không đề cập đến các điều khoản về độc quyền nhằm nâng cao giá trị của
Hợp đồng giữa Hai Bên. Đây là yếu tố bất lợi cho Bên B trong trường hợp Bên A cần
sử dụng tài sản thì Bên B phải tạm trả lại tài sản cho Bên A mặc dù thời hạn mượn tài
sản vẫn chưa kết thúc. Khi đó, việc tạm trả xe lại cho Bên A khiến cho Bên B bị ảnh
hưởng đến cơng việc, lợi nhuận và các chi phí phát sinh một cách bất lợi.
Xét đến khía cạnh pháp lý
+ Bên B có đề cập đến vấn đề về chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ trong Hợp đồng, cụ
thể là tại khoản 2, Điều 5 trong Hợp đồng, cụ thể là khi Sử dụng xe và chịu mọi chi
phí liên quan đến hoạt động của xe như: xăng dầu, lái xe, phí, lệ phí, sửa chữa, bảo
hiểm... tồn bộ những chi phí phát sinh từ tài sản trong thời gian này sẽ do Bên B chịu
trách nhiệm. Điều này sẽ có lợi cho Bên A khi khơng phải chịu rủi ro khi Hai Bên có
tranh chấp đến trường hợp nêu trên. Hay trong q trình mượn thì Bên B có gây vấn
đề về pháp lý
+ Hai Bên chưa thỏa thuận bất cứ điều khoản nào về vấn đề bảo mật thơng tin vì các
thơng tin có trong Hợp đồng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của Bên
B lẫn Bên A nếu có người khác biết và nắm được thông tin gây bất lợi cho Hai Bên.
II. ĐỀ XUẤT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG
Bổ sung của Hợp đồng:
Bên B bồi thường một phần chi chí hao mịn của xe và giá trị giảm của xe theo thỏa
thuận giữa 02 bên để đảm bảo khía cạnh thương mại cho bên A.
* LUẬT SƯ BÊN B: NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO
BÊN MƯỢN TÀI SẢN (CTY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ PHÚC LÂM)
A. NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG
+ Hai bên đã thống nhất lựa chọn BLDS 2015 làm luật áp dụng cho Hợp đồng này.
Việc này sẽ dễ dàng cho Bên B trong trường hợp Hai Bên có tranh chấp về điều khoản
khiếu nại vi phạm hợp đồng hoặc phạt hợp đồng, khi đó Bên B biết được BLDS 2015
là luật áp dụng từ đó lường trước được các hậu quả pháp lý trong quá trình giao kết và
thực hiện hợp đồng mượn tài sản.
+ Hai Bên đều thống nhất thời hạn mà tài sản đó được cho mượn dẫn đến việc Bên B
biết được chính xác thời điểm chấm dứt Hợp đồng này và sẽ có sự chuẩn bị trước. Bên
A và Bên B đều có đưa ra trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng rõ ràng, việc
này có lợi cho Bên B khi vừa có thể tránh được rủi ro Bên A đơn phương chấm dứt
hợp đồng, vừa có thể ràng buộc Bên A thực hiện đúng hợp đồng nếu Bên A thực hiện
không đúng sẽ phải bồi thường thiệt hại cho Bên B.
+ Bên B cam kết trong trường hợp vi phạm Hợp đồng, ví dụ như: làm hỏng xe ơ tơ, thì
Bên B có đề ra biện pháp khắc phục vi phạm. Điều này tạo sự tin tưởng cho Bên A
trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lâu dài về sau. Ngồi ra, Bên B cũng có
quy định ràng buộc ngược lại đối với Bên A khi Bên A có hành vi vi phạm hợp đồng
đối với Bên thứ 3, gây ảnh hưởng đến lợi ích của Bên B và được xem là hành vi vi
phạm đối với Hợp đồng này.
+ Về phương thức giao, trả tài sản cũng được Hai Bên thống nhất rõ ràng tại Điều 3
của Hợp đồng.
+ Bên A và Bên B có đưa ra những cam kết tối thiểu trong Điều 1, Điều 4 và Điều 5
của Hợp đồng và đã ghi rõ sẽ chấm dứt hợp đồng khi 1 trong 2 bên không đáp ứng
được những điều kiện mà mỗi Bên đưa ra. Việc này hồn tồn có lợi cho Bên B, chẳng
hạn nếu Bên B muốn được Bên A giao đúng loại xe, màu xe,…
+ Bên B không đề cập đến các điều khoản về độc quyền nhằm nâng cao giá trị của
Hợp đồng giữa Hai Bên. Đây là yếu tố bất lợi cho Bên B trong trường hợp Bên A cần
sử dụng tài sản thì Bên B phải tạm trả lại tài sản cho Bên A mặc dù thời hạn mượn tài
sản vẫn chưa kết thúc. Khi đó, việc tạm trả xe lại cho Bên A khiến cho Bên B bị ảnh
hưởng đến cơng việc, lợi nhuận và các chi phí phát sinh một cách bất lợi.
- Xét đến khía cạnh pháp lý
+ Bên B có đề cập đến vấn đề về chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ trong Hợp đồng, cụ
thể là tại khoản 2, Điều 5 trong Hợp đồng, cụ thể là khi Bên A cần lấy lại xe cho mục
đích cơng việc trong vịng bao nhiêu ngày đó thì Bên B sẽ sắp xếp lịch tạm trả lại xe
cho Bên A và tồn bộ những chi phí phát sinh từ tài sản trong thời gian này sẽ do Bên
A chịu trách nhiệm. Điều này sẽ có lợi cho Bên B khi khơng phải chịu rủi ro khi Hai
Bên có tranh chấp đến trường hợp nêu trên.
+ Bên B chưa đề cấp đến điều khoản về “hạn chế mức bồi thường thiệt hại trong một
số trường hợp”, “loại trừ trách nhiệm bồi thường thường thiệt hại” và phải thỏa thuận
“mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp Bên B vi phạm hợp đồng” sao cho mức
bồi thường thiệt hại không vượt quá quy định của BLDS. Và phía Bên B cũng chưa
đưa ra được điều khoản bảo vệ cho Bên mình trong trường hợp “áp dụng việc bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng đối với Bên thứ 3 có liên quan”. Như vậy, Bên B sẽ
chịu nhiều bất lợi về vấn đề bồi thường khi tài sản bị hư hỏng, đặc biệt là về chi phí trả
cho việc bồi thường có thể cao hơn so với dự tính ban đầu.
+ Bên B khơng quy định chặt chẽ về việc Bên A có điều khoản rằng sẽ đơn phương
chấm dứt hợp đồng và yêu cầu B bồi thường thiệt hại khi Bên B sử dụng tài sản khơng
đúng với mục đích ban đầu đã giao kết. Như vậy B sẽ phải chịu hậu quả bất lợi một
cách đương nhiên trong một số trường hợp khẩn cấp, bất khả kháng,… mà Bên B
không hề có một điều khoản nào nhằm hạn chế trách nhiệm đối với những trường hợp
trên.
+ Hai Bên chưa thỏa thuận bất cứ điều khoản nào về vấn đề bảo mật thơng tin vì các
thơng tin có trong Hợp đồng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của Bên
B lẫn Bên A nếu có người khác biết và nắm được thơng tin gây bất lợi cho Hai Bên.
B. ĐỀ XUẤT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG
- Bổ sung khoản 2, Điều 5 của Hợp đồng:
+ Bên B được phép độc quyền trong việc mượn tài sản của Bên A và bên thứ ba khơng
được phép kí kết hợp đồng mượn tài sản này đối với Bên A trong thời hạn mượn tài
sản đã cam kết trong hợp đồng. Việc độc quyền về việc mượn tài sản có hiệu lực kể từ
lúc Hai Bên kí kết vào bản Hợp đồng.
+ Bên B được hạn chế mức bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp khách quan
chẳng hạn như sử dụng xe làm phương tiện phục vụ cho việc bắt tội phạm, sự kiện bất
khả kháng như lũ lụt, hỏa hoạn,…
+ Bên B được loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp khẩn
cấp.
+ Áp dụng bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên thứ 3 gây thiệt hại.
- Đề xuất Điều 9. Mức bồi thường thiệt hại:
“ + Trong trường hợp xác định thiệt hại tài sản là do Bên B gây ra, Bên B cam kết chịu
các khoản chi phí bồi thường nhưng khơng vượt quá mức bồi thường theo quy định
của BLDS 2015 cho phép.”
- Đề xuất Điều 10. Bảo mật thông tin Hợp đồng:
“ + Tồn bộ thơng tin liên quan đến các bên trong Hợp đồng đều phải được bảo mật
tuyệt đối. Nếu một trong các bên làm rị rĩ thơng tin trong Hợp đồng sẽ phải bồi
thường nếu có thiệt hại xảy ra. Chi phí bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên thiệt hại thực tế
và thỏa thuận của hai bên.”
- Bổ sung khoản 2, Điều 4 của Hợp đồng:
+ Trường hợp tài sản mượn bị hư hỏng, mất mát hoặc sử dụng khơng đúng với mục
đích ban đầu, nếu Bên B chứng minh được có sự kiện bất khả kháng hoặc tài sản được
sử dụng nhằm mục đích khẩn cấp có lợi cho Bên A thì Bên B sẽ không phải bồi
thường thiệt hại cho Bên A.