Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tư tưởng HỒ CHÍ MINH .......

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.56 KB, 5 trang )

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ
Như chúng ta đều biết, người Việt Nam ta đã phải trải qua một q trình đấu
tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và
sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền
thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt
của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý
luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết
luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải
quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm
no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc. Bởi vậy, việc nâng
cao chất lượng đời sống cho nhân dân là vơ cùng quan trọng và cần thiết.
Bác Hồ có nói: “Chủ nghĩa Xã hội nhằm làm cho đời sống nhân dân ngày càng
sung sướng, ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có thuốc”, vậy ta nói qua đơi
chút về Xã hội Chủ nghĩa. Trước thời kì q độ lên Xã hội Chủ nghĩa, nước ta là
một nước kém phát triển về các mặt: kinh tế, chính trị, y tế, giáo dục,... Ngay khi
mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản
và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con
đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của
mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: "Tiến hành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai
đoạn tư bản chủ nghĩa". Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ
nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa khơng cịn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng,
thối trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng
định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con
đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh". Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát


triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát
vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử". Sau đó Đảng ta
từng bước nhận thức rõ ràng, đúng đắn và sâu sắc hơn. Cho đến nay, mặc dù vẫn
còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành
nhận thức tổng quát: Xã hội “Xã hội Chủ nghĩa” mà nhân dân Việt Nam đang phấn
đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;


do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển tồn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn
trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Quay trở lại với việc nâng cao đời sống nhân dân, ta sẽ phân tích thực trạng
hiện nay ở Hà Nội – thủ đô của đất nước để thấy rõ hơn về vấn đề này. Thành phố
Hà Nội đã ln đề ra rất nhiều chính sách, phương án, kế hoạch để góp phần nâng
cao đời sống người dân.
Mới đây theo Kế hoạch số 207/KH-UBND (ngày 8-9-2021) UBND thành phố
Hà Nội vừa ban hành thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội
khóa XVII về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất
lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, giai đoạn 2021-2025”. Kế hoạch đã đề ra
các mục tiêu, yêu cầu, nội dung cụ thể, giao trách nhiệm cho từng đơn vị liên quan
nhằm thực hiện tốt Chương trình số 08-CTr/TU. Cán bộ và nhân dân Thủ đô tin
tưởng rằng, thực hiện tốt kế hoạch này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của
người dân trên địa bàn thành phố.
Đầu tiên là về mặt an ninh – xã hội. Cụ thể ở Quận Hai Bà Trưng: xác định,
thực hiện chính sách xã hội, chăm lo cho người dân là nhiệm vụ thường xuyên, vừa

cấp bách vừa lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Theo đó,
nhiều chính sách của thành phố ban hành được quận hiện thực hóa, đi vào cuộc
sống, đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nói
chung và các hộ nghèo, đối tượng yếu thế nói riêng. Hơn nữa cịn để góp phần thực
hiện mục tiêu đến năm 2025 giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 3% của thành phố
nói riêng, cũng như thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 207/KH-UBND nói chung.
Tiếp theo là về mặt nâng cao cả đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân.
Những năm qua, huyện Phú Xuyên đã xây dựng và triển khai các đề án phát triển
hệ thống an sinh xã hội về giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, bao phủ bảo hiểm y
tế... Nhờ đó, đến nay huyện đã phát triển được thị trường lao động, tạo việc làm,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; mở rộng vững chắc diện bao phủ chính sách
bảo hiểm, chính sách giảm nghèo, tín dụng và phát triển hệ thống an sinh xã hội
toàn diện. Các cuộc vận động, phong trào thi đua trong lĩnh vực này được triển
khai hiệu quả, huy động được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng tham gia.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân cả về thể chất và tinh thần, thời
gian tới, Phú Xuyên sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì


100% người thuộc diện bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng, cấp thẻ bảo
hiểm y tế theo quy định; từng bước nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội...
Tạo động lực giúp người kém may mắn vươn lên trong cuộc sống cũng là một
trong số phương án Hà Nội đề ra để giúp cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là
những người có hồn cảnh khó khăn, vất vả. Các thành viên của những doanh
nghiệp xã hội như Thương Thương Handmade luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc
sống bằng chính đơi tay, khối óc của mình để khơng trở thành gánh nặng của gia
đình và xã hội. Được biết thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu đến năm 2025: Duy trì
100% học sinh khuyết tật, học sinh là đối tượng bảo trợ xã hội, học sinh thuộc hộ
nghèo được miễn học phí..., tơi rất mừng. Những chính sách an sinh xã hội kịp thời
và nhân văn này sẽ tạo động lực giúp những người kém may mắn vươn lên trong
cuộc sống.

Bên cạnh đó, cuộc sống của gia đình chính sách, người có cơng được cải thiện
một cách rõ rệt. Từ nhiều năm qua, nhờ có các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” thiết
thực của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, quan tâm lo chỗ ăn ở, việc làm,
nên đời sống của gia đình chính sách, người có cơng trên địa bàn huyện Ba Vì
được cải thiện đáng kể. Cá nhân tôi - người bị nhiễm chất độc hóa học, cuối năm
2020 cịn được quan tâm hỗ trợ 40 triệu đồng để cải tạo, nâng cấp nhà ở.
Tôi mong rằng, thực hiện Kế hoạch số 207/KH-UBND của UBND thành phố, các
cấp, ngành, nhất là huyện Ba Vì sẽ thường xuyên quan tâm, chăm lo hơn nữa nhằm
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, ưu tiên trong giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm
cho con em các đối tượng chính sách, người có cơng với cách mạng.
Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao kéo theo nền
kinh tế cũng gia tăng dần giúp giảm đỡ áp lực hơn về mặt tài chính. Thu nhập bình
qn đầu người khu vực nơng thơn năm 2021 đạt 54,07 triệu đồng/người/năm. Đó
là hiệu ứng từ kết quả thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới của Hà Nội.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hà Nội, đến hết năm 2021, Hà Nội
có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 14 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn
mới nâng cao và 5 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, về xây dựng nông thôn
mới, đến nay, Thành phố có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nơng thơn mới, gồm:
Đan Phượng, Đơng Anh, Thanh Trì, Hồi Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất,
Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây. Chỉ cịn 6 huyện
chưa đạt chuẩn nơng thơn mới.
Về mặt giáo dục, trải qua 65 năm phát triển, đến nay, ngành giáo dục và đào
tạo Thủ đơ có quy mơ lớn nhất cả nước. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ
sở vật chất được tăng cường đầu tư, cơ bản từng bước được kiên cố hóa, chuẩn hóa
và hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào
tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Phát triển hệ thống trường đạt Chuẩn quốc gia


(CQG) được coi là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng

giáo dục. Trong những năm qua, số trường đạt CQG của Hà Nội có bước phát triển
đáng kể. Đến nay, tỷ lệ trường đạt CQG tồn Thành phố là 55,1%, trong đó cơng
lập là 66,7%.
Nâng cao đời sống còn là nâng cao về sức khỏe cho người dân. Đại dịch
Covid-19 kéo dài suốt gần 2 năm qua đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế - xã
hội và cuộc sống của người dân, nhất là những người lao động tự do, người yếu thế
trong xã hội. Trong bối cảnh đó, việc thành phố đề ra kế hoạch cụ thể nhằm phát
triển hệ thống an sinh xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô
là vô cùng cần thiết. Nhằm thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân tại tuyến y tế cơ sở, thời gian qua các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố
Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động y tế tại cơ sở, như phòng, chống dịch bệnh,
khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, duy trì thực hiện hiệu quả các chương
trình y tế. Đối với các phịng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường, thị
trấn đã thực hiện lồng ghép mơ hình bác sỹ gia đình, quản lý bệnh khơng lây
nhiễm, người dân được chăm sóc sức khỏe ngay tại tuyến cơ sở… Có thể nói,
mạng lưới y tế cơ sở của Hà Nội luôn được củng cố và phát triển. Nhờ chú trọng,
nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn
thành phố Hà Nội được nâng lên rõ rệt. Năng lực dự phòng của tuyến y tế cơ sở
được nâng cao, cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ
giỏi đã góp phần làm tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe, tạo sự hài lịng cho người
dân. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, y tế cơ sở thành phố Hà Nội đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng trong cơng tác phịng, chống dịch COVID-19.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, tích cực nêu trên, vẫn còn một vài bất cập còn
tồn đọng song song.
Trong những năm qua, cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu phát
triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống Nhân
dân luôn được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố quan tâm đặc biệt, coi đây là
một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng
nhưng cơng tác này vẫn cịn nhiều hạn chế, khuyết điểm.
Đó là việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm

thất nghiệp chưa nghiêm túc, nhiều doanh nghiệp đóng khơng đúng mức quy định,
chậm đóng, nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ảnh hưởng đến việc
giải quyết các chế độ, quyền lợi của người lao động.
Đó là chất lượng khám, chữa bệnh chưa đồng đều ở các tuyến; chưa giải
quyết hiệu quả tình trạng quá tải ở một số chuyên khoa tại các bệnh viện tuyến
Thành phố; công tác y tế dự phòng, nhất là ở cơ sở chưa thực sự bền vững. Hệ
thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực đầu tư dành cho hệ thống dịch vụ xã


hội (giáo dục, đào tạo nghề chất lượng cao; chăm sóc sức khỏe; cơ sở chăm sóc
người cao tuổi, ni dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội; cơ sở hạ tầng phục vụ công
nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; chợ dân sinh...) còn chưa đáp
ứng được yêu cầu.
Đó là tỉ lệ thất nghiệp trong thành phố vẫn còn cao. Kể cả những sinh viên dù
ra trường có tấm bằng loại giỏi, xuất sắc cũng khơng thể kiếm được việc. Có khi
được làm cơng nhân lao động chân tay ở một cơng ty nào đó cũng là cả một cơ hội
lớn, là hi vọng của họ. Nhưng nó khơng xứng với tất cả những gì mà họ đã bỏ ra:
tiền bạc, công sức, mồ hôi, nước mắt, thời gian,.... Việc gia tăng tỉ lệ thất nghiệp
dẫn đến thừa lao động khiến nền kinh tế đi xuống. Khơng chỉ vậy mà cịn dễ dẫn
đến mất trật tự an toàn xã hội khi tỉ lệ thất nghiệp tỉ lệ thuận với các loại hình thức
tệ nạn xã hội: cờ bạc, cá độ, đua xe, trộm cắp, hút chích ma túy,...
Đó cịn là chênh lệch về mặt tài chính-kinh tế, thu nhập. Khi ở ngoại thành
hay trong chính trung tâm thành phố cũng còn sự hiện diện của một số khu ổ chuột
rách nát, vẫn cịn những hồn cảnh vơ cùng khó khăn, nghèo khó.
Nhìn chung lại, mọi mặt đời sống của nhân dân đều được phát triển và đi lên
theo hướng tích cực nhất, tồn diện nhất, ln hướng đến lợi ích của nhân dân, đặt
nhân dân lên đầu. Đời sống được cải thiện rõ rệt, có thể nhìn thấy rõ ràng điều đó
qua các con số báo cáo, thống kê về chỉ số tă g trưởng, chỉ số GDP,... Đảng và Nhà
nước ta đã, đang và sẽ hồn thành tốt mọi nhiệm vụ để nhân dân có một cuộc sống
ấm no, đầy đủ về mọi mặt.




×