Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

đề cương môn công pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 37 trang )

CƠNG PHÁP QUỐC TẾ
I. LÝ THUYẾT
16.TRÌNH BÀY MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN CƠ BẢN VÀ NGUỒN BỔ TRỢ
CỦA LUẬT QUỐC TẾ?
1. Nguồn cơ bản.
- Nguồn cơ bản là loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc
tế, trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, có giá trị ràng buộc đối với các chủ
thể quan hệ pháp luật quốc tế, chủ yếu bao gồm điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập
quán quốc tế (nguồn bất thành văn).
- Điều ước quốc tế
- Tập quán quốc tế
2. Nguồn bổ trợ.
- Các phán quyết của Tịa án cơng lý quốc tế
- Các nguyên tắc pháp luật chung
- Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ
- Hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia
- Các học thuyết của các học giả danh tiếng về luật quốc tế.
Nguồn bổ trợ là loại nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế,
hầu như chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể luật quốc tế, chúng bao gồm.
3. Mối quan hệ giữa nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ trong Luật Quốc tế.
3.1. Nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên nguồn cơ bản của Luật Quốc tế và
ngược lại.
- NBT có ý nghĩa là cơ sở để hình thành NCB thơng qua q trình pháp điển hóa. Việc
nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của LQT cho phép khẳng định rằng, nhiều quy
phạm NCB có nguồn gốc từ quy phạm NBT.
- NCB là cơ sở hình thành NBT thơng qua thực tiễn ký kết và thực hiện điều ước quốc
tế.
Ví dụ 1: Phán quyết của tòa án quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường Anh –
Nauy năm 1951. Từ phán quyết này của tòa án, rất nhiều quốc gia có đường bờ biển khúc
khuỷu như của Nauy đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh
hải. Như vậy, ban đầu phán quyết “thẳng để xác định các vùng biển của quốc gia mình” này


của tịa án quốc tế chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp, nhưng sau đó đã trở
thành “Được sử dụng rộng rãi và được cộng đồng quốc tế thừa nhận được ghi nhận trong
công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Ví dụ 2: Một vụ tranh chấp khác, vụ eo biển Corfou (Vương quốc Anh và Anbani) năm
1948, phán quyết không chỉ làm rõ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền
1


qua lại eo biển quốc tế không gây hại mà quyền này được công nhận trong Công ước
Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp sau đó được điều chỉnh và phát triển trở
thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế trong Công ước Luật biển của Liên hợp quốc
1982.
3.2. Nguồn bổ trợ là phương tiện chứng minh sự tồn tại của nguồn cơ bản
- Cả NCB và NBT đều được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể LQT, do đó
chúng có giá trị pháp lý ngang nhau, cùng song song tồn tại.
Ví dụ: Điều ước quốc tế thường được hình thành từ các nghị quyết của các tổ chức liên
chính phủ như Tuyên ngôn về quyền con người được thông qua trên cơ sở Nghị quyết số
217A (III) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/12/1948, trên cơ sở này hai Điều ước
quốc tế quan trọng đã được các thành viên Liên hợp quốc kí kết đó là Cơng ước về các
quyền dân sự, chính trị và Cơng ước các quyền kinh tế, xã hơi năm 1996.
3.3. Nguồn bổ trợ góp phần giải thích làm sáng tỏ nội dung của nguồn cơ bản.
Các NBT được viện dân có ý nghĩa quan trọng làm sáng tỏ nội hàm của một khái niệm
pháp lý trong NCB.
Với vai trò là cơ sở căn cứ đưa ra phán quyết giải quyết các tranh chấp khi các bên cùng
đồng ý đem ra giải quyết bằng con đường tài phán, thì các nguồn chính thức của pháp Luật
quốc tế là rất quan trọng, nhưng không thể lúc nào các nguồn này cũng “đủ” để có thể giải
quyết tốt, đều này cũng dễ hiểu.
Ví dụ:
- Án lệ. VD: Quy phạm tập quán của luật quốc tế “không một quốc gia nào cóa quyền
sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình dẫn đến việc gây thiệt hại bở việc gây ơ

nhiễm do khói bay sang hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia khác” được nêu ra trong vụ trail
smelter (mỹ và canada). Nguyên tắc đó sau này đã trở thành cơ sở pháp lý cho những điều
ước quốc tế về môi trường, chẳng hạn như nghị định thư kyoto của công ước khung của liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1997)
- Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế
- Học thuyết khoa học
- Các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận.
Vì vậy, góp phần làm phong phú thêm các quan hệ tranh chấp mới phát sinh cần điều
chỉnh, cũng như đẩy nhanh q trình kí kết điều ước lúc này các nguồn bổ trợ sẽ đóng một
vai trị khơng kém, vì khi đi từ một nghị quyết của một tổ chức liên chính phủ đã được các
quốc gia thành viên thừa nhận để nâng lên thành Điều ước quốc tế sẽ dễ được các chủ thể
luật quốc thể đồng ý hơn nhiều so với việc một quan hệ phát sinh mới hồn tồn. Bên cạnh
đó, nhiều căn cứ của nguồn chính Luật quốc tế chưa được hiểu thống nhất để áp dụng thì lúc
này vai trò của nguồn bổ trợ là sẽ hỗ trợ cho việc giải thích các vấn đề rõ ràng hơn.

2


3.4. Nguồn bổ trợ bổ sung những nội dung mà điều ước quốc tế và tập quán quốc
tế chưa điều chỉnh.
- Một khi các tranh chấp đã xảy ra và đang cần giải quyết bằng con đường tài phán
nhưng chưa có một Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế điều chỉnh thì lúc này các nguồn
bổ trợ sẽ được các bên cũng như cơ quan tài phán tham khảo đơi khi lấy làm lí giải cho
mình.
- Ngồi ra, một số các nguồn bổ trợ như án lệ, các học thuyết khoa học cùng các nguyên
tắc chung được các nước văn minh thừa nhận cũng đã góp phần lớn cho việc bổ sung các nội
dung mà các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế.
3.5. Nguồn bổ trợ được áp dụng khi thiếu nguồn cơ bản.
Các loại nguồn bổ trợ có thể được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế
trong trường hợp không có nguồn cơ bản điều chỉnh. Nguồn bổ trợ là cơ sở có tính thuyết

phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý, đặc biệt là khi có sự khơng thống nhất về
một vấn đề nào đó của Luật Quốc tế. Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các
nguồn bổ trợ có vai trị là cơ sở vật chất để là nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật
Quốc tế, kể cả việc hình thành các quy phạm pháp Luật Quốc tế dưới dạng tập qn.
Trong trường hợp khơng có Điều ước quốc tế, Án lệ quốc tế để làm rõ hơn nguồn cơ
bản, thì nguồn bổ trợ mới được áp dụng làm cơ sở để các bên giải quyết vụ việc. Cần lưu ý
rằng, nguồn bổ trợ và phương tiện bổ trợ là hai khái niệm khác nhau; phương tiện bổ trợ
dùng để bổ trợ cho nguồn cơ bản, vẫn được sử dụng khi có nguồn cơ bản.
Ví dụ: Khi có một sự kiện pháp lý, nguồn cơ bản như điều ước quốc tế và tập qn quốc
tế khơng quy định thì sẽ áp dụng án lệ hay nguyên tắc chung được các nước văn minh trên
thế giới thừa nhận để làm nguồn bổ trợ để giải quyết sự kiện pháp lý đó.
Mối quan hệ trên đây khẳng định tính độc lập tồn tại của 2 loại nguồn cơ bản của LQT,
đồng thời khẳng định mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng trong các
quan hệ quốc tế.
* LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ LUẬT BIỂN QUỐC TẾ
- Sự kiện 1: Việt Nam nộp hai báo cáo quốc gia xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
Việt Nam vượt quá 200 hải lý Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên Hợp quốc năm
2009
- Sự kiện 2: Tranh chấp trên Biển Đông, trước hết là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, nổi lên từ sau chiến tranh thế giới thứ II và leo thang với mức độ khá nghiêm trọng, nhất
là cuối thập niên đầu thế kỉ XXI.
II. BÁN TRẮC NGHIỆM
1. Quốc gia khơng có thẩm quyền tuyệt đối với các bộ phận lãnh thổ
Đúng. Vì giữa các bộ phận của lãnh thổ và ngay cả trong 1 bộ phận lãnh thổ khác của 1
quốc gia cũng có quy chế pháp lý khác nhau như đối với vùng biển của quốc gia thì có vùng
3


biển thuộc chủ quyền quốc gia, có vùng biển khơng thuộc chủ quyền quốc gia. Trong đó
lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia nhưng vẫn có chế độ qua lại vô hại.

2. Tất cả các tàu thuyền của nhà nước đều được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về
tài phán
Sai. Vì tàu thuyền nhà nước thì chỉ có tàu quân sự, tàu nhà nước phi thương mại mới
được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán. Cịn tàu nhà nước thương mại thì khơng
được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối mà vẫn hưởng quy chế pháp lý của tàu dân sự thông
thường. điều 32 Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (Công ước năm 1982).
3. Thềm lục địa có chiều rộng tối đa là 350 hải lý
Sai. Vì thềm lục địa có chiều rộng tối đa được xác định là 350 hải lý là so với đường cơ
sở trong trường hợp khi mà bờ ngồi của rìa lục địa lớn hơn khoảng cách 200 hải lý tính từ
đường cơ sở. Nhưng chiều rộng của thềm lục địa cũng cần được xác định theo cách khác
nữa. Đó là 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500 m. điều 76 công ước liên hợp quốc về
luật biển
4. Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là bộ phận lãnh thổ quốc gia
Đúng. Vì vùng biên giới quốc gia trên biển chính là ranh giới phía ngồi của lãnh hải,
cịn vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng biển khơng thuộc chủ quyền quốc gia. Nó là vùng biển
nằm ngoài lãnh hải.
5. Chiều rộng thực tế của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý
Đúng. Vì chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý tính từ ranh giới phía
trong của lãnh hải tức là đường cơ sở. Còn chiều rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ đường cơ
sở. Nên thực tế chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý.
6. Hội đồng bảo an được quy định trong Điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp
quốc có giá trị pháp lý ràng buộc?
Sai. Hội đồng bảo an được quy định trong điều 35, 36, 37 Hiến chương Liên hợp quốc
khơng có giá trị pháp lý ràng buộc vì trong trường hợp được quy định tại điều 35, 36, 37
Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an chỉ đóng vai trị đàm phán, trung gian, điều
tra, hòa giải.
7. Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm. Đại hội đồng có thể đưa ra
những quyết định trừng phạt?
Sai. Khi muốn tiến hành những quyết định để bảo đảm thì đại hội đồng khơng có thẩm
quyền đưa ra những quyết định trừng phạt mà chỉ có thể kiến nghị lên hội đồng bảo an là cơ

quan có thẩm quyền quyết định đưa ra những trừng phạt hay không trừng phạt theo quy định
tại điều 39, 41, 42, 43 Hiến chương Liên hợp quốc.
8. Tòa án EU có thẩm quyền xét xử theo trình tự phúc thẩm?
Đúng. Vì trong tịa án liên minh Châu Âu có tòa án sơ thẩm Châu Âu và được quyền
thành lập các phiên tịa để giải quyết tranh chấp khi có khiếu kiện. Do vậy tịa án liên minh
Châu Âu có thẩm quyền giải quyết theo trình tự phúc thẩm các phán quyết của tòa án sơ
thẩm Châu Âu.
4


9. Tịa án cơng lý quốc tế có thẩm quyền giải quyết theo trình tự phúc thẩm?
Sai. Vì nếu giải quyết theo trình tự phúc thẩm thì ở cấp cao hơn, mà nó chỉ xem xét lại
phán quyết ấy, phán quyết của tịa án cơng lý quốc tế có giá trị trung lập, các bên khơng có
quyền kháng án, hiệu lực của phán quyết là hiệu lực bắt buộc các bên phải thi hành.
10. Phụ thẩm giống với hội thẩm nhân dân của tịa án nhân dân Việt Nam?
Sai. Vì hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân Việt Nam được quyền tham gia phán xét
với thẩm phán, còn phụ thẩm thì khơng có thẩm quyền tham gia phán quyết (khơng có
quyền bỏ phiếu quyết định).
11. Ngồi luật quốc tế ra có thể sử dụng các loại nguồn khác?
Đúng. Vì ngồi luật quốc tế nếu hai bên thống nhất thì sử dụng nguồn luật quốc gia, các
nguyên tắc pháp luật chung.
12. Trong 3 thẩm quyền của tổng thư ký thì tổng thư ký có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp quốc tế?
Đúng. Vì nội dung thẩm quyền thứ 3 là theo yêu cầu của đại hội đồng và Hội Đồng Bảo
An Liên Hợp Quốc thì tổng thư ký có thể đóng vai trị trung gian hoặc hịa giải trong giải
quyết tranh chấp quốc tế.
13. Các vụ tranh chấp biển Đông là thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Đồng
Bảo An Liên Hợp Quốc?
Sai. Vì tranh chấp này khơng có khả năng đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế.
14. Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp cả các

loại hình tranh chấp quốc tế?
Sai. Vì Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
quốc tế mà khả năng kéo dài làm đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế.
15. Trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là khơng có giới hạn?
Sai. Vì các chủ thể tham gia tranh chấp phải có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp hịa
bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh, không được phép được sử dụng vũ lực
để giải quyết tranh chấp trong bất kỳ trường hợp nào.
16. Tranh chấp giữa nước Nga Sa hoàng và Hoa kỳ về đảo Alaska là tranh chấp
quốc tế theo luật quốc tế?
Sai. Vì mặc dù chủ thể tham gia đều là chủ thể của luật quốc tế, nhưng đối tượng tranh
chấp là mua bán đất giữa 2 quốc gia, là đối tượng tranh chấp mua bán đất nên thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật quốc gia chứ không phải là phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế.
17. Tranh chấp cá Tra, cá Ba Sa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là tranh chấp quốc tế?
Sai. Vì đó là tranh chấp giữa 2 hiệp hội với nhau (2 pháp nhân) không phải là chủ thể
của luật quốc tế.
18. Phán quyết của Tịa án có được coi là nguồn của Luật quốc tế?
Sai. Phán quyết của Tòa án không được coi là nguồn của luật quốc tế tuy nhiên nếu
phán quyết này được các bên tranh chấp mãn nguyện, được dư luận ca ngợi thì phán quyết
này có thể sẽ là cơ sở để xây dựng nên các điều khoản của Điều ước Quốc tế.
5


19. Tịa có quyền xem xét lại phán quyết của trọng tài quốc tế?
Đúng. Tịa án có quyền xem xét lại các phán quyết của trọng tài quốc tế theo yêu cầu
của các bên tranh chấp.
20. Nghị định thư Manila 1996 về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các
nước ASEAN sẽ áp dụng cho cả những tranh chấp chính trị?
Sai. Vì theo quy định tại Điều 1 Nghị định thư Manila 1996 về cơ chế giải quyết tranh
chấp của ASEAN, Nghị định thư Manila 1996 chỉ áp dụng đối với kinh tế gồm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Quy định những tranh chấp liên quan đến hiệp định khung 1992, những tranh

chấp liên quan đến Nghị định thư Manila.
- Nhóm 2: Quy định những tranh chấp liên quan đến những hiệp định nằm phụ lục 1 của
Nghị định thư Manila 1996 và các Hiệp định tương tự trong tương lai gọi tắt là các Hiệp
định được áp dụng hoặc các văn bản chuyên biệt trong ASEAN.
21. Phán quyết của Tịa án quốc tế có hiệu lực cao hơn phán quyết của trọng tài
quốc tế trong giải quyết tranh chấp quốc tế?
Sai. Vì phán quyết của Tịa án quốc tế và phán quyết của trọng tài quốc tế đều có giá trị
ràng buộc đối với các bên tranh chấp, do đó phán quyết của cơ quan này đều có giá trị ngang
nhau.
22. Chỉ có quốc gia mới có quyền thưa kiện tại Tịa án cơng lý quốc tế?
Đúng. Vì theo quy định tại Điều 34 Quy chế Tòa án và Điều 93 Hiến chương liên hợp
quốc thì Tịa án quốc tế chi xét xử các tranh chấp mà chủ thể tham gia là các quốc gia.
23. Thủ tục dàn xếp hòa giải hoặc trung gian hòa giải là thủ tục bắt buộc tại Nghị
định thư Manila 1996?
Sai. Vì theo quy định tại Điều 3 Nghị định thư Manila 1996 thì thủ tục dàn xếp hoặc
trung gian hịa giải khơng phải là thủ tục bắt buộc, các bên tranh chấp có quyền chấp nhận
hoặc khơng chấp nhận các hình thức dàn xếp hòa giải hoặc trung gian hòa giải và khi các
bên đã chấp nhận thì phải áp dụng cho triệt để.
24. Trong mọi trường hợp, một quốc gia gây thiệt hại cho một quốc gia khác đều
phải gánh chịu tránh nhiệm pháp lý quốc tế?
Sai. Vì khơng phải trong mọi trường hợp, một quốc gia gây thiệt hại cho một quốc gia
khác đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Trong dự thảo công ước về trách
nhiệm pháp lý quốc tế, UB luật quốc tế của Liên hiệp quốc có nêu rõ rằng có những trường
hợp mặc dù tồn tại hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho quốc gia khác những không phải
gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Đó là những trường hợp: Biện pháp trả đũa sự vi
phạm pháp luật của quốc gia khác; trường hợp tự vệ chính đáng (điều 51 Hiến chương Liên
hợp quốc); trường hợp bất khả kháng, thiên tai…
25. Trừng phạt phi vũ trang là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp
quốc tế của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc?
Đúng. Vì theo quy định tại Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an có

quyền quyết định những biện pháp phi vũ trang để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà
6


bằng con đường ngoại giao đã không đạt được hiệu quả nhằm ổn định trật tự hịa bình và an
ninh thế giới, đó là các biện pháp phi vũ trang như: Biện pháp đình chỉ tịa bộ hoặc một phần
các quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tử, vơ tuyến điện và
các phương tiện giao thông khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.
26. Luật quốc gia có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp quốc tế?
Đúng. Vì luật có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tại trọng tài phải là luật quốc tế
(Điều ước và tập quán quốc tế). Ngồi ra cịn có thể sử dụng các nguồn luật khác như luật
quốc gia để giải quyết tranh chấp nếu được 2 bên đồng ý và có những hạn chế nhất định.
Câu 27: NGUN TẮC HỒ BÌNH GQ TRANH CHẤP KO TỒN TẠI BẤT KÌ
NGOẠI LỆ NÀO bởi vì
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc luôn phải tôn trọng biện pháp giải quyết hịa bình mà
các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt để
vấn đề, hội đồng bảo an có quyền kiến nghị các bên áp dụng các biện pháp khác nhằm
nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.
Việc áp dụng ngun tắc hịa bình khi có tranh chấp là hết sức quan trọng và cần thiết
để duy trì sự an toàn của thế giới.
28. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của vùng trời bao trùm lên
lãnh hải là giống nhau?
Sai. Vì chế độ pháp lý của vùng nước lãnh hải thuộc chủ quyền hồn tồn và đầy đủ,
vì phải để cho tàu thuyền nước ngồi qua lại vơ hạn. Chế độ pháp lý của vùng trời bao
trùm lên lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối và riêng biệt.
29. Chế độ pháp lý của lãnh hải và chế độ pháp lý của nội thủy là giống nhau?
Sai. Vì chủ quyền quốc gia đối với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối riêng
biệt. Vì vậy quốc gia có quyền quyết định mọi chế dộ pháp lý cho vùng nội thủy. Lãnh
hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển. Theo điều 17 cơng ước
1982 có quy định tàu thuyền nước ngồi có quyền qua lại vơ hại trong vùng này không

cần phải xin phép. Với điều kiện phải chấp hành công ước.
30. Đường biên giới quốc gia trên biển là đường trung tuyến hoặc giáp cạnh mà
các quốc gia liên quan thỏa thuận, lựa chọn?
Sai. Vì nó chỉ đúng trong trường hợp 2 quốc gia nằm liền kề nhau hoặc đối diện
nhau. Và sai trong trường hợp quốc gia không nằm liền kề hoặc đối diện với quốc gia
nào, thì đường biên giới của quốc gia trên biển là ranh giới phía ngồi của lãnh hải.
31. Ranh giới phía ngồi thềm lục địa là đường song song với đường đẳng sâu và
cách đường đẳng sâu 100 hải lý?
Sai. Vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lục địa rộng và tính băng
cách 2 (kéo dài tối đa 100 hải lý từ đường đẳng sâu 2500m).
7


32. Ranh giới phía ngồi thềm lục địa là đường song song với đường cơ sở và
cách đường cơ sở một khoảng cách 350 hải lý?
Sai. Vì nó đúng trong trường hợp nước có thềm lục địa rộng và xác định chiều
rộng của thềm lục địa bằng cách kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở.
33. Ranh giới phía ngồi của thềm lục địa là đường song song với đường cơ sở
và cách đường cơ sở 1 khoảng cách 200 hải lý?
Sai. Vì nó chỉ đúng trong trường hợp những nước có thềm lục địa hẹp (nhỏ hơn 200
hải lý). Đối với những nước có thềm lục địa rộng (201 hải lý trở lên) được quyền lựa chọn
1 trong hai cách sau: kéo dài tối đa 350 hải lý từ đường cơ sở. Kéo dài tối đa 100 hải lý từ
đường đẳng sâu 2500m.
34. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với tất cả những bộ phận cấu
thành lãnh thổ quốc gia?
Sai. Vì chủ quyền của quốc gia đối với những vùng lãnh thổ khác nhau là khác nhau.
Vùng đất: chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối. Vùng nước là chủ quyền không tuyệt đối. Vùng
trời có tính chủ quyền tuyệt đối. Vùng lịng đất được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ
quốc tế thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của quốc gia.
35. Chế độ pháp lý của nội thủy và lãnh hải là giống nhau?

Sai. Vì đối với vùng nội thủy thì thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với quốc gia
ven biển.
Cịn đối với lãnh hải thì quốc gia khơng có chủ quyền hồn tồn và tuyệt đối vì ở lãnh
hải thì quốc gia ven biển cịn phải bảo đảm quyền qua lại vơ hại cho tàu thuyền nước
ngồi được quy định trong công ước luật biển 1982.
36. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế là lãnh thổ của quốc gia ven biển?
Sai. Vì vùng nội thủy, vùng lãnh hải mới là lãnh thổ của quốc gia ven biển. Cịn ranh
giới phía ngồi lãnh hải gọi là đường biên giới quốc gia trên biển. Còn vùng tiếp giáp
lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế theo định nghĩa là những vùng biển nằm ngoài lãnh
hải gọi là những vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia. Vì vậy hai vùng biển
này khơng coi là lãnh thổ của quốc gia.
37. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển đặc thù, không phải là lãnh hải cũng
không phải là công hải?
Đúng. Đường cơ sở là ranh giới trong thềm lục địa Vì chiều rộng của nó là 200 hải lý
tính từ đường cơ sở nên nó đã bao gồm chiều rộng của lãnh hải và 1 bộ phận nằm ngoài
lãnh hải.Mặt khác vùng biển quốc tế lại tính từ ranh giới phái ngồi của nó.
=> Do vậy nó khơng phải là vùng lãnh hải cũng không phải là công hải.
38. Đường cơ sở là ranh giới trong thềm lục địa
Sai. Vì ranh giới phia trong thềm lục địa là ranh giới phía ngồi của lãnh hải vì thềm
lục địa là phần đáy biển và vùng đất dưới đái biển ngoài lãnh hải thuộc quyền chủ quyền
của quốc gia ven biển mà thôi.
8


39. Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2 quốc gia
liên quan thỏa thuận – quy định
Sai. Vì nó chỉ đúng trong trường hợp: hai quốc gia nằm liền kề. Nó sai trong trường
hợp hai quốc gia nằm đối diện và không nằm liền kề quốc gia nào. Hai quốc gia đối diện
nhau thì đường biên giới biển là đường trung tuyến. Hai quốc gia liền kề nhau thì đường

biên giới trên biển là đường cách đều.
40. Chủ quyền quốc gia là 1 thuộc tính tự nhiên vốn có, chỉ quốc gia mới có
Đúng. Vì chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ,
và quyền đối với quốc gia khác -> quyền độc lập của quốc gia với các mối quan hệ với
các quốc gia khác…Tổ chức quốc tế liên chính phủ khơng có thuộc năng này.
41. Tất cả các tàu thuyền của nhà nước đều được hưởng quyền miễn trừ tuyệt
đối về tài phán
Sai. Vì tàu thuyền nhà nước thì chỉ có tàu qn sự, tàu nhà nước phi thương mại mới
được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tài phán. Còn tàu nhà nước thương mại thì
khơng được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối mà vẫn hưởng quy chế pháp lý của tàu dân
sự thông thường.
42. Biên giới trên bộ và biên giới trên biển là khác nhau
Đúng. Vì biên giới quốc gia trên bộ là đường biên giới được xác định trên đất liền,
trên đảo, trên sơng hồ, biển nội địa.
Cịn biên giới trên biển là đường được vạch ra để phân định lãnh hải của quốc gia trên
biển với vùng tiếp liền tự nhiên của biển cả. Biên giới quốc gia trên biển chính là đường
biên giới phía ngồi của lãnh hải do mỗi quốc gia quy định phù hợp với nguyên tắc chung
của luật biển quốc tế.
III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
TÌNH HUỐNG 05
Bốn quốc gia A, B, C và D đã kí điều ước quốc tế về chống khủng bố, trong đó có
điều khoản quy định quốc gia thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực hiện hoặc bị tình nghi
thực hiện hành vi khủng bố đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia nơi
hành vi khủng bố diễn ra, không phụ thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó. Điều ước quốc tế
đã được cả 4 quốc gia phê chuẩn và phát sinh hiệu lực theo quy định của điều ước.
Tuy nhiên, trong văn kiện phê chuẩn điều ước, quốc gia D đưa ra tuyên bố bảo lưu với
nội dung quốc gia D sẽ chỉ dẫn độ đối với cơng dân nước mình nếu hành vi khủng bố hoàn
toàn được thực hiện tại lãnh thổ bên kí kết khác. Theo quy định của điều ước về chống
khủng bố đã kí, tuyên bố bảo lưu của D là hợp pháp. Trước tuyên bố của D, quốc gia A
chấp thuận, QG B phản đối nhưng khẳng định phản đối của B không làm ảnh hưởng tới

quan hệ điều ước giữa D và B, QG C phản đối bảo lưu của D và tuyên bố giữa hai quốc gia
sẽ khơng có quan hệ điều ước.
9


Hãy cho biết: Theo quy định của Công ước Viên Năm 1969 về luật điều ước quốc tế,
tác động của tuyên bố bảo lưu, chấp thuận và phản đối bảo lưu đối với hiệu lực của điều
khoản dẫn độ và của điều ước QT về chống khủng bố đã ký giữa các bên.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Căn cứ pháp lí:
Điều 2, Khoản 1.d, Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 ghi nhận: “Bảo
lưu điều ước quốc tế là hành động đơn phương bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào của
một quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó, nhằm
qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định của điều ước
trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.”
Khi một quốc gia thành viên của điều ước quốc tế tuyên bố bảo lưu một hay một số điều
khoản trong điều ước và việc bảo lưu đó là hợp pháp, thì việc chấp thuận hay phản đối tuyên
bố bảo lưu đó của các quốc gia thành viên khác sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định,
được quy định tại Điều 23, Cơng ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 như sau:
“1. Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác chiểu theo các điều 19, 20 và 23 sẽ:
a) Thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên khác
trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra; và
b) Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa các bên
tham gia điều ước với quốc gia đề ra bảo lưu.
2. Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia
điều ước trong những quan hệ giữa họ (interse).
3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của điều ước giữa
quốc gia đó và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định có bảo lưu sẽ khơng áp dụng giữa
hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.”

2. Giải quyết tình huống:
Vì tun bố bảo lưu điều khoản dẫn độ của quốc gia D là hợp pháp, do đó
việc chấp thuận, phản đối của các quốc gia thành viên còn lại của điều ước quốc tế về chống
khủng bố sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định. Dựa vào các căn cứ pháp lí nêu
trên, ta thấy quan hệ điều ước giữa các quốc gia thay đổi như sau:
- Quốc gia A chấp thuận bảo lưu của quốc gia D về điều khoản dẫn độ, vì vậy giữa quốc
gia A và quốc gia D vẫn tồn tại quan hệ điều ước quốc tế về chống khủng bố, theo đó, quốc
gia D sẽ chỉ dẫn độ đối với công dân của nước mình nếu hành vi khủng bố hồn tồn được
thực hiện tại lãnh thổ của nước A và ngược lại, quốc gia A sẽ dẫn độ đối với cơng dân nước
mình nếu hành vi khủng bố hoàn toàn được thực hiện tại lãnh thổ nước D.
- Quốc gia B phản đối nhưng khẳng định phản đối của B không làm ảnh hưởng đến
quan hệ điều ước giữa D với B. Như vậy giữa B và D vẫn tồn
10


tại quan hệ điều ước tuy nhiên điều khoản dẫn độ thì khơng được áp dụng.
- Quốc gia C phản đối bảo lưu của quốc gia D và tuyên bố giữa hai quốc gia sẽ khơng có
quan hệ điều ước, do đó giữa C và D khơng tồn tại quan hệ điều ước.
- Giữa các quốc gia A, B, C vẫn tồn tại quan hệ điều ước như đã thỏa thuận: quốc gia
thành viên sẽ dẫn độ cá nhân đã thực hiện hoặc bị tình nghi thực hiện hành vi khủng bố đang
hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia nơi hành vi khủng bố diễn ra, khơng phụ
thuộc vào quốc tịch của cá nhân đó.
Như vậy, việc chấp thuận hay phản đối của các quốc gia thành viên khác của điều ước
quốc tế về chống khủng bố đối với tuyên bố bảo lưu của quốc gia D đã dẫn đến những hậu
quả pháp lí nêu trên. Việc quy định về bảo lưu và hậu quả pháp lí của việc bảo lưu trong
Cơng ước Viên về Luật điều ước quốc tế đã đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích riêng của
quốc gia với lợi ích mà quốc gia đó hướng tới khi tham gia vào điều ước quốc tế, tạo cơ hội
choc ho các quốc gia vẫn có thể trở thành thành viên của một điều ước quốc tế đa phương dù
họ không thể hoặc không muốn thực hiện một hoặc một số quy định cụ thể
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 7:

Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân cho nhân dân các vùng
lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X,Y,Z,Bê- ta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước
X,Y,Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X,Y,Z
nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành
lập Liên bang khẳng định Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi
quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha.
Tháng 9/1980, bang X ký Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt
động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bê-ta. Quốc hội X đã thông qua Hiệp
định và quốc hội Bê ta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có
hiệu lực từ 15/2/1981.
Tháng 2/1981,Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định Hiệp định ký kết không đúng
thẩm quyền theo pháp luật Anpha và vì vậy, Hiệp định vơ hiệu theo quy định của Luật quốc
tế. Tuy nhiên, Bê ta khẳng định X kí hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng
khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang
Anpha : Các bang thuộc Liên bang có thẩm quyền kí kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh
vực nông nghiệp, giao thông, du lịch.
Hãy xác đinh hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác du
lịch trên sông biên giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lí để xác định hiệu lực đó và
giải thích?
Hiệp định về phân tích vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên
giới Maiki giữa tiểu bang X và quốc gia Bê- ta khơng có hiệu lực pháp luật và bị vô hiệu
tuyệt đối theo pháp luật quốc tế.
11


GIẢI QUYẾT:
- Cơ sở pháp lí: Hiến pháp Liên bang Anpha và Công ước Viên năm 1969 về điều ước
quốc tế.
+ Hiến pháp liên bang Anpha khi thành lập liên bang khẳng định: “ Chỉ có Anpha với tư
cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”. Như

vậy, Hiến pháp đã khẳng định chỉ tồn tại một quốc gia Anpha có dân cư,lãnh thổ, có Chính
phủ liên bang thành lập hợp hiến và đủ khả năng điều hành đất nước, để từ đó phát sinh
thuộc tính chính trị pháp lí là chủ quyền quốc gia, và chí có Anpha được tham gia quan hệ
quốc tế với tư cách quốc gia Anpha. Nghĩa là trong mọi quan hệ quốc tế liên quan đến lợi
ích quốc gia liên bang như: lãnh thổ, biên giới, luật biển, luật hàng khơng, nhân quyền…thì
chỉ có Anpha được thừa nhận là chủ thể hợp pháp.
Đồng thời Hiến pháp khẳng định: “ Các bang của liên bang có thẩm quyền kí kết các
thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, du lịch”. Các bang cũng có thể
tham gia trong quan hệ quốc tế về giao thông, du lịch, nông nghiệp của tiểu bang, chứ khơng
có thẩm quyền kí kết những điều ước quốc tế liên quan đến chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, những điều ước đó phải phù hợp với Hiến pháp của tiểu bang và liên bang.
Ta thấy: 9/1945, X,Y,Z trở thành 3 quốc gia độc lập do được Minotta trao trả độc lập và
trở thành 3 quốc gia độc lập có chủ quyền, là một chủ thể của luật quốc tế. Nhưng đến tháng
9/1945, 3 quốc gia này đã tự nguyện tham gia thành lập Liên bang Anpha để tăng cường
quan hệ kinh tế và chính trị. Liên bang Anpha được thành lập hợp pháp trên một hiệp định
thành lập Liên bang và có Hiến pháp liên bang. Nhà nước liên bang ra đời là chủ thể của luật
quốc tế, là quốc gia kế thừa của X,Y,Z do sự hợp nhất lãnh thổ. Còn X,Y,Z tồn tại trong liên
bang Anpha có lãnh thổ xác định, có dân cư riêng, có Chính phủ nhưng lại khơng là một
quốc gia do chủ quyền của nó bị hạn chế bởi Liên bang mà X tham gia, đặc biệt trong quan
hệ đối ngoại. Nhưng do Hiến pháp liên bang cho phép tham gia một số quan hệ nhất định
như giao thông, du lịch, nơng nghiệp, tức là X vẫn có thẩm quyền kí kết hiệp định quốc tế
với các chủ thể khác của Luật quốc tế về 3 lĩnh vực trên.
+ Hiệp định kí kết giữa X và Bê-ta có nội dung phân định vùng đánh bắt cá và du lịch
trên sông biên giới Maiki, có nội dung là để phân định sơng biên giới cũng như quyết định
quy chế pháp lí biên giới quốc gia. Sông biên giới là để phân định lãnh thổ cho quốc gia,
đảm bảo yếu tố chủ quyền của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đây là lĩnh vực không thuộc
thẩm quyền của tiểu bang X, chỉ có thỏa ước liên quan đến biên giới chỉ là trong việc xác
định biên giới giữa các tiểu bang thì X có thẩm quyền tham gia. Sơng Maiki là sơng biên
giới phân định khu vực giữa X và quốc gia Bê-ta, như vậy, các vấn đề liên quan đến sông
Maiki như chế độ pháp lí của sơng chỉ có Anpha với tư cách nhà nước liên bang, là chủ thể

của luật quốc tế, có thể tham gia kí kết với Bê-ta. Bởi Anpha là quốc gia kế thừa về dân cư,
lãnh thổ của X. Hơn nữa, sơng biên giới cịn có chế độ pháp lí của sơng quốc tế, là lãnh thổ
thuộc chủ quyền quốc gia sử dụng quốc tế, có ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác của Anpha
hoặc nhiều quốc gia khác trong khu vực. Tiểu bang X khơng có thẩm quyền để quyết định
12


quy chế pháp lí cho sơng biên giới, đồng thời không thể coi vấn đề du lịch trên sông biên
giới là thẩm quyền kí kết của mình như Hiến pháp đã quy định. Mọi vấn đề liên quan đến
biên giới quốc gia chỉ có thể do Nhà nước Liên bang quyết định, trong trường hợp này là
Anpha.
+ Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và du lịch trên sông Maiki vi phạm Công ước
Viên năm 1969 về điều ước quốc tế do vi phạm về thẩm quyền kí kết của luật quốc gia theo
Điều 46, do đó bị vơ hiệu tuyệt đối, không thể áp dụng nguyên tắc Pacta sunt sevanda để
đảm bảo nghĩa vụ phát sinh hiệu lực của Hiệp định. Bên cạnh đó, dù đã được Quốc hội X và
Bê- ta thông qua nhưng hiệp ước không thể phát sinh hiệu lực theo khu vực lãnh thổ của X
như Bê-ta khẳng định. Bởi sự sai lầm của Hiệp định về thẩm quyền kí kết và về đối tượng
điều chỉnh nên nó vơ hiệu ngay từ đầu. Việc phát sinh hiệu lực của một điều ước quốc tế
theo một không gian lãnh thổ nhất định của quốc gia không được áp dụng trong trường hợp
này, bởi thẩm quyền tham gia của tiểu bang chỉ là trong lĩnh vực thương mại, tư pháp quốc
tế.
Như vậy, việc tuyên bố của Anpha là hợp lí với quy định của pháp luật quốc tế.
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 8:
Tàu thương mại X thuộc quyền sở hữu của công ty Golden mang quốc tịch Java.
Ngày 15/2/2011, lực lượng cảnh sát biển của Kata phát hiện tàu X đang khai thác một số
lượng lớn cá hồi tại vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata mà khơng có giấy phép khai thác. Cảnh
sát biển của Kata đã bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ để giải
quyết vụ việc. Nhận được thơng báo từ phía cơng ty Golden, Java đã nộp một khoản tiền là
200.000 USD để bảo lãnh cho các thuyền viên trên tàu. Tuy nhiên, Kata vẫn tiến hành tạm
giữ và 2 tháng sau,thuyền trưởng cùng các thủy thủ bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 6 tháng

tù giam, đồng thời phải bồi thường thiệt hại tổng cộng 50.000USD do hành vi khai thác trái
phép vào mùa sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn lợi cá hồi tại quốc gia này.
Ngay lập tức Java đã lên tiếng phản đối vì cho rằng Kata khơng có thẩm quyền xét xử và
phạt tù với các thành viên của thuyền X, đồng thời Kata đã vi phạm Công ước Quốc tế về
luật biển năm 1982 khi đã tạm giữ các thành viên của tàu X sau khi Java đã nộp tiền bảo
lãnh. Hãy cho biết:
- Hành vi bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đồn thủy thủ của Kata có phù
hợp với Cơng ước luật biển năm 1982 hay không?Tại sao?
- Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trên cơ sở các quy định của Cơng ước luật
biển năm 1982?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Hành vi bắt giữ con tàu và thuyền trưởng, thuyền viên tàu X của Kata là phù
hợp với Công ước luật biển quốc tế 1982
- Giải thích:
13


+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng được Công ước luật biển 1982 quy định tại Điều 33 là
vùng rộng khơng q 24 hải lí tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và đây là vùng
có quy chế pháp lí đặc biệt,quốc gia ven biển có thẩm quyền riêng biệt và hạn chế. Bởi đây
khơng phải là vùng biển mà quốc gia ven biển có đầy đủ thẩm quyền tài phán cũng không
phải là vùng biển có quy chế tự do biển cả. Cơng ước 1958 và Công ước 1982 đã ghi nhận
những thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển,tập trung vào hai nội dung: ngăn ngừa
những vi phạm đối với các luật và quy định thuế quan, thuế khóa, y tế, nhập cư trên lãnh thổ
hay trong lãnh hải của nước ven biển và trừng trị những vụ vi phạm pháp luật trong lãnh thổ
hay trong lãnh hải của quốc gia ven biển.Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm
vi vùng đặc quyền kinh tế nên ngoài các quyền do quy chế pháp lí của vùng tiếp giáp lãnh
hải quy định còn được hưởng quyền theo quy chế của vùng đặc quyền kinh tế.
- Thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển với vùng tiếp giáp lãnh hải được luật quốc
tế quy định đó là: thẩm quyền này nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị những vi phạm

xảy ra trong các vùng biển khác- nội thủy và lãnh hải chứ không phải ở vùng tiếp giáp.
- Thẩm quyền của quốc gia ven biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải là thẩm quyền cảnh
sát và không phụ thuộc vào việc khai thác kinh tế có nghĩa là các quốc gia khi đến khai thác
tại đặc quyền kinh tế cần tuân thủ tuyệt đối quy định của quốc gia ven biển, tuy nhiên thực tế
cho thấy các quốc gia ven biển đều hạn chế tối đa việc khai thác kinh tế tại vùng tiếp giáp
lãnh hải do vị trí đặc biệt của nó.
- Trong vụ việc này ta thấy: phía tàu cá của Java đã vi phạm Công ước quốc tế 1982 khi
khai thác cá hồi trái phép vùng tiếp giáp lãnh hải của Kata và làm ảnh hưởng đến nguồn lợi
cá hồi. Kata có quyền bắt giữ tàu đã vi phạm để đảm bảo quyền lợi của quốc gia, bởi thẩm
quyền tài phán của quốc gia ven biển tại vùng đặc quyền kinh tế được tôn trọng đầy đủ tại
vùng tiếp giáp lãnh hải.
2. Quan điểm cá nhân về lập luận của Java trong vụ án trên?
Theo em,lập luận của Java trong vụ án trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của Công
ước luật biển năm 1982.
Giải thích:
- Hành vi bắt giữ của Kata khi phát hiện tàu vi phạm trong vùng tiếp giáp lãnh hải là
hành vi hợp pháp, nhưng hành vi tạm giữ đến hai tháng khi đã nhận tiền bảo lãnh là hành vi
vi phạm quy định của Công ước Luật biển năm 1982 theo Điều 72: khi đã nhận tiền bảo lãnh
thì quốc gia tam giữ nhanh chóng trả tự do cho tàu và thủy thủ đoàn. Hoặc theo quy đinh tại
Điều 292: khi nhận tiền bảo lãnh mà quốc gia tạm giữ tàu vi phạm khơng có ý định hay
động thái để trả tự do cho tàu và đoàn thủy thủ vi phạm thì cần đưa vụ việc ra Tịa án quốc tế
có thẩm quyền theo Điều 287.
- Tịa án quốc gia Kata khơng có thẩm quyền xét xử tàu X vi phạm và các thủy thủ. Bởi
thẩm quyền xét xử vụ án khi Kata đã nhận được tiền bảo lãnh của Java thuộc về Tịa án quốc
tế có thẩm quyền mà hai bên đã thỏa thuận để đưa ra xét xử.
- Hình phạt mà Tịa án Kata đưa ra là khơng có hiệu lực do vi phạm thẩm quyền xét xử.
14


ĐỀ BÀI TẬP SỐ 9:

Năm 1999, quốc gia Alpha gửi cho quốc gia Bêta một văn kiện ngoại giao trong đó
đưa ra đề nghị hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của Alpha với vùng lãnh thổ Grama
mà Bêta đang giữ vai trò đại diện trong quan hệ quốc tế (Grama là thuộc địa của Bêta).
Trong văn kiện đó, Alpha nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và có bản đồ hoạch định
đính kèm. Trong văn kiện trả lời, Bêta bày tỏ quan điểm đồng ý với đề nghị của Alpha. Hai
quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thơng báo chính thức về nội dung thỏa thuận. Năm
2002, Grama tách ra khỏi Bêta và tuyên bố trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Grama cho rằng thỏa thuận qua các văn kiện ngoại giao giữa Alpha và Bêta khơng phải
là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận năm 1999 là
điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới giành được độc lập, Grama không phải thực
hiện các điều ước quốc tế mà Bêta đã đại diện ký kết trước đó. Hãy cho biết:
– Thỏa thuận giữa Alpha và Bêta trong tình huống nêu trên có phải là điều ước
quốc tế hay khơng? Vì sao?
– Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Grama có phải thực hiện
thỏa thuận mà Bêta đã ký với Alpha hay khơng? Vì sao?
BÀI LÀM
1. Thỏa thuận giữa Alpha và Bêta trong tình huống nêu trên có phải là điều ước quốc tế
hay khơng? Vì sao?
Theo điểm a, khoản 1, điều 2 Cơng ước Viên về luật điều ước quốc tế (1969) thì “thuật
ngữ “điều ước” dùng để chỉ một hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc
gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất
hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Đồng thời, điều 11 Công ước Viên 1969 cũng quy định: “Việc một quốc gia đồng ý chịu
sự ràng buộc của một điều ước có thể biểu thị bằng việc ký, trao đổi các văn kiện của điều
ước phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập hoặc bằng mọi cách khác được thỏa
thuận”.
Để xác định thỏa thuận giữa quốc gia Alpha và quốc gia Bêta có phải là điều ước hay
khơng, ta có thể xét đến đặc trưng về mặt hình thức của điều ước quốc tế. Ta có thể khẳng
định rằng, điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản, nhưng bên cạnh đó cịn
có điều ước quân tử tồn tại dưới dạng bất thành văn. Như vậy, theo như điều ước quân

tử thì điều ước quốc tế không nhất thiết phải tồn tại dưới dạng văn bản. Cũng theo định
nghĩa về thuật ngữ “điều ước” quy định tại điểm a, khoản 1, điều 2 Công ước viên 1969 thì
điều ước quốc tế khơng phụ thuộc vào tên gọi của văn bản thỏa thuận này.
15


Hơn nữa, vùng lãnh thổ Grama đã được quốc gia Alpha khai thác và đại diện trong quan
hệ quốc tế, ta có thể hiểu là từ trước năm 1999, Grama đã và đang là “thuộc địa” của quốc
gia Alpha và Alpha là quốc gia “bảo hộ”, vì vậy vùng lãnh thổ Grama phải tuân thủ theo
những cam kết mà Alpha đã ký. Như vậy, thỏa thuận giữa quốc gia Alpha với quốc gia Bêta
về việc hoạch định biên giới giữa lãnh thổ của quốc gia Bêta với vùng lãnh thổ Grama mà
quốc gia Alpha đang khai thác và đại diện trong quan hệ quốc tế hồn tồn có thể là điều ước
quốc tế.
2. Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Grama có phải thực hiện
thỏa thuận mà Bêta đã ký với Alpha hay khơng? Vì sao?
Theo tiến sĩ Kaikobad (1983): “Quy tắc chung của luật quốc tế tập quán về vấn đề này
là, về nguyên tắc, khi kế thừa từ người tiền nhiệm: quốc gia hưởng khơng hơn và khơng kém
lãnh thổ đó”.
Hội nghị lần thứ 53 năm 1968 của Hội Luật gia quốc tế đã thông qua nghị quyết về sự
kế thừa của các quốc gia mới: “Khi một hiệp định quy định việc phân định biên giới quốc
gia giữa hai quốc gia đã được thực hiên, theo đó đường biên giới đã được hình thành thì
khơng cần phải làm gì thêm nữa … và phạm vi lãnh thổ quốc gia cũng đã được xác lập”.
Điều 11 Công ước Viên về kế thừa nhà nước 1978 quy định:
Những quy định này là sự khẳng định chính thức ngun tắc duy trì biên giới ổn định khi
xuất hiện sự kế thừa nhà nước.
Như vậy, sau khi vùng lãnh thổ Grama trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền thì
Grama vẫn phải thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà Alpha đã ký
kết thay Grama, trong đó có điều ước với Bêta. Quốc gia Grama khơng có quyền chọn lựa
có thừa kế hay khơng mà buộc phải thừa kế, vì những điều ước về biên giới lãnh thổ thường
có giá trị rất bền vững mang tính ổn định cho dù 1 trong 2 bên có mất tư cách chủ thể thì

quốc gia mới vẫn buộc phải thừa kế.
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 10:
Năm 1960, quốc gia A gửi cho quốc gia B thư đề nghị hoạch định biên giới giữa
lãnh thổ của quốc gia B với vùng lãnh thổ C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện
trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A nêu rõ nguyên tắc, cách thức hoạch định và
có bản đồ hoạch định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với
đề nghị của quốc gia A. Hai quốc gia cũng đã tổ chức họp báo để thơng báo chính thức về
nội dung thỏa thuận.
Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu nảy sinh sau khi vùng lãnh thổ C trở thành một quốc gia
độc lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng thỏa thuận qua thư giữa quốc gia A và quốc gia
B khơng phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn nữa, nếu thỏa thuận
năm 1960 là điều ước quốc tế thì với tư cách là quốc gia mới ra đời, quốc gia C không phải
kế thừa tất cả các điều ước quốc tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết:

16


– Theo quy định của Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận
giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay khơng?
Giải thích tại sao?
– Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ mà
quốc gia A đã ký kết với quốc gia B hay không? Giải thích tại sao?
BÀI LÀM
1. Theo quy định của Cơng ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế, thỏa thuận
giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên có là điều ước quốc tế hay khơng?
Giải thích tại sao?
Có thể khẳng định: thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên là
điều ước quốc tế.
Theo Công ước Viên về luật điều ước quốc tế (1969) thì “thuật ngữ “điều ước” dùng để
chỉ một hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật

quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều
văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.
Về bản chất, điều ước quốc tế là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên liên
quan. Chủ thể của điều ước quốc tế là các quốc gia. Điều ước quốc tế tồn tại dưới hình thức
văn bản đã được kí kết. Điều ước quốc tế gồm có 3 loại: điều ước quốc tế được kí kết với
danh nghĩa Nhà nước, điều ước quốc tế được kí kết với danh nghĩa Chính phủ và điều ước
quốc tế được kí kết với danh nghĩa Bộ, ngành. Các điều ước quốc tế được kí kết với danh
nghĩa Nhà nước là các điều ước về hồ bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc
gia; về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp và về các tổ chức quốc
tế phổ cập và tổ chức khu vực quan trọng.
Căn cứ theo đề bài, thỏa thuận giữa hai quốc gia A và B trong tình huống nêu trên hồn
tồn có đủ căn cứ để trở thành một điều ước quốc tế. Đây là điều ước quốc tế nhằm hoạch
định biên giới lãnh thổ. Việc phân định biên giới lãnh thổ này đã được hai quốc gia thỏa
thuận và đi đến kí kết. Điều ước quốc tế này được ghi nhận dưới hình thức văn bản.
2. Sau khi độc lập, quốc gia C có phải thực hiện thỏa thuận về biên giới lãnh thổ
mà quốc gia A đã ký kết với quốc gia B hay khơng? Giải thích tại sao?
Căn cứ vào đề bài, ta có thể thấy đây là trường hợp hình thành quốc gia mới bằng đấu
tranh giải phóng dân tộc hoặc qua cách mạng xã hội. Về ngun tắc, quốc gia C khơng phải
kế thừa tồn bộ các điều ước do quốc gia A kí kết với quốc gia B. Tuy nhiên, nhằm mục đích
khơng làm xáo trộn trật tự pháp lý quốc tế, và nếu điều ước đã kí khơng đi ngược lại quyền
lợi của quốc gia C thì quốc gia C vẫn có thể tun bố kế thừa trong lĩnh vực biên giới lãnh
thổ.
Cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của nghị quyết do hội đồng bảo an thông
qua
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 11:
17


Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến. Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến hành đập
phá các cửa hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị chính phủ đương nhiệm phải từ

chức. Cuộc giao tranh giữa Chính phủ đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hịa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an tồn
của những người nước ngồi đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Trước tình hình nguy cấp
này, Hội động bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì hịa
bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc họp nhằm xem xét vấn đề của quốc gia. Dự thảo
Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể
cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A cũng đã được soản thảo. Trong thời gian chờ
đợi nghị quyết được thông qua, với tư cách là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an quốc gia
X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu trong lãnh hải của quốc gia A để
sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho biết:
– Hành vi của quốc gia X có phù hợp với quy định của Cơng ước luật biển
1982 hay không? Tại sao?
– Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng
bảo an thông qua?
BÀI LÀM
1. Hành vi của quốc gia X có phù hợp với quy định của Công ước luật biển 1982 hay
không? Tại sao?
Trả lời: Hành vi của quốc gia X không phù hợp với quy định của Cơng ước luật biển
1982. Vì:
Quốc gia X cho neo đậu tàu tại lãnh hải của quốc gia A là trái với quy định của khoản 2
Điều 18 Công ước luật biển 1982 khi thực hiện quyền qua lại lãnh hải đó là đi qua phải liên
tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, nhưng chỉ
trong trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường
hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, thuyền hay phương tiện
bay đang lâm nguy hoặc mắc cạn”. Trong tình huống này, quốc gia X đã neo đậu tại vùng
lãnh hải của quốc gia A mà khơng phải vì gặp những sự cố thơng thường về hàng hải hoặc vì
một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, thuyền hay
phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc cạn mà vì để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Nghị
quyết của Hội đồng bảo an.
Bên cạnh đó, quốc gia X đã vi phạm quy định của công ước Luật biển 1982 việc đi qua

của tàu thuyền nước ngồi bị coi là phương hại đến hịa bình, trật tự hay an ninh của quốc
gia ven biển, nếu như trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành các họat động quy định tại
khoản 2 Điều 19 Công ước Luật hiển 1982. Cụ thể việc đưa quân sự vào khu vực lãnh hại
của quốc gia A là hành vi đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
điều này càng vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Luật quốc tế – nguyên tắc cấm dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ luật quốc tế. Việc quốc gia X đưa tàu quân sự vào
khu vực lãnh hải của quốc gia A để sẵn sàng thực hiện nghị quyết của Hội đồng bảo an là
18


khơng có căn cứ vì Nghị Quyết của hội đồng bảo an chưa được thông qua, Nghị quyết của
HĐBA được thơng qua khi có 9 ủy viên của Hội dồng bảo an, trong đó có tất cả các ủy viên
thường trực bỏ phiếu thuận (Điều 27 Hiến chương liên hợp quốc).
Như vậy, hành vi của quốc gia X không phù hợp với Công ước Luật biển 1982.
2. Các cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng
bảo an thông qua?
Dẫn chiếu theo chương 7 Hiến chương liên hợp quốc (từ Điều 39 đến Điều 51) về hành
động trong trường hợp hịa bình bị đe dọa, phá hoại hoặc có hành vi xâm lược. Theo đó,
Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể
cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A là hoàn toàn phù hợp. Cụ thể, theo quy định
tại Điều 39, Điều 41 Hội đồng có thẩm quyền quyết định những biện pháp áp dụng không
liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện nghị quyết của Hội đồng, và yêu cầu các
thành viên Liên hợp quốc áp dụng biện pháp đó. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 42 Hiến
chương thì nếu những biện pháp được nói tại Điều 41 mà khơng thích hợp hoặc mất hiệu
lực thì Hội đồng bảo an có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, khơng qn nếu
Hội đồng bảo an cho rằng đó là cần thiết. Những hành động này có thể là những cuộc biểu
dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục,
không quân của các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện. Mặt khác, theo quy định tại
Điều 51 Hiến chương nêu quốc gia thành viên của LHQ bị tấn công vũ trang mà cho tới khi
HĐBA chưa áp dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hịa bình, an ninh quốc tế thì

những biện pháp mà quốc gia thành viên của LHQ áp dụng để thực hiện quyền tự vệ chính
đáng phải được báo ngay cho HĐBA, do đó, có thể dùng biện pháp quân sự tương xứng nếu
trong trường hợp bị tấn công vũ trang.
Hội đồng bảo an xác định tình hình nội chiến trên lãnh thổ quốc gia A khơng cịn là cơng
việc nội bộ của quốc gia A bởi tình hình nội chiến tại quốc gia A có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hịa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an tồn của những người nước
ngồi đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Do đó, sự can thiệp của HĐBA LHQ trong
trường hợp này không được coi là vi phạm nguyên tắc của luật quốc tế về “Không can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”.
Để nghị quyết của HĐBA được thơng qua thì cần 9 ủy viên của HĐBA, trong đó có tất
cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận (Điều 27 Hiến chương Liên hợp quốc).
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 12:
Hundu và Renda đều là hai quốc gia thành viên của Công ước về chống khủng
bố quốc tế. Tháng 4/ 2011, Chính phủ Hundu nhận được báo cáo của Cục tình báo quốc gia
về việc phát hiện ra nơi ẩn náu trên lãnh thổ Renda của tên trùm khủng bố ( bị truy nã tồn
cầu) mà quốc gia này đang tìm kiếm. Chính phủ Hundu ngay lập tức bí mật điều động máy
bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt
biên giới, tiến vào lãnh thổ nước này và tấn công nơi ở của tên trùm khủng bố, đồng thời
tiêu diệt tên này.
19


Phát hiện ra hành vi của Hundu, Renda đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. phía Renda cho
rằng hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, Hundu cho rằng
hành vi của quốc gia này là nhằm thưc hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước về chống
khủng bố. Hơn nữa, Tổng thống Hundu đã thực hiện cuộc điện đàm chính thức với Tổng
thống Renda và ông này hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động chống khủng bố
được thực hiện bởi Hundu. Hãy cho biết:
– Tính hợp pháp trong hành vi của Hundu? Vì sao?
– Cuộc điện đàm chính thức giữa Tổng thống của hai quốc gia có xác lập nghĩa vụ của

Renda trong việc tạo điều kiện cho Hundu tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố trên lãnh thổ
Renda khơng? Vì sao?
BÀI LÀM
1.Tính hợp pháp trong hành vi của Hundu? Vì sao?
Hành vi của Hundu là khơng hợp pháp. Vì:
Hành vi của Hundu đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
của luật quốc tế. Chính phủ Hundu khi nhận được báo cáo của Cục tình báo quốc gia về việc
phát hiện ra nơi ẩn náu trên lãnh thổ Randa của tên Trùm khủng bố ( bị truy nã toàn cầu) mà
quốc gia này đang tìm kiếm. Chính phủ Hundu ngay lập tức bí mật điều động máy bay quân
sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt biên giới, tiến
vào lãnh thổ nước này và tấn công nơi ở của tên trùm khủng bố, đồng thời tiêu diệt tên này
đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc, lãnh thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc
và bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bảo vệ biên giới, lãnh thổ chính là bảo vệ chủ
quyền quốc gia chống lại mọi hình thức ngoại xâm. Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật
quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương
Liên Hợp Quốc năm 1970 cũng đã quy định rõ nội dung nguyên tắc này. Như vậy, trong tình
huống này thì Hundu đã xâm phạm chủ quyền quốc gia Renda vì hành động bí mật điều
động máy quân sự tiến vào Renda.
Bên cạnh đó cịn vi phạm ngun tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong
quan hệ quốc tế, nguyên tắc này được quy định trong Tuyên bố năm 1970 của Liên hợp quốc
về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc
gia. Hành vi Hundu bí mật điều động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự
kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ Renda có thể bị coi là
một hành vi sử dụng vũ lực với quốc gia Renda cho dù có mục đích chỉ là bắt tên khủng bố,
nhưng nó làm ảnh hưởng tới nền an ninh của Renda khi có quốc gia dùng lực lượng quân sự
tiến vào lãnh thổ mình bí mật như vậy. Tuy luật quốc tế không quy định rõ về định nghĩ thế
nào là “ Vũ lực” nhưng theo các văn kiện của Liên hợp quốc thì vũ lực được hiểu là sức
mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế hoặc ngoại giao mà quốc gia này sử dụng bất hợp pháp
đối với quốc gia khác. Hundu và Renda đều là thành viên của Công ước về chống khủng bố

quốc tế nên khi tên khủng bố này đang ẩn náu trên lãnh thổ Renda thì Renda phải có nghĩa
20


vụ cùng hợp tác với Hundu để bắt tên trùm khủng bố này chứ Hundu khơng được bí mật
điều động máy bay quân sự tiến vào Renda để tiêu diệt tên khủng bố. Điều này vi phạm
nghiêm trọng đến nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc
tế, ảnh hưởng tới nền an ninh quốc gia của Renda.
2. Cuộc điện đàm chính thức giữa Tổng thống của hai quốc gia có xác lập nghĩa vụ
của Renda trong việc tạo điều kiện cho Hundu tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố
trên lãnh thổ Renda khơng? Vì sao?
Cuộc điện đàm này khơng xác lập nghĩa vụ của Renda trong việc tạo điều kiện cho
Hundu tấn công và tiêu diệt tên trùm khủng bố trên lãnh thổ Renda. Vì:
Theo ngun tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác (quy định tại Điều 55,56 Hiến
chương liên hợp quốc thì Renda và Hundu phải hợp tác với nhau trong việc bắt tên trùm
khủng bố đó nhằm duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Sự nỗ lực và thiện chí hợp tác của
Renda với Hundu phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế sẽ loại bỏ được các hợp tác trái với
luật quốc tế và các vấn đề toàn cầu được giải quyết, đây vừa là lời ích chung của các quốc
gia vừa là lợi ích cho sự phát triển của các quốc gia đó. Tuy nhiên như phân tích ở ý thứ 1
thì Hundu đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản luật quốc tế nên sự hợp tác này đã khơng cịn là
sự hợp tác dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế nữa, hành vi của Hundu đã gây phương hai tới
Renda. Bên cạnh đó, Hundu bí mật kế hoạch hành động của mình đó là bí mật điều động
máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda,
vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ nước Renda và tấn công nơi ở của tên trùm khủng bố, đồng
thời tiêu diệt tên trùm khủng bố. Điều này đã cho thấy Hundu chưa thiện chí trong hợp tác
với Renda vẫn cho Renda là “ ngoài cuộc”, cuộc điện đàm này như một lời cam kết Renda
sẽ hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chống khủng bố được thực hiện bởi Hundu.
Tuy nhiên, cách thức, mức độ hợp tác còn phụ thuộc vào yêu cầu, khả năng của Renda và
Hundu cũng cần tôn trọng và tuân thủ theo đúng mức độ hợp tác giữa hai nước và luật pháp
quốc tế. Như vậy trong trược hợp này cuộc điện đàm không làm phát sinh nghĩa vụ đối với

bên Renda trong việc tạo điều kiện cho Hundu tấn công và tiêu diệt trùm khủng bố trên lãnh
thổ Renda.
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 13:
Năm 1970, quốc gia A gửi cho quốc gia B văn bản đề nghị xác định biên giới trên biển
giữa quốc gia B và vùng lãnh thổ thuộc địa C mà quốc gia A đang khai thác và đại diện
trong quan hệ quốc tế. Trong thư đó, quốc gia A có nêu rõ nguyên tắc, cách thức phân định
và có bản đồ phân định đính kèm. Trong thư trả lời, quốc gia B bày tỏ quan điểm đồng ý với
đề nghị của quốc gia A.
Tuy nhiên, tranh chấp đến biên giới trên biển lại nảy sinh khi C trở thành quốc gia độc
lập, có chủ quyền. Quốc gia C cho rằng: thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc
gia A và quốc gia B không phải là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên. Hơn
nữa, với tư cách quốc gia mới ra đời sau cách mạng giải phóng, quốc gia C khơng phải kế
thừa tất cả các điều ước quốc tế mà A đã đại diện ký kết. Hãy cho biết:
21


– Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải điều ước quốc
tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay khơng? Tại sao?
– Quốc gia C có nghĩa vụ phải kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc tế mà quốc gia A đã
đại diện ký kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển hay không? Tại sao?
BÀI LÀM
1. Thoả thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B có phải điều
ước quốc tế có giá trị ràng buộc giữa các bên hay khơng? Tại sao.
Thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa quốc gia A và B về vấn đề xác định
biên giới trên biển giữa quốc gia B và vùng lãnh thổ thuộc địa C mà A đang khai thác và đại
diện trong quan hệ quốc tế có thể xem là điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc ở thời
điểm C vẫn là vùng lãnh thổ thuộc địa của A.
Theo điểm a khoản 1 Luật công ước Viên năm 1969, Điều ước quốc tế dùng để chỉ“một
hiệp định quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế
điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện

có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì”. Thoả thuận quốc tế sẽ trở thành
điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc khi nó đảm bảo các trình tự tạo nên một điều ước
quốc tế, cụ thể như phải đảm bảo các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành các văn bản điều ước: Trong giai đoạn này, các bên sẽ
thực hiện các hành vi như: đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước. Thực hiện
xong các hành vi này, điều ước quốc tế vẫn chưa phát sinh hiệu lực, tuy nhiên nếu thiếu các
hành vi này thì một điều ước quốc tế khơng thể được hình thành.
Giai đoạn 2: giai đoạn thực hiện các hành vi nhằm thể hiện sự ràng buộc của quốc gia
với điều ước quốc tế và có giá trị tạo ra hiệu lực thi hành của điều ước đó. Giai đoạn này có
4 hành vi được thực hiện đó là: hành vi ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế.
[ Theo “Luật Quốc tế” Ts. Ngô Hữu Phước]
Các thoả thuận giữa các quốc gia chưa thể trở thành một điều ước quốc tế khi thiếu các
trình tự trên.
Tuy nhiên, các quy định tại công ước Viên năm 1969 chỉ bắt đầu có hiệu lực từ năm
1980. Trước khi cơng ước Viên năm 1969 có hiệu lực, trong quan hệ quốc tế, điều ước quốc
tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia – có thể bằng hình thức văn bản hoặc là sự thỏa thuận
bằng miệng – thỏa thuận này được gọi là “điều ước quân tử”
Thứ hai, xét đến yếu tố chủ thể tham gia trong thỏa thuận này là quốc gia A và quốc gia
B – đều là chủ thể của luật quốc tế. Thỏa thuận này được hình thành dựa trên sự đồng ý của
2 quốc gia (Quốc gia A gửi đề nghị và quốc gia B ngỏ ý đồng ý).
Như vậy, căn cứ theo phân tích trên, thỏa thuận qua hình thức trao đổi văn bản giữa
quốc gia A và B có thể xem là điều ước quốc tế và có giá trị ràng buộc giữa A và B.
2. Quốc gia C có nghĩa vụ kế thừa tất cả các thoả thuận quốc tế mà quốc gia A đã
đại diện ký kết, trong đó có thỏa thuận xác định biên giới trên biển hay không? Tại
sao?
22


Với thỏa thuận quốc tế, quốc gia C khơng có nghĩa vụ kế thừa tất cả các thỏa thuận quốc
tế mà quốc gia A đã đại diện ký kết (nghĩa là quốc gia A có thể tiếp tục thực hiện các ngĩa vụ

đó hoặc khơng) những với thỏa thuận xác định biên giới trên biển, C vẫn phải tiếp tục tơn
trong và thực hiện thỏa thuận quốc tế này. Vì các lý do như sau:
Thứ nhất: Theo luật quốc tế hiện hành, các quốc gia mới thành lập khơng có nghĩa vụ
phải tiếp tục thực hiện các điều ước quốc tế do quốc gia để lại thừa kế ký kết. Căn cứ vào cơ
sở pháp lý tại điều 16 và điều 28 công ước Viên năm 1978:
Điều 16: Đối với những điều ước của các quốc gia tiền nhiệm, Quốc gia mới độc lập
khơng bị ràng buộc việc duy trì hiệu lực hoặc phải trở thành thành viên của bất ký điều ước
nào với lý do điều ước vẫn còn hiệu lực đối với lãnh thổ được ký kết vào thời điểm kế thừa.
Điều 28: Điều ước song phương: Điều ước song phương vẫn đang còn hiệu ước hoặc
tạm thời áp dụng đối với lãnh thổ được thừa kế vào thời điểm thừa kế sẽ vẫn còn hiệu lực
giữa hai bên quốc gia độc lập mới hình thành hoặc quốc gia kia khi:
+ Hai bên khẳng định rõ ràng sự chấp thuận
+ Hai bên bằng hành vi thể hiện sự chấp thuận
Như vậy, đối với các điều ước quốc tế các quốc gia để lại kế thừa, có hai trường hợp:
– Trường hợp 1: Quốc gia mới giành được độc lập không phải tiếp tục thực hiện các
điều ước quốc tế trước đây vẫn thi hành tại lãnh thổ quốc gia mới đó.
– Trường hợp 2: Đối với các điều ước mà trước đây quốc gia A đã kí kết, quốc gia C có
thể thỏa thuận các điều kiện áp dụng điều ước với quốc gia A. Hoặc C sẽ kí kết với A các
điều ước đặc biệt, trong những điều ước lại này có ghi nhận việc C sẽ kế thừa tất cả các điều
ước còn hiều lực thi hành do A đã kí kết với B về lãnh thổ vốn là thuộc địa của A trước đây.
Thứ hai: trong trường hợp này C vẫn phải kế thừa điều ước quốc tế xác định biên giới
trên biển giữa A và B bởi: những điều ước biên giới về lãnh thổ thường có giá trị rất bền
vững và mang tính ổn định dù hai bên có mất tư cách chủ thể thì quốc gia mới vẫn buộc phải
thừa kế. Căn cứ theo quy định tại điều 11, 15 và 30 của Công ước Viên năm 1969:
Điều 11: Sự kế thừa quốc gia không ảnh hương đến tới:
Một đường biên giới đã được xác định bởi một hiệp định, hay
Các quyền và nghĩa vụ đã được xác định bởi một hiệp định liên quan đến thể chế biên
giới.
Điều 15: Khi một phần lãnh thổ nhà nước hoặc khi bất cứ phần lãnh thổ nào mà khơng
cịn là lãnh thổ của quốc gia đó hoặc trở thành một phần lãnh thổ của quốc gia khác thì:

a, Điều ước của quốc gia để lại sẽ ngừng có hiệu lực với phần lãnh thổ mà quốc gia thừa
kế có liên quan, kể từ ngày quốc gia thừa kế ra đời.
Như vậy, với các điều ước quốc tế khác, Quốc gia C khơng có nghĩa vụ tiếp tục thực
hiện các điều ước này và có thể hiện nó hay khơng nhưng với thỏa thuận quốc tế về biên
giới, quốc A buộc phải tôn trọng thực hiện.
Hành vi xâm phạm thềm lục địa của quốc gia ven biển – bài tập cá nhân công pháp quốc tế
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 14:
23


Quốc gia Hudu xúc tiến việc lắp đặt các dây cáp ngầm dưới đáy biển ở vị trí cách đường
cơ sở của quốc gia Tara 150 hải lý.Trong quá trình lắp đặt, các kỹ sư thi công của Hudu nhận
thấy rằng cần phải cố định các đường dây cáp bằng cách khoan 10 mũi vào đáy biển và họ
gửi đề xuất này tới Chính phủ Hudu. Chính phủ Hudu đồng ý với đề xuất trên, đồng thời cho
phép các kỹ sư thi cơng thăm dó và thực hiện việc khoan cố định 10 mũi vào lòng đất dưới
đáy biển nơi đặt dây cáp ngầm. Khi phát hiện ra hành vi nói trên, Tara đã yêu cầu Hudu
dừng ngay hành vi lắp đặt dây cáp cũng như việc khoan vào lòng đất dưới đáy biển trong
vùng biển của Tara. Hãy cho biết:
– Tara yêu cầu Hudu dừng ngay hành vi lắp đặt dây cáp ngầm cũng như việc khoan vào
lòng đất dưới đáy biển có phù hợp với luật quốc tế khơng ? Tại sao ?
– Hudu có thể thực hiện những quyền gì trong vùng biển trên của Tara? Tại sao?
BÀI LÀM
1. Tara yêu cầu Hudu dừng ngay hành vi lắp đặt dây cáp ngầm cũng như khoan
vào lòng đất dưới đáy biển của Tara hoàn toàn phù hợp với quy định của luật quốc tế.
Tại vì hành vi “lắp đặt dây cáp ngầm dưới đáy biển” cũng như “khoan vào đáy biển”
của Hudu đã vi phạm quy định của luật quốc tế đồng thời xâm phạm đến quyền của Tara
tại vùng thềm lục địa, mà khơng có sự đồng ý của quốc gia này.
Trước hết, phải khẳng định vị trí mà Hudu thực hiện các hành vi nêu trên thuộc vùng
thềm lục địa của Tara. Thềm lục địa quốc gia ven biển theo Điều 76 Công ước 1982 được
xác định:

“Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lịng đất dưới đáy biển
bên ngồi lãnh hải của quốc gia đó, trên tồn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền
của quốc gia đó cho đến bờ ngồi của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngồi của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách
gần hơn”. (khoản 1 Điều 76 Công ước luật biển năm 1982)
Nếu bờ ngồi của rìa lục địa của quốc gia ven biển cách đường cơ sở chưa tới 200 hải lý
thì thềm lục địa của nước đó được tính đến 200 hải lý, tức là đến ranh giới phía ngồi
của vùng đặc quyền kinh tế. Nói cách khác, khi bờ ngồi của rìa lục địa gần hơn, hoặc chỉ
cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải một khoảng cách là 200 hải lý (370,4
km) thì ranh giới ngồi của thềm lục địa pháp lý nước này sẽ bằng hoặc mở rộng đến
khoảng cách không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở. Khi bờ ngồi của rìa lục địa của một
quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở và
dao động ở khoảng cách từ ngoài giới hạn 200 hải lý ra đến các khoảng cách 250 hải lý; 300
hải lý; 350 hải lý hoặc rộng hơn thế. Thì theo khoản 5 Điều 76 Cơng ước luật biển 1982 thì
thềm lục địa pháp lý mở rộng ngoài giới hạn 200 hải lý kể từ đường cơ sở được tính từ
đường ranh giới phía ngồi lãnh hải cho đến bờ ngồi của rìa lục địa, nhưng khơng được
vượt quá 350 hải lý (648,2 km) tính từ đường cơ sở hoặc cách đường thẳng sâu 2500m một
khoảng cách không vượt quá 100 hải lý (185,2 km).
24


Như vậy, vị trí mà Hudu lắp đặt dây cáp ngầm cũng như khoan vào đáy biển cách đường
cơ sở của Tara 150 hải lý hoàn toàn thuộc vùng thềm lục địa của Tara.
Theo quy định tại Điều 79, Công ước 1982 tất cả các quốc gia có quyền lắp đặt dây cáp
và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa, tuy nhiên phải tuân theo điều kiện của quốc gia ven biển
khi thực hiện quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của quốc gia ven biển.
Quốc gia ven biển có thể khơng đồng ý cho quốc gia khác lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm
ở thềm lục địa của mình khi việc lắp đặt ấy cản trở việc quốc gia ven biển thực hiện quyền
của mình tiến hành những biện pháp hợp lý để thăm dò thềm lục địa và để ngăn ngừa hạn
chế và chế ngự ô nhiễm do dây cáp và ống dẫn ngầm gây ra (khoản 2 Điều 79). Việc lắp đặt

dây cáp và ống dẫn ngầm theo tuyến phải được sự thỏa thuận của quốc gia ven biển ( khoản
3 Điều 79). Điều đó cho thấy, quyền của tất cả các quốc gia lắp đặt dây cáp và ống dẫn ở
thềm lục địa của quốc gia ven biển không phải là quyền tự do vô điều kiện.
Trong trường hợp này, việc Hudu lắp đặt dây cáp ngầm dưới đáy biển thuộc vùng thềm
lục địa của Tara mà không thỏa thuận cũng như khơng có sự đồng ý của Tara tức là đã xâm
phạm đến quyền của Tara tại vùng thềm lục địa; Hành vi lắp đặt dây cáp của Hudu khi
không thỏa thuận với Tara là vi phạm quy định của pháp luật quốc tế ( khoản 3 Điều 79
Công ước Luật Biển 1982); Hành vi lắp đạt dây cáp ngầm của Hudu có thể cản trở Tara thực
hiện quyền của mình khi tiến hành thăm dị thềm lục địa; đồng thời hành vi này cũng có
thể gây ơ nhiễm môi trường cho vùng biển của Tara và Tara có quyền bảo vệ mơi trường
biển ở thềm lục địa của mình (theo quy định tại Điểu 208 Cơng ước 1982). Vì những lý lẽ
trên, quốc gia Tara hồn tồn có quyền yêu cầu dừng ngay hành vi lắp đặt trái phép của
Hudu trên vùng thềm lục địa của Tara.
Quốc gia Tara có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất cứ vào
mục đích gì theo Điều 81 Cơng ước Luật Biển 1982: “Quốc gia ven biển có đặc quyền cho
phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì.” Như vậy, Hudu tiến
hành việc khoan 10 mũi khoan lên vùng thềm lục địa của Tara khi không có sự đồng ý của
Tara là hành vi trái với quy định của pháp luật quốc tế, đồng thời vi phạm đến đặc quyền của
Tara ( Điều 81); Hành vi này cũng có thể gây ơ nhiễm cho vùng biển của Tara. Vì vậy, quốc
gia Tara có quyền u cầu Hudu chấm dứt các hành vi vi phạm của mình.
2. Những quyền Hudu có thể thực hiện trên vùng biển trên của Tara
Hudu cũng như các quốc gia khác hoàn tồn có quyền đối với vùng nước và vùng trời
phía trên thềm lục địa của Tara. Việc quy định và thực hiện quyền tài phán của các quốc gia
ven biển không làm ảnh hưởng đến quyền tự do của Hudu.
– Hudu có quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của Tara theo quy
định tại Điều 79, Công ước 1982. Tuy nhiên, cũng theo Điều 79 thì Hudu phải tuân theo một
số điều kiện mà quốc gia Tara đưa ra khi thực hiện quyền lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở
thềm lục địa của quốc gia ven biển. Trước hết, Tara có thể không đồng ý cho Hudu cũng như
các quốc gia khác lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa của mình khi việc lắp đặt
ấy cản trở việc quốc gia ven biển thực hiện quyền của mình tiến hành những biện pháp hợp

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×