Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tìm hiểu và khám phá Nữ nhi quốc ở Vân Nam (Trung Quốc) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.98 KB, 4 trang )

Tìm hiểu và khám phá N

nhi quốc ở Vân Nam
(Trung Quốc)
C
ứ t
ư
ởng Nữ nhi quốc Tây L
ương ch
ỉ có trong tác phẩm “Tây Du ký” của nh
à văn
Ngô Th
ừa Ân, ngờ đâu ngoài đời cũng có một Nữ nhi quốc “người thật việc thật”
tại tỉnh Vân Nam xinh đẹp của Trung Quốc.

Những cư dân của vương quốc này là người thuộc dân tộc Mosuo, sống xung
quanh hồ Lư Cô (Lugu) thơ mộng có khu rừng xanh thẳm bao quanh (thuộc huyện
Ningliang, ngoại ô thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam).


Mu
ốn đến v
ương qu
ốc của phụ nữ n
ày, ph
ải c
ư
ỡi ngự
a, đi thuy
ền v
à l


ội bộ. Có lẽ
nhờ đường đi cách trở xa xôi nên họ sống hầu như tách biệt với thế giới phồn hoa
bên ngoài và những hối hả, tất bật của cuộc sống hiện đại cũng ít ảnh hưởng đến
nền văn hóa, tập tục ngàn năm của họ.

Hồ Lư Cô, theo tiếng Mosuo là hồ Mẫu Thân (hồ người mẹ của dân tộc Mosuo),
có diện tích rộng đến 48km vuông, nằm ở độ cao 2.690m so với mặt nước biển và
giáp hai tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam.

Mosuo là dân tộc sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc.
Ngư
ời dân ở đây theo Phật giáo Tây Tạng.

Khác với phim ảnh, Nữ nhi quốc Mosuo không chỉ toàn phụ nữ mà có cả đàn ông
sinh sống. Tuy nhiên, mọi quyết định, quyền hành từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn
trong nhà, dòng tộc hay trong làng đều do phụ nữ quyết định. Đàn ông không có
địa vị, tiếng nói.

Thiếu nữ và thiếu niên người Mosuo đến tuổi 13 sẽ được bà nội, mẹ hoặc một phụ
nữ có địa vị trong dòng tộc cử hành lễ Thành Niên.

Trong buổi lễ, các bà sẽ đọc lời khấn, chúc phúc cho các cô gái, chàng trai, rồi họ
thay ra những bộ áo dài đến chân mặc khi còn nhỏ. Nữ sẽ mặc áo váy hoa, đội nón
hoa có gắn vỏ xà cừ, còn nam mặc quần.

Sau nghi lễ này, họ đã thành người lớn và có quyền kết bạn. Cũng kể từ đó, cô gái
phải dọn ra ở căn gác có cửa sổ lớn sát cổng nhà nhất để bắt đầu “tẩu hôn”.


Ngư

ời Mosuo không có tục cưới gả mà vẫn duy trì phong tục “tẩu hôn”, tức l
à nam
thanh niên đêm đêm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ý, leo lên chiếc thang mà cô
gái bắc sẵn để vào căn gác của cô. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con
trai phải lặng lẽ về nhà trước khi gà gáy sáng.

Theo lời A Hạ, một thanh niên từng có kinh nghiệm “tẩu hôn”, khi đến nhà cô gái,
các chàng trai thường mang theo một chiếc nón, một cây gậy và vài cái bánh bao.

Cô gái sẽ treo chiếc nón ngoài cửa sổ để kẻ đến sau nhìn thấy mà rút lui. Còn
chiếc gậy dùng để xua rắn rít hay hù dọa lũ chó nhà nàng, bánh bao cũng là “quà
mua chuộc” lũ chó để dễ dàng “đột nhập”.

N
ếu không ưng ý chàng trai, cô gái có quyền đuổi hay không cho chàng leo vào
gác của mình. Ngoài ra, các nàng có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng
này, nếu chưa hài lòng thì “cấm cửa” và cho chàng khác lên gác vào đêm khác.

Khi cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Chàng trai sẽ thường
xuyên lui tới đến thăm nom con, nhưng tuyệt đối không được bồng về nhà mình.

Đêm đêm, chàng trai đến nhà “vợ”, sáng sớm lại về nhà mình, bắt đầu một buổi
làm vi
ệc nh
ư đ
ồng áng, săn bắn, v
ào r
ừng…, c
òn cô gái
ở nh

à d
ệt thổ cẩm để
mang ra chợ phiên bán.

Tục “tẩu hôn” dựa trên cơ sở đôi bên bằng lòng, không được phép ép buộc, nhưng
cũng có quy định cấm người cùng hay gần huyết thống “tẩu hôn”. Bên cạnh đó,
nếu tình cảm không còn thì mối quan hệ giữa hai người cũng chấm dứt. Cùng với
người mẹ, đứa bé sẽ sống suốt đời trong nhà gái, không làm dâu hay làm rể cho ai.


×