ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA THỦY SẢN
---o0o---
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MÔN HỌC: KỸ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC BIỂN
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NUÔI CÁ BIỂN BỐ MẸ VÀ
CHO ĐẺ
Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ THỊ NAM THUẬN
Học viên:
NGUYỄN TÝ
Lớp:
Cao học NTTS 16
Huế, tháng 05 /2021
i
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục...............................................................................................................i
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................
2.1. Tình hình sản xuất giống và ni cá biển trên thế giới..............................
2.1.1. Tình hình sản xuất giống cá biển trên thế giới........................................
2.1.2. Tình hình phát triển ni cá biển trên thế giới........................................
2.2. Tình hình sản xuất giống và ni cá biển tại Việt Nam.............................
2.2.1. Tình hình sản xuất giống trong nước......................................................
2.2.2. Tình hình ni biển trong nước.............................................................
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................
3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................
3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................
4.1. Kỹ thuật nuôi vỗ đàn cá bố mẹ.................................................................
4.1.1. Nguồn cá bố mẹ và tiêu chuẩn tuyển chọn............................................
4.1.2. Dinh dưỡng cá bố mẹ............................................................................
4.1.3. Nuôi cá bố mẹ trong lồng, bể xi măng hay trong ao đất.......................
4.1.4. Quản lý và chăm sóc.............................................................................
4.2. Kỹ thuật cho cá đẻ....................................................................................
4.2.1. Cho cá đẻ tự nhiên.................................................................................
4.2.2. Kích thích đẻ bằng Hormon..................................................................
4.2.3. Chăm sóc bể cá đẻ.................................................................................
4.3. Thu và ấp trứng........................................................................................
4.4. Ương ấu trùng..........................................................................................
PHẦN 5. KẾT LUẬN....................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................24
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Nghề nuôi cá biển trên thế giới xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ
XX cho đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể và đang được nhiều
nước xác định là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Để nhanh chóng
phát triển nuôi cá biển, nhiều nước đã và đang tập trung nghiên cứu chủ động
sản xuất cá giống nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu nuôi và chiếm lĩnh thị
trường giống cá biển.
Việt Nam lại có bờ biển dài, có khá nhiều eo vịnh kín, điều kiện mơi
trường tự nhiên thuận lợi để phát triển ni biển nói chung và ni cá biển nói
riêng. Chỉ tính riêng các khu vực có diện tích mặt nước ni tập trung như Hạ
Long, Cát Bà, Đà Nẵng, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Vũng Tàu, Cơn
Đảo, Phú Quốc đã có hàng trăm ngàn ha có điều kiện thuận lợi để ni cá
biển.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề nan giải hiện nay là chúng ta vẫn
chưa chủ động được con giống, đa số được thu gom từ tự nhiên kích cỡ khác
nhau, xây sát trong q trình đánh bắt, con giống yếu khơng thích nghi được
với điều kiện nuôi, dễ mắc bệnh... hoặc phải nhập ngoại. Công nghệ sản xuất
giống cá biển là công nghệ rất mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi khắt khe về mơi
trường, thức ăn, chăm sóc quản lý.... Thực tế, trong mấy năm gần đây, Các
Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 và 2 đã nghiên cứu thành cơng quy
trình cơng nghệ sản xuất giống các đối tượng như giò, cá song, cá hồng mỹ và
một số đối tượng có giá trị kinh tế khác. Hiện nay các Trung tâm giống hải
sản đang nghiên cứu thêm nhiều đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao đưa
vào sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho mục tiêu nuôi công nghiệp và hướng
ra xuất khẩu.
Xuất phát từ yêu cầu môn học “Kỹ thuật nuôi cá nước biển” và thực
tiễn sản xuất, dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Tiến sĩ: Lê Thị Nam Thuận tôi
2
tiến hành chuyên đề: “Các biện pháp kỹ thuật nuôi cá biển bố mẹ và cho
đẻ”.
Mục đích của chuyên đề:
Nắm vững kiến thức mơn học, đồng thời tìm hiểu sâu hơn các khâu kỹ
thuật cơ bản trong sản xuất giống và nuôi cá biển.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất giống và ni cá biển trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất giống cá biển trên thế giới
Nghề nuôi biển là một nghề mới trên thế giới nhưng hơn thập kỷ qua đã
phát triển rất nhanh vì sản phẩm của ni biển có giá trị cao so với các sản
phẩm thuỷ sản khác. Trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng cá biển lớn
nhất chiếm 58%, tiếp theo đó là Nhật Bản chiếm 27% sản lượng khu vực châu
á Thái Bình Dương.
Theo thống kê của FAO, sản lượng cá biển năm 2002 của khu vực châu
á- Thái Bình Dương khoảng 1 triệu tấn đạt giá trị 3,2 tỷ USD. Cho đến những
năm 2004- 2005 một số nước có nghề nuôi cá biển phát triển chủ yếu là
Trung quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Nauy… Tuy nhiên nguồn giống
chủ yếu là khai thác từ tự nhiên, chỉ có một số nước như Đài loan, Nhật bản,
Indonesia trong khoảng 3-4 năm gần đây mới sản xuất thành công con giống
nhân tạo. Vì vậy nhu cầu cấp thiết của chiến lược phát triển nghề nuôi cá biển
ở các nước trên thế giới đặc biệt là các nước Đông Nam Á là phải tích cực
nghiên cứu để hồn thiện cơng nghệ sản xuất giống cá biển để chủ động đáp
ứng cho nghề nuôi thương phẩm.
Thực tế, các nước có sản lượng cá biển nuôi cao đều cơ bản đã chủ
động được nguồn giống nhân tạo, đặc biệt là các lồi có sản lượng trên 30-40
ngàn tấn. Na Uy chiếm lĩnh thị trường về cá hồi. Họ đã chủ động tất cả các
khâu: giống, ni và phịng trừ dịch bệnh. Các nghiên cứu đã được triển khai
khi giá cá hồi đang ở mức cao. Bởi vậy, hiện nay giá cá hồi chỉ còn 50% của
5-6 năm về trước, nhưng sản xuất vẫn đảm bảo có lãi. Nhật Bản là thị trường
tiêu thụ và là nơi có sản lượng cá cam lớn nhất thế giới (khoảng 160-200 ngàn
tấn/năm) do họ cũng đã chủ động tất cả các khâu nói trên. Năm 2005, Trung
Quốc ni cá Hồng Mỹ đạt sản lượng 43.500 tấn và đã hoàn toàn chủ động về
giống. Việt Nam cũng đã chủ động sản xuất giống loài cá này với tỷ lệ sống
4
và giá thành cá giống không kém hơn Trung Quốc. Những nước có sản lượng
ni thấp đều chủ yếu dựa vào nguồn giống tự nhiên hay nhập từ nước khác.
Hai thị trường xuất khẩu cá giống lớn nhất trong khu vực là Đài Loan (xuất
khẩu khảng 10 loài), Indonexia xuất khẩu 2 loài: cá song chuột (C.altivelis) và
cá song hổ (E. fuscoguttatus). Như vậy, chưa chủ động sản xuất nhân tạo cá
giống là nguyên nhân đầu tiên làm hạn chế sản lượng ni của nhiều nước có
tiềm năng, nhất là các nước Đông Nam Á. Cá giống phải nhập ngoại thường
làm cá nuôi bị nhiều dịch bệnh, tỷ lệ sống thấp, giá cá giống cao nên cá
thương phẩm có giá thành cao. Hơn nữa, phải nhập cá giống đã không thể chủ
động được khi nuôi thương phẩm phát triển mạnh. (Theo Lê Xân, Hội nghị
tồn quốc về ni biển, 9-10/10/2006, Hạ Long, Quảng Ninh, tr 18, 19).
Tình hình sản xuất giống nhân tạo của một số nước tiêu biểu được tóm
tắt ở bảng sau:
Bảng 1. Tình hình sản xuất giống nhân tạo ở một số nước
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tên quốc gia
Số lượng và các loài cá đã được sinh sản xuất giống
Nauy
Đan Mạch
Tây Ban Nha
Nhật Bản
Trung Quốc
Đài Loan
Inđonexia
Việt Nam
nhân tạo thành cơng.
4 lồi: Cá hồi, cá bơn và 2 loài cá tráp
4 loài: Cá chình, cá bơn và 2 lồi cá tráp
3 lồi: cá bơn, cá chình và cá tráp
40 lồi: cá cam, cá tráp...
27 loài: Một số loài cá song, cá tráp, cá vược...
30 lồi: 3 lồi cá song, cá giị ...
6 lồi: 4 lồi cá song, cá mang, ca mó
5 lồi: cá song chấm nâu, cá giò, cá hồng Mỹ, cá
Philipin
vược, cá vược mõn nhọn.
5 loài: cá măng, cá vược, cá song chấm nâu, cá dìa,
cá hồng
(Nguồn: TS Lê Xân, Ths. Nguyễn Quang Huy, Ths. Như Văn Cẩn (2007))
5
2.1.2. Tình hình phát triển ni cá biển trên thế giới
Sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng nhu cầu thực phẩm về thủy
sản / đầu người của thế giới. Dự đoán đến năm 2015 nhu cầu về thủy sản của
mỗi nguời sẽ tăng gấp hơn 2 lần so với năm 1965.
Bảng 2 : Nhu cầu tiêu thụ thủy sản (kg/đầu người)
Nhóm
sản
1961/
1981/
1991/
2001
2010
2015
phẩm
Cá
Các loại
1965
8,2
1985
9,9
1995
10,6
12,1
13,7
14,3
thủy sản
1,3
2,2
3,2
4,2
4,7
4,8
12,1
13,8
khác
Tổng cộng
9,5
16,3
18,4
19,1
Nguồn: (FAO, projection)
Ni biển tuy là một ngành mới nhưng phát triển nhanh chóng vì sản
phẩm của ni biển có giá trị cao hơn các sản phẩm thủy sản từ các ngành
khác. Theo FAO sản lượng thủy sản cung cấp cho tiêu dùng năm 1994 là 80
triệu tấn trong đó khai thác hải sản chiếm 52 triệu tấn (65%) nuôi trồng 21,0
triệu tấn (26,2%) . Đến năm 2010 tổng sản phẩm thủy sản cung cấp cho tiêu
dùng khoảng 120 triệu tấn trong đó sản phẩm do nuôi trồng là 39,0 triệu tấn
(32%). Như vậy trong những năm tới thế giới sẽ hạn chế tập trung tăng sản
lượng hải sản khai thác mà đẩy nhanh sản lượng thủy sản do nuôi trồng. Cũng
theo dự báo của FAO, cơ cấu nuôi thủy sản nước ngọt năm 1994 chiếm 61%
nhưng năm 2010 còn lại 51% trong khi đó ni cá biển từ 2% năm 1994 sẽ
tăng lên 8% năm 2010.
6
Bảng 3. Thống kê sản lượng nuôi trồng thế giới giai đoạn 1990 – 1999
Môi
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
8,08
8,37
9,30
10,50 12,08 14,04 15,89 17,49 18,66 20,02
trường
nuôi
Nội
địa SL
G.T
12,95 12,85 12,98 15,09 16,82 19,05 21,37 23,06 23,68 24,57
Nuôi
5,00
5,37
6,12
7,33
8,69
10,45 10,86 11,24 12,13 13,29
biển
SL
G.T
11,51 13,04 14,58 16,12 18,80 20,65 21,18 21,96 21,82 23,30
Tổng
13,08 13,74 15,43 17,83 20,77 24,29 26,75 28,73 30,79 33,31
cộng
SL
G.T
24,47 25,88 28,56 31,22 35,62 39,70 42,55 45,02 45,55 47,87
Tại Trung Quốc từ cuối những năm 1970 bắt đầu thử nghịêm nuôi cá
song và cá hồng trong lồng tại vùng biển Quảng Đông. Và cho đến nay số
lồng biển tại Trung Quốc trên 1 triệu chiếc với hơn 40 lồi được ni. Năm
2005 sản lương cá biển đạt 287.300 tấn (Chen và ctv, 2006).
Bảng 4 .Sản lượng cá biển ni của các quốc gia điển hình
Quốc gia
Sản lượng
Tỷ lệ %
Năm
Nguồn
52,2
2004
Tacon và Halwart, 2006
(tấn)
Nauy
634851
Trung Quốc
287300
2005
Chen và ctv, 2006
Nhật Bản
250000
1997
Takasima, 2000
Scotland
162383
13,4
2004
Tacon và Halwart, 2006
Philippin
80737
6,6
2004
Tacon và Halwart, 2006
7
Indonexia
53695
4,4
2004
Tacon và Halwart, 2006
Thổ Nhĩ Kỳ
55832
4,6
2004
Tacon và Halwart, 2006
Việt Nam
2626
2002
Lê Thanh Lựu, 2002
Trên thế giới cá biển nuôi chiếm một tỷ lệ cao trong số các đối tượng
nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi biển tăng nhanh và chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong cơ cấu tăng trưởng. Cơ cấu sản lượng của các sản phẩm ni biển
tồn cầu năm 2006 (FISHTAT–FAO, 2008) được thể hiện ở hình 1.
Hình 1. Cơ cấu SL của các sp ni biển tồn cầu năm 2006 (FAO, 2008)
2.2. Tình hình sản xuất giống và ni cá biển tại Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất giống trong nước
Từ đầu thập niên 90, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến phát triển
nuôi biển, một số đề tài, dự án phát triển công nghệ sản xuất giống đã được
tiến hành như: “Nghiên cứu công nghệ vận chuyển cá sống, vớt cá giống, sản
xuất giống nhân tạo và ni một số lồi cá biển” được triển khai do Viện NC
hải sản chủ trì. Năm 1994, Viện NCHS hợp với một thương gia Hồng Kông
triển khai đề tài tại Lạch Miều (Hạ Long). Kết quả cho cá song đẻ thu được
650.000 cá bột và chỉ đạt 80 con cá giống. Năm 1996-1997, trong đề tài nuôi
8
cá biển của Viện Hải sản cũng đã cho sinh sản được một số cá giò bột, tuy
nhiên các vấn đề kỹ thuật ương nuôi vẫn chưa được giải quyết, đây là giai
đoạn sơ khai của nghiên cứu sinh sản lồi cá giị này ở Việt Nam. (Nguyễn
Quang Huy, Như Văn Cẩn và ctv, 2003).
Đến năm 1998-2000 đề tài “Nghiên cứu cơng nghệ sản xuất giống và
ni một số lồi cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam”. Đến
năm 2001-2003 Viện NCNTTS 1 đã thành công trên 2 đối tượng cá song
chấm nâu và cá hồng Mỹ. Năm 2005 Việt Nam đã sản xuất được 400.000 con
cá song chấm nâu, 500.000 con cá giò, 500.000 con cá hồng Mỹ và 400.000
con cá vược (Lê Xân và ctv, 2007). Cũng trong thời gian này, kỹ thuật sản
xuất giống cá giò được Hợp phần 3- Dự án NORAD và dự án SUMA
(DANIDA) tiếp tục nghiên cứu, đã phát triển quy trình ương thâm canh đi vào
ổn định hơn. Tỷ lệ sống đến giai đoạn cá giống (8-10 cm) đạt 2-4%. Năng
suất cá hương (2,5-3 cm) đạt 7.500 -8000 con/ m3, giống cỡ 6- 8cm đạt 150
con/m3 (trong hệ thống nước chảy) và 250 com/m3 trong hệ thống tuần hồn
nước. Kỹ thuật sản xuất giống cá giị ngày càng được hoàn thiện, từng bước
cung cấp giống chủ động nhằm đáp ứng nhu cầu giống của người dân
(Nguyễn Quang Huy, Như Văn Cẩn và ctv, 2003)
Tuy nhiên, nuôi cá biển ở Việt Nam trải qua thời gian phát triển hơn 10
năm nhưng tốc độ phát triển quá chậm. Sản lượng cá biển nuôi không đáng kể
so với tiềm năng. Nuôi cá biển vẫn mới để phục vụ cho nhà hàng, khách sạn.
Cá biển nuôi chưa đến được với đại đa số người tiêu dùng, chưa trở thành mặt
hàng xuất khẩu. Có nhiều nguyên nhân, trong đó khó khăn trong chủ động sản
xuất giống nhân tạo là nguyên nhân quan trọng đầu tiên. (Theo Lê Xân, Hội
nghị toàn quốc về nuôi biển, 9-10/10/2006, Hạ Long, Quảng Ninh, tr 20)
Cho đến năm 2006, Việt Nam mới nghiên cứu thành công hoặc nhận
cộng nghệ sản xuất giống 6 loài cá biển (Bảng 5)
9
Tuy đã thành cơng trên 6 lồi nhưng việc sản xuất được giống cá biển
trên qui mô tương đối lớn mới giới hạn ở 4 loài, và chủ yếu do các Viện
nghiên cứu, trường Đại học và một số rất ít các doanh nghiệp thực hiện.
10
Bảng 5. Kết quả nghiên cứu và sản xuất giống cá biển năm 2003-2006
TT
Lồi cá
Tên đơn vị có
Số lượng
Các đơn vị
công nghệ
cá sản
tham gia sản
xuất năm
xuất)
2006 (ước
1
Cá
song
chấm
nâu Viện nghiên cứu
NTTS I
(Epinephelus
2
coioides)
Cá giị (Rachycentron Viện nghiên cứu
NTTS I
canadum)
tính)
400.000
Viện
NC
con
NTTS I, Viện
500.000
NC NTTS II
Viện
NC
con
NTTS I, các
trại tơm giống
ở Hải Phịng,
Quảng Ninh
3
Cá hồng Mỹ
Viện nghiên cứu
Scyaenops NTTS I
(
620.000
con
ocellatus)
4
Cá vược
Viện nghiên cứu
(L. calcarifer), và cá vược NTTS I, Trường
mõm
nhọn
800.000
con
Viện
NTTS II
(P. ĐHTS
waigensis)
5
Cá
dìa
(Siganus TTKN
canaliculatus)
Thừa
Cá
chim
vây
Chưa
-
Chưa
Thiên Huế nhập
CN
6
-
từ
SEAFDEC
vàng Trường
Trung
(Trachinotus blochi)
học Thủy sản I,
nhập
CN
Trung Quốc
từ
NC
11
2.2.2. Tình hình ni biển trong nước
Vùng biển nước ta có khoảng 186 lồi có giá trị kinh tế, tuy nhiên hiện
nay chúng ta mới chỉ tập trung nghiên cứu một số đồi tượng chủ lực có giá trị
kinh tế như: Cá giò, cá song, cá hồng, cá vược, cá dìa, tơm hùm...Có thể nói
nghề ni cá biển của chúng ta bắt đầu từ những năm của thập kỷ 60 với một
số đồi tượng như cá đối, cá măng, cá vược ni trong ao đầm nước lợ.
Mơ hình ni biển hiện đại xuất hiện khá sớm ở vùng biển bán đảo Sơn
Trà (Đà Nẵng) vào đầu thập niên 90 với việc Saprodex Đà Nẵng liên doanh
với Nhật Bản nuôi cá cam trong lồng, với con giống thu gom từ tự nhiên và
thức ăn đưa từ Nhật Bản sang...Và đặc biệt những năm gần đây phong trào
nuôi cá lồng trên biển đặc biệt phát triển mạnh ở vùng biển Quảng Ninh, Hải
Phòng, Nghệ An, Phú Yên, Vũng Tàu...với đối tượng chủ yếu là cá song, cá
giò và cá hồng Mỹ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và thị trường Hồng
Kông, Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù vậy nghề nuôi cá biển của chúng ta
đang gặp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khâu sản xuất giống nhân tạo,
hiện nay chúng ta vẫn chưa sản xuất được con giống nhân tạo 1 loài cá biển
nào một cách ổn định và có số lượng lớn, chưa có cơng nghệ sản xuất thức ăn
nhân tạo cho cá biển. Và điều quan trọng hơn cả là chưa xác định được lồi cá
biển nào là đối tượng chủ lực, có thị trường lớn, ổn định và phát triển trong
thời gian dài.
Nuôi cá lồng chủ yếu phát triển với quy mô nông hộ, chủ yếu ở các
vũng vịnh như Cát Bà-Hải Phòng, vịnh Hạ Long-Quảng Ninh, vịnh Nha
Trang-Khánh Hòa, bán đảo Long Sơn-Bà Rịa-Vũng Tàu, huyện đảo Phú
Quốc-Kiên Giang, huyện Sông Cầu-Phú n. Hình thức ni chủ yếu ni
lồng lưới, quy cỡ lồng lưới tùy vào từng vùng và nuôi ao ở Sơng Cầu-Phú
n, Cam Ranh-Khánh Hịa. Đối tượng ni lồng chủ yếu cá song, cá giò, cá
hồng mỹ, cá tráp, cá vược mõm nhọn, cá vược chấm, cá bớp... năm 2005 đạt
12
16.319 lồng và 3.508 tấn, đạt tốc độ tăng số lồng 73%/năm và sản lượng
83%/năm. (Hồ Công Hường, 2006).
Thực tế, nuôi cá biển thực sự chưa phát triển ở Việt Nam. Các vùng nuôi
cá biển hiện nay chủ yếu là nuôi nâng cấp: giống bắt tự nhiên, cho ăn cá tạp
để ni và bán khi có người mua. Một số khu vực như Quảng Ninh, Hải
Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa tuy đã phát triển ni cá biển nhưng nhìn chung
vẫn nhỏ lẻ, chưa tạo ra một lượng đáng kể sản phẩm của bất cứ lồi nào. Do
đó chưa tạo ra yêu cầu một lượng giống lớn khuyến khích các đơn vị làm
giống. Năm 2003, Công ty Đầu tư Phát triển sản xuất (Quảng Ninh) đã mạnh
dạn đi đầu trong đầu tư nuôi cá hồng Mỹ trên gần 20ha, sản lượng đã đạt hơn
200 tấn cá thịt thương phẩm. Công ty đã cùng với Viện Nghiên cứu NTTS I
chuẩn bị mở đường cho chế biến xuất khẩu, nhưng sau đó có dịch cúm gà, cá
tươi sống bán được giá cao, ý đồ khởi đầu cho xuất khẩu tạm ngưng. Do vậy,
như cầu giống cá biển đang ở tình trạng lẻ tẻ, phân tán. Một số Công ty Đài
Loan, Na Uy, Nga đã bắt đầu đầu tư nuôi cá biển qui mô cơng nghiệp ở
Khánh Hịa, Phú n nhưng chúng ta chậm năm thông tin nên các công ty này
và những đơn vị sản xuất được giống cá biển trong nước chưa thực sự gắn
kết vói nhau, vì vậy họ phải mua cá giống trôi nổi hoặc nhập khẩu cá giống từ
nuớc ngoài dẫn đến giá thành cao và dễ bị bệnh. (Theo Lê Xân, Hội nghị tồn
quốc về ni biển, 9-10/10/2006, Hạ Long, Quảng Ninh, tr 21)
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu các biện pháp kỹ thuật nuôi cá biển bố mẹ và cho đẻ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu qua các nguồn tài liệu bao gồm sách, tạp chí, bài báo khoa
học đã được công bố.
13
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kỹ thuật nuôi vỗ đàn cá bố mẹ
4.1.1. Nguồn cá bố mẹ và tiêu chuẩn tuyển chọn
- Nguồn cá bố mẹ : Đàn cá bố mẹ cần phải được kiểm tra và tuyển chọn
dựa trên các tiêu chuẩn, mà trước hết phải được bảo đảm về số lượng và chất
lượng về mặt di truyền và sức khoẻ. Nguồn cá bố mẹ có thể từ thu thập ngồi
tự nhiên, hoặc từ ni thương phẩm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy cá
bố mẹ có nguồn gốc từ cá nuôi cho tỷ lệ sống của ấu trùng cao hơn, cho đẻ dễ
dàng hơn.
- Tiêu chuẩn tuyển chọn: Chọn những con khoẻ mạnh hình thái cân đối,
khơng dị tật, khơng bị bệnh và có tốc độ sinh trưởng nhanh trong đàn. Một
chú ý khác trong khâu chọn cá bố mẹ cho đẻ là tránh hiện tượng cận huyết,
phải lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau và chỉ nên cho tham gia sinh sản 3-4
năm và sau đó tốt nhất là thay thế bằng đàn cá bố mẹ hậu bị.
4.1.2. Dinh dưỡng cá bố mẹ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dinh dưỡng thức ăn cá bố mẹ có ảnh
hưởng quan trọng đến chất lượng trứng (tỉ lệ nở, tỷ lệ thụ tinh), sức sinh sản
và chất lượng của ấu trùng. Đối với các loài cá dữ cá ăn thịt thức ăn cần có cá
tươi chất lượng tốt, mực, có bổ sung dầu mực, vitamin và khống chất. Khẩu
phần ăn cho một số loài như cá song, cá vược, cá giò...khoảng 3-5% BW/ngày
vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều.
Những thành phần dinh dưỡng quan trọng là: hàm lượng các xít béo
khơng no (HUFA- highly unsatutated fatty acid) với hơn 20 nguyên tố C ảnh
hưởng trực tiếp hoặc qua quá trình trao đổi chất đền thành thục sinh dục của
chúng, Protein (hàm lượng và chất lượng), các vitamin (C,E), khoáng chất và
sắc tố (carotenoid). Thành phần axit béo và Lipid trong thức ăn cá bố mẹ
được xác định như những nhân tố cơ bản trong khẩu phần quyết định sự thành
14
công của việc sinh sản nhân tạo và tỉ lệ sống của ấu trùng. Nghiên cứu của
Watanabe (1985) ở cá tráp đã chỉ ra rằng thức ăn thiếu khoáng chất, hàm
lượng axít béo khơng no khơng đủ hoặc thiếu Vitamin E làm giảm chất lượng
trứng cá. Các axit béo không no mạch dài (n-3) và (n-6) rất quan trọng, đảm
bảo cho cá sinh sản và phôi ấu trùng cá phát triển bình thường. Tuy nhiên hàm
lượng các axit béo này trong khẩu phần ăn quá cao lại giảm sức sinh sản và
hiện tượng phát phì ở nỗn hồng. Hàm lượng axit béo không no đạt 2% trọng
lượng khô trong thức ăn cá bố mẹ được xem là phù hợp cho hầu hết các loài
cá biển.
Vitamin E thiếu hụt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây ra
không thành thục tuyến sinh dục, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống của ấu trùng thấp hơn.
Chức năng của vitamin E là chống oxy hoá liên tế bào và nội tế bào để duy trì
sự cân bằng tự nhiên trong quá trình trao đối chất trong tế bào và huyết tương.
Sự phát triển phơi bình thường cũng ảnh hưởng bởi thành phần Vitamin C của
cá bố mẹ. Vitamin này rất cần thiết cho sự tổng hợp Collagen trong suốt quá
trình phát triển phôi.
Khi cá bố mẹ đã đạt tuổi thành thục trước khi cho đẻ cần kiểm tra mức
độ thành thục tuyến sinh dục trước khi sinh sản để quyết định thời điểm sinh
sản thích hợp, khi trứng trong tuyến sinh dục (đối với cá cái) đạt độ chín nhất
định như trứng trịn, sáng, rời và đều nhau, các hạt nỗn hồng phân bố đều,
khơng có khoảng cách giữa nỗn hồng và nang trứng, sẹ (cá đực) trắng, đặc,
tinh trùng vận động tốt, khơng dính mới tiến hành tiêm kích dục tố và cho đẻ.
Có chất lượng trứng và tinh trùng có đảm bảo thì mới cho tỷ lệ nở cao và ấu
trùng nở ra khoẻ mạnh và mới có thể cho tỷ lệ sống cao.
4.1.3. Nuôi cá bố mẹ trong lồng, bể xi măng hay trong ao đất
Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng, bể xi măng hoặc trong ao đất.
* Nuôi trong lồng
15
- Lồng cá làm bằng lưới nylon có kích cỡ từ 5x5x2m đến 10x10x2m,
mắc lưới từ 5-8mm. Lồng được đặt nơi n tĩnh, nước trong sạch và có lưu
thơng.
- Mật độ cá thả trung bình 1con/3m2
- Khẩu phần ăn: Cho ăn cá tạp với khẩu phần 5% giai đoạn đầu cỡ cá
1kg/con, giảm xuống còn 2% khi thành thục với cá 3 năm tuổi với trọng
lượng từ 3- 4kg/con.
*Nuôi bể xi măng hay trong ao đất
- Bể xi măng hay ao đất đều có thể sử dụng để ni cá bố mẹ, nuôi cá
trong bể xi măng hay trong ao sẽ thuận tiện trong quản lí chất lượng nước so
với hình thức ni lồng.
- Bể ni có kích cỡ 70 - 150m3 (5x10x1.5m)
- Mật độ thả trung bình 1kg cá/ m3 nước
- Các thông số môi trường như sau: nhiệt độ( 28-32C), độ mặn (29 32%o), pH 6.8- 8, oyx hoà tan >6ppm, photphat 10 - 100ppm, Nitrate
<150ppm, Nitrite <1ppm.
- Chể độ cho ăn tương tự nuôi trong lồng
4.1.4. Quản lý và chăm sóc
- Thường xuyên quan sát, ghi chép tình trạng cá hàng ngày như cường độ
bắt mồi, lượng thức ăn sử dụng.
- Quản lý lồng nuôi: định kỳ vệ sinh lồng nuôi.
4.2. Kỹ thuật cho cá đẻ
Cá bố mẹ nếu được nuôi ở lồng khi đưa về bể đẻ phải xác định mức độ
phát triển của trứng và tinh trước 3-5 ngày mới chuyển về. Điều quan trọng
nhất là hạn chế tối đa việc gây stress cho cá khi vận chuyển. Do vậy, vận
chuyển tốt nhất bằng tàu có văng thơng thủy, chạy với tốc độ chậm nhất có
16
thể. Khi bắt cá chuyển lên bể phải thao tác nhanh, nhẹ nhàng. Sau khi nuôi cá
trong bể đẻ 2-3 ngày để cá quen với điều kiện bể và trở về trạng thái bình
thường, có thể cho đẻ tự nhiên hoặc tiêm kích dục tố (tùy lồi).
4.2.1. Cho cá đẻ tự nhiên
Một số lồi cá biển có thể cho đẻ bằng cách dùng hoocmon hay ngay cả
khi kích thích tự nhiên, ví dụ: cá chẽm, cá giị...
Chọn cá đực và cá cái thành thục tốt (đường kính trứng cá cái > 0,8mm)
cho vào bể đẻ. Bằng kích thích tạo dịng nước (cho nước chảy tuần hoàn qua
lọc sinh học hoặc chảy tràn) và tiến hành thay nước ngày một lần khoảng 80%
cá sẽ sinh sản sau 2-3 ngày.
Trong điều kiện mơi trường nước và chất lượng nước thích hợp cá cái sẽ
dần dần trương bụng lên khoảng 1-2 tuần trước khi đẻ, cá cái tách đàn, giảm
ăn trong khi con đực hoạt động bình thường và chủ động. Tỷ lệ thụ tinh của
trứng trong cách cho cá đẻ này thường đạt cao (93%) tuy nhiên kết quả của
phương pháp này không ổn định.
Đẻ tự nhiên trong bể xảy ra cũng đồng thời như cá đẻ ngoài bãi đẻ,
thường từ đầu tháng 11 đến cuối tháng7. Cá thường đẻ từ 19h đến 23h của
ngày thứ nhất đến thứ 8 của kỳ trăng non hay trăng trịn.
4.2.2. Kích thích đẻ bằng Hormon
Trong trường hợp cá cái chưa chưa chín mùi sinh dục, có thể dùng
hormon để kích dục. Liều tiêm lần đầu là 250UI HCG/kg 50RU Puberogen/kg
cá đực. Thơng thường có thể dùng 50UI HCG/kg và 0.5-1dose não thuỳ cá
chép vào liều thứ 2 là 100 - 200UI HCG và 1.5-2 dose não thuỳ sau khi tiêm
lần đầu 12h. Khi sử dụng hormon để sinh sản cá cần xác định các thông số:
khối lượng cá bố mẹ, liều sử dụng, nồng độ hormon và lượng hormon sử dụng
cho từng cá thể. Trong sinh sản nhân tạo cá Giò, đối với cá đực nếu vuốt nhẹ
tay vẫn ra nhiều sẹ thì khơng tiêm bất kỳ loại kích dục tố nào, nếu vuốt nặng
tay nhưng ra ít sẹ thì tiến hành tiêm LRH-a với liều lượng 10 (g/kg cá đực).
17
Đối với cá cái nếu chọn bằng phương pháp thăm trứng có thể tiêm 1 trong 3
loại thuốc: LRH-a (Luteotropin Releasing Hormoned- Ala Analog) với lượng
20 (g/kg cá cái hoặc LHRH-e (Luteinizing Hormone Releasing Hormone
Ethylamid) với lượng 20 (g/kg cá cái hoặc HCG (Human Chorionic
Gonadotropin) với lượng 250-500IU/kg cá cái.
Vị trí tiêm: Có thể tiêm vào gốc vây ngực hoặc cơ lưng đều được, thông
thường tiêm vào cơ lưng sẽ an tồn hơn vì tránh được sự cố chọc q sâu mũi
kim tiêm vào xoang bao tim của cá. Đối với cá giị chỉ tiêm kích dục một lần,
sau 28-52 giờ cá sẽ đẻ.
4.2.3. Chăm sóc bể cá đẻ
- Sục khí liên tục, che bớt ánh sáng bể
- Khi đã cho cá vào bể đẻ luôn luôn giữ đầy nước bể và đặt giai hứng
trứng từ 5 giờ chiều đến qua đêm, nếu sáng hơm sau cá chưa đẻ thì phải vệ
sinh giai hứng trứng, phơi khô và buổi chiều lại đặt vào bể hứng trứng
- Cung cấp nước mới và cho chảy vòng liên tục trong bể. Yêu cầu lượng
nước thay 200-300% nước hàng ngày
- Mỗi ngày cho cá bố mẹ ăn 1 lần, thức ăn là mực tươi với lượng 1-2%
trọng lượng thân.
4.3. Thu và ấp trứng
- Thu trứng: cần xây dựng và thiết kế bể thu trứng tự động, hạn chế vớt
trứng. Bể thu trứng nên cấu tạo cho nước và trứng chảy từ đáy lên để trứng ít
bị ép vào thành và ln trơi lơ lững trong tầng nước. Khi bể thu trứng đã có
mật độ cao nên chuyển ra bể ấp, không để trứng tập trung mật độ cao trong bể
thu. Ngồi ra, có thể thu trứng từ bể đẻ bằng cách dùng lưới có mắt lưới mịn
18
để kéo vào buổi sáng hôm sau. Tuy nhiên bằng động tác này phải ngừng sục
khí, động tác này sẽ gây sốc cho cá bố mẹ đặc biệt khi mật độ dày.
- Ấp trứng: Trứng thu xong được rửa sạch và tách bỏ những trứng hỏng
và những trứng không thụ tinh rồi chuyển vào bể ấp tròn.
+ Mật độ ấp là: 60-100trứng/lít.
+ Tuỳ thuộc vào độ mặn tỷ lệ nở sẽ khác nhau, độ mặn tốt nhất từ 2830%o. Sục khí nhẹ để tránh trứng bị chìm xuống đáy.
+ Sau 10h thay nước 50% trong bể ấp, sau khi ấp 17-18h nhiệt độ 2628C trứng sẽ nở.
4.4. Ương ấu trùng
Tùy từng đối tượng cá biển mà có kỹ thuật ương ni phù hợp. Đối với
cá giị, có thể ương ấu trùng theo hình thức ương thâm canh hay bán thâm
canh. Đối với cá chẽm, ương ấu trùng được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ lúc nở đến cỡ 4-6mm(10-14 ngày) ở trong nhà
Giai đoạn 2: từ 6-10mm (15 đến 21 ngày) ở ngoài trời
Trong hai tuần đầu, ương trong phịng với mật độ 50-100 ấu trùng /lít
nước. Hàng ngày thay nước khoảng 10-20%. Độ mặn được duy trì khoảng 2830%o. Có thể ương ấu trùng theo phương pháp nước xanh hay nước trong.
Sau khi ương trong phòng 14 ngày phân cỡ và chuyển ấu trùng tới bể ương
ngoài trời để ương tới ngày tuổi 21. Trong giai đoạn này mật độ ương ấu
trùng từ 20-40 ấu trùng/lít, độ mặn cũng giảm xuống đến 25-26%o và hàng
ngày thay nước khoảng 50% các loại thức ăn sử dụng có thể là Acetes,
Artemia trưởng thành hay thức ăn hỗn hợp cho ăn 8lần/ngày.
19
PHẦN 5. KẾT LUẬN
Nuôi cá biển ở Việt Nam cho đến này vẫn chưa thực sự phát triển. Có
nhiều nguyên nhân, trong đó khó khăn trong chủ động sản xuất giống nhân
tạo là nguyên nhân quan trọng nhất. Giống là khâu đầu tiên đóng vai trị quyết
định để phát triển nuôi cá biển. Để đạt được mục tiêu đề ra, cần phải đẩy
nhanh tốc độ phát triển công nghệ sản xuất giống. Cần có thêm nhiều nghiên
cứu để hồn thiện kỹ thuật sản xuất giống cá biển, chun mơn hố và xã hội
các khâu trong quy trình cơng nghệ sản xuất giống cá biển, từ nuôi vỗ cá bố
mẹ đến cho đẻ, ương cá bột, cá hương, cá giống, thức ăn và phịng trị bệnh.
Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai sản xuất. Các Dự án
nghiên cứu cần thực hiện trên qui mô lớn: vừa triển khai các nội dung nghiên
cứu trên qui mô thí nghiệm vừa triển khai trên qui mơ sản xuất lớn, nhanh
chóng đưa từng phần kết quả nghiên cứu tiếp cận với sản xuất để chuyển giao
và áp dụng kết quả nghiên cứu hồn chỉnh ngay sau khi qui trình công nghệ
được ban hành.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Như Văn Cẩn 2005. “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá giò
(Rachuycetron canadum)”. Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ.
2. Nguyễn Quang Huy, 2002. Tình hình sinh sản và ni cá giị (Rachycetron
canadum). Tạp chí thuỷ sản số 7/2002.
3. Nguyễn Quang Huy, Như Văn Cẩn và ctv, 2003. “Phát triển kỹ thuật sản
xuất giống cá giò (Rachycentron canadum). Tuyển tập báo cáo khoa học
về nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Đỗ Văn Minh, Lê Xân, Peter Lauesen và ctv, 2003.“Kết quả nghiên cứu
hồn thiện quy trình sản xuất giống và ni thương phẩm cá giị
(Rachycentron canadum). Tuyển tập báo cáo khoa học về nuôi trrồng thủy
sản. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Lê Thị Nam Thuận (2011), Kỹ thuật nuôi cá nước biển, bài giảng cao học.
6. Lê Xân, 2004. “Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và ni
thương phẩm một số lồi cá biển tại Viện nghiên cứu NTTS I. Báo cáo hội
thảo “Hỗ trợ chương trình an ninh thực phẩm thơng qua nâng cao sản
lượng NTTS các tỉnh ven biển phía bắc Việt Nam”.
7. Lê Xân, Nguyễn Quang Huy, Như Văn Cẩn, 2006. Bài giảng môn học kỹ
thuật sản xuất giống cá biển.
8. Lê Xân, 2005. “Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba lồi cá biển”. Tạp
chí Thủy sản số 8/2005.
9. Lê Xân, Công nghệ sản xuất giống cá biển-Những giải pháp để nhanh
chóng làm chủ, hồn thiện và chuyển giao cho sản xuất, Hội nghị tồn
quốc về ni biển, Hạ Long, Quảng Ninh, 9-10/10/2006.
10.Tạp chí khoa học và cơng nghệ thuỷ sản, 6/2004. Chu trình ni cá mú kép
kín ở Đài Loan.
21
11.Tình hình ni cá biển và xuất - nhập khẩu sản phẩm ở một số các quốc
gia dẫn đầu về lĩnh vực này, 2006. .
12.Toàn văn quyết định 224/1999/QĐ-TTg. Chương trình phát triển xuất khẩu
thuỷ sản đến năm 2005.
Tiếng Anh
13.Brown-Peterson N. J., R. M. Overstreet, J. M. Lotz, J. S. Franks & K. M.
Burns, 2000. Repproducttive biology of cobia Rachycentron canadum,
from coastal waters of the southern United States, p 15-25.
14.Chou R.L, Her B.Y, Su M.S, Hwang G, Wu Y.H. & Chen H.Y, 2004.
Substitutiting fish meal with soybean meal in diets of juvenile cobia
Rachycentron canadum. Aquaculture 229, 325-333.
15.Frank. J.S, Garber . N.M, Warren. J. R, 1996. Stomach content of Juvenile
cobia, Rachycentron canadum, from the Northeastern Gulf of Mexico.
Fish. Bull. 94, p374-380.
16.Liao I.C and etc…, 2004. Cobia culture in Taiwan: current status and
problems. Aquaculture 237, p 155-165.
17.Richards, C.E., 1967. Age, growh and fecundity of the Cobia,
Rachycentron canadum, from Chesapeake Bay and adjacent mid - Atlantic
water. Trans. Am. Fish. Soc. 96 (3): 343-350.