-------o0o-------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG MẶT HÀNG GỖ DÁN CÔNG NGHIỆP
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PUMEX
VIỆT NAM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................V
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CƠNG TÁC GIAO
NHẬN HÀNG HĨA XUẤT NHẬP KHẨU....................................1
1.1Tổng quan hoạt động giao nhận trong Logistics..............1
1.1.1 Khái niệm giao nhận.......................................................1
1.1.2............Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển của
Thương mại quốc tế...................................................................1
1.2. Người giao nhận....................................................................2
1.2.1 Khái niệm về người giao nhận.......................................2
1.2.2 Đặc trưng của người giao nhận......................................2
1.2.3 Vai trò của người giao nhận...........................................2
1.2.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao
nhận..............................................................................................3
1.3 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển.........5
1.3.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu....................................................................................5
1.3.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu...................................................................6
1.3.3.............Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng container
8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY
TNHH PUMEX VIỆT NAM....................................................16
2.1. Tổng quan về công ty........................................................16
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp...............................16
2.2. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị............................................21
2.3. Các lĩnh vực hoạt động chính...........................................21
2.3.1. Vận chuyển đường biển hàng rời, hàng container nội
địa và quốc tế...........................................................................21
2.3.2. Vận chuyển đường bộ...................................................22
2
2.3.3. Đại lý hải quan...............................................................22
2.4. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong
khoảng từ 3-5 năm trở lại đây..................................................23
2.5 Quy trình giao nhận hàng hóa tại cơng ty.....................24
2.5.1 Quy trình tổ chức dịch vụ giao nhận nhập khẩu hàng
hóa tại cơng ty..........................................................................24
2.5.2 Quy trình tổ chức dịch vụ giao nhận xuất khẩu hàng
hóa tại cơng ty..........................................................................30
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC GIAO NHẬN MẶT HÀNG GỖ DÁN CÔNG
NGHIỆP XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
PUMEX VIỆT NAM..............................................................35
3.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty.......35
3.2. Xây dựng phương án tổ chức công tác tổ chức xuất
nhập khẩu hàng hóa..................................................................35
3.2.1. Căn cứ xây dựng phương án........................................35
3.3. Quy trình chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất
khẩu FCL tại cơng ty..................................................................36
3.3.1 Mơ tả quy trình...............................................................36
3.3.2 Diễn giải quy trình.........................................................38
3.4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận lơ hàng gỗ dán
xuất khẩu thực tế tại công ty...................................................45
3.4.1 Một số chứng từ có liên quan......................................45
3.4.2 Quy trình giao nhận xuất khẩu lơ hàng gỗ dán........45
3.4.3. Hình ảnh minh họa một số chứng từ cần thiết........50
3.4.4. Tính tốn các chi phí trong q trình tổ chức giao
nhận của cơng ty......................................................................60
KẾT LUẬN.........................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................65
3
MỞ ĐẦU
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể
nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Để khai thác tối
đa triển vọng phát triển của ngành này, chúng ta cần đưa ra một số
giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Những năm gần đây, lượng hàng xuất – nhập khẩu của Việt Nam gia
tăng mạnh mẽ. Từ đó, hoạt động giao nhận vận tải của Việt Nam đã
càng ngày trở nên phổ biến và quan trọng hơn. Bản thân là một sinh
viên khoa Kinh tế, em nhận thấy việc học tập và tiếp thu những kiến
thức chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ giao nhận là điều vô
cùng quan trọng và cần thiết.
Trong bài đồ án tốt nghiệp này em xin được trình bày đề tài: “Tổ
chức giao nhận hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển” bao
gồm gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về tổ chức cơng tác giao nhận hàng hóa
Chương II: Tổng quan về công ty TNHH Pumex Việt Nam
Chương III: Tổ chức giao nhận hàng FCL xuất khẩu tại Công ty
TNHH Pumex Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo bộ môn và đặc biệt là
4
giáo viên hướng
dẫn – thầy Phạm Công Giang đã tạo điều kiện
và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Tổng quan hoạt động giao nhận trong Logistics
1.1.1
Khái niệm giao nhận
“Dịch vụ giao nhận hàng hố là hành vi Thương mại, theo đó người
làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác
có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ
hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi
chung là khách hàng)” - Điều 136 Luật Thương mại
Trước kia, việc giao nhận có thể do người gửi hàng (nhà xuất khẩu)
người nhận hàng (nhà nhập khẩu) hay do người chuyên chở đảm
nhiệm và tiến hành. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của buôn bán
quốc tế phân công lao động quốc tế với mức độ và qui mơ chun
mơn hố ngày càng cao, giao nhận cũng dần dần được chun mơn
hóa, do các tổ chức, các ngiệp đoàn giao nhận chuyên nghiệp tiến
hành và giao nhận đã chính thức trở thành một Nghề.
Nghề giao nhận trên thế giới đã ra đời cách đây khoảng 500 năm.
Năm 1552, hãng VANSAI đã ra đời ở BADILAY, Thuỵ Sĩ làm công việc
giao nhận và kiêm cả việc vận tải hàng hố.
Như vậy, nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ
liên quan đến quá trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng
hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng.
1.1.2
Vai trò của giao nhận đối với sự phát triển của
Thương mại quốc tế.
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự
mở rộng giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho
giao nhận ngày càng có vai trị quan trọng. Điều này được thể hiện ở:
+ Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hố lưu thơng nhanh chóng, an
tồn và tiết kiệm mà khơng có sự tham gia hiện diện của người gửi
cũng như người nhận vào tác ngiệp.
+ Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng
của các phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có
1
hiệu quả dung tích và tải trọng của các phương tiện vận tải, các công
cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
+ Giao nhận làm giảm giá thành hàng hố xuất nhập khẩu.
+ Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm
bớt các chi phí khơng cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến
bãi của người giao nhận hay do người giao nhận th, giảm chi phí
đào tạo nhân cơng.
1.2. Người giao nhận
1.2.1 Khái niệm về người giao nhận
Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ
thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người
kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao
nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các cơng
việc giao nhận cho hàng hố của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay
mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp
dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ
một người nào khác thực hiện dịch vụ đó.
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao
nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng
uỷ thác và hành động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta
không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận
thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo
quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá …”
1.2.2 Đặc trưng của người giao nhận
+ Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng uỷ thác ký với chủ hàng
bảo vệ lợi ích của người chủ hàng.
+ Người giao nhận lo liệu vận tải nhưng không phải là người chuyên
chở. Anh ta cũng có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia
chuyên chở nhưng đối với với hàng hoá, anh ta chỉ là người giao
nhận ký hợp đồng uỷ thác giao nhận, không phải là người chuyên
chở.
+ Cùng với việc tổ chức vận tải người giao nhận còn làm nhiều việc
khác trong phạm vi uỷ thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này
đến nơi khác theo những điều khoản đã cam kết.
2
1.2.3 Vai trò của người giao nhận
Vai trò truyền thống của người giao nhận trong Thương mại quốc tế
(người giao nhận với vai trị là đại lý, mơi giới )
Khởi đầu người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc
do các nhà xuất nhập khẩu uỷ thác, thay mặt cho họ như xếp dỡ, lưu
kho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, lo liệu vận tải nội địa, làm thủ
tục thanh toán tiền hàng…
Sau này do sự mở rộng của Thương mại quốc tế và sự phát triển của
các phương thức vận tải phạm vi dịch vụ giao nhận đã được mở rộng
thêm. Ngày nay, người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan
hoặc th tàu mà cịn cung cấp dịch vụ trọn gói về tồn bộ q trình
vận tải và phân phối hàng hố.
Khi mới ra đời, vai trị truyền thống của người giao nhận chỉ thể hiện
ở trong nước. Hầu hết các hoạt động của người giao nhận đều chỉ
diễn ra trong đất nước họ. Tại đó người giao nhận tham gia vào các
hoạt động xuất nhập khẩu bằng một việc hoàn tất thủ tục hải quan
cho hàng hoá vào nước nhập khẩu với vai trị là một mơi giới hải
quan. Mặt khác, người giao nhận hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng
hoá xuất khẩu và dành chỗ cho hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu
cước với hãng tàu (trường hợp chuyển chỗ bằng đường biển) với chi
phí cho người xuất khẩu hoặc nhập khẩu chịu tuỳ thuộc vào điều
kiện thương mại được chọn trong hợp đồng mua bán. Tại một số
nước như Pháp, Mỹ hoạt động của người giao nhận u cầu phải có
giấy phép làm mơi giới hải quan. Trước đây, người giao nhận không
đảm nhận tránh nhiệm của người chuyên chở, anh ta chỉ hoạt động
như một cầu nối giữa chủ hàng và người chuyên chở hoặc là một
chung gian mơi giới.
Khi người giao nhận đóng vai trò đại lý, nhiệm vụ của anh ta chủ yếu
là do khách hàng quy định. Những nhiệm vụ này thường được quy
định trong luật tập tục về đại lý hoặc luật dân sự về uỷ quyền tuy
nhiên, những quy định này khơng cịn nhấn mạnh vào vấn đề giao
nhận nữa và điều kiện hoàn cảnh cũng khác nhau.
Quyền hạn của người của người giao nhận khi đóng vai trị là đại lý
theo điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA,
người giao nhận có quyền:
3
+ Tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tuỳ ý quyết định sử dụng
những phương tiện và tuyến đường vận tải thơng thường.
+ Cần giữ hàng hố để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền
khách hàng nợ.
Mặc dù người giao nhận có các quyền của người đại lý đối với chủ
của mình, những quyền này khơng thực sự đủ để bảo vệ cho họ
trong thực tế giao nhận hiện đại ngày nay. Vì lý do đó tốt hơn hết là
người giao nhận nên giao dịch theo những đIều kiện và điều khoản
đã biết và những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của các hiệp hội
giao nhận quốc gia.
Nghĩa vụ của người giao nhận với tư cách là đại lý. Theo điều kiện
kinh doanh tiêu chuẩn quy ước trung của FIATA, người giao nhận
phải:
+ Thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý
nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng.
+ Tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự chỉ
dẫn của khách hàng. Trách nhiệm của người vận tải với tư cách là
người đại lý. Là đại lý người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với
những lỗi của bản thân mình hoặc người làm cơng cho mình.
1.2.4 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao
nhận
Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền
và nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi
ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách
hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện hợp đồng
không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì
phải thơng báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
4
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong
hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với
khách hàng.
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp
lý khác.
Trách nhiệm của người giao nhận
- Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo khả năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải
chịu trách nhiệm về:
- Giao nhận không đúng chỉ dẫn.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có
hướng dẫn.
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.
- Gửi hàng cho nơi đến sai quy định (wrongdestination).
- Giao hàng không phải là người nhận.
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
- Tái xuất không làm đúng những thủ tục cần thiết về việc khơng
hồn thuế.
- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây
nên. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi
hoặc lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao
nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận.
Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện Kinh doanh
tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.
- Khi là người chuyên chở (Principal)
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trị là một
nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các
dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.
5
Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người
chuyên chở, của người giao nhận khác... mà anh ta thuê để thực hiện
hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.
Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật
lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở
khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp
chứ không phải là tiền hoa hồng.
Người giao nhận đóng vai trị là người chun chở khơng phải trong
trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện
vận tải của chính mình (Performing Carrier) mà còn trong trường hợp
anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách
khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người
thầu chuyên chở - Contracting Carrier).
Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như
đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối…thì người giao nhận sẽ
chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực
hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao
nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm
như một người chuyên chở khi đóng vai trị là người chun chở thì
các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp
dụng các công ước quốc tế hoặc các quy ước do phòng Thương mại
quốc tế ban hành.
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất
mát, hư hỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác.
- Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu khơng phù hợp.
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa.
- Do chiến tranh hoặc đình cơng.
- Do các trường hợp bất khả kháng.
- Ngồi ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi
đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai
địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.
6
1.3 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển
1.3.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu
Cơ sở pháp lý
Trong q trình giao nhận vận tải đường biển, quãng đường rất xa,
việc bảo vệ hàng hóa an tồn, tránh tổn thất rất quan trọng. Vì thế
việc xác nhận rõ quyền và nghĩa vụ giữa các bên là vô cùng quan
trọng. Điều này được quy định rõ trong:
- Các công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa như Cơng
ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế.
- Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao
nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của
chủ hàng xuất nhập khẩu. Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư;
Bộ luật hàng hải 1990; Luật thương mại 1997; Nghị định 25CP,
200CP, 330CP; Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải;
Quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao
nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam…
Nguyên tắc
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển Việt Nam như sau:
- Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển là do
cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ
hàng ủy thác với cảng.
- Đối với những hàng hóa khơng qua cảng (khơng lưu kho tại cảng)
thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác giao
nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ năm 1991).
Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác
phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thỏa thuận với cảng
về địa điểm thoát dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực
hiện.
- Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải
thỏa thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho
cảng.
7
- Khi được ủy thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với tàu, cảng
nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương
thức đó.
- Cảng khơng chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi bãi,
cảng.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác phải
xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và
phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định
những hàng hóa ghi trên chứng từ.
- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực
tiếp làm.
1.3.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu
Nhiệm vụ ở cảng
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với
chủ hàng. Hợp đồng có hai loại:
+ Hợp đồng ủy thác giao nhận.
+ Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu
kho, bảo quản hàng hóa.
- Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu
được ủy thác. - Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập
các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng.
- Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác
của chủ hàng xuất nhập khẩu.
- Tiến trình việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực
cảng.
- Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên
trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.
- Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải
bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh
được là cảng khơng có lỗi.
8
- Cảng khơng chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp
sau:
+ Khơng chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi
của cảng.
+ Không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện,
dấu xi vẫn nguyên vẹn.
+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hóa sai
hoặc khơng rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát).
Nhiệm vụ của các chủ chủ hàng xuất nhập khẩu
- Ký kết hợp đồng giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua
cảng.
- Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa khơng
qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với
cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
- Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hóa
với cảng.
- Cung cấp cho cảng những thơng tin về hàng hóa và tàu.
- Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng
hóa:
- Đối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ:
+ Lược khai hàng hóa (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn
tàu, do đại lý tàu biển làm được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí
hoa tiêu.
+ Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa
lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tàu.
- Đối với hàng nhập khẩu: Gồm các chứng từ:
+ Lược khai hàng hóa.
+ Sơ đồ xếp hàng.
+ Chi tiết hầm tàu (hatch lict).
9
+ Vận đơn đường biển trong trường hợp ủy thác cho cảng nhận
hàng. Các chứng từ này đều phải cung cấp trước 24h trước khi tàu
đến vị trí hoa tiêu.
- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Lập các chứng từ cần thiết trong q trình giao nhận để có cơ sở
khiếu nại các bên có liên quan và thanh tốn các chi phí cho cảng.
Nhiệm vụ Hải quan
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện các việc kiểm tra, giám sát
kiểm soát Hải quan đối với tàu biển và hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu,
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý
hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép
hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển.
1.3.3
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng container
Trong thập niên vừa qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh
chóng dẫn đến những dịch vụ trong ngoại thương cũng gia tăng.
Trong đó nghành nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu cũng
đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
Trong lĩnh vực vận chuyển giao nhận hàng hố, cơng ty TNHH Pumex
thực hiện giao nhận với rất nhiều phương thức khác nhau: hàng
nguyên container (FCL / FCL – Full Container Load), hàng lẻ (LCL /
LCL – Less Than A Container Load), hàng rời, vận tải đa phương
thức…… nhưng phổ biến nhất hiện nay là giao nhận bằng container.
Container chở hàng, theo định nghĩa của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc
tế (ISO) là một thứ thiết bị vận tải:
- Có tính chất bền lâu, chắc chắn, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.
- Được thiết kế đặc biệt để tạo thuận lợi cho việc chuyên chở hàng
hóa qua một hay nhiều phương thức vận tải mà không phải chất xếp
lại giữa chừng.
- Dễ nhồi đầy và rút rỗng, có thể tích bên trong lớn hơn 1 m3
VD : cont 20’là 33.18 m3, cont 40’ là 67.67 m3, …
10
Sở dĩ vận tải bằng container phát triển nhanh vì nó đưa lại nhiều lợi
ích:
- Đối với người có hàng:
+ Bảo vệ tốt hàng hóa, giảm đến mức thấp nhất tình trạng mất cắp,
hư hỏng, ẩm ướt, nhiễm bẩn.
+ Tiết kiệm chi phí bao bì. Có nhiều loại hàng do vận chuyển bằng
container bớt được khá nhiều gỗ và carton dùng đóng kiện.
+ Thời gian xếp dỡ hàng ở các cảng giảm thấp, vòng quay tàu nhanh
hơn, hàng luân chuyển nhanh, đỡ tồn đọng, vận chuyển thuận lợi,
thúc đẩy mua bán phát triển hơn.
- Đối với người chuyên chở:
+ Giảm thời gian xếp dỡ và chờ đợi ở cảng, phương tiện vận tải quay
vịng nhanh hơn. Người ta đã tính toán trên một tuyến tàu định
tuyến, nhờ sử dụng container, chi phí xếp dỡ hạ từ 55% xuống 15%
trong tổng phí kinh doanh.
+ Tận dụng được dung tích tàu do giảm những khoảng trống trên
tàu.
+ Giảm trách nhiệm về khiếu nại tổn thất hàng hóa.
- Đối với người giao nhận:
+ Có điều kiện sử dụng container để làm dịch vụ thu gom, chia lẻ
hàng hóa và thực hiện vận tải đa phương thức, đưa hàng từ cửa đến
cửa.
+ Đỡ tranh chấp khiếu nại do tổn thất hàng hóa giảm bớt.
Các loại container:
- Container hàng tổng hợp
- Container hàng chở xá
- Container cách nhiệt
- Container bồn chứa
11
- Container mặt phẳng
- Container gấp
- Container xếp hàng máy bay
Về kích cỡ, có nhiều loại, thơng dụng hiện nay là loại 20 feet, chiều
cao 8 feet (2435mm), chiều rộng bên ngoài 8 feet (2435mm), chiều
dài bên ngoài 19 feet 10 ½ (6055mm), sức chứa tối đa 20 tấn, và
loại 40 feet (8 x 8 x 40 feet hay 2435 x 2435 x 12190 mm), sức chứa
tối đa 30 tấn.
Container hàng tổng hợp có nhiều kiểu: đóng kín, mở nóc, mở cạnh,
vừa mở nóc mở cạnh, mở dầu hồi, nóc cứng, nóc mềm… Container
cách nhiệt có loại chạy máy làm nóng, có loại chạy máy làm lạnh.
Khi nhận hàng được chuyên chở bằng container, trước hết phải kiểm
tra xem container có ngun vẹn khơng, niêm chì cịn ngun vẹn
khơng, nếu không phải lập biên bản kiểm tra cụ thể tổn thất hàng
hoá để buộc người chuyên chở chịu trách nhiệm.
Phương pháp gửi hàng nguyên container (FCL / FCL –
Full Container Load)
FCL : Là hàng xếp trong nguyên một container, người gửi hàng và
người nhận hàng chịu trách nhiệm xếp hàng và dỡ hàng ra khỏi
container.
Khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đồng nhất đủ chứa
đầy một hoặc nhiều container thì áp dụng phương pháp gửi hàng
nguyên container (FCL / FCL). Thông thường là hàng của một chủ.
Người gửi hàng yêu cầu người vận chuyển cung cấp vỏ container
hoặc thuê vỏ container mang về kho của mình đóng hàng, làm thủ
tục hải quan và niêm phong lại.
Sau đó đưa container đến giao cho người vận chuyển tại bãi contaier
(container yard –CY) của họ hoặc đưa đến bến cảng xếp hàng lên tàu
theo chỉ dẫn của họ.
12
Tiếp sau, hàng được chở đến cảng đích. Người vận chuyển đưa
container về bãi container (CY) của mình hoặc bãi cảng để giao cho
người nhận hàng.
Người nhận hàng làm thủ tục hải quan và nhận hàng.
Như vậy, người chuyên chở chịu trách nhiệm từ khi nhận nguyên
container nguyên vẹn đến khi giao nguyên vẹn container.
Phương thức gửi hàng lẻ bằng container ( LCL / LCL –
Less Than A Container Load)
LCL: những lô hàng lẻ, không đủ cho một container đóng chung
trong một container mà người gom hàng dù là hãng tàu hay người
giao nhận phải chịu trách nhiệm xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi
container.
Khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa nhỏ khơng đủ để xếp đầy
một container thì áp dụng phương pháp LCL/LCL.
Theo phương pháp LCL / LCL thì trách nhiệm của chủ hàng ít hơn,
chủ hàng đem hàng đến các kho đóng hàng (kho CFS) giao cho người
chuyên chở, người chuyên chở hay người giao nhận đứng ra kinh
doanh dịch vụ gửi hàng lẻ bằng container đựơc gọi là người gom
hàng, họ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng thành lô hàng
hổn hợp đóng vào chung một container chịu chi phí đóng hàng và
xếp tàu và chun chở đến cảng đích.
Tại cảng đích, người chuyên chở lấy container đưa về kho CFS của
mình lấy hàng ra phân phối cho những người nhận hàng. Thủ tục hải
quan đối với hàng hóa do người nhận hàng đảm nhiệm.
Trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp này bắt đầu từ
khi nhận hàng lẻ vào kho CFS của mình cho đến khi giao hàng cho
người nhận hàng tại kho CFS ở cảng đích.
Phân biệt hàng nguyên container với hàng lẻ (FCL&LCL)
13
Bảng 1: Phân biệt hàng nguyên container với hàng lẻ
Hàng nguyên
Hàng lẻ
container
- Linh hoạt về lịch trình, - - Chi phí vận chuyển
thời
gian
vận
chuyển hàng lẻ rẻ hơn nguyên
nhanh hơn do không cần container do chủ hàng
phải mất thời gian để đợi phải kết hợp với kiện
Ưu điểm
gom hàng.
hàng của khách khác để
- Phù hợp với hàng đi đóng đầy một container.
thường xun và có thể Vì thế nên giá cước vận
tích trên 15m3 vì đây là chuyển giảm, chi phí vận
phương thức tiết kiệm chi chuyển rẻ hơn so với loại
phí nhất.
hình khác.
- Thời gian để vận chuyển - Thủ tục mở tờ khai hải
door to door của hàng quan lẻ rất nhanh chóng,
ngun container thì ngắn đơn giản, khơng phức tạp.
hơn hàng lẻ.
- Phải có một lơ hàng đủ - Thời gian từ lúc tàu đi
lớn phù hợp vận chuyển cho đến khi bên kia nhận
một container mới hưởng được hàng thì sẽ lâu hơn
Nhược điểm được lợi thế nhờ quy mơ.
- Chi phí vận chuyển cao
hơn nhiều so với hàng lẻ.
so với hàng FCL.
- Tính an tồn đối với
hàng hóa là khơng cao, dễ
bị mất hàng cũng như
14
hỏng hàng trong quá trình
khai thác hàng ở kho CFS.
15
Những chứng từ liên quan trong giao nhận hàng FCL
a) Sale contract
Là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau,
trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao
các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu đối với
hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.
b) Commercial Invoice
Commercial Invoice là chứng từ thương mại được sử dụng cho việc
thanh toán giữa hai bên xuất và nhập khẩu, yêu cầu người nhập
khẩu chi trả đúng đủ số tiền đã ghi cho người xuất khẩu
c) Packing list
-
Công Dụng: Packing list giúp cho việc kiểm đếm hàng hóa được
thuận lợi hơn.
-
Về cơ bản sẽ gồm những nội dung chính sau:
-
Số & ngày lập hóa đơn (thường người ta khơng hay dùng số
Packing List)
-
Tên, địa chỉ người bán & người mua
-
Cảng xếp, dỡ
-
Tên tàu, số chuyến…
-
Thơng tin hàng hóa: mơ tả, số lượng, trọng lượng, số kiện, thể
tích
d) Certificate of Origin (C/O)
Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ do nhà
sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (phịng cơng thương hoặc
VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoăc khai thác hàng hóa.
e) Bill of lading
Là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận
chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển
xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu
biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại
cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
16
f) Giấy báo nhận hàng (Arrival Notice)
Là giấy thông báo chi tiết của Hãng tàu. Đại lý hãng tàu hay một
công ty Logistics thông báo cho bạn biết về lịch trình (Lơ hàng khởi
hành từ cảng nào? Đến cảng nào?), thời gian (ngày lô hàng xuất
phát, ngày lô hàng đến), số lượng, chủng loại (hàng cont hay hàng
lẻ, số lượng bao nhiêu?), trọng lượng (trọng lượng hàng, số
khối_CBM) tên tàu, chuyến của lô hàng mà công ty nhập khẩu từ
nước ngoài về.
g) Lệnh giao hàng (Delivery Order)
Là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để
trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút
hàng ra khỏi container, kho, bãi,…
Lệnh giao hàng có giấy chỉ thị người này (người đang giữ hàng) giao
cho người nhận hàng – consignee (có ghi trong lệnh giao
hàng_consignee).
Quy trình chung về giao nhận hàng FCL xuất khẩu
Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển ( Sea Xuất ) của
forwarder được thực hiện tuần tự theo các bước sau :
1. Tiếp nhận yêu cầu xuất khẩu từ khách hàng.
2. Gửi mail mẫu shipping instruction cùng với thông tin về các
chuyến tàu cho người gửi hàng. Họ sẽ điền các thông tin và gửi lại
cho forwarder trong thời gian sớm nhất .
3. Forwarder tiến hành thương lượng giá cả ( nếu có yêu cầu ) với
đơn vị Shipping lines để có mức giá tốt cho khách hàng. Sau đó đặt
chỗ và nhận mail của Shipping lines về Booking Note/Shipping Note ,
lệnh giao vỏ rỗng .
4. Tiếp đó sẽ chuyển tiếp email các thông tin này đến chủ hàng để
họ nắm thông tin.
5. Yêu cầu chủ hàng cung cấp số seal, số container, chi tiết hàng
hóa, và xác nhận lại một lần nữa nhằm đảm bảo khơng có sự thay
đổi tới khi hoàn tất các thủ tục.
17
6. Forwarder lập bản nháp HBL và MBL. Theo đó HBL gửi cho chủ
hàng để họ xác nhận , MBL gửi cho Shipping lines để họ phát hành
MBL Surrendered.
7. Ngay khi nhận được email phản hồi của Shipping Lines, kiểm tra
xem trên MBL đã có các thơng tin chi tiết chưa. Trường hợp xuất
hàng tới Singapore hoặc Port Klang (Malaysia) thì email phải đính
kèm thêm Telex release/Surrender Notice, Transshipment Advice .
8. Sau khi chủ hàng kiểm tra bản nháp HBL và xác nhận, forwarder
sẽ phát hành bản gốc để chuẩn bị gửi lại cho chủ hàng.
9. Một vài loại chứng từ forwarder xuất sea cần phải chuẩn bị trước
gồm: Shipping Advice, Invoicing/Crediting, hóa đơn thu tiền nếu là
cước trả trước.
10. Do vận chuyển bằng đường tàu rất lâu nên các chứng từ cần
được chuyển đến cho người nhận sớm hơn , trước khi tàu cập bến.
11. Các chứng từ gồm Shipping Advice, MBL & HBL được gom chung
bì thư và chuyển qua đường hàng khơng airmail, hoặc có thể tiến
hành theo phương thức điện giải phóng hàng (Surrendered Bill) nếu
thời gian tàu chạy quá nhanh không kịp làm các thủ tục liên quan.
12. Trước đó cần phơ tơ các chứng từ để giữ làm tài liệu lưu trữ.
13. Trả lời email, chăm sóc khách hàng sau khi phục vụ.
18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HĨA TẠI CƠNG
TY TNHH PUMEX VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
2.1.1.1.
Giới thiệu về công ty:
Công ty TNHH PUMEX Việt Nam chuyên vận chuyển đường quốc tế,
vận chuyển đường biển, vận chuyển đường hàng không, dịch vụ
moving, dịch vụ logistics, vận tải nội địa.
Công ty TNHH PUMEX Việt Nam là chi nhánh đại diện của Tập đoàn
PUMEX của Hàn Quốc, có chi nhánh trên khắp thế giới. Với Kinh
nghiệm hơn 30 năm, là một trong 3 tập đồn lớn nhất của Hàn Quốc
về vận chuyển hàng hóa, chúng tôi sẽ giải quyết mọi nhu cầu của
quý khách hàng.
1. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Pumex Việt Nam
2. Tên quốc tế: Pumex Viet Nam Company Limited
3. Tên viết tắt: PUMEX CO., LTD
4. Địa chỉ: N3-6 dự án nhà bán Xuân La, Phường Xuân La, Quận
Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Chi nhánh: Lô 13 Lê Hồng Phong, F2 số 22,23 Phúc Lộc, phường
Đằng Hải, quận Hải An, TP Hải Phịng
Chi nhánh: Số 59 Ba Đình, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, Tp. Đà
Nẵng, Việt Nam
5. Người đại diện: Ong Chonghwan
19
6. Số điện thoại: 0904160957
7. Email:
8. Mã số thuế: 0107410104
9. Nơi đăng ký quản lý: Chi cục thuế quận Tây Hồ
10.
Ngày hoạt động: 26/04/2016
11.
Vốn điều lệ: 5,000,000,000 VNĐ
12.
Ngành nghề kinh doanh:
-
Vận tải hành khách đường sắt
Chi tiết: Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (khơng bao
gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay hoặc phương tiện và
thiết bị vận tải khác)
-
Vận tải hàng hóa đường sắt
Chi tiết: Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá
-
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Chi tiết: Dịch vụ vận tải hàng hoá
-
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: Kiểm tra vận đơn; dịch vụ mơi giới vận tải hàng hóa; giám
định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ
nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải. Các
dịch vụ này được thực hiện thay mặt cho chủ hàng. (Đối với các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ kinh doanh
khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật) (Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi có trách nhiệm thực hiện thủ tục đầu tư theo
quy định của Luật Đầu tư và chỉ kinh doanh các ngành nghề khi có
đủ điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên
quan cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia).
2.1.1.2.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Về công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp Công ty TNHH Pumex Việt
Nam cũng đã nghiên cứu lập các phịng ban chun trách được bố trí
hợp lý, logic khoa học tạo điều kiện cho công ty quản lý chặt chẽ các
mặt kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng
20