Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Kế hoạch thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.25 KB, 7 trang )

1
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CƠNG LÝ

Số:

/KH-UBND

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Công Lý, ngày

tháng

năm 2022

KẾ HOẠCH
Quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ bao gói thuốc
bảo vệ
thực vật sau sử dụng trên địa bàn xã Công Lý
Thực hiện Quyết định số 285/QĐ-UBND ngày 21/6/2022 của UBND
huyện Lý Nhân về việc phê duyệt Đề án “Quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý
vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện Lý Nhân”. Ủy
ban nhân dân xã Công Lý xây dựng kế hoạch Quản lý, thu gom, vận chuyển và
xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn xã Cơng Lý như
sau:
I. Mục đích, u cầu
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý và nhận thức của cộng đồng
dân cư về việc thu gom, xử lý vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa


bàn xã, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do tác hại của rác thải thuốc
bảo vệ thực vật gây nên, cải thiện môi trường sinh thái.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, từng bước giúp người
dân loại bỏ dần thói quen vứt bỏ các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện
sau sử dụng.
- Tạo điều kiện thuận lợi để hướng đến một nền phát triển sản xuất nơng
nghiệp sạch an tồn, bền vững, cải thiện môi trường nông thôn, bảo vệ sức khỏe
người dân, cộng đồng, góp phần xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
- Cần có sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp
thực hiện của người dân để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.
II. Nội dung
1. Thực trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển xử lý vỏ bao gói
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
Diện tích đất nơng nghiệp hiện nay (theo thống kê định kỳ diện tích đất đai
tính đến hết ngày 31/12/2021) là 430,66 ha (trong đó: diện tích đất trồng lúa là
268,54 ha, diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 14,16 ha, diện tích đất
trồng cây lâu năm là 106,47 ha, diện tích đất ni trồng thủy sản là 41,50 ha).
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn toàn xã có khoảng 05 cơ sở bn bán thuốc


2
bảo vệ thực vật nhưng chỉ có 03 cơ sở được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện bán, 02 cơ sở còn lại chưa được cấp.
Theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, cứ 3 ha
đất canh tác cây trồng hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử
dụng thuốc BVTV thì phải có 1 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật.
Như vậy, tính trên tổng số diện tích gieo trồng hàng năm, ước tính trên địa
bàn xã cần có khoảng 94 bể chứa vỏ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, số lượng bể chứa mới đạt khoảng 0,9% so với yêu
cầu, bên cạnh đó bể chứa được xây dựng giai đoạn đầu đã xuống cấp (sử dụng
các cống làm bể thu gom vỏ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến bể không
đáy, không nắp, không biển báo, biểu tượng cảnh báo nguy hiểm); một bộ phận
người dân chưa thực hiện tốt việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng, công tác tiêu hủy chưa được thực hiện đúng quy định... Chưa xây dựng
được bể chứa đảm bảo yêu cầu nên việc thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ
thực vật chưa đúng quy định. Hằng năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng
khá lớn chưa được thu gom, xử lý theo quy định. Ủy ban nhân dân xã chưa
thành lập các tổ thu gom, vận chuyển vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng về bể chứa và khu lưu chứa..
2. Kế hoạch thực hiện
- Phấn đấu 100% các xứ đồng (cứ 3 ha đất canh tác cây trồng hàng năm
hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc BVTV thì phải có 1
bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật) trên địa bàn xã có đủ bể chứa để thu gom
vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Bể chứa phải đảm bảo yêu cầu sau (theo đúng Thông tư số 05/2016/TTLTBNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Bộ Tài nguyên và Mơi trường):
+) Đặt tại các vị trí thích hợp, dễ nhận biết ven đường, trục giao thông nội
đồng, bờ ruộng lớn; không bị ngập lụt, gần Điểm pha chế thuốc trước khi đem đi
phun rải để thuận tiện cho việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng; không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, khu dân cư, giao thông
và mỹ quan nông thôn;
+) Làm bằng vật liệu bền chắc, có khả năng chống ăn mịn, khơng bị rị rỉ,
khơng phản ứng hóa học với chất thải chứa bên trong; có khả năng chống thấm,
khơng thẩm thấu chất thải ra bên ngồi; đảm bảo khơng bị gió, nước làm xê
dịch;
+) Có hình ống hoặc hình khối chữ nhật phù hợp với địa Điểm đặt bể chứa,
thuận tiện cho việc di chuyển. Dung tích bể chứa Khoảng 0,5 - 01 m3, có nắp
đậy kín. Nắp bể chắc chắn, khơng bị gió, mưa làm xê dịch và rộng hơn thành bể



3
tối thiểu 05 cm để tránh nước mưa chảy vào; bên thành đứng của bể chứa có ơ
cửa nhỏ gần nắp đậy có thể đóng mở dễ dàng; bể có chiều cao thích hợp để
phịng ngừa nước lũ tràn vào bên trong;
+) Bên ngồi bể chứa có ghi dịng chữ “Bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;
+) Tùy thuộc vào đặc Điểm cây trồng và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, số lượng bể chứa phải đảm bảo chứa đựng hết bao gói thuốc bảo vệ thực vật
sau sử dụng trong vùng đất canh tác. Nhưng tối thiểu phải có 01 bể chứa trên
diện tích 03 ha đất canh tác cây trồng hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây
trồng lâu năm có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Phấn đấu 100% vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu
gom về bể chứa, đảm bảo vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định tại Thông tư
số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 02/TTBTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài ngun và Mơi trường;
- Hồn chỉnh mạng lưới thu gom và duy trì hoạt động thu gom, vận chuyển,
xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn xã.
- Đến năm 2023, về cơ bản hoàn thiện xây dựng, lắp đặt, cải tạo hệ thống
các bể chứa, khu lưu chứa (theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLTBNNPTNTBTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý
bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng) đảm bảo cho cơng tác thu gom, lưu
chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thuận lợi, phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương và đặc điểm tình hình các vùng sản xuất nơng
nghiệp trên địa bàn xã.
- Xã hội hóa cơng tác thu gom, xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau
sử dụng trên địa bàn xã, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần để đầu tư vào
công tác thu gom, xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo mơ

hình dịch vụ chun nghiệp.
- Thực hiện phương pháp thu gom, vận chuyển, xử lý vỏ bao thuốc bảo vệ
thực vật sau sử dụng theo Đề án “Quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ bao
gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện Lý Nhân”.
3. Lộ trình thực hiện
- Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ năm 2022
- Tháng 8 năm 2022: tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất
nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững, thu gom vỏ bao thuốc bảo


4
vệ thực vật sau sử dụng; thành lập các Tổ thực hiện thu gom vỏ bao bì thuốc bảo
vệ thực vật sau sử dụng.
- Tháng 9 năm 2022: triển khai thí điểm, xây dựng các mơ hình sản xuất
nơng nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững, thu gom vỏ bao thuốc bảo
vệ thực vật sau sử dụng tại từng khu vực.
- Hoàn thiện xây dựng các bể chứa đặt tại các vị trí đảm bảo cơng tác thu
gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (cứ 3 ha đất canh tác cây trồng
hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật thì phải có 1 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật). Thời gian xong
trước tháng 05/2023.
- Triển khai tìm vị trí xây dựng khu vực lưu chứa bao bì thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng.
4. Kinh phí thực hiện
Từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn khác.
III. Tổ chức thực hiện
1. Cơng chức Địa chính Tài ngun và Mơi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các cán bộ, công chức liên quan tuyên truyền,
hướng dẫn công tác thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật
sau sử dụng; đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch đảm bảo

tiến độ, mục tiêu đề ra; định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
xã.
- Chủ trì, phối hợp với đài truyền thanh xã, các tổ chức chính trị - xã hội
xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng
đồng hình thành thói quen: Sau khi pha chế, phun rải thuốc bảo vệ thực vật phải
thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để vào bể chứa thu gom và để
riêng vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh
đồng ruộng. Không sử dụng vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các mục
đích khác và không tự ý đốt hoặc đem chôn vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng.
- Phối hợp tổ chức các buổi tập huấn lồng ghép các chương trình dự án về
mơi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật an tồn, hiệu quả; hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng theo quy định, có thể kết hợp lồng ghép vào các chương trình,
dự án hoặc các buổi tập huấn mùa vụ.
- Tham mưu tổ chức lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng,
năng lực phù hợp để bốc xúc, vận chuyển và xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng trên địa bàn xã theo quy định; Phối hợp xác nhận số liệu về khối
lượng vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại địa bàn, để từ đó, làm thủ


5
tục thanh tốn, quyết tốn kinh phí bốc xúc, vận chuyển khối lượng vỏ bao gói
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Định kỳ tham mưu UBND xã tổ chức sơ kết, kiểm tra, đánh giá kết quả
thu gom, vận chuyển, xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên
địa bàn xã.
- Kịp thời phát hiện, tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã những
nội dung chưa phù hợp, vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện kế
hoạch.

2. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:
- Giao 02 HTX NN xây dựng các bể chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật trên các
xứ đồng đảm bảo tối thiểu phải có 01 bể chứa trên diện tích 03 ha đất canh tác
cây trồng hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật.
- Các Hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức, hiểu biết của người dân về thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là tâm lý lệ
thuộc quá nhiều vào việc sử dụng thuốc để trừ sâu bệnh hại; ứng dụng quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM), khuyến khích sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc thế hệ mới trong sản xuất nơng nghiệp, …
3. Cơng chức Địa chính nơng nghiệp
- Phối hợp các Đồn kiểm tra liên ngành của tỉnh, các ngành chuyên môn
liên quan của huyện thanh tra, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và
phân bón theo quy định của pháp luật, để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
đối với hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tại cơ sở sản xuất
trồng trọt.
- Chủ trì, phối hợp với cơng chức Địa chính TNMT tổng hợp, xác định khối
lượng vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn để thực hiện
việc thanh quyết tốn kinh phí thu gom và xử lý vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng.
4. Cơng chức Tài chính – Kế tốn
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã cân đối bố trí nguồn vốn để thực hiện
kế hoạch.
- Hướng dẫn thực hiện thanh toán, quyết tốn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước theo quy định.
5. Công chức VHXH
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ
bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn.
- Phối hợp với đài truyền thanh xã tăng thời lượng thông tin các vấn đề liên
quan đến công tác thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để hình



6
thành nhận thức, thói quen cho người dân: Sau khi pha chế, phun rải thuốc bảo
vệ thực vật phải thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để vào bể chứa
thu gom và để riêng vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt
và rác vệ sinh đồng ruộng; sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường
bền vững và người dân biết cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an tồn, hiệu
quả, để khơng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Chủ trì, phối hợp với Cơng chức Tài nguyên và Môi trường viết tin bài về
việc sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững, thu gom, vận
chuyển và xử lý vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Kịp thời tun truyền các mơ hình, điển hình, tổ chức, cá nhân, thôn,
những địa điểm thực hiện tốt việc thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử
dụng, để từ đó nhân rộng những mơ hình triển khai hiệu quả và cách làm hay
cho cộng đồng.
7. Công chức Tư pháp Hộ tịch:
- Phối hợp với phòng tư pháp tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn
thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các hành vi và xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; tổ chức các buổi tập
huấn lồng ghép các chương trình dự án về mơi trường và ứng phó biến đổi khí
hậu, hướng dẫn nơng dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy
định, có thể kết hợp lồng ghép vào các chương trình, dự án hoặc các buổi tập
huấn mùa vụ.
8. Công an xã
- Lực lượng công an tăng cường tuần tra, giám sát, phát hiện và xử lý các
trường hợp vi phạm đối với hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón tại cơ sở sản xuất trồng trọt, các trường hợp vứt bỏ bao gói thuốc bảo vệ
thực vật sau sử dụng không đúng nơi quy định.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và các ngành đoàn thể của xã:
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt chủ trương thực hiện sản xuất nông
nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững, thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ
thực vật sau sử dụng cho toàn thể hội viên, đoàn viên; nâng cao nhận thức, hiểu
biết của người dân về thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là tâm lý lệ thuộc quá
nhiều vào việc sử dụng thuốc để trừ sâu bệnh hại; ứng dụng quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM), khuyến khích sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học,
thuốc thảo mộc, thuốc thế hệ mới trong sản xuất nông nghiệp; hướng dẫn sử
dụng thuốc “4 đúng”, “5 quy tắc vàng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Mỗi hội viên là một tuyên truyền viên tại cơ sở, thực hiện việc tuyên truyền,
giám sát việc thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại địa phương.


7
Đưa tiêu chí thực hiện thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào
việc bình xét thi đua của Hội, Đoàn thể.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ tự quản, Câu lạc bộ môi
trường, … trong công tác thu gom vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại
nguồn.
10. Người thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có trách
nhiệm:
- Thực hiện các biện pháp an tồn lao động trong q trình thu gom bao gói
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
- Trang bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, ủng
cao su và các phương tiện, vật tư cần thiết khác phục vụ việc thu gom bao gói
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;
- Ký hợp đồng và được trả công theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với người
sử dụng lao động trong việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
12. Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm:
- Sau khi pha chế, phun rải thuốc bảo vệ thực vật phải thu gom bao gói

thuốc BVTV sau sử dụng để vào bể chứa;
- Để riêng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với rác thải sinh hoạt
và rác vệ sinh đồng ruộng;
- Không sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các mục đích
khác;
- Khơng tự ý đốt hoặc đem chơn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
Trên đây là Kế hoạch Quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ bao gói
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn xã Công Lý. Đề nghị các cán bộ,
cơng chức, các ngành, đồn thể, 02 HTX, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện
nghiêm túc. Trong q trình thực hiện có khó khăn vướng mắc báo cáo về
UBND xã để giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- UBND huyện;
- TT Đảng ủy, LĐ UBND xã;
- Cán bộ, cơng chức có liên quan;
- 02 HTX NN;
- Đài truyền thanh xã;
- Lưu: VP-UBND.



×