Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài thi Văn hoá du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.54 KB, 7 trang )

Câu 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa du lịch và văn hố? Liên hệ thực tế về vai
trị của văn hoá du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội?
-

Phân tích mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá:

Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích luỹ qua q trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người và
xã hội của mình (PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm). Cịn du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người (cá nhân hoặc tập thể) đến những nơi khơng thuộc
khu vực mình cư trú thường xun nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (không bao gồm mục đích cơng việc)
(theo Luật du lịch Việt Nam).
Mặc dù có khái niệm khác nhau nhưng mối quan hệ của chúng rất mật thiết qua 3
vấn đề: Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu đều hình
thành lên hoạt động du lịch); Biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo đức trong phục vụ,
hay trong giao dịch kinh doanh du lịch; Du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan
trọng đối với văn hoá.
Thứ nhất, văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu đều
hình thành lên hoạt động du lịch). Văn hoá được chia làm 2 loại: văn hoá vật thể và
văn hoá phi vật thể. Văn hoá vật thể là những sáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu
trong khơng gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác… bao gồm những di tích
lịch sử, những mặt hành thủ cơng, các cơng cụ trong sinh hoạt, sản xuất các món ăn
dân tộc,… Văn hố phi vật thể như lễ hội các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao
tiếp,…
Các giá trị của những di sản trên: di tích lịch sử, các cơng trình kiến trúc, các loại
hình nghệ thuật, các tập quán, lễ hội,… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã
hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng...là những đối tượng cho du khách
khám phá, thường thức, cho du lịch khai thác và sử dụng.
Thứ hai, mối quan hệ giữa du lịch và văn hố cịn được biểu hiện qua hành vi ứng
xử, đạo đức trong phục vụ hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Nếu muốn phát


triển du lịch cần phải có một mơi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường tự nhiên
và môi trường nhân văn – hai yếu tố này không tách rời). Mơi trường tự nhiên như
khơng có rác bẩn, nguồn nước sạch, không viết vẽ lên đá, v.v... Môi trường nhân văn
đó là di tích được giữ gìn, cư dân, nhân viên làm việc ở nơi du lịch phải có văn hóa, tổ
chất văn hóa, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh...


Thứ ba, du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọng đối với văn hoá. Du
lịch trở thành phương tiện để truyền tải và trình diễn các giá trị văn hóa của một địa
phương, một dân tộc để mọi khách du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm
ngưỡng, học tập và thưởng thức. Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hóa giữa các cộng
đồng, các quốc gia được tăng cường và mở rộng. Du lịch còn là phương tiện để đánh
thức và làm trỗi dậy các giá trị văn hóa dân tộc đang bị chìm lắng hoặc mai một dần
theo thời gian trước những biến cố của lịch sử. Xét ở góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã
tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địa phương tích luỹ và phát triển kinh tế - xã
hội; trong đó có văn hố. Nhờ đó các tài sản văn hố được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng
thời với việc xây dựng mới các cơ sở văn hoá và làm phong phú thêm các giá trị văn
hố đương đại.
Có thể nói, du lịch là một hoạt động văn hóa mang tính tổng hợp, hay nội hàm của
du lịch là văn hóa và tính văn hóa đó được thể hiện hoặc rõ ràng hoặc ẩn hiện xuyên
suốt các mặt hoạt động du lịch.
Như vậy, văn hóa và du lịch có mối quan hệ đặc biệt mang tính cộng sinh, biện
chứng cho nhau trong q trình phát triển. Du lịch dựa vào văn hóa để phát triển
những sản phẩm, gia tăng cuốn hút cho du khách. Ngược lại, văn hóa được quảng bá
và phát triển tốt hơn thông qua các hoạt động du lịch.
-

Liên hệ thực tế về vai trị của văn hố du lịch đối với sự phát triển của kinh tế,
xã hội:


Văn hố du lịch là khái niệm nói về “dân trí” và “quan trí”, về thế ứng xử của người
trong một quốc gia nói chung và ứng xử của các cán bộ cơng nhân viên trong ngành du
lịch nói riêng. Ngày nay, văn hóa du lịch đã biến thành một thành tố mới trong phạm
trù văn hóa của mỗi đất nước, dân tộc, vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính quốc tế
và đóng nhiệm vụ vơ cùng quan trọng, nhất là đối với đối với sự phát triển của kinh tế,
xã hội. Một là, tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địa phương tích luỹ và phát
triển kinh tế - xã hội. Hai là, tạo môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội nhân văn). Ba là, các tài sản văn hóa được bảo vệ, tu sửa,
tơn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các cơ sở văn hóa và làm phong phú thêm các
giá trị văn hóa đương đại. Bốn là, văn hóa du lịch có vai trị quan trọng khai thác bản
sắc văn hóa dân tộc vào kinh doanh du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng
thời cịn có vai trị giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển du lịch bền vững. Năm là, văn
hóa du lịch là phương tiện để giao lưu quốc tế, đồn kết cộng đồng, củng cố tình hữu
nghị giữa các dân tộc trên thế giới.


Để có thể hiểu sâu hơn về chức năng của văn hố du lịch, có thể thơng qua phần
liên hệ thực tiễn sau.
Với vai trò tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địa phương tích luỹ và phát
triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như, người dân tộc Hmông - Sapa trước đây là một đơn vị
kinh tế thuần nông. Hầu hết mức sống, nguồn thu nhập của người làm nhờ vào trồng
trọt và chăn ni, cịn nghề thủ cơng chỉ đóng vai trị phụ và ln phụ thuộc vào trồng
trọt nên cuộc sống thiếu thốn nghèo khổ. Nhưng du lịch phát triển, các làng Hmơng có
cảnh quan đẹp, giữ được bản sắc văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn.
Do đó, đời sống kinh tế của người Hmông được cải thiện. Họ chuyển sang sản xuất
hàng thổ cẩm, đồ trang sức, hướng dẫn khách du lịch… thay vì làm nơng nghiệp như
trước đây. Hiện nay, tỉ lệ gia đình người Hmơng tham gia hoạt động du lịch chiếm hơn
90%. Tổng thu nhập bình qn mỗi hộ gia đình người Hmơng Sa Pa làm nông nghiệp
1 năm từ 8 đến 10 triệu đồng/năm nhưng riêng về du lịch, mức thấp nhất cũng đạt 10 –
16 triệu VNĐ/năm.

Tạo môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
nhân văn): Thực tế ở Vênêxuêla, một số chủ trang trại chăn ni đã bảo vệ nhiều diện
tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thành
điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời
tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương.
Các tài sản văn hóa được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới
các cơ sở văn hóa và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa đương đại: Cụ thể, Hội
Lữ hành Hà Nội cũng đã phối hợp Câu lạc bộ Du lịch bền vững VGREEN triển khai
sản phẩm du lịch mới “Caravan Tây Bắc - mùa ban nở”, kết nối Hà Nội với các tỉnh
khu vực Tây Bắc; và tua đêm tại Khu Di tích lịch sử Ðền Hùng mang chủ đề “Trở về
cội nguồn - Linh thiêng Ðất Tổ”.
Văn hóa du lịch có vai trị quan trọng khai thác bản sắc văn hóa dân tộc vào kinh
doanh du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời còn có vai trị giữ gìn
bản sắc văn hóa, phát triển du lịch bền vững: Ví dụ như, loại hình đờn ca tài tử đã gắn
liền với đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng sông nước, được tổ chức
UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; dịch vụ này đã được đưa
vào khai thác phục vụ du lịch đầu tiên từ những năm 1990 tại cù lao Thới Sơn, du
khách được tham quan vườn cây, thưởng thức các loại trái cây, các món ăn đặc sản của
miền quê và nghe đờn ca tài tử, là dịch vụ không thể thiếu của tour du lịch sông nước
miệt vườn.


Văn hóa du lịch là phương tiện để giao lưu quốc tế, đồn kết cộng đồng, củng cố
tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: Đến với Việt Nam, du khách nước ngoài
sẽ được làm quen với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng như gốm
sứ, dệt thổ cẩm, dệt lụa… vì thế đã góp phần đánh thức và bảo tồn các ngành nghề thủ
công mỹ nghệ cổ truyền đồng thời mang truyền thống, văn hóa Việt Nam giới triệu
đến bạn bè năm châu.
Câu 2: Mơ hình 4S (Sun, Sea, Shop, Sex) và mơ hình 3H (Heritage, Hospitality,
Honesty) đều có những thuận lợi và sự tương đồng khi áp dụng đối với du lịch

Việt Nam.
Câu hỏi:
1. Nêu quan điểm của anh/chị về vấn đề này?
2. Theo anh/chị những thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng mơ hình 4S và

3H đối với du lịch Việt Nam là gì?
-

Quan điểm về vấn đề “Mơ hình 4S (Sun, Sea, Shop, Sex) và mơ hình 3H
(Heritage, Hospitality, Honesty) đều có những thuận lợi và sự tương đồng khi
áp dụng đối với du lịch Việt Nam.”
Em khá đồng thuận với ý kiến trên với 2 luận điểm dưới đây.

Thứ nhất, 2 mơ hình 4S và 3H đều mang đến những thuận lợi khi áp dụng đối với
du lịch Việt Nam. Bởi những đặc điểm, yêu cầu của 2 mơ hình này, Việt Nam đều sở
hữu, điều này mang lại những lợi ích to lớn đến ngành du lịch Việt Nam.
Về mơ hình 4S, Việt Nam hồn tồn thảo mãn được yêu cầu. Đầu tiên, với Sun
(Mặt trời), Việt Nam là một quốc gia có thời tiết có nắng ấm hầu như quanh năm thích
hợp với những du khách quốc tế là những người ở xứ lạnh, ít khi thấy ánh năng mặt
trời. Bởi vậy, họ thường tìm đến những vùng nắng ấm để tắm và sưởi nắng. Thứ hai là
Sea (Biển), Việt Nam có hơn 2.500 km bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, với nhiều bãi
biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Vịnh Hạ Long… Ngồi ra, Việt Nam cịn có
nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác, đây là thế mạnh, là tiềm năng dồi dào
để phát triển ngành du lịch trong tương lai. Thứ ba là Shop (Mua sắm), Việt Nam với
đa dạng các dân tộc, vùng miền nên sự đa dạng về các mặt hàng thủ công mang đậm
chất đặc trưng của mỗi vùng miền, dân tộc luôn được các du khách đánh giá cao. Bởi
những trải nghiệm của họ khi du lịch chỉ là vơ hình và họ cần có một thứ gì đó để làm
kỷ niệm cho chuyến đi cho chính bản thân họ, cho những người thân và bạn bè. Và



cuối cùng là Sex (Sự hấp dẫn), Việt Nam với đồ sộ những cảnh đẹp thiên nhiên và các
di sản văn hoá, điều này là thanh nam châm thu hút những du khách gần xa đến với
Việt Nam thưởng thức và du lịch.
Về mơ hình 3H, đầu tiên là Heritage – Di sản, thì tính đến năm 2019 Việt Nam hiện
tại có 8 Di sản thế giới được UNESCO cơng nhận, trong số đó có 5 Di sản văn hố, 2
Di sản tự nhiên và 1 Di sản hỗn hợp. Những loại di sản như di sản truyền thống văn
hoá, phong tục, tập quán ở Việt Nam được đánh giá rất cao. Đây là yếu tố quan trọng
thu hút du khách quốc tế. Thứ hai là Hospitality – Lòng mến khách, Việt Nam luôn
được biết đến là một quốc gia thân thiện được thể hiện qua sự tiếp xúc giữa khách với
nhân viên cung ứng dịch vụ, giữa khách và chính quyền địa phương và người dân địa
phương… Điều này đã gây một ấn tượng tốt đẹp đối với mỗi người khách sau chuyến
đi của họ. Cuối cùng là Honesty (Sự trung thực, uy tín), Việt Nam sở hữu rất nhiều
những địa điểm, khách sạn, resort có uy tín trong khu vực và thế giới, có thể kể đến
như Tập đoàn khách sạn Mường Thanh,… điều này khiến du khách có thể phần nào
yên tâm khi du lịch tại Việt Nam.
Thứ hai, 2 mơ hình 4S, 3H tưởng chừng khác nhau nhưng có một vài điểm rất
tương đồng. Ta có thể thấy, phần Di sản trong mơ hình 3H như bao hàm cả phần Sea
và phần Sex trong mơ hình 4S. Bởi Di sản bao gồm di sản vật thể và phi vật thể mà
Sea và sự hấp dẫn trong cảnh đẹp cũng được coi là di sản vật thể và và sự hấp dẫn
trong văn hoá và đời sống con người được coi là di sản phi vật thể. Đối với lịng mến
khách trong mơ hình 3H, ta cũng dễ dang thấy được trong Shop của mơ hình 4S, bởi
sự hiếu khách được thể hiện một cách rõ nét trong cách cư xử và hành vi của những
người bán các loại mặt hàng cho khách du lịch. Điểm tương đồng này khiến cho việc
áp dụng 2 mơ hình này trở nên hài hồ với nhau, xơ bù cho nhau và tác động tích cực
đến du lịch Việt Nam.
-

Những thuận lợi, khó khăn của việc áp dụng mơ hình 4S và 3H đối với du lịch
Việt Nam:


Với mơ hình 4S gồm Sun (mặt trời), Sea (biển), Shop (mua sắm), Sex (hấp dẫn) có
những thuận lợi và khó khăn đối với du lịch Việt Nam như sau:
Sun (Mặt trời): Đối với khách du lịch quốc tế, yếu tố mặt trời, ánh nắng rất quan
trọng. Là những người ở xứ lạnh, ít khi thấy ánh nắng mặt trời. Vì vậy, họ thường tìm
đến những vùng nắng ấm để tắm và sưởi nắng. Về thời tiết, đây cũng là một yếu tố
thuận lợi cho việc phát triển du lịch ở miền Nam.


Nhưng vào mùa hè, chỉ số tia UV tại Việt Nam thường cao, ảnh hưởng rất nhiều
đến những du khách, đặc biệt là trẻ em và những người có làn da nhạy cảm. Khiến trải
nghiệm của họ bị gián đoạn và có thể có cái nhìn khơng tốt về du lịch tại Việt Nam.
Sea (Biển): Việt Nam có hơn 2.500 km bờ biển trải dài từ Bắc đến Nam, với nhiều
bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ
Long… Ngoài ra, Việt Nam cịn có nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác, đây
là thế mạnh, là tiềm năng dồi dào để phát triển ngành du lịch trong tương lai.
Tuy nhiên, mùa hè cũng là mùa mưa bão ở Việt Nam, điều này ảnh hưởng rất lớn
đến sinh kế của người dân địa phương làm du lịch, đặc biệt với những du khách khơng
tìm hiểu kĩ về địa phương nơi mình đi du lịch nên sẽ có một trải nghiệm khơng tốt khi
du lịch vào thời điểm có mưa bão.
Shop (Mua sắm): Việt Nam có 54 dân tộc và 63 tỉnh thành, mỗi dân tộc và tỉnh
thành đều có những nét đặc trưng về phong tục tập quán cũng như đặc sản riêng, vì
vậy các sản phẩm về đồ lưu niệm ln đa dạng, phong phú mà vẫn có được những nét
đặc trưng riêng của từng địa điểm du lịch. Với sự đa dạng này, khách du lịch có thể
thoả mãn việc mua sắm cũng như lưu lại một cách rõ nét nhất kỉ niệm của mình từng
đặt chân đến một địa điểm tuyệt vời tại Việt Nam.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hiện tượng chèo kéo, ép giá,… khi mua sắm, ăn uống,
mua đồ lưu niệm,.. đặc biệt là đối với du khách nước ngoài. Điều này khiến cái nhìn về
con người Việt Nam cũng như ngành du lịch Việt Nam của du khách nước ngồi
khơng được đẹp.
Sex (Sự hấp dẫn): Việt Nam nổi tiếng là quốc gia có nhiều cảnh đẹp và thiên nhiên

hùng vĩ cùng với những nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Điều này là điểm rất
hấp dẫn những du khách muốn trải nghiệm, thám hiểm và hồ mình vào vẻ đẹp hoang
sơ, hùng vĩ của thiên nhiên đồng thời họ sẽ có thêm những hiểu biết và những trải
nghiệm thú vị và thưởng thức văn hoá Việt Nam với các di sản văn hố vật thể (các di
tích lịch sử, các món ăn dân tộc,..) và di sản văn hoá phi vật thể (các lễ hội, các loại
hình nghệ thuật như dân ca quan họ Bắc Ninh,…).
Mặc dù có đồ sộ những cảnh đẹp và di sản, nhưng khách du lịch nội địa chưa có ý
thức trong việc bảo vệ chúng, vẫn còn một số hiện tượng khắc tên lên đá, lên cây, viết
lên tường tại những địa điểm du lịch nổi tiếng, làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của
chúng.


Với việc áp dụng mơ hình 3H bao gồm Heritage (Di sản), Hospitality (Lòng mến
khách), Honesty (Sự trung thực, uy tín), du lịch Việt Nam cũng có những thuận lợi và
khó khăn.
Heritage (Di sản): Tính đến năm 2019 Việt Nam hiện tại có 8 Di sản thế giới được
UNESCO cơng nhận, trong số đó có 5 Di sản văn hố, 2 Di sản tự nhiên và 1 Di sản
hỗn hợp. Những loại di sản như di sản truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán ở
Việt Nam được đánh giá rất cao. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện,
phát huy rõ nét nhất qua truyền thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, sắc thái
dân tộc, văn hoá dân tộc. Đây là một yếu tố quan trọng đối với khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, để du khách nước ngồi có thể hiểu được hết về những di sản của Việt
Nam, đặc biệt là những di sản văn hố thì nhu cầu về số lượng của đội ngũ hướng dẫn
viên có trình độ ngoại ngữ sẽ tăng cao, trong khi đó, tại các địa điểm du lịch vẫn chưa
đáp ứng đủ nguồn nhân lực này nên du khách quốc tế sẽ không thể hiểu một cách sâu
sắc vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Việt Nam – điều mà du khách muốn tìm hiểu
và trải nghiệm.
Hospitality (Lòng mến khách): Được biết đến là một quốc gia thân thiện và lòng
hiếu khách của người Việt Nam được thể hiện qua sự tiếp xúc giữa khách với nhân
viên cung ứng dịch vụ, giữa khách và chính quyền địa phương và người dân địa

phương… Điều này đã gây một ấn tượng tốt đẹp đối với mỗi người khách sau chuyến
đi, họ muốn có dịp để trở lại hoặc giới thiệu với bạn bè, người thân đến du lịch.
Nhưng, bên cạnh đó, vẫn tồn tại những khó khăn trong việc giao tiếp với du khách
ngoại quốc do rào cản ngôn ngữ. Điều này phản ánh rõ chất lượng nhân lực chưa cao
do yếu về khả năng giao tiếp ngơn ngữ nước ngồi.
Honesty (Sự trung thực, uy tín): Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều những địa điểm,
những khách sạn, resort có uy tín trong khu vực cũng như trên thế giới như Amiana Khu nghỉ dưỡng gia đình sang trọng nhất thế giới, Avana Retreat - Khu nghỉ dưỡng “đi
trốn” hàng đầu châu Á,…
Nhưng đánh giá một cách khách quan thì yếu tố này chưa được du khách quốc tế
đánh giá cao. Bởi họ không chỉ phải trả giá cao hơn khách nội địa mà họ còn bị chèo
kéo, ép giá,… khi mua sắm, ăn uống, mua đồ lưu niệm… nhất là những hộ kinh doanh
nhỏ lẻ, quy mô nhỏ.
---Hết---



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×