Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.28 KB, 14 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BÌNH LỤC
Số:

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/BC-UBND

Bình Lục, ngày

tháng 4 năm 2022

BÁO CÁO
Tổng kết công tác PCTT & TKCN năm 2021;
nhiệm vụ, kế hoạch PCTT & TKCN năm 2022
Năm 2021, thiên tai trên địa bàn huyện tuy không diễn ra khốc liệt nhưng
vẫn mang nhiều yếu tố cực đoan, bất thường ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời
sống của nhân dân. Với tinh thần luôn chủ động ứng phó với thiên tai, dưới sự chỉ đạo
sát sao của các cấp, các ngành, huyện Bình Lục đã tích cực chuẩn bị các biện pháp
phịng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai giúp nhân dân khôi phục sản xuất, ổn định
đời sống.
Ủy ban nhân dân huyện báo cáo Tổng kết cơng tác phịng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác phịng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn năm 2022 như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
KẾT QUẢ CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ
TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2021
I. Diễn biến tình hình thiên tai năm 2021
1. Bão, áp thấp nhiệt đới


Trong năm 2021, có 09 cơn bão và 02 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển
Đơng. Huyện Bình Lục bị ảnh hưởng mưa từ các cơn bão số 2, 3, 7 và số 8.
2. Gió mùa Đơng Bắc và khơng khí lạnh
Cả năm tổng cộng 19 đợt gió mùa Đơng Bắc, khơng khí lạnh và khơng khí
lạnh tăng cường; trong đó có 04 đợt mạnh gây ra rét đậm (đợt 1 từ ngày 1- 3/01,
đợt 2 từ ngày 7- 14/01, đợt 3 từ ngày 18 – 19/01, đợt 4 từ ngày 27 – 28/12) và một
đợt gây ra rét hại từ ngày 8 – 11/01, nhiệt độ thấp nhất xuống 8,7 độ C.
3. Nắng nóng
Áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 8 gây
ra 11 đợt nắng nóng. Trong đó có 5 đợt nắng nóng gay gắt và 02 đợt đặc biệt gay
gắt là từ ngày 31/5- 3/6 và từ 19 -21/6 nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40,5 độ C.
4. Mưa lớn
Tổng lượng mưa toàn mùa tỉnh Hà Nam: 2.119,8 mm. Đối với huyện Bình
Lục tổng lượng mưa tồn mùa: 1.993 ml. Có 08 tháng có lượng mưa >50 mm,
trong đó có: 07 tháng lượng mưa >100 mm (từ tháng 04 đến tháng 10), lượng mưa
tháng 9 cao nhất năm (494 mm).
II. Đánh giá kết quả công tác PCTT & TKCN năm 2021
1. Công tác chỉ đạo
1


Ngay từ đầu năm 2021, Ủy ban nhân dân huyện và UBND các xã, thị trấn
kiện toàn Ban Chỉ huy phịng chống thiên tai & TKCN do đồng chí Chủ tịch
UBND làm Trưởng ban, tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể và địa bàn phụ trách
cho từng thành viên.
Tổ chức tổng kết công tác PCTT & TKCN năm 2020, triển khai nhiệm vụ
công tác PCTT & TKCN năm 2021 và kịp thời ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo
điều hành công tác PCTT & TKCN trên địa bàn huyện.
Trung tuần tháng 3 năm 2021, UBND huyện đã thành lập Đồn kiểm tra các
cơng trình đê, kè, cống dưới đê, bối và các cơng trình thuỷ lợi để đánh giá hiện trạng

các cơng trình thuỷ lợi, trên cơ sở đó có kế hoạch tu bổ, sửa chữa trước mùa mưa
bão. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác chủ động phòng, chống lũ, bão, úng ở
các cơ quan và 21 xã, thị trấn.
Xác định các vị trí và xây dựng các phương án trọng điểm phòng chống thiên
tai trên địa bàn huyện. Chỉ đạo hoành triệt các cống xung yếu, cống dưới đê, dưới
bối đúng thời gian quy định và giải toả các vật cản trên hệ thống thuỷ lợi, xử lý các
vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, cơng trình thuỷ lợi.
Thường xun kiểm tra các vị trí xung yếu trong mùa mưa, bão và cơng tác
trực phòng chống thiên tai của cơ quan, các xã, thị trấn. Yêu cầu các địa phương,
đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực, trực ban theo quy định.
Đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi cơng, hồn thành các cơng
trình phịng chống thiên tai trước mùa mưa lũ (đặc biệt sửa chữa, tu bổ hệ thống
kênh mương, trạm bơm, …).
Xây dựng kế hoạch của huyện và chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, các xã, thị
trấn đẩy nhanh tiến độ lập kế hoạch và tiến hành thu, truy thu Quỹ phòng, chống
thiên tai.
2. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão
Mục tiêu là luôn chủ động, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng ứng
phó với mọi tình huống xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”, UBND huyện đã chỉ
đạo các đơn vị trên địa bàn huyện: Xây dựng lực lượng nịng cốt tham gia cơng tác
phịng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; chuẩn bị vật tư, phương tiện, lực lượng,
hậu cần để chủ động đối phó khi có mưa, bão, lũ xảy ra; đồng thời giao cho cơ
quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra công
tác chuẩn bị tại các địa phương…. Trong năm 2021, UBND huyện đã thành lập 02
đồn kiểm tra cơng trình thủy lợi trước mùa mưa lũ và công tác chuẩn bị “4 tại
chỗ” của các địa phương.
Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để chủ động
ứng phó khi có thiên tai xảy ra.
Chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư thiết yếu như: Bao tải, tre đánh dấu bụi, đất
dự trữ... được bố trí phù hợp với yêu cầu phòng chống lũ bão. Hiện nay, vật tư của

tỉnh bao gồm: 4.969,86 m3 đá hộc, đá dăm để trên tuyến đê; 81.930 bao tải, 1.215 rọ
thép, 6.000 m2 vải lọc, 15.580 m2 bạt chắn sóng, 2.800 m2 bạt chống thấm để trong
kho Như Trác, trong năm 2021 huyện đã bổ sung thêm 8.000 bao tải để trong kho
2


của huyện; ngoài ra khi cần thiết huy động trong nhân dân khoảng 100.000 chiếc;
đất dự trữ tại các xã ven đê khoảng 20.000 m3.
Ngoài các loại vật tư trên UBND các xã, thị trấn, các HTX NN và Xí nghiệp
thuỷ nơng đã đầu tư thêm phai dự phịng, một số dụng cụ cuốc, xẻng... và ký kết hợp
đồng với các chủ hộ có máy xúc, xe vận chuyển các loại, tre bụi, bao tải, cát... để
phục vụ cho các điểm xung yếu.
Ngành thủy nông, các HTX NN kiểm tra, xác định các điểm xung yếu để có
phương án chủ động ứng phó, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống trạm bơm
do đơn vị quản lý để đảm bảo 100% số máy bơm, trạm bơm sẵn sàng bơm tiêu khi
có mưa lớn gây ngập, úng và bơm tưới khi nắng nóng gây hạn hán.
3. Cơng tác tu bổ đê điều, thủy nơng
a. Cơng trình đê điều:
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và UBND tỉnh, trong năm 2021 hệ
thống đê điều trên địa bàn huyện đã được đầu tư tu bổ các hạng mục: Khoan phụt
vữa gia cố thân đê từ Km145,000 -:-Km146,000; Cải tạo dốc lên đê bằng bê tông tại
K138,590 và K140,950 xã Chân Lý; Cải tạo gia cố mặt đê hữu Hồng từ Km135,100
-:-Km136,530 và Km151,100 -:-Km151,642 (nhựa tưới); Cải tạo gia cố mặt đê hữu
Hồng từ Km137,120 -:-Km138,240 (apphan); Cải tạo, làm mới điếm canh đê 143 xã
Trần Hưng Đạo; Khảo sát địa chất nền đê hữu Hồng đoạn từ Km151,000
-:-Km153,000; Xử lý sạt lở mái đê thượng lưu Km139,918 –Km139,945 dài 202 m
(bóc xử lý cung sạt, đắp áp trúc tạo cơ thượng lưu); Lắp dựng 01 khung khống chế
trọng tải tại Km135,000 và lắp dựng các biển báo bãi vật tư dự trữ trên đê với tổng
kinh phí 11,95 tỷ đồng. Ngoài ra trong năm 2021, UBND huyện đã chỉ đạo các xã
ven đê đã ra quân phát quang mái, cơ đê đạt hiệu quả cao với tổng diện tích đã phát

quang đạt trên 70.000 m2.
b. Các cơng trình thuỷ nơng:
* Các cơng trình do UBND huyện, UBND xã làm chủ đầu tư:
Trong năm vừa qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo lồng ghép các
nguồn lực để triển khai cải tạo, nâng cấp các cơng trình thủy lợi trên địa bàn.
Kết quả: Kiên cố hoá 5,96 km kênh mương, xây mới 02 trạm bơm (Trạm bơm
Nhân Tiến, Trạm bơm xóm 8 Chính Lý),… ở các xã Tiến Thắng, Nhân Thịnh, Nhân
Mỹ, Nhân Bình, Phú Phúc, Chính Lý… Các cơng trình được triển khai thi
cơng, hồn thành và đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác tưới tiêu, phát triển sản xuất của địa phương.
* Các cơng trình do các Cơng ty KTCT TL tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư:
Đã hoàn thành kế hoạch xây dựng, sửa chữa, tu bổ, nạo vét của cơng ty
gồm các hạng mục cơng trình trên các kênh: C1, C2, C5, T1,… với tổng kinh phí
là 3,22 tỷ đồng.
* Các cơng trình thủy lợi nội đồng:
Kênh tưới, tiêu, bờ vùng, bờ thửa là những cơng trình do HTX NN quản lý
và tổ chức cải tạo, tu sửa bằng nguồn vốn của HTX, nguồn vốn hỗ trợ sử dụng dịch
vụ cơng ích thủy lợi và các nguồn vốn khác. Trong năm 2021, các HTX NN đã chủ
động thực hiện kế hoạch làm thủy lợi Đông Xuân kết hợp với giải tỏa các vi phạm,
3


phát quang cây cỏ lòng bờ kênh; tháo dỡ đăng, đó, vó bè, thu dọn đất, đá rác thải đổ
xuống lòng kênh, bờ kênh; bảo dưỡng cống, đập, bể hút, trạm bơm, máy bơm làm
thơng thống dịng chảy từ cơng trình đầu mối đến mặt ruộng, kết quả nạo vét cụ
thể: Kênh chính: Khối lượng thực hiện 73.560 m 3 đạt 108,6% KH; Kênh nhánh, bờ
vùng: Khối lượng thực hiện 59.630 m3 đạt 111,5%KH.
4. Công tác quản lý đê, công trình thuỷ lợi
Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục chỉ đạo UBND các xã phối hợp với các
ngành chức năng tuyên truyền Luật đê điều, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Thủy

lợi và các văn bản dưới luật để các tổ chức, cá nhân hiểu và thực hiện đúng các quy
định của nhà nước; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời và
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên địa bàn.
- Trong năm 2021 và đầu năm 2022 tình hình vi phạm Luật đê điều đã có
chiều hướng giảm hơn so với những năm trước nhưng vẫn còn diễn ra. Tổng số vụ
vi phạm phát hiện là 37 vụ, cụ thể:
+ Trong năm 2021 đã phát hiện ngăn chặn 32 vụ vi phạm (31 vụ vi phạm
mới, 01 vụ vi phạm cũ tái vi phạm), xử lý dứt điểm 21 vụ, đình chỉ cịn tồn tại 10
vụ, gồm: Xây dựng cơng trình phụ tạm 14 vụ, đã xử lý dứt điểm 07 vụ; đổ vật liệu
lên đê và trong hành lang bảo vệ đê điều10 vụ, đã xử lý 05 vụ, đình chỉ 05 vụ; chặt
tre chắn sóng 02 vụ, đã xử lý 02 vụ; đào xẻ đê 02 vụ, đã xử lý 02 vụ; trồng cây
cảnh trên đê 03 vụ, đã xử lý 02 vụ.
+ Đầu năm 2022 có 05 vụ vi phạm, xử lý dứt điểm 01 vụ gồm: Xây dựng
cơng trình tạm 01 vụ, đang đình chỉ; xây dựng tường dậu 01 vụ; đổ vật liệu lên đê
03 vụ, đã xử lý dứt điểm 01 vụ.
- Trên hệ thống cơng trình thuỷ lợi đã tổ chức giải toả 370.000m 2 bèo sen,
khoai nước, tháo dỡ 26 lượt đăng đó, vó bè cản trở dòng chảy trong mùa mưa bão.
Các vi phạm cơng trình thủy nơng chủ yếu như: Trồng cây trên bờ kênh, vây lưới
nuôi vịt, xây dựng hạng mục công trình phụ trợ vi phạm hành lang bảo vệ cơng
trình thủy lợi, đặc biệt là hiện tượng đổ rác, xả chất thải trực tiếp xuống các lòng
kênh tưới, tiêu vẫn cịn xảy ra ở các địa phương gây ơ nhiễm mơi trường và khó
khăn cho việc vận hành, khai thác. Trong năm qua, Xí nghiệp thủy nơng Lý Nhân
đã phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn các
vi phạm và đôn đốc các hộ tự tháo dỡ; tuy nhiên việc xử lý chưa kiên quyết và hiệu
quả chưa cao.
5. Công tác chống lũ, úng, hạn
- Chống lũ: Về cơ bản các xã, thị trấn đã chú trọng đến công tác PCTT, thực
hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Chủ động phối kết hợp giữa các ban ngành dưới
sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT& TKCN huyện.
- Chống úng: Ngay từ đầu năm do tập trung chỉ đạo tốt công tác làm thủy lợi

Đơng Xn, mặt khác do lượng mưa trung bình và tập trung vào tháng 4 đến tháng
9, hệ thống kênh mương được quan tâm nâng cấp kiên cố hóa, giải tỏa, nạo vét, các
trạm bơm tiêu thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp nên khi có mưa lớn đã chủ
động tiêu thoát nước kịp thời.
4


- Chống hạn: Ngay từ đầu năm, do lượng mưa ít, mực nước trên các sông
xuống thấp, kéo dài nhiều ngày gây khó khăn cho cơng tác tưới làm đất phục vụ
sản xuất vụ Xuân, đặc biệt là các xã phía Bắc huyện thuộc hệ thống Liên Mạc,
trước tình hình đó UBND huyện tập trung chỉ đạo các xã, HTX NN chủ động kiểm
tra để kịp thời điều chỉnh kế hoạch tưới cho phù hợp với diễn biến tình hình thời
tiết và tình hình nguồn nước, đảm bảo thực hiện theo kế hoạch lấy nước của ngành
thủy nông; đối với những diện tích khó khăn về nước thực hiện chuyển đổi cơ cấu
cây trồng theo kế hoạch đã được phê duyệt.
6. Cơng tác tìm kiếm cứu nạn năm 2021
- Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy quân sự huyện đã phối hợp với Phịng Nơng
nghiệp & PTNT và các ngành liên quan tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng hệ
thống đê điều, thủy nông và các trọng điểm PCTT trên địa bàn để chỉ đạo các cơ
quan, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn sát với thực tế. Các xã, thị trấn đã chủ động kiện toàn xây dựng lực lượng
đội xung kích PCTT đảm bảo số lượng, chất lượng sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có
thiên tai xảy ra.
- Tổ chức hiệp đồng nhiệm vụ PCTT & TKCN với các đơn vị tăng cường và
đơn vị bạn, đảm bảo chặt chẽ, sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.
7. Cơng tác khắc phục hậu quả thiên tai
Năm 2021, thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh huyện không nặng nề như những
năm trước, trong năm huyện chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của 04 cơn bão (bão số 02,
03, 07 và 08) gây mưa lớn. Tuy nhiên với tinh thần cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng
trước mọi tình huống xấu, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, địa phương thực

hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban theo Quy chế về cơng tác trực phịng,
chống thiên tai, kịp thời tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo các biện pháp đối
phó với mưa bão; thường xun duy trì cơng tác tuần tra, canh gác do đó đã đảm
bảo an tồn cơng trình đê điều, thủy lợi, tưới tiêu kịp thời phục vụ sản xuất nơng
nghiệp.
8. Cơng tác thu, nộp quỹ Phịng chống thiên tai
Năm 2021, UBND huyện tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn
vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện việc truy thu Quỹ Phòng chống thiên
tai các năm trước; xây dựng Kế hoạch thu, nộp Quỹ năm 2021; mặc dù cịn nhiều
khó khăn trong việc thu nộp quỹ PCTT nhất là đối với doanh nghiệp, tuy nhiên kết
quả thu quỹ cũng đạt được kết quả nhất định, tổng số tiền thu được trong năm 2021
là 1.522.291.065 đồng, cụ thể như sau:
- Số tiền truy thu của năm 2020 là: 7.322.000 đồng.
- Số tiền thu của năm 2021 là: 1.514.969.065 đồng, đạt 54,6%KH, trong đó:
+ Khối các cơ quan, đơn vị thu được 453.641.163 đồng, đạt 100,3%KH.
+ Khối xã, thị trấn thu được 905.401.102 đồng, đạt 100,3%KH.
+ Khối doanh nghiệp có 30/267 doanh nghiệp nộp với số tiền 155.926.800
đồng, đạt 11%KH.
III. Đánh giá chung:
5


Năm 2021, với tinh thần chủ động, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống
thiên tai có thể xảy ra, các ngành và các địa phương trong huyện vẫn luôn chủ
động, thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, của UBND huyện, tích
cực chuẩn bị và thực hiện các biện pháp phòng, chống ngay từ đầu mùa mưa lũ, vì
vậy các cơng trình được đảm bảo an tồn, góp phần quan trọng trong việc ổn định
đời sống và phát triển sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã
đạt được, trong năm qua cơng tác PCTT & TKCN của huyện vẫn cịn một số tồn tại
cần khắc phục đó là:

- Cơng tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” ở một số xã chưa đảm bảo
đủ về số lượng và chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu; một số địa phương xây dựng
phương án trọng điểm, phương án di dân chưa cụ thể, chưa sát với tình hình thực tế
của địa phương. Hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân ở một số địa phương
hiệu quả chưa cao.
- Tình trạng vi phạm pháp Luật Đê điều và Luật Thuỷ lợi vẫn còn xảy ra,
chưa được xử lý dứt điểm như: Đào đất mái cơ đê; để vật liệu lên đê; dựng lán,
cơng trình vào chân đê, cơng trình thuỷ nơng, vi phạm hành lang thốt lũ bãi sơng
Hồng... việc phát hiện, xử lý vi phạm thiếu quyết liệt, dứt điểm dẫn đến vi phạm
kéo dài, tái vi phạm vẫn còn xảy ra.
- Tình trạng xả rác, chất thải chăn ni xuống lịng kênh, mái đê gây ơ nhiễm
mơi trường, làm ách tắc dòng chảy vẫn xảy ra ở các địa phương.
- Quỹ Phòng chống thiên tai chưa thu được triệt để nhất là ở khối các doanh nghiệp.
* Nguyên nhân của những tồn tại trên là:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai, đê
điều, thủy lợi có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, kịp thời.
- Đê đi qua huyện Bình Lục dài và đi qua nhiều khu dân cư đông đúc, nhân
dân ở sát chân đê cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh các vụ vi phạm
Luật đê điều. Công tác chỉ đạo của chính quyền một số địa phương có lúc chưa cụ
thể, thiếu kiên quyết đặc biệt là việc chỉ đạo xử lý vi phạm ngay từ khi mới phát
hiện.
- Những năm gần đây tình hình lũ trên sơng Hồng diễn ra ít phức tạp nên một
bộ phận cán bộ, nhân dân cịn có tư tưởng chủ quan.
- Quỹ Phòng chống thiên tai chưa thu được triệt để do ý thức chấp hành của
một số đơn vị, doanh nghiệp cịn thấp.
IV. Một số bài học kinh nghiệm
- Ln coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước mùa
mưa bão, phát hiện sớm, đúng nguyên nhân và xử lý kịp thời, đúng kỹ thuật là yếu
tố cơ bản giải quyết được các sự cố.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phịng

chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến cộng đồng.
- Chủ động chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, nhân lực trước mùa
mưa bão theo phương châm “4 tại chỗ”, khi có sự cố xảy ra phải chủ động xử lý
ngay từ giờ đầu. Chống mọi biểu hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước thiên tai.
6


- Để ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật đê điều, Luật phòng chống thiên tai,
Luật Thuỷ lợi đòi hỏi các cấp, các ngành có liên quan đặc biệt là chính quyền địa
phương phải chủ động phát hiện và xử lý quyết liệt, không đùn đẩy trách nhiệm, nể
nang, né tránh; đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện ngăn chặn kịp thời
các vi phạm từ khi mới phát sinh, khơng để hình thành vi phạm lớn, kéo dài.
- Chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp để sẵn sàng đối phó với các diễn
biến của thời tiết, tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành hệ thống. Có sự phối hợp chặt
chẽ của các cấp, các ngành trong việc phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
PHẦN THỨ HAI
NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NĂM 2022
I. Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi và dự báo xu thế tình hình lũ
bão năm 2022
1. Hiện trạng hệ thống cơng trình thuỷ lợi
1.1. Cơng trình Đê điều
a. Đê, bối và cống dưới đê, bối:
+ Đê:
Đê Hữu Hồng qua địa bàn huyện Bình Lục dài 27,343 km (từ K129,530 -:K156,873), cao trình mặt đê từ +6,96 -:- + 9,5 (cao trình đê ổn định) đảm bảo ngăn
được lũ theo mực nước thiết kế. Đã có 22,845 km được rải nhựa, cịn 4,498km mặt
đê bằng bê tơng, cấp phối bị xuống cấp xuất hiện nhiều ổ gà gây khó khăn trong
việc đi lại và một số đoạn mặt đê mới làm bị xuống cấp; 05 điếm bị xuống cấp
nghiêm trọng cần làm mới, 07 điếm bị hư hỏng cần sửa chữa; tre chắn sóng cơ bản
đã ấm bụi, chỉ cịn một số vị trí cục bộ tre bị chết.
+ Bối Hồng Lý: (xã Chân Lý) có chiều dài 7,15 km cao trình mặt bối từ

+6,8-:- +7,5 khả năng đảm bảo an toàn ở mức báo động II, III; từ K0-:-K1,800 đã
được cứng hóa bằng bê tơng chiều rộng mặt bối từ 3 - 4m; từ K1,800 -:- K2,650
mặt bối chưa được dải cấp phối; từ K2,650-:-K5,450 mặt bối bê tông làm đường
cứu hộ rộng b = (5,5 -:- 7)m, K5,450 -:- K6,250 cải tạo apphan bằng công nghệ
mới, K6,250 -:- K6,800 mặt bối đất, cấp phối rộng (3-5)m, K6,800 -:- K7,150 bê
tông rộng (6 – 7) m.
+ Bối Nhân Long: (xã Nhân Thịnh, Phú Phúc) có chiều dài 7,59 km, mặt bối
đang được cải tạo. Khả năng đảm bảo an toàn ở mức báo động II, III.
+ Bối Nhân Hịa: (xã Hịa Hậu) có chiều dài 2,56 km, cao trình mặt bối từ
+5,4 -:- +5,8 chiều rộng mặt bối từ (4 - 6,5)m, rải cấp phối, một số vị trí mặt bối bị
xuống cấp xuất hiện ổ gà; khả năng đảm bảo an toàn ở mức báo động II, III.
+ Cống dưới đê:
Trên tồn tuyến có 08 cống do công ty KTCT thủy lợi Bắc Nam Hà và Công
ty TNHH một Thành viên KTCT Thủy lợi tỉnh Hà Nam quản lý, các cống hiện vận
hành bình thường.
+ Cống dưới bối:
7


Tổng tồn tuyến có 12 cống, trong đó có 07 cống đảm bảo hoạt động bình
thường (Cống Vũ Điện, Cống Ông Bí, Cống TB tiêu Hồng Lý, Cống TB Do Đạo,
Cống Ông Phu, Cống NP3, Cống Đặng), 02 cống đang được cải tạo (Cống Đình,
Cống Bà Tơn), 03 cống cần khắc phục sửa chữa cụ thể:
- Cống TB tưới Hồng Lý: Hoạt động bình thường. Hiện nay đang xuất hiện
doi cát bồi trước cửa kênh lấy nước của kênh dẫn trạm bơm tưới Hồng Lý, cao trình
+0,5 -:- +1,0, rộng 50m ra sông lấp bịt cửa kênh lấy nước.
- Cống đường Phà: Rò rỉ qua mang cống hạ lưu khi có lũ.
- Cống NP5: Cánh cống bê tơng, ty van bị han gỉ, máy đóng mở bị hỏng.
b. Hệ thống kè, bãi sông:
Hệ thống mỏ kè, kè lát mái hộ bờ địa phận huyện Bình Lục gồm có 15 mỏ

(Ngun Lý 3 mỏ số 3,4,5; Chương xá 7 mỏ từ mỏ 1 -:- mỏ 7; Như Trác 5 mỏ từ mỏ
0 -:- mỏ 4) và hệ thống kè lát mái hộ bờ Nguyên Lý, Chương Xá, Vũ Điện, Hồng
Lý, Như Trác, Phú Phúc; hiện trạng như sau:
- Kè Nguyên Lý:
+ Lát mái hạ lưu mỏ 5 và phần lát mái giữa mỏ 3-4: ổn định. Kè lát mái
Nguyên Lý vị trí hạ lưu mỏ 5 bị xói lở đất đắp đỉnh kè, đá lát trong khung bê tơng
bị xói lở, sập 10m2 (do nước mưa tập trung từ bãi sông).
+ Kè mỏ 3, 4, 5: Hoạt động bình thường.
- Kè Chương Xá:
+ Các mỏ kè 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 hoạt động bình thường.
+ Kè lát mái hộ bờ từ cống Vũ Xá đến mỏ 1 (K134,100 -:- K135,100) cơ kè
bị long lở, sụt sạt cục bộ nhiều chỗ, mái kè bị xói sập do nước mưa 30m 2. Tại vị trí
giáp mỏ 1 phần cơ kè bị lở b=(2-:-4m), dài L = 40m, vị trí K134,5 -:- K134,510 cơ
kè bị lở hết L = 10m, b=(2-:-3)m, h= (0,4-:-0,5)m.
+ Kè lát mái giữa các mỏ: Đoạn kè lát mái giữa mỏ 3-:4, vị trí cách tim mỏ
4 về phía thượng lưu 35m mái cơ kè bị xói lở chiều dài 30m (hư hỏng từ những
năm trước).
- Kè lát mái Vũ Điện: Tại vị trí đầu tuyến 15m mái cơ kè bị xói lở cục bộ
(vị trí tiếp giáp mỏ số 7 kè Chương Xá).
- Kè lát mái Hồng Lý: Chiều dài L = 5.271,7 m đánh giá toàn tuyến tương đối
ổn định. Tại vị trí khu vực xóm 5 đá lát mái trong khung bê tông bị sạt sập do nước
mưa diện tích 30m2 (hư hỏng từ những năm trước).
- Kè mỏ hàn Như Trác: Ổn định
Thân mỏ 2, 3, 4 đá lát bị bong xô, long lở do lũ, bão từ những năm trước.
- Kè lát mái Như Trác: Ổn định, có một số hư hỏng nhỏ xuất hiện từ những
năm trước tại mỏ 2, 3, 4.
- Kè lát mái Phú Phúc: K149,000 -:- K152,500 ổn định. Có một số điểm hư
hỏng nhỏ cục bộ, cần theo dõi.
- Bãi sơng: Từ K152,500 -:- K156,873 bị xói lở nhỏ từ (0,5 -1)m/năm.
8



1.2. Cơng trình Thủy nơng
a. Trạm bơm:
Trên địa bàn huyện có 03 trạm bơm lớn TB Như Trác, Nhân Hịa do Công ty
KTCT TL Bắc Nam Hà quản lý, hằng năm được bảo dưỡng định kỳ đảm bảo duy trì
hoạt động tốt và Trạm bơm Quan Trung do Công ty KTCT TL tỉnh Hà Nam quản lý
khai thác (có một số bộ phận bị hư hỏng đã có kế hoạch sửa chữa); 67 trạm bơm do
các HTX quản lý và khai thác, ngoài một số trạm bơm mới được đầu tư xây mới và
nâng cấp trong những năm gần đây (Trạm bơm Nhân Tiến, Trạm bơm xóm 8 Chính
Lý,…), cịn lại đều đã được xây dựng từ lâu, thiết bị lạc hậu, nhà trạm đã xuống cấp.
b. Kênh:
+ Kênh tưới:
Các kênh C4, C1-6a, C9-8, C3, C5,... nhiều đoạn bờ kênh nhỏ, trượt sạt, rò rỉ
nước, bồi lắng, tràn bờ. Trên hệ thống kênh tưới ở một số vị trí, đầu cống còn tồn
tại nhiều rác. Còn lại các kênh khác hoạt động bình thường đảm bảo phục vụ sản
xuất và cơng tác phịng chống mưa, úng.
+ Kênh tiêu:
Một số kênh tiêu bị bồi lắng cần nạo vét: CG2, CG4b, T4, T21, T19-9, SL19,
CG18,... ở một số địa phương: Nhân Khang, Trần Hưng Đạo, Ngun Lý, Chính Lý,
Hịa Hậu… Các kênh T11, CG4, CG8 (khu vực trường tiểu học xã Nhân Bình)...
nhiều đoạn bờ kênh nhỏ, xuống cấp, trượt sạt. Trên hệ thống kênh tiêu còn tồn tại
nhiều rác gây ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước.
c. Cống:
Hiện trạng một số cống tưới, tiêu do Công ty TNHH MTV Khai thác cơng
trình Thủy lợi Hà Nam quản lý và khai thác có những hư hỏng nhỏ cần được tu bổ
và nâng cấp. Một số cống trên các tuyến đường giao thông nông thôn đang thi công
dở dang bị hư hỏng nặng; thiếu bộ phận điều tiết, thiếu hệ thống đóng mở qua một
số địa phương: Nhân Nghĩa, Nhân Chính, Phú Phúc… nên đã ảnh hưởng đến công
tác tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất và phòng, chống mưa, úng.

2. Nhận định xu thế diễn biến thời tiết năm 2022
- Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Nam: Mùa mưa có khả
năng đến sớm hơn theo quy luật tự nhiên, bão hoạt động trên Biển Đông muộn hơn
TBNN, trên biển Đơng từ 12÷14 cơn. Ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam từ
4÷6 cơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ từ 2÷3 cơn.
- Tổng lượng mưa tồn mùa ở mức cao hơn so với TBNN. Tổng lượng mưa
dự báo từ 1.600÷1.800mm; các tháng đầu mùa (tháng 5; 6) thấp hơn TBNN, tháng
7 xấp xỉ TBNN, các tháng cuối mùa cao hơn TBNN. Có từ 7 đến 9 đợt mưa vừa,
mưa to.
- Nền nhiệt độ trung bình tồn mùa từ 28,0÷29,0ºC, cao hơn TBNN. Nhiệt độ
cao nhất từ 39÷41ºC. Có khoảng 5 đến 7 đợt nắng nóng, đợt nắng nóng đầu mùa có
khả năng xảy ra vào nửa đầu tháng 5, thời gian nắng nóng tập trung trong tháng 6,
7. Có 3-4 đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài ≥ 5 ngày.
9


- Thủy văn: Mùa lũ năm 2022 trên sông Hồng có khả năng xuất hiện lũ Tiểu
mãn, có khoảng 2-3 đợt lũ. Mực nước đỉnh lũ năm 2022 thấp hơn giá trị cùng kỳ
TBNN, cao hơn năm 2021, có khả năng ở mức 3,50÷4, 0 0m, dưới mức BĐ1, thời
gian xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8.
II. Phương hướng, nhiệm vụ PCTT và TKCN năm 2022
1. Mục tiêu chung
Chủ động phịng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu
quả; lấy phịng tránh là chính, kiên quyết giữ vững đê điều khi lũ chưa vượt mốc lũ
lịch sử; không để xảy ra mất mùa do hạn hán hoặc ngập úng khi có mưa, lũ, bão
chưa vượt q khả năng của cơng trình, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài
sản do thiên tai gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể
a. Chống lũ, bão:
- Đối với đê: Đảm bảo giữ cho 27,343 km đê sông Hồng ở mức lũ thiết kế tại

Hà Nội +13,1m; tại Như Trác là +6,9m. Phấn đấu giữ an toàn cho đê với mực nước
lũ lịch sử năm 1971 tại Hà Nội +13,97m, tại Như Trác là +7,81m và tổ hợp lũ, bão,
triều cường như năm 1996.
- Đối với 3 vùng bối lớn: Hồng Lý, Nhân Long, Nhân Hòa đảm bảo giữ cho
bối an toàn khi mực nước lũ tại Như Trác ở báo động 2, nếu thượng nguồn vẫn có
mưa lớn chưa bắt được đỉnh lũ phải chủ động di dân, lải nước vào trong bối để giữ
an toàn cho đê chính, khơng để xảy ra vỡ bối đột xuất bất ngờ, đặc biệt tại các vị trí
cống qua bối.
- Thường xuyên theo dõi tin bão, chủ động chằng chống nhà cửa, kho tàng,
trường học nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất về nhà cửa, đảm bảo an tồn
tính mạng cho người đối với bão có sức gió từ cấp 7 trở lên.
b. Chống úng, hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp:
- Đảm bảo tưới, tiêu hợp lý cho khoảng 7.600 ha lúa và các loại hoa màu
khác, thường xuyên tiêu nước đệm đề phòng úng ở thời kỳ lúa mới cấy thời điểm
tập trung vào tháng 7, 8 và trồng cây vụ Đông cuối tháng 9 đầu tháng 10. Chỉ đạo
thực hiện tốt việc tu bổ, sửa chữa các trạm bơm tưới tiêu để phục vụ kịp thời cho
sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa đảm bảo kế hoạch đề ra nhất là chuyển đổi diện tích đất lúa do
khó khăn về nước tưới ở các xã phía Bắc của huyện.
- Xí nghiệp Thuỷ nơng Lý Nhân sửa chữa các hạng mục cơng trình bị hư
hỏng, xuống cấp thuộc phạm vi quản lý của ngành. Xây dựng phương án chống úng
cụ thể cho phù hợp với từng địa bàn và các biện pháp khi có sự cố xảy ra. Khi nắng
hạn kéo dài phải đảm bảo cung cấp đủ nước tưới kịp thời cho 100% diện tích canh
tác trong khung thời vụ cho phép, tuyệt đối không để xảy ra mất mùa do thiếu nước.
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp vi
phạm các cơng trình thủy lợi còn tồn tại; đồng thời, phối hợp các các ngành liên
quan thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm từ khi
10



mới phát sinh. Kiên quyết giải toả dứt điểm các vật cản như: đập tạm, đăng, lưới
vịt, sen, rau, bèo... trên các trục kênh tiêu.
c. Tìm kiếm cứu nạn:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống khắc phục hậu
quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn cho cán bộ và nhân dân trong toàn huyện.
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn và các ngành xây dựng kế hoạch PCTT –
TKCN năm 2022 phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng ngành.
- Xây dựng phương án đối phó với bão mạnh, siêu bão, triển khai cho các,
ngành, các lực lượng và các địa phương trong toàn huyện thực hiện.
- Ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức hội nghị Hiệp đồng đối với các đơn vị
tăng cường của Quân khu và các đơn vị quân đội đứng trên địa bàn; Tổ chức tập
huấn, huấn luyện, kiểm tra phương tiện phục vụ cho hoạt động phịng chống thiên
tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, theo dõi nắm chắc tình hình
thiên tai, sự cố xảy ra trên địa bàn huyện; thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”;
sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia xử lý hiệu quả các tình huống thiên tai
xảy ra trên địa bàn.
III. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phịng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên hệ thống đài truyền thanh huyện và các địa
phương để nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ và nhân dân trong chấp hành
Luật Đê điều, Luật phòng chống thiên tai, Luật Thủy lợi.
- Coi trọng việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình, kịp thời phát
hiện, khắc phục xử lý các sự cố, hư hỏng; Đẩy nhanh tiến độ thi công các cơng
trình trong lĩnh vực thuỷ lợi; củng cố, khắc phục những tồn tại sau thi công đảm
bảo đáp ứng công tác PCTT và thực hiện tốt các phương án phòng chống lũ, bão,
úng, hạn và tìm kiếm cứu nạn.
- Triển khai nghiêm túc công tác chuẩn bị nhân lực, vật tư phục vụ PCTT
theo phương châm “4 tại chỗ” gắn với phương án trọng điểm (bao gồm phương án
trọng điểm của của địa phương, của huyện, của tỉnh) và các vị trí xung yếu để khi

có sự cố xảy ra có thể huy động một cách nhanh chóng, đầy đủ, đảm bảo xử lý kịp
thời, hiệu quả và an toàn cho cơng trình.
- Tăng cường cơng tác quản lý đê điều, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực
lượng quản lý đê nhân dân; kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ vi phạm pháp
luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai, Luật Thuỷ lợi. Thường xuyên giải toả
khai thông vật cản trên hệ thống kênh mương đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất
cũng như công tác PCTT.
- Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các bến đò ngang, tình trạng máy móc
thiết bị của các phương tiện giao thông thủy và các điều kiện phục vụ hành khách
tham gia giao thông đường thuỷ.

11


- Thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban phòng chống thiên tai;
thường xuyên cập nhật, theo dõi diễn biến của thời tiết, tình hình mưa lũ để triển
khai công tác PCTT & TKCN kịp thời, hiệu quả.
- Các ngành, các địa phương chủ động xây dựng các phương án trọng điểm;
Hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị quân đội tăng cường của Quân Khu và các lực
lượng vũ trang trên địa bàn huyện. Chỉ đạo các xã, thị trấn diễn tập chiến đấu - trị
an kết hợp làm nhiệm vụ PCTT & TKCN; Tổ chức tập huấn, huấn luyện và tìm
kiếm cứu nạn, sẵn sàng tham gia xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra.
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với vùng bị ảnh hưởng thiên tai,
làm tốt công tác cứu nạn, cứu trợ, nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai gây
ra, sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, xử lý môi trường...
- Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, của Tỉnh về kinh phí, thiết bị phương
tiện, lực lượng trong xử lý các tình huống bão, lụt, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục
hậu quả thiên tai; cải tạo, nâng cấp một số hạng mục cơng trình phục vụ cơng tác
phịng chống thiên tai như: Trụ sở tiền phương của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN của
huyện. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tỉnh, tham gia ứng

cứu, hỗ trợ khắc phục hậu quả với các địa phương trong vùng khi có yêu cầu nhằm
chia sẻ khó khăn, giảm nhẹ thiên tai.
- Ủy ban nhân dân các xã, các ngành có trách nhiệm đôn đốc truy thu quỹ
PCTT các năm trước; lập kế hoạch quỹ PCTT năm 2022 và tổ chức thu nộp đảm
bảo theo quy định.
IV. Tổ chức thực hiện
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các ngành kiện tồn và duy trì hoạt động
của Ban chỉ huy PCTT & TKCN; xây dựng kế hoạch, các phương án trọng điểm
PCTT, phương án di dân trên địa bàn sát với thực tế địa phương; kiện tồn lực
lượng xung kích PCTT và phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên; tổ chức
tổng kết công tác PCTT & TKCN năm 2021 và triển khai nhiệm vụ công tác PCTT
& TKCN năm 2022.
- Điện lực Lý Nhân, Trung tâm viễn thông Lý Nhân, Bưu điện huyện Bình
Lục xây dựng phương án phịng chống thiên tai theo chun ngành đảm bảo an
tồn đường điện và sẵn sàng phục vụ điện cho sản xuất, chống úng, hạn, đảm bảo
thông tin thông suốt trong mùa mưa bão.
- Phịng Nơng nghiệp & PTNT, Xí nghiệp Thuỷ nơng Lý Nhân, Hạt Quản lý
đê điều bố trí lực lượng kỹ thuật phụ trách các xã trọng điểm; thường xuyên kiểm
tra đôn đốc các xã thực hiện những nhiệm vụ của cơng tác phịng chống thiên tai,
tổng hợp kết quả và thường xuyên báo cáo về Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện.
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng thống kê các phương tiện giao thông vận tải: Ô tô, tàu
thuyền, phối hợp với UBND các xã giao nhiệm vụ cho các chủ phương tiện để sẵn
sàng hộ đê trong thời gian lũ chính vụ từ tháng 5 đến tháng 11 (có giấy thơng báo đến
chủ phương tiện) và xây dựng phương án phòng chống thiên tai theo chuyên ngành.
- Xác định vị trí trọng điểm chống thiên tai năm 2022.
* Trọng điểm cấp huyện:
12


+ Phương án bảo vệ tuyến đê Hữu Hồng từ K129,530 -:- K156,873 và ứng

phó với trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế.
+ Phương án trọng điểm bảo vệ cơng trình đê, kè, cống từ K129,530 -:- K134,300
đê Hữu Hồng huyện Bình Lục năm 2022.
+ Phương án trọng điểm bảo vệ đê, kè, cống từ K139,500 -:- K146,600 đê Hữu
Hồng huyện Bình Lục năm 2022.
* Phương án di dân cứu hộ:
Các xã có đê sơng Hồng và đê sơng Châu chủ động xây dựng phương án
trọng điểm bảo vệ đê, bối; phương án di dân cứu hộ của địa phương mình. Xây
dựng phương án di dân phải cụ thể chi tiết khu vực di dân và khu vực dân đến gồm:
+ Xã Nguyên Lý, Đạo Lý, Trần Hưng Đạo xây dựng phương án di dân cứu
hộ dân ngoài đê sơng Hồng.
+ Xã Chân Lý, Nhân Thịnh, Phú Phúc, Hịa Hậu xây dựng phương án di dân
cứu hộ đối với các hộ thuộc vùng bối Hồng Lý, Nhân Long, Nhân Hịa.
+ Xã Chính Lý, Hợp Lý, Văn Lý xây dựng phương án di dân cứu hộ đối với
các hộ vùng trũng, thấp ven sông Châu.
* Trọng điểm chống úng:
Các vùng trũng có cốt đất thấp thuộc các HTX NN: Mai Công, Minh Đức,
Bảo Lý 2, Chung Lý, Nhân Hưng, Nhân Đạo, Nhân Phúc, Nhân Mỹ, khu vực Vạn
Thọ xã Nhân Bình. Xí nghiệp thủy nơng phối hợp với UBND các xã xây dựng
phương án trọng điểm chống úng.
V. Những đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ngành
1. Đề nghị UBND tỉnh Hà Nam; Sở Nông nghiệp & PTNT
- Trong thời gian tới tiếp tục đầu tư kinh phí tu sửa mặt đê đoạn còn lại
(4,498km) đã bị xuống cấp để đảm bảo an toàn cho nhân dân tham gia giao thơng
cũng như phục vụ cho cơng tác phịng chống thiên tai. Đầu tư xây dựng hệ thống
đường hành lang chân đê trên địa bàn các xã Nguyên Lý, Đạo Lý, Chân Lý. Xây mới
05 điếm canh đê (điếm 133, 144, 146, 153, 157) đã bị xuống cấp và sửa chữa 07
điếm canh đê (điếm 130, 134, 145, 151, 152, 154, 156) bị hư hỏng. Kiểm tra và
trồng lại các vị trí tre đã chết trên một số đoạn đê.
- Đề nghị Quỹ PCTT của tỉnh sớm phân bổ phần kinh phí cho địa phương của

các năm trước theo quy định để khuyến khích, phục vụ cơng tác thu nộp Quỹ PCTT trên
địa bàn.
- Đề nghị sớm triển khai thực hiện các Dự án kiên cố hóa hệ thống kênh
mương đã có chủ trương đầu tư trên địa bàn huyện như: Kênh C1, Kênh Long
Xuyên, CG2… và tiếp tục có kế hoạch kiên cố các kênh chính như: C3, C5, ...
- Đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các HTX NN nâng cấp các trạm
bơm và các kênh tưới do HTX quản lý đã bị xuống cấp.
2. Đề nghị Công ty TNHH một thành viên KTCT TL tỉnh Hà Nam
Khẩn trương sửa chữa các cơng trình bị hư hỏng trên kênh tưới, tiêu do
ngành quản lý để chủ động điều tiết nước khi tình huống xảy ra.
3. Kết luận
13


Công tác PCTT & TKCN trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm
đầu tư của các cấp, các ngành, sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Huyện
ủy, UBND huyện cùng sự tham gia đóng góp tích cực của các địa phương cơ sở,
các ngành cùng với nhân dân trong toàn huyện: Với tinh thần cảnh giác, chuẩn bị
sẵn sàng, chúng ta đã chủ động xử lý các sự cố xảy ra, giữ vững an tồn đê điều,
cơng trình thủy nơng kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống
nhân dân trên địa bàn.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, năm 2022 Đảng
bộ và nhân dân huyện Bình Lục quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa công tác
PCTT & TKCN, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh, BCH PCTT & TKCN tỉnh;
- Sở Nông nghiệp & PTNT;
(Để báo cáo)
- TT HU, TT HĐND huyện;

- Lãnh đạo UBND huyện;
- Các thành viên BCH PCTT & TKCN huyện:
- Các ngành, các cơ quan liên quan;
- Các xã, thị trấn;
- Lưu: VT.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Đức Nhượng

14



×