Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài thi PLĐC cuối môn (9,3đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.9 KB, 6 trang )

Câu 1 (5 điểm): Nêu khái niệm, đặc điểm, cấu thành của quy phạm pháp luật?
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định.
Quy phạm pháp luật là một quy phạm xã hội, vì vậy nó vừa mang những thuộc tính
chung của quy phạm xã hội nhưng đồng thời cũng tồn tại những đặc trưng riêng. Các
đặc điểm của quy phạm pháp luật được thể hiện như sau:


Quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa
nhận và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. lý tùy

theo tính chất, mức độ... mà hành vi vi phạm của mình gây ra.
• Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.
• Quy phạm pháp luật là chuyển mực để xác định giới hạn và đánh giá hành vi


của con người.
Quy phạm pháp luật có nội dung vừa thể hiện sự cho phép, vừa thể hiện sự bắt

buộc trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội.
• Quy phạm pháp luật có tính hệ thống.
Cấu thành của quy phạm pháp luật: Việc nghiên cứu cấu thành của quy phạm pháp
luật cần được xem xét với ba yếu tố cấu thành đó là bộ phận giả định, quy định và chế
tài:


Giả định: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật đưa ra các tình huống là các
điều kiện, hồn cảnh cụ thể có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm
pháp luật sẽ tác động đến những chủ thể nhất định. Ví dụ: Khoản 1 Điều 35


hiến pháp năm 2013 có quy định: Cơng dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề
nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Trong quy phạm pháp luật này, bộ phận giả



định là “cơng dân” (trả lời cho câu hỏi chủ thể nào?).
Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật, đưa ra các cách xử sự mà
các chủ thể khi rơi vào điều kiện, hoàn cảnh trong phần giả định phải thực hiện.
Ví dụ: Khoản 3 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Cơng dân có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.




Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật đưa ra những biện pháp tác
động đến những chủ thể trong trường hợp các chủ thể này không tuân thủ
những mệnh lệnh của nhà nước được nêu trong phần quy định của quy phạm
pháp luật.

Liên hệ thực tiễn: Hiện nay, ở Việt Nam, quy phạm pháp luật được thể hiện bằng
những cách sau:


Cách thứ nhất là tất cả các bộ phận của một quy phạm pháp luật có thể được

trình bày trong cùng một điều, một khoản của một văn bản quy phạm pháp luật.
• Cách thứ hai là trong một điều của một văn bản quy phạm pháp luật có thể


trình bày một hoặc nhiều quy phạm pháp luật.

Cách thứ ba, các bộ phận của một quy phạm pháp luật có thể được trình bày
trong các điều khoản khác nhau của cùng một văn bản quy phạm pháp luật. Ví
dụ, khoản 1 Điều 301 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội bắt cóc con tin
như sau: “Người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng
ép một quốc gia, một vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá
nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì
bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Quy định này cho thấy bộ phận giả định của
quy phạm pháp luật này được trình bày trong ba điều luật là các điều 301, 113

và 299 của một văn bản quy phạm pháp luật là Bộ luật Hình sự năm 2015.
• Ngồi ra, cách thứ tư là các bộ phận mang nội dung của một quy phạm pháp
luật có thể được trình bày trong các điều khoản khác nhau của các văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau.
• Và cuối cùng, cách thứ năm, trật tự sắp xếp các bộ phận trong quy phạm pháp
luật không nhất thiết phải theo đúng thứ tự: giả định, quy định, chế tài hay biện
pháp tác động của nhà nước mà có thể trình bày các bộ phận đó theo cách đảo
lộn hoặc đan xen nhau; chẳng hạn như Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 quy định: “Cấm các hành vi sau đây:… Người đang có vợ, có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có


chồng, có vợ”. Trong quy phạm này, các bộ phận giả định và quy định đã được
trình bày theo cách đan xen vào nhau.
Câu 2 (5 điểm):
Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có hai con chung là M (sinh năm 2003)
và N (sinh năm 2006). Ông A có quan hệ ngồi hơn nhân với bà C sinh được E
(sinh năm 2009) và F (sinh năm 2010).
Năm 2019 bà C chết. Trước khi chết bà có lập di chúc hợp pháp cho ông A

được hưởng số tài sản của mình. cịn lại chia đều cho bố, mẹ bà, E và F. Năm
2020 bà B và ông A bị tai nạn. Bà B chết không để lại di chúc. 5 ngày sau ông A
chết. Trước khi chết ông để lại di chúc miệng (hợp pháp) chia tài sản của mình
thành 2 phần cho E và F.
Tài sản chung của ông A và bà B là 1 căn nhà trị giá 2,4 tỷ đồng; Ơng A có
tài sản riêng là 1 khoản tiền trị giá 180 triệu. Mai táng phí của bà B là 80 triệu
đồng, của ơng A là 90 triệu đồng. Tài sản của bà C là 01 căn nhà trị giá 1,5 tỷ
đồng và 150 triệu đồng. Mai táng phí của bà là 70 triệu

1
2

Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?
Giả sử bà B còn bố và mẹ đẻ (X và Y) thì di sản được chia như thế nào?
Bài làm

Yêu cầu 1: Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?
Năm 2019, bà C chết trước nên ta chia tài sản C để lại trước.
Tài sản của bà C sau khi mai táng là: 1,5 tỷ + 150 triệu – 70 triệu = 1580 (triệu)
Vì trước khi bà C chết có lập di chúc hợp pháp cho ơng A được hưởng số tài sản
của mình và còn lại chia đều cho bố và mẹ bà, E và F.
⇒ Tài sản ông A được hưởng = Tổng tài sản bố và mẹ bà C, E và F được hưởng
= = 790 (triệu)


Theo điều 699 bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc; bố, mẹ bà C, E và F là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc và sẽ được hưởng suất của 1 người thừa kế:
⇒ Tài sản của bố bà C = mẹ bà C = E = F nhận được =
Phần thiếu sẽ lấy từ phần ông A được hưởng trong di chúc

⇒ Tài sản ông A nhận được là:
Năm 2020, bà B gặp tai nạn chết trước ông A năm ngày nên ta chia tài sản bà B
để lại.
Tài sản của bà B sau khi mai táng là: 1,2 tỷ − 80 triệu = 1120 (triệu)
Vì bà B chết khơng để lại di chúc nên tài sản của bà B để lại sẽ được chia theo quy
định của pháp luật:
⇒ Theo bộ luật dân sự 2015 di sản bà B sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và
cho người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm ông A, M và N.
⇒ Tài sản ông A được hưởng = Tài sản M = Tài sản N được hưởng của bà B
= (triệu)
Năm 2020, ông A chết sau bà B 5 ngày nên ta chia tài sản ông A để lại cuối
cùng.
Tài sản của ông A sau khi mai táng là:
526,67 triệu + 373,33 triệu + 1,2 tỷ + 180 triệu − 90 triệu = 2190 (triệu)
Vì trước khi chết ơng A để lại di chúc miệng (hợp pháp) chia tài sản của mình thành
2 phần cho E và F.
⇒ Số tiền E và F được thừa hưởng từ ông A là:

= 1095 (triệu)

Theo điều 699 bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc; Năm 2020 M và N đều là con chưa thành niên của ông A nên nhận được
của một suất thừa kế.
⇒ Di sản của M nhận được từ ông A = của N nhận được = = 365 (triệu)
Suất thừa kế của M và N sẽ trừ vào tài sản thừa kế mà E và F nhận được.
⇒ Tài sản E nhận được từ ông A = của F nhận được = 1095 triệu − 365 triệu = 730
(triệu)


Vậy tổng tài sản mà mỗi người E và F nhận được là: 730 triệu + 263,3 triệu =

993,3 triệu
Tổng tài sản mà mỗi người M và N nhận được là: 373,3 triệu + 365 triệu = 738,3
triệu
Tài sản mà bố và mẹ bà C nhận được là: 263,3 triệu

Yêu cầu 2: Giả sử bà B còn bố và mẹ đẻ (X và Y) thì di sản được chia như thế
nào?
Vì C chết trước B nên phần chia tài sản của C ở ý đầu ta được giữ nguyên.
Bà B chết trước ông A 5 ngày nên ta chia tài sản của B trước.
Tổng di sản của bà B sau khi mai táng là 1120 triệu
Vì bà B khơng để lại di chúc:
⇒ Theo bộ luật dân sự 2015 di sản bà B sẽ được chia thừa kế theo pháp luật và
chia đều cho những người bao gồm ông A, M, N, X, Y.
⇒ Tài sản của mỗi người A, M, N, X, Y nhận được từ bà B là: = 224 (triệu)
Ông A chết sau bà B 5 ngày nên ta chia tài sản của ông A cuối cùng.

Tổng di sản của ông A sau khi mai táng là:
526,67 triệu + 224 triệu + 1,2 tỷ + 180 triệu − 90 triệu = 2040,67 (triệu)
Vì ơng A chết để lại di chúc chia tài sản của mình thành 2 phần cho E và F
⇒ Theo điều 669 bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc, Nắm 2020 M và N đều là trẻ chưa thành niên và không phụ thuộc
vào nội dung di chúc nên sẽ được hưởng của một suất thừa kế.
⇒ Tài sản của mỗi người M và N được hưởng từ ông A là: = 340,1 (triệu)
Suất thừa kế của M và N sẽ trừ vào phần tài sản mà E và F nhận được:
⇒ Tài sản E = F được hưởng từ ông A = = 680,225 (triệu)
Vậy tổng tài sản của M = N = 340,1 triệu + 224 triệu = 564,1 triệu


Tổng tài sản của E = F = + 680,235 = 943,57 triệu




×