Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài thi Quản trị chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.41 KB, 7 trang )

Câu 1: Phân tích sự tác động của yếu tố “hiệu suất vượt trội” tới “lợi thế cạnh tranh” của
doanh nghiệp? Liên hệ thực tế “lợi thế cạnh tranh chi phí thấp” của một doanh nghiệp mà
em biết?
 Phân tích sự tác động của yếu tố “hiệu suất vượt trội” tới “lợi thế cạnh tranh” của doanh
-

-

nghiệp:
Lợi thế cạnh tranh: là những năng lực đặc biệt giúp doanh nghiệp đạt được những lợi ích
tương tự như các đối thủ cạnh tranh nhưng ở mức chi phí thấp hơn (lợi thế chi phí) hoặc đạt
được những lợi ích xa các sản phẩm cạnh tranh (lợi thế khác biệt). Lợi thế cạnh tranh cho
phép doanh nghiệp cung ứng giá trị cao hơn cho khách hàng, đồng thời tạo ra lợi nhuận lớn
hơn cho chính cơng ty. (Porter, 2016)

Hình 1: Khung tổng thể của lợi thế cạnh tranh
Hiệu suất vượt trội: Hiệu suất được tính bằng số lượng đầu vào cần thiết để sản xuất một
đơn vị đầu ra sản phẩm. Hay nói cách khác: Năng suất = Đầu ra/Đầu vào.
Sự tác động của yếu tố “hiệu suất vượt trội” tới “lợi thế cạnh tranh” của doanh nghiệp: hiệu
suất tạo nên năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn.
Cụ thể: Nếu một doanh nghiệp có năng suất tốt thì lượng đầu vào đòi hỏi để tạo ra một
sản phẩm đầu ra sẽ ít hơn. Ví dụ, để sản xuất theo dây chuyền cùng một hộp sữa chua,
hãng TH True Milk cần 13 giờ lao động, còn Vinamilk cần 10 giờ lao động, như vậy có
thể nói rằng Vinamilk hoạt động hiệu quả hơn TH True Milk. Hơn thế, giả sử tất cả mọi
thứ đều bằng nhau, chẳng hạn như tỷ lệ tiền lương thì từ các dữ liệu đó có thể thấy rằng
Vinamilk có cấu trúc chi phí thấp hơn so với TH True Milk. Chính vì vậy, năng suất có
thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp. Bộ phận cấu thành
quan trọng nhất của năng suất đối với nhiều doanh nghiệp là năng suất người lao động,
thường được tính bằng số lượng sản phẩm thành phẩm trên đầu người. Doanh nghiệp nào
mà có năng suất người lao động cao nhất trong một ngành kinh doanh sẽ thường có mức



chi phí sản xuất thấp nhất so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Như vậy, hiệu suất
vượt trội giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc giảm cấu trúc chi
phí.
 Liên hệ thực tế “lợi thế cạnh tranh chi phí thấp” của Vinamilk:

Lợi thế cạnh tranh chi phí thấp là lợi thế về chi phí, là khi một doanh nghiệp cung cấp các
sản phẩm/dịch vụ tương tự với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam thành
lập ngày 20/08/1976. Hoạt động kinh doanh chính của Vinamilk bao gồm: chế biến, sản xuất và
mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức
uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Đến năm 2021, Vinamilk đã ở hạng 36 trong 50
cơng ty sữa tồn cầu (theo doanh thu của Plimsoll) và hạng 8 trong Top 10 công ty sữa giá trị
nhất toàn cầu (theo giá trị thương hiệu của Brand Finance). Vinamilk là doanh nghiệp thành
công với lợi thế cạnh tranh chi phí thấp là bởi do:
-

Thứ nhất, cắt giảm các chi phí có thể, cơ cấu lại nhãn hàng. Để có thể đưa sản phẩm có “giá
Việt” đến tay người Việt, từ năm 2009 Vinamilk đã chú trọng thực hiện cắt giảm những chi
phí có thể. Với mức độ cạnh tranh cao trên thị trường sữa, nếu Vinamilk tăng giá của mình
lên bằng một nửa của các hãng khác, thị phần của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Vinamilk cũng lường trước điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn người tiêu dùng vì thu nhập của
người dân Việt Nam chưa được bằng nhiều nước khác nên Vinamilk cố gắng để làm sao mọi
tầng lớp có thể uống sữa được với một chi phí hợp lý (ở Thái Lan, bình qn mỗi người dân
uống 23lít sữa tươi/năm, Trung Quốc là 25lít/năm thì ở Việt Nam con số này chỉ là 14
lít/năm).

-

Thứ hai, kiểm sốt tốt các điểm bán lẻ để doanh số không phụ thuộc vào các điểm bán sỉ,

công ty đã tiết kiệm được nhiều chi phí khuyến mại. Bên cạnh việc cơ cấu lại nhãn hàng,
Công ty đã thực hiện chiến lược kinh doanh mang tên phủ đều và kiểm soát các điểm bán lẻ.
Trước khi thực hiện chiến lược kinh doanh mới này, doanh số của Vinamilk luôn phụ thuộc
khá lớn vào các điểm bán sỉ. Cơng ty thường xun phải đối phó với tình trạng ơm hàng, xả
hàng của những đại lý lớn theo chu kỳ khuyến mãi. Điều này phát sinh những hiện tượng
khơng mong muốn, đó là hiện tượng cạnh tranh về giá, về địa bàn của các đại lý nhờ lợi thế
có được từ khuyến mãi. Khi áp dụng chiến lược phủ điểm bán lẻ, doanh số Vinamilk khơng
cịn bị lệ thuộc và nhờ vậy Công ty tiết kiệm được khá nhiều chi phí khuyến mại, chiến lược
mới này không chỉ tăng hiệu quả hoạt động cho Công ty mà cịn mang lại lợi ích thiết thực
cho người tiêu dùng. Trước hết, đó là độ tươi mới của sản phẩm như một số nhãn hàng tuổi


thọ ngắn: sữa tươi, sữa chua, kem… Nếu như trước đây, sản phẩm phải mất một thời gian
dài nằm ở các điểm bán sỉ thì nay chúng được vận chuyển trực tiếp đến các điểm bán lẻ
trong thời gian ngắn nhất sau khi sản xuất, nhờ vậy mà sản phẩm đến tay người tiêu dùng có
chất lượng tươi ngon hơn. Ngồi ra, giá sản phẩm được phân phối theo hình thức này ln
ổn định vì khơng lệ thuộc vào khuyến mãi. Bên cạnh đó, thơng qua các điểm bán lẻ,
Vinamilk cũng nhanh chóng nắm bắt được ý kiến phản hồi từ người tiêu dùng để đáp ứng
nhu cầu thị trường một cách tốt nhất.
Chiến lược này không những tăng hiệu quả hoạt động cho cơng ty mà cịn bình ổn giá cả và
mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Sản phẩm sữa “giá Việt” được đưa đến tay
người tiêu dùng Việt. Thông qua các điểm bán lẻ, Vinamilk cũng nhanh chóng nắm bắt được
những phản hồi của người tiêu dùng để nhanh chóng thay đổi, đáp ứng nhu cầu thị trường
nhanh và tốt nhất.

Câu 2: Liên hệ thực tiễn các nội dung trong “quy trình đánh giá chiến lược” của một
doanh nghiệp cụ thể mà anh/chị biết?
 Đánh giá chiến lược và quy trình đánh giá chiến lược:
- Khái niệm: Đánh giá chiến lược là quá trình đo lường và lượng giá các kết quả chiến lược,


thực thi những hành động điều chỉnh để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược và đáp
ứng với những điều kiện thay đổi của mơi trường.
-

-

Bản chất:
• Phát hiện những cơ hội mới và né tránh các đe doạ
• Duy trì kết quả phù hợp với mong muốn của nhà quản trị
• Giải quyết các vấn đề tồn tại
Quy trình đánh giá chiến lược:
• Bước 1: Xác định những yếu tố cần đo lường
• Bước 2: Xây dựng các tiêu chuẩn định trước
• Bước 3: Đo lường kết quả hiện tại
• Bước 4: So sánh kết quả hiện tại với tiêu chuẩn (Nếu kết quả hiện tại nằm trong phạm
vi mong muốn thi quá trình đo lường kết thúc ở đây)
• Bước 5: Nếu kết quả nằm ngồi phạm vi mong muốn, phải tiến hành điều chỉnh bằng
cách chỉ ra:
 Sai lệch chỉ là sự dao động tình cờ?
 Các q trình đang thực hiện có sai khơng?
 Các q trình có đáp ứng các tiêu chuẩn monh muốn?
 Hành động khơng chỉ điều chỉnh sai lệch, mà có thể ngăn ngừa sự lặp lại những
sai lệch không?


Hình 2: Quy trình đánh giá chiến lược

 Liên hệ thực tiễn các nội dung trong “quy trình đánh giá chiến lược” của Viettel

Construction:

Bước 1: Xác định vấn đề đo lường: lợi nhuận năm 2022 của Viettel Construction
Bước 2: Xây dựng các tiêu chuẩn:
-

Về phía Viettel:

Năm 2021: Viettel Construction hồn thành 113% kế hoạch doanh thu, đạt 7.454 tỷ đồng,
tăng 17% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 472 tỷ đồng, tương ứng 135% kế hoạch,
tăng 37% so với năm 2020.


EBITDA: đạt 616,8 tỷ đồng ~ 118% kế hoạch đề ra, tăng 41% so với năm 2020.



ROA: đạt 9,6% ~ 165% kế hoạch, tăng 36% so với 2020.



ROE: đạt 31,5% ~ 127% kế hoạch, tăng 22% so với năm 2020.




Viettel Construction liên tục có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm, bao gồm cả 5/5
mảng kinh doanh. Riêng mảng Hạ tầng cho thuê có mức tăng trưởng đột phá, doanh thu
năm 2021 đạt gấp 2 lần năm 2020.

Nguồn nhân lực: Chương trình phát triển kênh bán năm 2021 với mục tiêu mỗi xã có ít nhất
1 cộng tác viên để cung cấp thông tin, tư vấn bán các sản phẩm dịch vụ của Viettel Construction

đã mang lại kết quả khả quan. Quý 3 phát triển được 1.758 CTV/Đại lý, lũy kế năm phát triển
được 5.923 CTV/Đại lý. Doanh thu kênh xã hội hóa quý 3 đạt 85,3 tỷ, trung bình đạt 28,4
tỷ/tháng, lũy kế năm đạt 223 tỷ đồng.


Cơng ty đã xây dựng được lực lượng kinh doanh tuyến tỉnh, huyện có chun mơn đúng

u cầu để đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã tuyển dụng thêm 30 Phó
giám đốc phụ trách Hạ tầng đúng chun ngành, định biên mỗi tỉnh có 1 Trưởng phịng
kinh doanh, bổ sung 154 Giám đốc và Phó giám đốc kinh doanh quận huyện.
• Đã tổ chức 32 buổi đào tạo các lĩnh vực sản phẩm, kinh doanh, kỹ thuật, nhận thức cho
hơn 10.000 lượt học viên. Tổ chức 25 kỳ đào tạo, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, nhận
thức định kỳ cho hơn 52.000 lượt cán bộ nhân viên tồn Tổng Cơng ty tham gia.
• Triển khai khóa đào tạo về quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain) cho nhóm đối tượng
Cán bộ quản lý của Tổng Cơng ty (115 nhân sự tham gia gồm Ban Tổng Giám đốc,
Trưởng phịng, Giám đốc các trung tâm, thị trường, cơng nhân kỹ thuật tỉnh). Khóa đào
tạo nhằm trang bị kiến thức “thực chiến” về quản trị chuỗi cung ứng mới nhất để Cán bộ
quản lý áp dụng ngay vào công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về cơng nghệ:


Viettel Construction xây dựng hoàn thiện Super app bán hàng, phục vụ nhu cầu của

khách hàng về tra cứu thông tin sản phẩm, đặt hàng, thanh toán. Bắt đầu đưa vào triển
khai thử nghiệm từ tháng 10/2021.
• Hồn thành sản phẩm VCC Solar scada và hoàn thiện tài liệu kỹ thuật đi kèm. Triển khai
kinh doanh thử nghiệm sản phẩm Home Controller của Viettel Construction để đánh giá,
hoàn thiện kinh doanh chính thức từ tháng 01/2022.
• Phát hành phiên bản app Smartphone VCC Solar scada trên CH Play/Apple Store. Phát
hành phiên bản app Smartphone maika của đối tác OLLI có tích hợp hệ thống VCC

Smartphone trên CH Play/Apple Store.
-

Về sự phát triển của ngành:
• Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu tồn ngành Cơng nghệ thơng tin - Viễn
thơng Việt Nam đạt gần 65 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm 2020 (tháng
6/2020 doanh thu công nghiệp ICT chỉ tăng trưởng 6,1% so với cùng kỳ năm 2019).


Trong đó, doanh thu từ lĩnh vực cơng nghiệp phần cứng, điện tử đạt khoảng 57,6 tỷ USD,
chiếm gần 90% tổng doanh thu công nghiệp ICT. Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng,
điện tử ước đạt 50,5 tỷ USD, chiếm khoảng 31,6% giá trị xuất khẩu của cả nước với giá
trị xuất siêu ước đạt gần 7,7 tỷ USD, dự báo gấp 5 lần giá trị xuất siêu cả nước. Bộ
Thông tin và Truyền thông nhận định, trong năm 2021, ngành ICT sẽ có sự tăng trưởng
bứt phá so với năm 2020 và có thể đạt được mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng của
ngành gấp 2-3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam. 6 tháng cuối năm 2021, Bộ
Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu doanh thu ngành công nghiệp ICT đạt khoảng
140 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 14% so với năm 2020.
• IDC cũng dự báo tới năm 2022, có tới 65% GDP tồn cầu sẽ đến từ số hóa. Cuối năm
2022, có 70% các tổ chức và doanh nghiệp sẽ tăng tốc chuyển đổi số, nhằm chuyển đổi
quy trình hoạt động hiện tại để tăng cường tương tác với khách hàng, cải thiện năng suất
lao động và nâng cao năng lực phục hồi của doanh nghiệp.
 Vì một số điều trên, Viettel Construction đưa ra một số tiêu chí:



Hồn thành kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, các chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ chia cổ tức cho
cổ đơng. Doanh thu mục tiêu năm 2022: 10.000 tỷ đồng; năm 2023: 12.198 tỷ đồng.




Đảm bảo mỗi năm tăng trưởng ít nhất 01 triệu hộ gia đình sử dụng Dịch vụ Kỹ thuật.



Đẩy mạnh kinh doanh ngồi Tập đồn (Năm 2022: chiếm tỷ trọng 40%/Tổng doanh thu;
Năm 2023: chiếm tỷ trọng trên 70%/Tổng doanh thu).



Trở thành TowerCo số 1 Việt Nam, hướng tới triển khai trên 7.000 trạm BTS đến 2023.



Nghiên cứu công nghệ sản phẩm thông minh đưa vào kinh doanh: VCC Smarthome, Giải
pháp nơng nghiệp,…



Trưởng thành số đạt 4.5/5: mức dẫn dắt thị trường theo TMForum (Bộ tiêu chuẩn đánh
giá trưởng thành số phổ biến nhất hiện nay).

Bước 3: Đo lường các kết quả hiện tại: Tính đến tháng 4/2022:
-

Lợi nhuận trước thuế: Đạt 152,4 tỷ, tăng trưởng 25% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021.
Lũy kế đạt 29,5% Kế hoạch năm (517,6 tỷ).
Luỹ kế số trạm BTS do công ty sở hữu là 2.785 trạm
Thử nghiệm ứng dụng Vsmart 3.0 tại 3 huyện (Cầu Giấy/Hà Nội, Cẩm Lệ/Đà Nẵng, Long
Xuyên/An Giang); áp dụng phần mềm quản lý hệ thống cơ điện trạm hạ tầng cho thuê.



-

Hợp tác lắp đặt máy lọc nước Layer Fresh trên toàn quốc trong năm 2022; Hợp tác SkyX
trong việc vận hành bảo dưỡng 12,8MWp trong năm 2022

Bước 4: Đánh giá sự phù hợp của kết quả so với tiêu chuẩn: Nhìn vào tiêu chí năm 2021 đặt ra
cùng với kết quả đo lường đến tháng 4 năm 2022 của Viettel Construction thì cơng ty đang
trong phạm vi của ngưỡng kì vọng.
Bước 5: Dừng lại: Vì vậy, cơng ty có thể dừng lại việc đo lường và tìm cách duy trì ngưỡng kì
vọng này.

---Hết---



×