Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lý luận chung về lợi ích kinh tế những đề xuất của sinh viên với tư cách là công dân về các phương thức để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các hoạt động kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.27 KB, 11 trang )

lOMoARcPSD|14734974

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
⸻⸻⸻⸻⸻⸻

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC – LÊ-NIN
ĐỀ TÀI
Lý luận chung về lợi ích kinh tế. Những đề xuất của sinh viên với tư
cách là công dân về các phương thức để bảo vệ lợi ích hợp pháp của
mình khi tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thu Thủy
Khóa

: 63

Lớp

: Kinh doanh nơng nghiệp (221)_02

Mã sinh viên

: 11218597

Giáo viên hướng dẫn : Đào Phương Liên

Hà Nội, 2022
1


lOMoARcPSD|14734974



Mục lục
Mở đầu................................................................................3
Nội dung..............................................................................5
Khái niệm biểu hiện...........................................................5
Vai trò..................................................................................6
Ứng dụng............................................................................10
Tài liệu tham khảo ..............................................................11

2


lOMoARcPSD|14734974

A. Mở đầu
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII một lần nữa khẳng định sự
kiên trì chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước , và đề ra chính sách :
Cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa để đất nước ta nhanh chóng trở thành một
nước có nền kinh tế phát triển ngay trong thập kỉ đầu thế kỷ XXI. Nền kinh
tế nước ta đã chuyển đổi dần dần từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần , mở cửa , vận hành theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết quản lý của Nhà nước
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường , xây dựng nền cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa thì vấn đề nổi lên không chỉ ở nước ta mà ở cả các
nướcđang phát triển là tình trạng cơ sở vật chất kém , thiếu kinh nghiệm ,
trình độ đội ngũ cán bộ cơng nhân viên chưa cao . Vì thế , cùng một lúc
chúng ta phải bắt tay vào giải quyết nhiều vấn đề cấp bách thì mới đáp ứng
kịp thời yêu cầu đặt ra
Đặc biệt vấn đề về lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề kinh tế lớn của
Nhà nước mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã để ra cho giai đoạn phát

triển kinh tế nước ta hiện nay
Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa , trong điều kiện đó nhiều loại hình Doanh nghiệp , nhiều loại
hình kinh tế cùng tồn tại , cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh . Để
tồn tại trong cơ chế mới với sự cạnh tranh khốc liệt , đòi hỏi hoạt động kinh

3


lOMoARcPSD|14734974

doanh chung , thì lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp nói riêng và lợi ích
của tồn xã hội nói chung ln được quan tâm hàng đầu
Bên cạnh những thành công , tiến bộ của một số Doanh nghiệp thì cịn khơng
ít những Doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến nguy cơ sa sút
,không đứng nổi trong cơ chế thị trường , phải sát nhập , phá sản hoặc giải
thể . Mặt khác tình trạng hoạt động kinh doanh nói chung gặp rất nhiều khó
khăn lúng túng và bị động khi chuyển sang cơ chế mới , chưa tìm ra được
các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình . Ngồi
ra , khi chuyển sang cơ chế thị trường , việc xem xét đánh giá , phân tích
hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp chưa được chsu ý đúng mức ,
nhiều Doanh nghiệp còn chưa đủ tiêu chuẩn để đánh giá , các giải pháp cho
việc đẩy mạnh kinh doanh
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề hiệu quả trong việc đánh giá
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh , thì ta có thể với tư cách là một công
dân để đề xuất ra các phương thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi
tham gia các hoạt động kinh tế xã hội . Do đó tơi đã chọn đề tài : “ Lý luận
chung về lợi ích kinh tế và với tư cách là một công dân đề xuất ra các
phương thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các hoạt động

kinh tế “ làm đề tài cho bài tiểu luận Kinh tế chính trị Mác-leenin của mình
và hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ vào lý luận vào phương pháp
xây dựng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường hiện nay của Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu : nhằm chỉ ra cho người đọc hiểu rõ thế nào là lợi ích
kinh tế nói chung . Từ đó thơng q lý luận chỉ ra rằng tính tất yêu cho các
doanh nghiệp là phải quan tâm đến lợi ích kinh tế và đề ra những phương
thức bảo vệ lợi ích hợp pháp khi tham gia các hoạt động kinh tế

4


lOMoARcPSD|14734974

B. Nội dung

1.Lý luận chung về lợi ích kinh tế
1.1 Khái niệm , bản chất và đặc trưng cơ bản của lợi ích kinh tế
1.1.1 Khái niệm
Để tồn tại , phát triển , con người cần được thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng
như nhu cầu tinh thần . Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu
của mình . Lợi ích có thể là lợi ích vật chất , lợi ích tinh thần . Vậy lợi ích là gì ?
- Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu
này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ
phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó
Trong mỗi điều kiện lịch sử , tùy từng bối cảnh mà vai trò quyết định đối với
hoạt động của con người là lợi ích vật chất hay là lợi ích tinh thần . Nhưng
xuyên suốt quá trình tồn tại của con người và đời sống xã hội thì lợi ích vật chất
đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân , tổ chức cũng như
xã hội

Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất , lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động
kinh tế của con người

5


lOMoARcPSD|14734974

1.1.2 Bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế
Về bản chất , lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa
các chủ thể trong nền sản xuất xã hội .Các thành viên trong xã hội xác lập các
quan hệ kinh tế với nhau vì trong quan hệ đó hàm chứa những lợi ích kinh tế mà
họ có thể có được . Về khía cạnh này , Ph. Anghen viết :” Những quan hệ kinh
tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích” .
Các quan hệ xã hội ln mang tính lịch sử , do vậy , lợi ích kinh tế trong mỗi
giai đoạn cũng phản ánh bản chất xã hội của giai đoạn lịch sử đó

Về biểu hiện , gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương
ứng : lợi ích của chủ doanh nghiệp trước hết là lợi nhuận , lợi ích của người lao
động là thu nhập . Tất nhiên , với mỗi cá nhân , trong các mối quan hệ xã hội
tổng hợp gắn với con người đó , mặc dù có khi thực hiện hoạt động kinh tế ,
trong nhất thời , không phải ln đặt mục tiêu lợi ích vật chất lên hàng đầu .
Song , về lâu dài , đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là lợi ích
quyết định . Nếu khơng thấy được vai trị này của lợi ích kinh tế sẽ làm suy
giảm động lực hoạt động của các cá nhân . Nghiên cứu về sự phân phối giá trị
thặng dư trong nền sản xuất tư bản cho ta thấy , mỗi chủ thể tham gia vào quá
trình phân phối giá trị thặng dư đó , với vai trị của mình mà có được những lợi
ích tương ứng . Đây chính là nguyên tắc đảm bảo lợi ích phù hợp với vai trò của
các chủ thể
Khi đề cập tới phạm trù lợi ích kinh tế có nghĩa hàm ý rằng , lợi ích đó được xác

lập trong quan hệ nào , vai trị của các chủ thể trong quan hệ đó thể hiện biểu
hiện của chủ thể đó như thế nào , chẳng hạn họ là chủ sở hữu , hay nhà quản lý ,
là lao động làm thuê hay trung gian trong hoạt động kinh tế , ai là người thụ
hưởng lợi ích , quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể đó , phương thức để
thực hiện lợi ích cần phải thơng qua các biện pháp gì ...Trong nền kinh tế thị
trường , ở đâu có hoạt động sản xuất kinh doanh , lao động , ở đó có quan hệ lợi
ích và lợi ích kinh tế

1.1.3 Vai trị của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội
Trong nền kinh tế thị trường , hoạt động kinh tế được biểu hiện vô cùng phong
phú . Mặc dù vậy , điểm chung của hết thảy các hoạt động đó là hướng tới lợi
6


lOMoARcPSD|14734974

ích . Xét theo nghĩa như vậy , có thể khái qt vai trị của lợi ích kinh tế trên
một số khía cạnh chủ yếu

 Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tếxã hội
Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết là để thỏa mãn các nhu
cầu vật chất , nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật
chất của mình . Trong nền kinh tế thị trường , phương thức và mức độ thỏa
mãn các nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập . Do đó , thu nhập
càng cao , phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt .
Vì vậy mọi chủ thể kinh tế đều hành động để nâng cao thu nhập của mình .
Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội , đặc biệt của người dân
vừa là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội , vừa là biểu hiện
của sự phát triển
Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình , chủ thể kinh tế đã đóng góp

vào sự phát triển của nền kinh tế . Vì lợi ích chính đáng của mình , người lao
động phải tích cực lao động sản xuất , nâng cao tay nghề , cải tiến công cụ
lao động , chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực , đáp ứng các nhu cầu ,...Tất cả những điều đó đều có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất , của nền kinh tế và nâng cao
đời sống của người dân

 Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
Phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất còn phụ thuốc vào
địa vịa của con người trong hệ thống quan hệ xã hội sản xuất , vì vậy để thực
hiện được lợi ích của mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau để
thực hiện quyền làm chủ tư liệu sản xuất . Đó là cội nguồn sâu xa của các
cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - một động lực quan trọng của
tiến bộ xã hội . “... động lực của tồn bộ lịch sử hện đại ,.. chính là cuộc đấu
tranh của ba giai cấp và những xung đột về lợi ích của họ” và trước hết vấn
đề lớn đó là ở “ những lợi ích kinh tế- để thỏa mãn những lợi ích kinh tế thì
quyền lực chính trị chỉ được sử dụng làm một phương tiện đơn thuần”. Như
vậy , mọi vận động của lịch sử , dù dưới hình thức nào , xét đến cùng , đều
xoay quanh vấn đề lợi ích , trước hết là lượi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế được thể hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hinh thành và
thực hiện lợi ích chính trị , lợi ích xã hội , lợi ích văn hóa của các chủ thể xã

7


lOMoARcPSD|14734974

hội . Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát
triển kinh tế - xã hội
1.1.4 . Cơ cấu lợi ích kinh tế

- Trong hệ thống lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể và xã hội, thì lợi ích kinh tế cá
nhân là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham gia một
cách tích cực vào các hoạt động kinh tế – xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế
của chúng. Bởi vì:
Thứ nhất: lợi ích kinh tế cá nhân là lợi ích thiết thực nhất, gắn liền với từng cá
nhân, từng chủ thể. Nó trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất của từng cá nhân, của
từng chủ thể đó khi tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội. ở đâu và khi
nào lợi ích kinh tế cá nhân được bảo đảm, thì ở đó sẽ tạo ra được động lực mạnh
mẽ nhất kích thích họ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả kinh tế. Có thể nói, lợi ích kinh tế cá nhân là “huyệt” mà
sự tác động vào đó sẽ gây nên phản ứng nhanh nhạy nhất của các chủ thể trên.
Nó là chất kết dính người lao động với q trình sản xuất kinh doanh, là một thứ
“dầu nhờn” đặc biệt để bơi trơn guồng máy kinh tế. Điều đó lý giải vì sao cơ
chế thị trường đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển,
đồngthời nó cũng lý giải vì sao cơ chế thị trường cịn có nhiều mặt trái. Thực
tiễn phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm qua cũng đã chứng minh điều
đó.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực nơng nghiệp, với cơ chế khoán hộ, Nhà nước giao
quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nơng dân, cùng với những chính
sách khác, nước ta đã từ một nước thiếu lương thực, phải nhập khẩu lương thực,
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai, thứ ba trên thế giới.
Thứ hai: lợi ích kinh tế cá nhân tạo điều kiện để thực hiện và nâng cao lợi ích
văn hóa, tinh thần của từng cá nhân. Khi lợi ích kinh tế cá nhân bảo đảm, các
chủ thể tham gia một cách tích cực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
từ đó họ cũng có điều kiện để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của mình.
Thứ ba: lợi ích kinh tế cá nhân là cơ sở thực hiện lợi ích kinh tế tập thể và lợi
ích xã hội vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Khi lợi ích kinh tế cá nhân được
bảo đảm, người dân hăng say, tích cực sản xuất để thực hiện nghĩa vụ của mình
với Nhà nước, tập thể thì lợi ích kinh tế của Nhà nước (xã hội), tập thể cũng mới
được thực hiện.

Vậy, để kích thích tính tích cực của người lao động, phát huy tối đa vai trị nhân
tố con người, thì vấn đề mấu chốt, căn bản nhất là phải tác động vào lợi ích kinh
tế mỗi cá nhân. Tạo điều kiện để mỗi người lao động, mỗi cá nhân, mỗi chủ thể
thực hiện được lợi ích kinh tế của mình, bảo đảm sao cho mỗi người được đóng
góp và được hưởng phần thu nhập phù hợp với sự đóng góp của họ.
Nhấn mạnh đến vai trị của lợi ích kinh tế, đặc biệt là vai trị lợi ích kinh tế cá
nhân, điều đó khơng có nghĩa là khuyến khích thực hiện lợi ích kinh tế cá nhân
bằng mọi cách, mà Nhà nước phải có những chính sách, biện pháp nhằm
8


lOMoARcPSD|14734974

khuyến khích việc thực hiện lợi ích kinh tế cá nhân bằng con đường chính đáng.
Phải kiên quyết nghiêm trị các tệ nạn như: làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế,
tham nhũng… Bởi vì, ba lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể và xã hội có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa có mặt mâu thuẫn với nhau, đặc biệt
trong điều kiện thời kỳ quá độ.
Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: ba lợi ích kinh tế đó cùng đồng thời tồn tại
trong một hệ thống kinh tế của xã hội, trong đó lợi ích kinh tế cá nhân là cơ sở
để thực hiện lợi ích kinh tế tập thể và xã hội. Đồng thời, lợi ích kinh tế tập thể
và xã hội lại tạo điều kiện thực hiện tốt hơn lợi ích kinh tế cá nhân. Khơng chỉ
dân giàu thì nước mới mạnh, mà ngược lại nước có mạnh thì dân mới càng
giàu. Chẳng hạn, khi Nhà nước thu được đúng và đủ thuế, tức lợi ích kinh tế của
Nhà nước, của xã hội được bảo đảm, từ đó Nhà nước mới có điều kiện đầu tư
xây dựng những cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, cầu cống, hệ thống thủy
lợi… Điều đó sẽ tạo điều kiện để các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
đời sống của từng cá nhân, đơn vị, cơ sở được nâng cao hơn, có nghĩa là lợi ích
kinh tế của họ được thực hiện tốt hơn. Mặt khác, để khai thác tối đa động lực
của lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

không thể xem nhẹ lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Xem xét một cách căn bản,
lâu dài thì lợi ích xã hội xã hội chủ nghĩa là bảo đảm vững chắc cho sự phát
triển đúng hướng của các lợi ích khác. Lợi ích xã hội xã hội chủ nghĩa là cơ sở
để đảm bảo công bằng thực sự, là cơ sở kinh tế để giải phóng áp bức bất cơng
đối với mọi thành viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Mặt mâu thuẫn giữa ba lợi ích kinh tế thể hiện ở sự tách biệt nhất định giữa
chúng, do đó nếu dành q nhiều cho lợi ích này thì bộ phận lợi ích khác sẽ bị
vi phạm. Nhìn chung, mỗi chủ thể thường có xu hướng chỉ theo đuổi lợi ích
kinh tế cá nhân, làm cho lợi ích kinh tế cá nhân nhiều khi đi ngược lại với lợi
ích kinh tế tập thể và xã hội. Đơi khi vấn đề cũng có thể diễn ra theo chiều
hướng ngược lại. Ví dụ: trong trường hợp Nhà nước quy định mức thuế quá cao.
Cũng cần lưu ý rằng, để phát huy tối đa tính tích cực của người lao động khơng
phải chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế của họ là đủ, mà còn cần phải phát huy vai
trò của các lợi ích khác như lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần. Người nào lao
động giỏi, xuất sắc khơng chỉ được khen thưởng bằng vật chất mà cịn có thể
được khen thưởng bằng tinh thần. Có như vậy, mới khai thác được thế mạnh
khơng chỉ của lợi ích kinh tế, mà cả thế mạnh của các lợi ích khác, và thế mạnh
tương hỗ giữa các lợi ích đó trong mỗi con người.
Tóm lại, lợi ích kinh tế, mà trước hết là lợi ích kinh tế cá nhân phản ánh mục
đích và động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động
kinh tế xã hội, nó là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham gia một
cách tích cực vào hoạt động đó. Tuy nhiên, khơng nên tuyệt đối hóa chúng mà
xem nhẹ vai trị của lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; không thể quá nhấn mạnh lợi
ích vật chất mà coi nhẹ lợi ích chính trị, tư tưởng, vì các lợi ích đó cùng tồn tại
trong một hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
9


lOMoARcPSD|14734974


C.Ứng dụng
Với tư cách là một công dân , em muốn trình bày một số ý kiến đóng góp về
cách thức bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình cũng như là của mọi người khi
tham gia cac hoạt động kinh tế - xã hội
Đối với người lao động thì cần tìm hiểu rõ ràng , kỹ lưỡng quy định về thời gian
làm việc , làm thêm giờ , làm tăng ca, làm việc ban đêm theo Bộ luật lao động
mới nhất Luật số 10/2021/QH13 và Nghị định 45/2013/NDD-CP
Đối với người tiêu dùng thì cần thực hiện những giải pháp đồng bộ như sau :
-, Đối với các cơ quan quản lý: Cần sớm ban hành quy định danh mục hàng hóa
bắt buộc bảo hành, tăng cường cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này
đồng thời đẩy mạnh cơng tác tun truyền và có chế tài đủ mạnh đối với các
doanh nghiệp vi phạm.
-, Đối với doanh nghiệp: Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thông tin trung thực về sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ; có trách nhiệm trong giao dịch với người tiêu dùng. Có các chính sách chăm
sóc khách hàng phù hợp.
-, Đối với người tiêu dùng: Hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản
phẩm của doanh nghiệp có uy tín, nói khơng với hàng hóa vi phạm đặc biệt là
hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Khi mua hàng hóa yêu cầu bên bán hàng cung cấp
hóa đơn; cam kết thu hồi, bồi thường trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật.
Đối với loại hàng hóa có bảo hành yêu cầu bên bán hàng thực hiện đầy đủ quy
định về bảo hành hàng hóa, như: điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành, địa
điểm bào hành và thủ tục bảo hành.
Đặc biệt, trong thời đại thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, với các
hình thức mua bán trực tuyến trên các website thương mại điện tử, qua các
mạng xã hội như Facebook, Zalo… đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền
10



lOMoARcPSD|14734974

lợi người tiêu dùng mới. Trong khi đó, một số quy định trong Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng chưa rõ ràng hoặc khơng cịn phù hợp với bối cảnh
thương mại điện tử và mơ hình kinh doanh trên mạng. Nhiều người bị xâm
phạm quyền lợi nhưng không biết phản ánh với cơ quan, tổ chức nào, không
biết địa chỉ để khiếu nại. Đề nghị các cơ quan xây dựng pháp luật sớm hoàn
thiện hệ thống văn bản pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi của các cơ quan
chức năng, đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… giúp cho các hoạt động vì quyền lợi của
người tiêu dùng thực sự phát huy hiệu quả.

D. Kết luận
Tóm lại , lợi ích kinh tế đóng vai trị quan trọng khơng thể thay thế được trong
đời sống kinh tế - xã hội nhà nước và người dân cần có những biện pháp cụ thể
thiết thực để thúc đẩy lợi ích kinh tế của đất nước

E. Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin
Giải pháp nào để bảo vệ quyển lợi người tiêu dùng – Cổng thông tin Tổng cục
Quản lý thị trường

11

Downloaded by quang tran ()



×