Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ biến động lớp phủ khu vực huyện Thái Thụy Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 71 trang )

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ..................5
1.1 Khái chung về bản đồ biến động lớp phủ........................................................5
1.2 Nguyên nhân gây gây ra biến động và sự cần thiết phải xác định biến động
lớp phủ..................................................................................................................5
1.3 Các phương pháp đánh giá biến động..............................................................6
1.3.1 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp so sánh sau phân loại..................7
1.3.2 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp phân loại trực tiếp ảnh đa thời
gian........................................................................................................................ 8
1.3.3 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp cộng màu trên một kênh ảnh......9
1.3.4 Thành lập bản đồ biến động bằng phương pháp phân tích véctơ thay đổi
phổ...................................................................................................................... 10
1.3.5 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp kết hợp....................................11
1.3.6 So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp...........................................12
Chương 2: KẾT HỢP VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
TRONG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ..............................................14
2.1 Cơ sở viễn thám.............................................................................................14
2.1.1 Khái niệm về viễn thám..............................................................................14
2.1.2 Nguyên lý thu nhận hình ảnh của viễn thám...............................................15
2.1.3 Vấn đề thu nhận và phân tích tư liệu ảnh viễn thám...................................16
2.1.4 Đặc trưng phổ phản xạ của các đối tượng trên bề mặt trái đất....................18
2.1.5 Một số vệ tinh viễn thám............................................................................22
2.1.6 Phương pháp xử lý thông tin viễn thám......................................................27
2.2 Khái quát chung về hệ thống thông tin địa lý................................................31


2.2.1 Định nghĩa..................................................................................................31
2.2.2 Các thành phần chính của GIS...................................................................31
2.2.3 Các chức năng cơ bản của GIS...................................................................33
2.2.4 Cấu trúc dữ liệu của GIS............................................................................39

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

1

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

2.3 Quy trình xác định các biến động lớp phủ sử dụng công nghệ viễn thám và hệ
thống thông tin địa lý..........................................................................................42
Chương 3: THỰC NGHIỆM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ
HUYỆN THÁI THỤY GIAI ĐOẠN 2003 – 2009..............................................46
3.1 Khái quát chung về khu vực nghiên cứu.......................................................46
3.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................46
3.1.2 Địa hình, thuỷ văn......................................................................................47
3.1.3 Khí hậu thời tiết..........................................................................................47
3.1.4 Các nguồn tài nguyên.................................................................................48
3.1.5 Giao thông - kinh tế - xã hội.......................................................................48
3.2 Tư liệu viễn thám sử dụng trong thực nghiệm...............................................49
3.3 Thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ.............................................................50
3.3.1 Tăng cường chất lượng ảnh.......................................................................50
3.3.2 Nắn chỉnh tư liệu ảnh................................................................................51

3.3.3 Cắt ảnh theo ranh giới khu vực cần nghiên cứu..........................................52
3.3.4 Phân loại ảnh..............................................................................................52
3.4 Thành lập bản đồ biến động lớp phủ khu vực huyện Thái Thụy – Thái Bình
giai đoạn 2003 – 2009.........................................................................................62
3.4.1 Xử lý dữ liệu trên GIS................................................................................62
3.4.2 Nhận xét về xu thế biến động lớp phủ giai đoạn 2003- 2009......................67
KẾT LUẬN.........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................71

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

2

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn
sống, môi trường, môi sinh quan trọng nhất cho đời sống con người, cho sinh hoạt
xã hội và cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thế giới nói chung và nước ta
nói riêng đang đối mặt với sức ép của gia tăng dân số đi cùng với việc sử dụng đất
đai thiếu bền vững đã gây sức ép lớn lên quá trình sử dụng đất và vấn đề sử dụng
đất đai trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Vì vậy nghiên cứu
sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất là căn cứ khoa học để đưa ra những chính
sách sử dụng đất đai phù hợp sao cho tiết kiệm và có hiệu quả và việc xác định biến
động đất đai càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ.

Ngày nay, công nghệ viễn thám và GIS đang được sử dụng để theo dõi và
đánh giá những biến đổi của bề mặt trái đất, quản lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và giám sát môi trường. Nhờ dữ liệu ảnh viễn thám chúng ta có thể giải đốn,
phân tích và đánh giá biến động của lớp phủ mặt đất theo thời gian và không gian.
Để nghiên cứu biến động lớp phủ, người ta có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau từ số liệu thống kê, từ các cuộc điều tra nông nghiệp nông thôn.
Các phương pháp này mặc dù có ưu điểm là độ chính xác cao nhưng nhược điểm
của chúng là tốn kém thời gian và kinh phí. Với khả năng cung cấp thông tin đa
dạng và cập nhật của tư liệu viễn thám kết hợp với phương pháp truyền thống thì
việc nghiên cứu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ biến động lớp phủ
sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy em đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Ứng
dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý thành lập bản đồ biến
động lớp phủ khu vực huyện Thái Thụy - Thái Bình giai đoạn 2003-2009”. Đồ án
được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan bản đồ biến động lớp phủ và các phương pháp nghiên
cứu biến động lớp phủ.
Chương 2: Kết hợp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu
biến động lớp phủ.
Chương 3: Thực nghiệm thành lập bản đồ biến động lớp phủ khu vực Thái
Thụy - Thái Bình giai đoạn 2003-2009.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

3

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp em đã cố gắng hoàn thành những
vấn đề trọng tâm của đề tài nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên
khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các
thầy cơ trong bộ môn Đo ảnh – Viễn thám, khoa Trắc địa và các bạn đồng nghiệp để
đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS: Nguyễn Văn Trung cùng các thầy
cô trong bộ mơn đã giúp đỡ em hồn thành đồ án này.
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Lĩnh

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

4

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ
1.1 Khái chung về bản đồ biến động lớp phủ
Lớp phủ mặt đất là tất cả các thành phần vật chất tự nhiên và nhân tạo bao
phủ trên bề mặt trái đất bao gồm các yếu tố thực vật (mọc tự nhiên hoặc được
trồng), các cơng trình kinh tế – xã hội được xây dựng của con người, thổ nhưỡng,

nước, dải đất cát…Lớp phủ mặt đất thể hiện trạng thái tự nhiên.
Biến động được hiểu là sự biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng
một trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên
cũng như môi trường xã hội.
Phát hiện biến động là quá trình nhận dạng sự biến đổi, sự khác biệt về trạng
thái của sự vật, hiện tượng bằng cách quan sát chúng tại các thời điểm khác nhau.
Bản đồ biến động lớp phủ ngoài các yếu tố nội dung cơ bản của các bản đồ
chuyên đề như: bản đồ địa hình, địa vật, giao thơng, thủy văn… phải thể hiện được
sự biến động về sử dụng đất theo thời gian.
Ưu điểm của bản đồ biến động lớp phủ là thể hiện được rõ sự biến động theo
không gian và theo thời gian. Diện tích biến động được thể hiện rõ ràng trên bản đồ,
đồng thời cho chúng ta biết có biến động hay khơng biến động, hay biến động từ
loại đất nào sang loại đất nào. Nó có thể được kết hợp với nhiều nguồn dữ liệu tham
chiếu khác để phục vụ có hiệu quả cho rất nhiều mục đích khác nhau như quản lý
tài ngun, mơi trường, thống kê, kiểm kê đất đai.
Về cơ bản, bản đồ biến động lớp phủ được thành lập trên cơ sở hai bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tại hai thời điểm nghiên cứu vì vậy độ chính xác của bản đồ
này phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai thời
điểm nghiên cứu.
1.2 Nguyên nhân gây gây ra biến động và sự cần thiết phải xác định biến động
lớp phủ
Biến động của lớp phủ mặt đất bao giờ cũng bao gồm nhiều yếu tố tương tác
lẫn nhau như: sự kết hợp của mục đích sử dụng đất tùy theo thời gian, không gian

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

5

Lớp Trắc địa B - K53



Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

cụ thể tùy vào mục đích, mơi trường và điều kiện của con người. Các quá trình tự
nhiên diễn ra trên bề mặt đất như: hạn hán, xói mịn, … cũng quan trọng như các tác
động của con người( phụ thuộc vào chính sách, điều kiện kinh tế, …).
Các nguyên nhân chính dẫn đến biến động lớp phủ mặt đất gồm:
-

Sự thay đổi đa dạng của tự nhiên

-

Vấn đề con người

-

Vấn đề chính sách, thể chế

-

Vấn đề kinh tế và cơng nghệ

-

Vấn đề văn hóa

-


Vấn đề tồn cầu hóa
Trên thực tế mỗi một khu vực khác nhau trên trái đất đều có loại hình lớp

phủ mặt đất đặc trưng và mỗi một đối tượng đều chịu sự tác động của tự nhiên và
con người với mức độ mạnh, yếu khác nhau. Sự tác động này đã làm cho lớp phủ
mặt đất luôn biến đổi. Sự biến đổi của lớp phủ mặt đất ngược lại cũng có những
ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống của con người, như diện tích rừng suy giảm đã
gây ra lũ lụt; sự gia tăng của các khu công nghiệp và các hoạt động nông nghiệp
như tăng vụ lúa, nuôi trồng thuỷ sản không hợp lý là một trong những nguyên nhân
gây biến đổi khí hậu. Do đó, việc xây dựng bản đồ biến động lớp phủ là một việc
làm cần thiết. Thông tin lớp phủ là đầu vào rất quan trọng cho việc lập kế hoạch
phát triển, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên trên quy mơ tồn cầu cũng
như địa phương.
Đó là một trong những nguồn tài liệu quan trọng giúp các nhà quy hoạch, các
nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quan về hiện trạng lớp phủ mặt đất qua
từng thời kỳ. Từ đó góp phần quan trọng trong cơng tác quản lý tài nguyên thiên
nhiên, đánh giá biến động lớp phủ; phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch và quản
lý đất đai để đảm bảo sử dụng đất bền vững, hiệu quả, thân thiện môi trường và
quan trọng nhất là đảm bảo an ninh lương thực.
1.3 Các phương pháp đánh giá biến động
Để nghiên cứu biến động lớp phủ, người ta có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau như: phương pháp thống kê (dựa vào các số liệu thống kê, các cuộc

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

6

Lớp Trắc địa B - K53



Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

điều tra), phương pháp dựa vào bản đồ hiện trạng có sẵn các thời kỳ, phương pháp
thành lập bản đồ biến động sử dụng tư liệu viễn thám và sử dụng phương pháp kết
hợp... Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của cơng nghệ viễn thám thì việc
nghiên cứu biến động lớp phủ sử dụng tư liệu viễn thám được thực hiện dễ dàng,
mang lại hiệu quả cao và khắc phục được nhiều hạn chế mà các phương pháp truyền
thống không làm được.
1.3.1 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp so sánh sau phân loại
Bản chất của phương pháp này là từ ảnh ở hai thời điểm khác nhau ta thành
lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại hai thời điểm đó. Sau đó chồng ghép hai
hiện trạng để xây dựng bản đồ biến động. Quy trình thành lập bản đồ biến động đất
theo phương pháp này có thể tóm tắt như hình 1.1

Hình 1.1: Thành lập bản đồ biến động bằng phương pháp sau phân loại
Phương pháp so sánh sau phân loại được sử dụng rộng rãi nhất, đơn giản, dễ
hiểu và dễ thực hiện. Sau khi 2 ảnh vệ tinh được nắn chỉnh hình học sẽ tiến hành
phân loại độc lập để tạo thành hai bản đồ. Hai bản đồ này được so sánh bằng cách
so sánh pixel tạo thành ma trận biến động.
Theo J. Jensen, ưu điểm của phương pháp này cho biết sự thay đổi từ loại đất
gì sang loại đất gì và chúng ta cũng có thể sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã
được thành lập trước đó.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

7


Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Nhược điểm của phương pháp này là phải phân loại độc lập các ảnh viễn
thám nên độ chính xác phụ thuộc vào độ chính xác của từng phép phân loại và
thường độ chính xác khơng cao vì các sai sót trong quá trình phân loại của từng ảnh
vẫn được giữ nguyên trong bản đồ biến động.
1.3.2 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp phân loại trực tiếp ảnh đa thời
gian
Phương pháp này thực chất là chồng xếp hai ảnh của hai thời kỳ với nhau để
tạo thành ảnh biến động. Sau đó dựa vào ảnh biến động ta tiến hành phân loại và
thành lập bản đồ biến động.

Hình 1.2: Nghiên cứu biến động bằng phương pháp phân loại trực tiếp
ảnh đa thời gian
Ưu điểm của phương pháp này là chỉ phải phân loại một lần nhưng nhược
điểm lớn nhất của nó là rất phức tạp khi lấy mẫu vì phải lấy tất cả các mẫu vùng
biến động và vùng không biến động. Hơn nữa, ảnh hưởng của sự thay đổi theo thời
gian (các mùa trong năm) và ảnh hưởng của khí quyển của các ảnh ở các thời điểm
khác nhau cũng khơng dễ được loại trừ, do đó ảnh hưởng đến độ chính xác của
phương pháp.Thêm vào đó bản đồ biến động lớp phủ nông nghiệp được thành lập
theo phương pháp này chỉ cho ta biết được chỗ biến động và chỗ không biến động
chứ không cho biết được biến động như thế nào.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh


8

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1.3.3 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp cộng màu trên một kênh ảnh
Trong phương pháp này ta chọn một kênh ảnh nhất định (ví dụ kênh 1) sau
đó ghi từng ảnh ở các thời điểm lên một băng từ đặc biệt của hệ thống xử lý ảnh số.
Khi đó màu sắc của dữ liệu ảnh chồng xếp sẽ cho thấy sự biến động hay không biến
động theo nguyên lý tổ hợp màu.
Ví dụ có hai ảnh Landsat TM năm 1992 và năm 1998. Gán màu lục cho kênh
1 của ảnh năm 1992, gán màu đỏ cho kênh 1 của ảnh năm 1998, gán màu chàm cho
một kênh 1 của ảnh trống. Khi đó tất cả các vùng khơng có sự thay đổi giữa hai thời
điểm sẽ có màu vàng (theo nguyên lý cộng màu, tổ hợp màu chàm và màu đỏ tạo
thành màu vàng). Như vậy căn cứ vào màu sắc ta có thể định lượng được sự thay
đổi (hình 1.3).

Hình: 1.3 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp cộng màu trên một kênh
ảnh
Ưu điểm của phương pháp này có thể xác định được biến động của hai thậm
chí ba thời điểm ở cùng một lần xử lý ảnh.
Tuy nhiên kỹ thuật xử lý ảnh theo phương pháp này không cung cấp được số
liệu cụ thể về diện tích biến động từ loại đất này sang loại đất khác. Tuy vậy, đây là
phương pháp tối ưu để nghiên cứu biến động trên phạm vi rộng lớn như vùng hoặc
lãnh thổ.


SV: Nguyễn Thị Lĩnh

9

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1.3.4 Thành lập bản đồ biến động bằng phương pháp phân tích véctơ thay đổi
phổ
Khi ở trong khu vực nghiên cứu có biến động xảy ra thì nó được thể hiện
bằng sự khác biệt về phổ ở giữa hai thời điểm trước và sau biến động. Giả sử xác
định được giá trị phổ trên hai kênh x và y tại hai thời điểm trước và sau biến động
như trên biểu đồ hình 1.4

Kênh
y

2



1

Kênh
x
Hình 1.4: Véc tơ thay đởi phở

Điểm 1 biểu thị giá trị phổ tại thời điểm trước khi xảy ra biến động, điểm 2
biểu thị giá trị phổ tại thời điểm sau khi xảy ra biến động. Khi đó véc tơ 12 chính là
véc tơ thay đổi phổ, và được biểu thị bởi giá trị (khoảng cách từ 1 đến 2) và hướng
thay đổi (góc  ).
Giá trị của véc tơ thay đổi phổ tính trên tồn cảnh theo công thức:
CMpixel =

n

  BV

i , j ,k

(1)  BV i , j ,k (2)



2

k 1

Trong đó: CMpixel là giá trị của véc tơ thay đổi phổ,
BVi,j,k(1), BVi,j,k(2) là giá trị phổ của pixel ij, kênh k của ảnh trước và sau
khi xảy ra biến động.
Việc phân tích véc tơ thay đổi được ghi lại thành hai tệp dữ liệu: một tệp
chứa các mã của khu vực, một tệp chứa độ lớn của các véc tơ thay đổi phổ. Thông
tin về sự thay đổi được tạo ra từ hai tệp dữ liệu đó và được thể hiện bằng màu sắc
của các pixel tương ứng với các mã đã quy định. Trên ảnh đa phổ thay đổi này sẽ
kết hợp cả hướng và giá trị của véc tơ thay đổi phổ. Sự thay đổi có xảy ra hay khơng
được quyết định bởi véc tơ thay đổi phổ có vượt ra khỏi ngưỡng quy định hay


SV: Nguyễn Thị Lĩnh

10

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

không. Giá trị ngưỡng được xác định từ kết quả thực nghiệm dựa vào các mẫu biến
động và khơng biến động.

Hình 1.5: Thuật tốn phân tích thay đởi phở.
Trường hợp a, khơng xảy ra biến động hoặc biến động nhỏ vì véc tơ thay đổi
phổ không vượt khỏi giá trị ngưỡng, trường hợp b, c có xảy ra biến động và hướng
của véc tơ thay đổi phổ thể hiện tính chất của biến động trong trường hợp b khác
trường hợp c, ví dụ ở trường hợp b có thể xảy ra sự biến mất của thực vật, còn trong
trường hợp c chỉ là sự khác biệt giai đoạn tăng trưởng của cây trồng.
Sau đó lớp thơng tin thể hiện sự thay đổi hay không thay đổi sẽ được đặt lên
trên tấm ảnh để thành lập bản đồ biến động.
Phương pháp phân tích véc tơ thay đổi phổ được ứng dụng hiệu quả trong
nghiên cứu biến động rừng nhất là biến động hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nhưng
nhược điểm của phương pháp này là khó xác định ngưỡng của sự biến động.
1.3.5 Nghiên cứu biến động bằng phương pháp kết hợp
Thực chất việc thành lập bản đồ biến động bằng phương pháp này là véc tơ
hóa những vùng biến động từ tư liệu ảnh có độ phân giải cao như ảnh SPOT Pan
hoặc ảnh hàng không.

Nếu dữ liệu ảnh tại một thời điểm có độ phân giải thấp hơn ta tiến hành phân
loại ảnh đó theo phương pháp phân loại khơng kiểm định. Từ ảnh phân loại này tạo
ra được bản đồ hiện trạng tại thời điểm đó. Tiếp theo chồng xếp bản đồ lên trên ảnh

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

11

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

có độ phân giải cao để phát hiện biến động. Sau đó tiến hành véc tơ hóa những vùng
biến động. Việc khoanh vẽ những vùng xảy ra biến động trên ảnh được thực hiện dễ
dàng nhờ phương pháp giải đoán bằng mắt dựa vào các chuẩn đốn đọc như chuẩn
hình dạng, chuẩn cấu trúc, chuẩn kích thước … Chính vì vậy, phương pháp này rất
thông dụng khi người xử lý sử dụng phương pháp giải đốn bằng mắt ảnh hàng
khơng của cả hai thời điểm.
Quá trình xử lý được thực hiện dễ dàng hơn nếu thỏa mãn hai yếu tố:
- Nếu hai ảnh được hiển thị trên màn hình cùng lúc, bên cạnh nhau.
- Các tính chất hình học của ảnh là như nhau, được định hướng như nhau thì
khi vẽ một đối tượng trên một ảnh thì trên ảnh kia đối tượng đó có cùng kích thước,
hình dạng.
Ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao và cung cấp đầy đủ thông
tin về biến động tuy nhiên phương pháp này chỉ thực hiện trên ảnh độ phân giải cao.
1.3.6 So sánh ưu, nhược điểm của các phương pháp
Từ các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu đã công bố cho thấy:

- Các phương pháp thành lập bản đồ biến động trừ các phương pháp liên
quan đến phép phân loại thơng thường, các phương pháp cịn lại đều phải xác định
ngưỡng phân chia bằng thực nghiệm để tách các pixel biến động và không biến
động. Trên thực tế, việc xác định ngưỡng chính xác là vấn đề khơng đơn giản.
- Các phương pháp như phân loại trực tiếp ảnh đa thời gian, phương pháp
cộng màu trên một kênh ảnh đều địi hỏi người xử lý phải có trình độ và hiểu biết
nhất định về kỹ thuật xử lý ảnh. Vì vậy khó thực hiện với những người khơng phải
thuộc cơ quan chun mơn. Thêm vào đó, để phát hiện biến động thực sự, các
phương pháp này đòi hỏi những tư liệu viễn thám phải được thu thập cùng thời
điểm trong các năm. Tuy nhiên, rất khó để có thể thu nhận được dữ liệu viễn thám
trong cùng một thời điểm của các năm, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới, nơi mà mây che
phủ phổ biến nhiều ngày trong năm. Đồng thời cũng phải lưu ý tới độ ẩm của đất và
lượng nước còn trên thảm thực vật trong trường hợp thời tiết lâu ngày không mưa
và vừa mới mưa xong tại thời điểm thu nhận ảnh.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

12

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Phương pháp so sánh sau phân loại là một trong số các phương pháp được
sử dụng rộng rãi nhất. Bản đồ biến động được thành lập từ kết quả phân loại có
kiểm định đạt độ chính xác cao nhất .
- Trong phương pháp so sánh sau phân loại, ảnh của từng thời điểm được

phân loại độc lập nên tránh được nhiều vấn đề như khơng phải chuẩn hóa ảnh
hưởng của khí quyển và bộ cảm ứng điện từ trên ảnh chụp tại các thời điểm khác
nhau, không phải lấy mẫu lại kích thước pixel trong trường hợp dữ liệu đa thời gian
không cùng độ phân giải không gian.
Phương pháp này được cho là ít nhạy cảm với những thay đổi phổ của đối
tượng do sự khác nhau của độ ẩm đất và chỉ số thực vật. Tuy nhiên phương pháp
này có hạn chế là phụ thuộc vào độ chính xác của từng ảnh phân loại và tốn kém
khá nhiều thời gian.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

13

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Chương 2: KẾT HỢP VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
TRONG NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ
2.1 Cơ sở viễn thám
2.1.1 Khái niệm về viễn thám
Viễn thám được định nghĩa như một khoa học và công nghệ mà đặc tính của
sự vật được xác định mà khơng cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.

Hình 2.1: Cấu tạo hệ thống viễn thám
Về bản chất viễn thám là công nghệ nhằm xác định và nhận biết các đối
tượng hoặc các điều kiện môi trường thông qua các đặc trưng riêng về phản xạ hoặc

bức xạ điện từ. Tuy nhiên những năng lượng như từ trường, trọng trường cũng có
thể được sử dụng.
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ đối tượng
được gọi là bộ cảm.
Phương tiện dùng để mang các bộ cảm được gọi là vật mang. Vật mang có
thể là kinh khí cầu, máy bay hoặc vệ tinh.
Tín hiệu điện từ thu nhận từ đối tượng nghiên cứu mang theo các thông tin
về đối tượng.
Viễn thám có thể phân thành ba loại theo bước sóng sử dụng:
- Viễn thám trong dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

14

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Viễn thám hồng ngoại nhiệt ( thu năng lượng nhiệt của địa vật)
-Viễn thám siêu cao tần (Radar) (thu năng lượng tán xạ)

Hình 2.2: Sơ đồ phân loại viễn thám theo bước sóng
2.1.2 Ngun lý thu nhận hình ảnh của viễn thám
Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông
tin chủ yếu về đặc tính của đối tượng. Ảnh viễn thám cung cấp thông tin về các vật
thể tương ứng với năng lượng bức xạ ứng với từng bước sóng đã xác định. Đo

lường và phân tích năng lượng phản xạ phổ do ảnh viễn thám ghi nhận, cho phép
tách thông tin hữu ích về từng lớp phủ mặt đất khác nhau do sự tương tác giữa bức
xạ điện từ và vật thể. Hình 2.3 thể hiện sơ đồ nguyên lý thu nhận ảnh viễn thám.
Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời,
năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được bộ cảm biến
đặt trên vật mang thu nhận.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

15

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.3 Ngun lý thu nhận hình ảnh viễn thám
Thơng tin về năng lượng phản xạ của các vật thể được ảnh viễn thám thu
nhận và xử lí tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trên kinh nghiệm
của chuyên gia.Cuối cùng, các dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các vật thể và
hiện tượng khác nhau trên mặt đất sẽ được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như: nông lâm nghiệp, địa chất, khí tượng, mơi trường…..
2.1.3 Vấn đề thu nhận và phân tích tư liệu ảnh viễn thám
Tồn bộ q trình thu nhận và xử lí ảnh viễn thám có thể chia thành 5 phần
cơ bản như sau:
- Nguồn cung cấp năng lượng.
- Sự tương tác của năng lượng với khí quyển
- Sự tương tác với các vật thể trên bề mặt đất

- Chuyển đổi năng lượng phản xạ từ vật thể thành dữ liệu
- Hiển thị ảnh số cho việc giải đoán và xử lý.
Năng lượng điện từ của ánh sáng sau khi truyền qua các cửa sổ khí quyển
tương tác với các đối tượng trên bề mặt trái đất và phản xạ lại để các thiết bị thu của
viễn thám có thể ghi nhận các tín hiệu đó. Q trình này thực hiện qua 3 bứơc chính
sau:
+ Phát hiện: Phát hiện về dải sóng, về cường độ và tính chất của các nguồn
năng lượng điện từ.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

16

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

+ Ghi tín hiệu: các tín hiệu phát hiện được có thể ghi dưới dạng hình ảnh
hoặc các tín hiệu điện từ. Các tín hiệu điện từ có thể ghi nhận ở dạng phim, băng từ
hoặc đĩa từ và có thể hiển thị dễ dàng.
+ Phân tích các tín hiệu phổ: có thể thực hiện bằng hai phương thức là phân
tích bằng mắt và xử lý số bằng máy tính.
 Các thông số đặc trưng cho khả năng cung cấp thông tin của một ảnh vệ
tinh:
- Độ phân giải không gian : Diện tích nhỏ nhất trên mặt đất mà bộ cảm có
thể phân biệt được gọi là độ phân giải khơng gian. Ảnh có độ phân giải khơng gian
càng cao khi kích thước của pixel càng nhỏ. Độ phân giải khơng gian phụ thuộc vào

trường nhìn khơng đổi (IFOV).Trường nhìn khơng đổi được định nghĩa là góc
khơng gian tương ứng với một đơn vị chia mẫu trên mặt đất. Lượng thông tin ghi
được trong IFOV tương ứng với giá trị của pixel. Góc nhìn tối đa mà một bộ cảm có
thể thu được sóng điện từ được gọi là trường nhìn (FOV). Khoảng khơng gian trên
mặt đất do FOV tạo ra chính là bề rộng tuyến chụp.
- Độ phân giải phở: mơ tả khả năng mà bộ cảm có thể định nghĩa được mức
độ giãn cách của các bước sóng. Độ phân giải phổ càng cao khi mà bước sóng càng
hẹp. Có nghĩa là mỗi dải phổ hẹp sẽ tương ứng với một kênh hay band nào đó. Nói
cách khác thì độ phân giải phổ thể hiện bởi kích thước và số kênh phổ hoặc sự phân
chia vùng phổ mà ảnh vệ tinh có thể phân biệt một số lượng lớn các bước sóng có
kích thước tuơng tự, cũng như có thể tách biệt được các bức xạ từ nhiều vùng phổ
khác nhau.
- Độ phân giải thời gian: Khả năng ghi nhận ảnh của cùng một vùng trên mặt
đất ở những chu kỳ thời gian khác nhau được gọi là độ phân giải thời gian. Độ phân
giải thời gian không liên quan đến thiết bị ghi ảnh mà chỉ liên quan đến khả năng
chụp lặp của vệ tinh.
- Độ phân giải bức xạ: thể hiện độ nhạy tuyến tính của bộ cảm biến trong
khả năng phân biệt sự thay đổi nhỏ nhất của cường độ phản xạ sóng từ các vật thể.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

17

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


2.1.4 Đặc trưng phổ phản xạ của các đối tượng trên bề mặt trái đất
Tất cả các vật thể đều phản xạ, hấp thụ, phân tách và bức xạ sóng điện từ
bằng các cách thức khác nhau và các đặc trưng này thường được gọi là đặc trưng
phổ. Đặc trưng phổ sẽ được phân tích theo nhiều cách khác nhau để nhận dạng ra
đối tượng trên bề mặt đất, nó sẽ cho phép giải thích được mối quan hệ giữa đặc
trưng phổ và sắc, tông màu trên ảnh tổ hợp màu để giải đoán đối tượng.
Nguyên tắc cơ bản để phân biệt các đối tượng trên mặt đất trong ảnh vệ tinh
là dựa vào sự khác biệt về đặc tính phản xạ của chúng trên các kênh phổ.
Dải phổ sử dụng trong viễn thám bắt đầu từ vùng cực tím (0,3 µm - 0,4 µm),
vùng ánh sáng nhìn thấy (0,4 µ m - 0,7 µ m), đến vùng cận hồng ngoại và hồng
ngoại nhiệt.
Trong lĩnh vực viễn thám, kết quả của việc giải đốn các thơng tin phụ thuộc
rất nhiều vào sự hiểu biết mối tương quan giữa đặc trưng phản xạ phổ, bản chất và
trạng thái các đối tượng tự nhiên. Những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ sẽ cho
phép các nhà chuyên môn chọn các kênh ảnh tối ưu chứa nhiều thông tin nhất về
đối tượng được nghiên cứu, đồng thời đó cũng là cơ sở dữ liệu viễn thám để phân
tích nghiên cứu các tính chất của đối tượng địa lý, tiến tới phân loại các đối tượng
đó.

Hình 2.4: Đặc điểm phở phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính
 Đặc tính phản xạ phổ của lớp phủ thực vật

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

18

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

Lớp phủ thực vật là đối tượng được quan tâm nhiều bởi nó chiếm phần lớn
diện tích bề mặt tự nhiên. Khả năng phản xạ phổ của thực vật xanh là dấu hiệu đặc
trưng thay đổi theo bước sóng. Trong vùng ánh sáng nhìn thấy các sắc tố của lá cây
ảnh hưởng đến đặc tính phản xạ phổ của nó, đặc biệt là chất Clorophin, ngồi ra cịn
một số sắc tố khác cũng góp phần tạo nên phản xạ phổ của thực vật. Bức xạ mặt trời
khi tới bề mặt lá cây, phần trong vùng sóng đỏ và chàm bị chất diệp lục hấp thụ
phục vụ cho quá trình quang hợp, vùng sóng lục và vùng sóng hồng ngoại sẽ phản
xạ khi gặp chất diệp lục của lá.
Khả năng phản xạ phổ của mỗi loại thực vật là khác nhau và đặc tính chung
nhất về khả năng phản xạ phổ của thực vật là:
Ở vùng ánh sáng nhìn thấy, cận hồng ngoại và hồng ngoại khả năng phản xạ
phổ khác biệt rõ rệt.
Ở vùng ánh sáng nhìn thấy phần lớn năng lượng bị hấp thụ bởi clorophin có
trong lá cây, một phần nhỏ thấu qua lá còn lại bị phản xạ.
Ở vùng cận hồng ngoại cấu trúc lá ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ,
ở đây khả năng phản xạ phổ tăng lên rõ rệt.

Hình 2.5 : Đặc tính phản xạ phổ của lớp phủ thực vật

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

19

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

Ở vùng hồng ngoại nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ của lá
là hàm lượng nước, ở vùng này khi độ ẩm trong lá cao, năng lượng hấp thụ là cực
đại. Ảnh hưởng của các cấu trúc tế bào lá ở vùng hồng ngoại đối với khả năng phản
xạ phổ là không lớn bằng hàm lượng nước trong lá.
 Đặc tính phở phản xạ của thở nhưỡng
Đặc tính chung nhất của chúng là khả năng phản xạ phổ tăng theo độ dài
bước sóng, đặc biệt là ở vùng cận hồng ngoại và hồng ngoại. Ở đây chỉ có năng
lượng hấp thụ và năng lượng phản xạ, mà khơng có năng lượng thấu quang. Tuy
nhiên với các loại đất cát có thành phần cấu tạo các chất hữu cơ và vô cơ khác nhau,
khả năng phản xạ sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào thành phần hợp chất mà biên độ của
đồ thị phản xạ phổ sẽ khác nhau. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phản xạ phổ
của đất là cấu trúc bề mặt của đất, độ ẩm của đất, thành phần hữu cơ, vơ cơ có trong
đất.
Với đất mịn thì khoảng cách giữa các hạt cũng nhỏ vì chúng ở sít gần nhau
hơn. Với hạt lớn khoảng cách giữa chúng lớn hơn, do vậy khả năng vận chuyển
khơng khí và độ ẩm cũng dễ dàng hơn. Khi ẩm ướt, trên mỗi hạt cát sẽ bọc một
màng mỏng nước, do vậy độ ẩm và lượng nước trong loại đất này sẽ cao hơn và do
đó độ ẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ của chúng.
Khi độ ẩm của đất tăng thì khả năng phản xạ phổ bị giảm.
Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ là hợp chất hữu cơ
trong đất. Với hàm lượng chất hữu cơ từ 0.5-5.0% đất có màu nâu xẫm. Nếu hàm
lượng hữu cơ thấp hơn đất sẽ có màu nâu sáng.
Ơ xít sắt cũng ảnh hưởng tới khả năng phản xạ phổ của đất. Khả năng phản
xạ phổ tăng khi hàm lượng oxit sắt trong đất giảm xuống, nhất là ở vùng phổ nhìn
thấy (có thể giảm tới 40% khả năng phản xạ phổ khi hàm lượng ơ xít sắt tăng lên).
Khi bỏ ơ xít sắt ra khỏi đất, thì khả năng phản xạ phổ của đất tăng lên rõ rệt ở
dải sóng từ 0,5µm- 1,1µm nhưng với bước sóng lớn hơn 1,0µ hầu như khơng có tác

dụng.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

20

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Như trên đã nói có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ của đất
tuy nhiên chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Cấu trúc, độ ẩm, độ mịn về mặt,
hàm lượng chất hữu cơ và ô xít sắt là những yếu tố quan trọng. Vùng phản xạ và
bức xạ phổ có thể sử dụng để ghi nhận thơng tin hữu ích về đất đai cịn hình ảnh ở
hai vùng này là dấu hiệu để đoán đọc điều vẽ các đặc tính của đất.
 Đặc tính phản xạ phổ của nước
Khả năng phản xạ phổ của nước thay đổi theo bước sóng của bức xạ chiếu
tới và thành phần vật chất có trong nước. Khả năng phản xạ phổ ở đây còn phụ
thuộc vào bề mặt nước và trạng thái của nước. Trên kênh hồng ngoại và cận hồng
ngoại đường bờ nước được phát hiện rất dễ dàng, cịn một số đặc tính của nước cần
phải sử dụng dải sóng nhìn thấy để nhận biết.

Hình 2.6: Khả năng phản xạ và hấp thụ của nước theo chiều dài bước sóng
Trong điều kiện tự nhiên, mặt nước hoặc một lớp mỏng nước sẽ hấp thụ rất
mạnh năng lượng ở dải cận hồng ngoại và hồng ngoại,do vậy năng lượng phản xạ
rất ít. Vì khả năng phản xạ phổ của nước ở dải sóng dài khá nhỏ nên việc sử dụng
các kênh sóng dài để chụp cho ta khả năng đoán đọc điều vẽ thủy văn, ao hồ... ở dải

sóng nhìn thấy khả năng phản xạ phổ của nước tương đối phức tạp.
Thông thường trong nước chứa nhiều tạp chất hữu cơ và vơ cơ vì vậy khả
năng phản xạ phổ của nước phụ thuộc vào thành phần và trạng thái của nước. Các

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

21

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

nghiên cứu cho thấy nước đục có khả năng phản xạ phổ cao hơn nước trong, nhất là
những dải sóng dài.
Hàm lượng clorophin trong nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng phản xạ phổ của nước. Nó làm giảm khả năng phản xạ phổ của nước ở bước
sóng ngắn và tăng khả năng phản xạ phổ của nước ở bước sóng có màu xanh lá cây.
Ngồi ra cịn một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ
của nước, nhưng cũng có nhiều đặc tính quan trọng khác của nước khơng thể hiện
được rõ được qua sự khác biệt của phổ như độ mặn của nước biển, hàm lượng khí
metan, oxi, nito, cacbonic… trong nước.
2.1.5 Một số vệ tinh viễn thám
 Vệ tinh Landsat.
Vệ tinh Landsat là vệ tinh viễn thám tài nguyên đầu tiên được phóng lên quỹ
đạo năm 1972, cho đến nay đã có 7 thế hệ vệ tinh Landsat đã được phóng lên quỹ
đạo và dữ liệu đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay, ảnh vệ tinh
Landsat được cung cấp từ 15 trạm thu nhằm phục vụ quản lý tài nguyên và giám sát

môi trường. Sự thành công của Landsat nhờ vào việc kết hợp nhiều kênh phổ để
quan sát mặt đất, ảnh có độ phân giải không gian tương đối tốt và phủ một vùng khá
rộng với chu kỳ lặp ngắn.

Hình 2.7: Vệ tinh Landsat

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

22

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Vệ tinh Landsat được thiết kế có bề rộng tuyến chụp là 185km. Dữ liệu do 2
bộ cảm biến TM và MSS thu nhận được chia thành các cảnh phủ một vùng trên mặt
đất 185×170 km được đánh số theo hệ quy chiếu toàn cầu gồm số liệu của tuyến và
hàng. Các giá trị của pixel được mã hoá 8 bit, tức là cấp độ xám ở quỹ đạo trong
khoảng 0÷255.
+ Quĩ đạo vệ tinh Landsat.
- Độ cao bay: 705km, góc nghiêng mặt phẳng quĩ đạo: 980
- Quĩ đạo đồng bộ mặt trời và bán lặp.
- Thời điểm bay qua xích đạo: 9h39' sáng.
- Chu kỳ lặp: 17 ngày.
- Bề rộng tuyến chụp: 185km.
+ Bộ cảm:
MSS (Multispectral scanner) và TM (Thematic mapper)

Hệ thống Landsat MSS hoạt động ở dải phổ nhìn thấy và gần hồng ngoại.
Bảng 2.1: Các thông số kỹ thuật của bộ cảm TM
Kênh phổ

Bước sóng

Phổ điện từ

Độ phân giải

Kênh 1

0.45 – 0.52 m

Xanh chàm

30 m

Kênh 2

0.52 – 0.60 m

Xanh lục

30 m

Kênh 3

0.63 – 0.69 m


Đỏ

30 m

Kênh 4

0.76 – 0.90 m

Cận hồng ngoại

30 m

Kênh 5

1.55 – 1.75 m

Hồng ngoại

30 m

Kênh 6

10.4 – 12.5 m

Hồng ngoại nhiệt

120 m

Kênh 7


2.08 – 2.35 m

Hồng ngoại trung

30 m

Đặc điểm của MSS là:

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

23

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Sử dụng 4 kênh phổ.
- Mỗi kênh phổ có trang bị 6 bộ thu, có sử dụng sợi quang học.
- Độ phân giải mặt đất 80m.
- Góc qt từ Đơng sang Tây là 11,60.
- Thời gian lộ quang 33 mili giây.
- Độ rộng mỗi đường quét 185 km
Ảnh vệ tinh Landsat thu được từ hai bộ cảm biến MSS và TM được sử dụng
khá hiệu quả cho nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và giám sát môi trường, thành lập bản đồ và phân tích biến động( sử dụng đất
đai, biến đổi đường bờ…)
 Vệ tinh SPOT.

Hệ thống SPOT được cơ quan hàng khơng Pháp phóng lên quỹ đạo năm
1986. Cho đến nay đã có 5 thế hệ vệ tinh được phóng lên quỹ đạo. Các vệ tinh Spot
1, 2, 3 được trang bị một bộ cảm biến HRV.
Tư liệu vệ tinh SPOT là tư liệu viễn thám hiện đang được sử dụng rộng rãi
trên thế giới và Việt Nam.

Hình 2.8: Vệ tinh SPOT
+Quĩ đạo.
- Độ cao bay 830km, góc nghiêng của mặt phẳng quĩ đạo 98,7 0
- Thời điểm bay qua xích đạo: 10 giờ 30 sáng.

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

24

Lớp Trắc địa B - K53


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Chu kỳ lặp: 26 ngày trong chế độ quan sát bình thường.
+ Bộ cảm.
Bộ cảm HRV khơng phải là máy quét quang cơ mà là máy quét điện tử CCD.
HRV có thể thay đổi góc quan sát nhờ một gương định hướng. Gương này cho phép
thay đổi hướng quan sát  270 so với trục thẳng đứng nên có thể thu được ảnh lập
thể.
Bảng 2.2: Các thông số của ảnh SPOT 1, 2, 3
Các đặc trưng của Spot 1, Kênh đa phổ


Kênh toàn sắc

2, 3
0.50 – 0.59 m( lục)
0.51 – 0.73 m
0.61 – 0.68 m( đỏ)
0.79 – 0.89 m( gần

Bước sóng

Trường nhìn
Độ phân giải
Số Pixel trên một hàng
Độ rộng đường quét

hồng ngoại)
40.13
20m x 20m
3.000
60 km

40.13
10m x 10m
6.000
60 km

Vệ tinh SPOT-5 phóng lên quỹ đạo ngày 03/05/2002, được trang bị một cặp
Sensor HRG ( High Resolution Geometric) là loại Sensor ưu việt hơn các loại trước
đó. Mỗi một Sensor HRG có thể thu được ảnh đổi với độ phân giải 5m đen-trắng và

10m với ảnh mầu. Với kỹ thuật xử lý ảnh đặc biệt, có thể đạt được ảnh độ phân giải
2,5m, trong khi đó dải chụp phủ mặt đất của ảnh vẫn đạt 60km đến 80km. Đây
chính là ưu điểm của ảnh SPOT, điều mà các loại ảnh vệ tinh cùng thời khác ở độ
phân giải này đều không đạt.

Bảng2. 3: Các thông số của ảnh SPOT 4,5

SV: Nguyễn Thị Lĩnh

25

Lớp Trắc địa B - K53


×