Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN bảo hộ tài sản KHI SỐNG CHUNG với GIA ĐÌNH của vợ CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.31 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020-2021

CHỦ ĐỀ: ANH (CHỊ) HÃY TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ
TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP SỐNG
CHUNG VỚI GIA ĐÌNH MÀ LY HƠN THEO LUẬT HƠN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014

Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp: ……………………………………………..

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


DANH MỤC BẢNG
Bảng
2.1.

Tên bảng
Số vụ án ly hôn ở tỉnh Đắk Nông

MỤC LỤC

Trang
11




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hơn nhân là sự kết hợp hoàn tự nguyện giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình
đẳng và tơn trọng nhau, được xác lập sau khi nam nữ đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện
kết hôn và tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền. Mục đích của hơn nhân là xây dựng
gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và các thành viên gia đình có nghĩa vụ tơn trọng,
quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; khơng phân biệt đối xử giữa các con. Mục đích cơ
bản nhất và quan trọng nhất của hôn nhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con
cái của vợ chồng. Hơn nhân góp phần duy trì nịi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của
cả một dân tộc. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em,
người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hơn nhân và gia đình; giúp đỡ
các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao q của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia
đình. Đồng thời kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Đời sống hơn nhân của vợ chồng vơ cùng phong
phú và đa dạng, ở đó khơng chỉ phát sinh quan hệ nhân thân mà còn tồn tại quan hệ tài
sản giữa vợ và chồng.
Tuy nhiện, hiện nay đời sống ngày càng phát triển thì cũng tồn tại mặt trái đó là
tình trạng ly hơn ngày càng tăng cao. Ly hôn là mặt trái của kết hôn, việc giải quyết ly
hơn và hậu quả của nó ln mang một hệ lụy nhất định như tranh chấp tài sản chung,
quyền nuôi con, nợ chung. Nhưng vấn đề được các bên quan tâm thường xảy ra khi ly
hôn là tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật Việt Nam quy định và
bảo hộ tài sản của vợ chồng khi li hôn với quan điểm tôn trọng, giải quyết lý do ly hơn
bằng tình, bằng lý vì lợi ích của gia đình và xã hội. Đặc biệt là khi sống chung với gia
đình mà ly hơn vấn đề bảo hộ tài sản của vợ chồng cũng rất cần thiết. Vì vậy việc
nghiên cứu một số vấn đề lý luận và áp dụng thực tiễn về vấn đề này là rất cần thiết.
Chính vì thế em chọn đề tài: “Anh (chị) hãy tìm hiểu quy định về bảo vệ quyền tài sản
của vợ, chồng trong trường hợp sống chung với vợ chồng mà ly hôn theo Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2014” làm tiểu luận mơn học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu, tiểu luận giải quyết những vấn đề sau:

4


- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền tài sản của vợ,
chồng trong trường hợp sống chung với vợ chồng mà ly hơn theo Luật hơn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2014;
- Quy định của pháp luật, thực trạng về bảo vệ quyền tài sản của vợ, chồng
trong trường hợp sống chung với vợ chồng mà ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam năm 2014 và đánh giá thực tiễn tại Đắk Nông;
NỘI DUNG
1. Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền bảo vệ quyền tài sản của vợ, chồng
trong trường hợp sống chung với vợ chồng mà ly hôn
1.1. Khái niệm ly hôn
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về tự do hôn nhân, trong đó có tự
do kết hơn và tự do ly hôn, pháp luật của nhà nước ta bảo đảm cho vợ chồng quyền tự
do ly hôn. Ly hôn được xem là mặt trái của hôn nhân nhưng cũng là điều không thể
thiếu khi quan hệ hôn nhân thực chất đã tan vỡ. Khi quan hệ vợ chồng mâu thuẫn đến
mức khơng thể tiếp tục chung sống thì họ có quyền yêu cầu ly hôn.
Theo từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp, ly hôn được hiểu
là “chất dứt quan hệ vợ chồng do Tịa án nhân dân cơng nhận hoặc quyết định theo
u cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”1. Trong khái niệm này, ly hôn được
phản ánh rõ nét, đó là việc “chấm dứt quan hệ vợ chồng”, nghĩa là hai bên vợ chồng
khơng cịn tồn tại quan hệ hôn nhân, mọi quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được pháp
luật giải quyết thỏa đáng để bảo đảm quyền lợi cho các bên.
Theo Lê nin: “Thực ra tự do ly hơn tuyệt đối khơng có nghĩa là làm “tan rã”
những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên cơ sở
dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh”2.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính

chất giai cấp sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội
khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy
định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước. Tức là Nhà nước bằng pháp
luật quy định những điều kiện nào mà xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác lập
1 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.460.
2 Tr.355.

5


trong những điều kiện căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt) quan hệ hơn
nhân.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nguyên tắc cơ bản của chế độ hơn nhân và
gia đình trong các văn bản Luật Hơn nhân và gia đình năm năm 1986, 2000, Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014 tiếp tục ghi nhận và bảo hộ quyền tự do hôn nhân của cá
nhân, trong đó có quyền tự do ly hơn của vợ chồng. Tại khoản 4 điều 13 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Ly hơn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án”. Ly hôn là một hiện tượng xã hội
phổ biến trong quan hệ xã hội hiện nay. Đó là khi mối quan hệ giữa vợ và người chồng
lâm vào tình trạng bất ổn, mâu thuẫn xảy ra thường xuyên và không thể tìm được tiếng
nói chung khơng thể giải quyết được. Việc giải quyết li hôn là tất yếu đối với quan hệ
hôn nhân đã thực sự tan vỡ.
Pháp luật công nhận quyền tự do ly hơn chính đáng của vợ chồng, không cấm
hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Tuy nhiên ly hôn cũng
phát sinh những hệ quả nhất định đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng con cái. Vì vậy,
khi giải quyết vấn đề ly hơn, Tịa án phải tìm hiểu nguyên nhân và bản chất của quan
hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để bảo đảm quyền lợi cho
các thành viên trong gia đình, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Như vậy, ly hôn là sự
kiện pháp lý làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ chồng theo bản án hoặc
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án.

1.2. Bảo vệ quyền tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Ly hôn được xem là việc chấm dứt quan hệ hơn nhân khi cả vợ chồng đều cịn
sống. Cùng với sự chấm dứt về quan hệ hơn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ
chồng cũng chấm dứt khi li hôn. Theo quy định tại điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tài sản chung của vợ
chồng trong đó có quyền sử dụng đất có nguồn gốc được tạo ra từ thời kỳ hơn nhân, có
thể do vợ hoặc chồng tạo ra từ những hành vi pháp lý diễn ra trong thời kỳ hôn nhân
(thỏa thuận tài sản riêng thành tài sản chung, thừa kế, tặng, cho...). Tài sản chung của
vợ, chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tịa án.
Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 đã có những văn bản pháp luật hướng dẫn
thi hành tạo ra những cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tài sản của vợ chồng khi li hôn.
Trong trường hợp có tranh chấp thì được bảo vệ thơng qua những nguyên tắc đó là:
6


- Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng:
Theo từ điển Luật học: “thỏa thuận” có nghĩa là “đi tới sự đồng ý sau khi cân
nhắc, thảo luận”3. Quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ pháp luật Hơn nhân
và gia đình nói riêng đều ghi nhận và tôn trọng quyền tự định đoạt về vấn đề tài sản
của vợ chồng khi ly hôn. Cụ thể: khi ly hơn vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau
về vấn đề tài sản theo luật định. Trường hợp nếu khơng thỏa thuận được thì áp dụng
chế độ tài sản của vợ chồng tại các khoản 2,3,4,5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62,63 và
64 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết. Trong thực tiễn xét xử những vụ
việc Hôn nhân và gia đình Tịa án giải quyết 03 mối quan hệ là: quan hệ hôn nhân,
quan hệ tài sản, quan hệ con chung.
- Nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng về quyền sỡ hữu tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp vợ chồng khơng có thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hơn thì
tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi. Tuy nhiên, để đảm bảo
việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện công bằng, phù hợp với
thực tế, khoản 2 Điều 59 LHN&GĐ năm 2014 được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7

Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP quy định rằng
khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đơi nhưng có tính đến
các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: theo hồn cảnh gia
đình của vợ chồng; cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, cơng việc gia đình
và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung 4;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để
các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sản chung của vợ
chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành
nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất,
kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh
lệch5. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc
chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn 6.
3 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
4 Điểm a Khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNSTC – BTP.
5 Xem điểm c Khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNSTC – BTP.
6 Điểm d Khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNSTC – BTP.

7


- Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chi bằng hiện vật hoặc chia theo
giá trị được hưởng
Thực tiễn cho thấy phân chia tài sản cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức
tạp, nguyên tắc này sẽ giúp cho Toà án chủ động hơn trong khi phân chia nhằm mục
đích: chia tài sản khơng làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Để thực hiện tốt
nguyên tắc này, Toà án phải chú trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật tương ứng,
chỉ khi nào khơng thể chia bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho một bên nhận hiện
vật và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia được nhận.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng

Khoản 4 Điều 59 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản riêng
của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập
vào tài sản chung. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định tài sản riêng không dễ dàng
xuất phát từ lời khai của hai bên vợ, chồng không giống nhau.
- Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng
có tài sản để tự ni mình
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được
quy định tại khoản 4 Điều 2: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ
trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hơn nhân và gia
đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế
hoạch hóa gia đình”, xuất phát từ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, Luật
hơn nhân và gia đình cũng thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ
nữ và trẻ em. Theo đó “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên
hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao
động, và khơng có tài sản để tự ni mình” 7.
1.3. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly
hơn
Trong thực tiễn xét xử của Tịa án có những trường hợp chia tài sản chung của
vợ chồng khi li hơn đó là: chia tài sản trong trường hợp sống chung với gia đình mà ly
hơn, chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn, chia tài sản chung của vợ chồng
7 Khoản 5 Điều 59 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.

8


đưa vào kinh doanh khi ly hôn… trong phạm vi tiểu luận tác giả xin đề cập tới vấn đề
chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hơn.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại phổ biến việc vợ chồng sống chung với gia
đình nhà vợ hoặc chồng cho tới ngày chấm dứt hơn nhân. Trong q trình chung sống,

các thành viên trong gia đình và vợ chồng cùng tạo lập sản xuất ra khối tài sản chung
của gia đình. Nếu như hai vợ chồng ly hơn Tịa án sẽ cân nhắc vấn đề cơng sức đóng
góp vào khối tài sản chung của gia đình để có cách giải quyết hợp lý nhất để bảo đảm
quyền lợi cho các bên trong đại gia đình. Căn cứ xác lập quyền sỡ hữu khác được pháp
luật thừa nhận; cơ chế thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung giữa
các thành viên trong gia đình là cơ chế thỏa thuận, các thành viên trong gia đình thống
nhất ý chí về các trường hợp chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản.
2. Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tài sản trong trường hợp vợ chồng
sống chung với gia đình mà ly hơn
Nếu vợ chồng sống chung với đại gia đình nhưng hồn tồn khơng có quan hệ
kinh tế chung; vợ chồng có cơng ăn việc làm độc lập; tích lũy tài sản chung của vợ
chồng một cách riêng biệt với các thành viên khác của đại gia đình, họ chỉ đóng góp
các chi phí thiết yếu nhằm duy trì cuộc sống chung thì khi vợ chồng ly hơn, Tịa án
khơng áp dụng Điều 61 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết tài sản cho
các bên vợ chồng trong trường hợp này.
Xuất phát từ tính chất phức tạp của việc xác định nguồn gốc tài sản, phân định
tài sản chung, tài sản riêng, việc phân chia một tài sản cho mỗi bên sao cho thỏa đáng
trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hơn. Điều 61 Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2014 trên cơ sở kế thừa Điều 96 Luật Hơn nhân và gia đình năm
2000, nhưng đã bổ sung thêm điều khoản dẫn chiếu ở khoản 2. Theo quy định của
pháp luật Hơn nhân và gia đình hiện hành, việc phân chia tài sản của vợ chồng trong
trường hợp này tùy thuộc vào tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia
đình có xác định được hay khơng mà sẽ có cách chia khác nhau cụ thể, như sau:
- Trường hợp, tài sản chung của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình
khơng xác định được.
Theo khoản 1 điều 61 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong
trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hơn, nếu tài sản của vợ chồng
trong khối tài sản chung của gia đình khơng xác định được thì vợ hoặc chồng được
9



chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào cơng sức đóng góp
của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời
sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng
thỏa thuận với gia đình; nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết”.
Như vậy căn cứ chủ yếu để xác định phần tài sản được chia là cơng sức đóng
góp của người vợ hoặc chồng dựa trên thời gian đóng góp và hình thức đóng góp của
vợ chồng vào khối tài sản gia đình. Theo điểm b khoản 4 điều 7 Thông tư liên tịch
01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP quy định: “Công sức đóng góp của
vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về
tài sản riêng, thu nhập, cơng việc và gia đình lao động của vợ, chồng trong việc tạo
lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc
con, gia đình mà khơng đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu
nhập của chồng hoặc vợ khi đi làm. Bên có cơng sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia
nhiều hơn”.
Tuy nhiên tỉ lệ phần tài sản mà người ra đi nhận được so với giá trị chung rất
khó xác định cụ thể, đó chỉ là kết quả tương đối.
- Trường hợp tài sản chung của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình
có thể xác định được theo thành phần.
Theo quy định tại khoản 2 điều 61 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014: Tong
trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài
sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hơn, phần tài sản của
vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Điều 59 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “. Trong trường hợp
chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ
chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các
điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải

quyết tài sản khi ly hơn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận khơng đầy
đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại
các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
10


2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau
đây:
a) Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu
nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được
bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị
lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh tốn cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường
hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ,
chồng có u cầu về chia tài sản thì được thanh tốn phần giá trị tài sản của mình
đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài
sản để tự ni mình.
6. Tịa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Điều 59 được hướng dẫn bởi điều 7 thông tư liên tịch 01/2016/TTLT –
TANDTC – VKSNDTC – BTP:

- Vợ chồng khi ly hơn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề,
trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng khơng thỏa thuận được mà
có u cầu thì Tịa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tịa án xử lý
như sau:
+ Trường hợp khơng có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc
văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tịa án tun bố vơ hiệu toàn bộ

11


thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi
ly hơn;
+ Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản
này khơng bị Tịa án tun bố vơ hiệu tồn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản
thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được
vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các
quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64
của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hơn.
- Khi giải quyết ly hơn nếu có u cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng bị vơ hiệu thì Tịa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn.
- Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn, Tịa án phải xác định vợ,
chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba
vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp
vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có u cầu giải quyết
thì Tịa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng
có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba khơng u cầu giải quyết thì Tịa án
hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản

của vợ chồng khi ly hơn thì tài sản chung của vợ chồng về ngun tắc được chia đơi
nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
+ “Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp
luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly
hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có
quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình.
Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia
hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ
nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
+ “Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển
khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, cơng việc gia đình và lao
động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người
vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà khơng đi làm được tính là lao động có
12


thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có cơng sức đóng
góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
+ “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản
chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được
tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục
được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị
tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu
của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi
dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ơ tơ người chồng đang chạy xe
taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá
200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao

cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ơ tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh
doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh
toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
+ “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ
hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly
hơn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, khơng chung thủy
hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hơn Tịa án phải xem xét yếu tố lỗi của người
chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ
và con chưa thành niên.
- Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định
theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.
- Khi giải quyết chia tài sản khi ly hơn, Tịa án phải xem xét để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.
- Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng,
trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tịa án xem xét và quyết định cho
người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng
13


lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được
chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.
3. Thực tiễn áp dụng pháp luật tại địa phương cơng tác
Đắk Nơng nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường
Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013'
đến 108010' kinh độ Đơng. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đơng và
Đơng Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía
Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát
triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thành
phố với dân số thống kê năm 2019 là 625.822 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu
là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng... Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Gia
Nghĩa.8
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2018 –
2020, tình trạng ly hơn tăng qua các năm được tể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Số vụ án ly hôn ở tỉnh Đắk Nông
Năm
Số vụ án thụ lý
Số vụ án ly hơn

2018
2019
2020
4623
4882
5108
1234
1562
1719
(Nguồn: Tịa án nhân dân tỉnh Đắk Nơng)

Nhìn chung trong giai đoạn này số vụ án ly hôn tăng qua các năm, trong năm
2018 Tòa án nhân tỉnh Đắk Nơng thụ lý 4623 vụ án thì có 1234 vụ án ly hơn chiếm
26,69%; năm 2019 Tịa án nhân dân tỉnh Đắk Nơng thụ lý 1562 vụ án thì có 1652 vụ
án ly hơn chiếm 34,25%. Trong q trình giải quyết án hơn nhân gia đình, Thẩm phán
ln đề cao tinh thần hòa giải, tạo mọi điều kiện để các cặp vợ chồng về đồn tụ gia
đình. Kết quả, tỷ lệ cơng nhận hịa giải và hịa giải đồn tụ thành chiếm tỷ lệ cao, trung
bình chiếm tỷ lệ 68%. Khảo sát thực tế cho thấy, số lượng các vụ án chia tài sản chung
vợ chồng khi ly hôn chiếm tỷ lệ khoảng 25%, nhưng các vụ án đưa ra xét xử đều mang

tính phức tạp cao, liên quan đến nhiều quyền lợi quan trọng của các đương sự trong vụ
án, có vụ án đưa ra xét xử nhiều lần nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm. Qua thực
tiễn áp dụng pháp luật giải quyết về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống
chung với gia đình mà ly hơn cịn nhiều khó khăn, vướng mắc cụ thể như sau:
8 />
14


- Thứ nhất, vấn đề xác định yếu tố công sức đóng góp của vợ chồng vào việc
tạo lập duy trì và phát triển khối tài sản chung khi ly hôn theo điểm b khoản 2 điều 59
Luật hôn nhân và gia đình tuy đã có hướng dẫn tại điểm b khoản 1 điều 7 Thông tư
liên tịch số 01 /2016: “Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và
phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, cơng việc gia
đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà khơng đi làm được tính
là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có
cơng sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn”. Thực tế việc xác định cơng sức
đóng góp nêu trên mới chỉ mang tính chất định tính chứ khơng có một định lượng rõ
ràng dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng khác nhau.
Để xem xét cơng sức đóng góp trong mỗi bên trong việc tạo lập, phát triển, giữ
gìn, bảo quản… tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cần phải xem xét
thật khách quan, tồn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản, giá trị của tài sản để ra
công sức quản lý, giữ gìn, sự cần thiết và hiệu quả của cơng sức đã bỏ ra. Tài sản có
giá trị càng cao thì trách nhiệm và cơng sức của người quản lý, giữ gìn, chăm sóc tài
sản đó càng lớn. Cơng sức, quản lý tài sản u cầu có trình độ chun mơn, nhiều thời
gian hơn khác với trường hợp chỉ u cầu lao động phổ thơng, ít thời gian hơn. Do đó
thiết nghĩ để quy định trên được áp dụng thống nhất trong việc phân chia tài sản chung
giữa các Tòa án, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn định lượng rõ, dự liệu các trường hợp xảy
ra để xác định phần trăm cụ thể góp phần thống nhất áp dụng pháp luật.
Thứ hai, vấn đề yếu tố lỗi của các bên vấn đề này được hướng dẫn tại Điểm b

khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01-2016-TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc
chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn” .
Hướng dẫn nêu trên mới chỉ dừng lại ở việc diễn giải nội dung quy định trên, do
đó nội dung trên chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tình tiết thuộc yếu tố trên mà chưa
có ý nghĩa trong việc xác định, định lượng theo tỷ lệ phần trăm các bên được hưởng.
Do đó, xảy ra sự thiếu thống nhất trong nhiều trường hợp phần lỗi như nhau khi
nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do người chồng ngoại tình, nhưng có Tịa án xác định
chia cho người vợ 55%, có Tịa án lại xác định chia cho người vợ 60%… trong khối tài
sản

chung.
15


Ngồi ra theo nội dung hướng dẫn nêu trên, thì chỉ những lỗi trực tiếp dẫn đến vợ
chồng ly hôn mới xem xét làm căn cứ chia tài sản chung của vợ chồng, vậy những lỗi
không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ly hơn thì sẽ khơng được xem xét, quy
định như trên sẽ dẫn đến sự bất hợp lý như sau: Người chồng là người nghiện ma túy
thường xuyên đánh đập, phá tán tài sản để thỏa mãn nhu cầu nghiện hút, tuy nhiên
người vợ vì thương con cái nên vẫn chịu đựng chung sống nhiều năm. Thời gian sau,
người vợ phát sinh tình cảm với người đàn ơng khác và có quan hệ tình cảm. Người
chồng phát hiện và làm đơn ly hơn. Tịa án xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
việc vợ chồng ly hơn là do người vợ ngoại tình và theo đúng tinh thần nội dung hướng
dẫn trên thì người vợ sẽ được chia tài sản ít hơn, bởi điều luật chỉ hướng tới lỗi dẫn
đến việc ly hôn nên việc người chồng có lỗi trong q trình chung sống sẽ khơng được
đề cập xem xét là điều bất hợp lý.
Thứ ba, khi vợ chồng sống chung với một bên gia đình vợ hoặc chồng thì đa
phần khối tài sản chung thuộc sở hữu riêng của vợ chồng rất khó tách bạch với khối tài
sản chung của gia đình. Do đó, khi ly hôn, việc giải quyết tài sản cho mỗi bên vợ,

chồng sao cho hợp lý, hợp tình khơng giản đơn. Nếu như khối tài sản của vợ chồng
trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hơn,
khối tài sản đó sẽ được trích ra khỏi khối tài sản chung của gia đình để giải quyết theo
nguyên tắc chung. Trong trường hợp này, giải quyết tài sản của vợ chồng tương đối
đơn giản. Ngược lại, trong trường hợp tài sản của vợ chồng trong khối tài sản của gia
đình khơng xác định được theo phần, thì Tịa án căn cứ vào cơng sức đóng góp của vợ
chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống
chung của gia đình để phân chia một phần tài sản trong khối tài sản chung đó cho bên
ra đi. Tuy nhiên, việc xác định được một cách chính xác cơng sức đóng góp của một
bên trong việc phát triển khối tài sản chung thì khơng đơn giản. Điển hình như bản án
02/2020/HNGĐ – PT ngày 19/05/2020 về yêu cầu thanh thốn cơng sức đóng góp
trong thời kì hơn nhân: “Ngày 18/4/2014, chị T và anh H kết hôn. Tháng 2/2017, anh
chị ly thân, chị T về ở nhà mẹ đẻ. Đến ngày 03/7/2017, anh chị ly hôn, được giải quyết
tại bản án số 09/2017/HNGĐ-ST ngày 03/7/2017 của Tòa án nhân dân huyện C. Về tài
sản chung: Theo đơn khởi kiện xin ly hôn ngày 08/3/2017 cũng như tất cả các bản tự
khai có trong hồ sơ vụ án ly hôn, tranh chấp nuôi con chung, nợ chung thụ lý số
60/2017/HNGĐ-ST ngày 30/3/2017, cả chị T và anh H đều thừa nhận khơng có tài sản
16


chung và khơng u cầu Tịa án giải quyết. Nay chị khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc anh
H phải thanh tốn cho chị cơng sức đóng góp trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể: Giá trị
01 nhà ở 20.000.000 đồng, nhà vệ sinh 2.500.000 đồng, mái che 6.000.000 đồng, hàng
rào trụ bê tông 1.000.000 đồng, sân bê tông 2.500.000 đồng, trụ cổng, cửa 3.000.000
đồng, giếng khoan 7.000.000 đồng, hệ thống ống tưới nhựa 3.000.000 đồng, tiền và
cơng sức đóng góp chăm sóc cây tiêu 140.000.000 đồng. Tổng cộng là 185.000.000đ.
Tại phiên tòa sơ thẩm, chị xin rút một phần yêu cầu khởi kiện với số tiền 85.000.000
đồng, còn lại u cầu Tịa án buộc anh H phải thanh tốn cho chị số tiền 100.000.000
đồng..”.
Thực tế cho thấy, mỗi Tòa có một cách xác định khác nhau. Sở dĩ như vậy là vì

cho đến thời điểm hiện tại pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
KẾT LUẬN
Vấn đề bảo vệ quyền tài sản của vợ, chồng trong pháp luật hơn nhân và gia đình
Việt Nam, có sự thay đổi và có những bước tiến rõ rệt, ngày càng hoàn thiện và phù
hợp hơn với cuộc sống. Tiểu luận về vấn đề tìm hiểu quy định về bảo vệ quyền tài sản
của vợ, chồng trong trường hợp sống chung với gia đình mà ly hơn theo Luật hơn nhân
và gia đình năm 2014 đã đạt được những kết quả như sau:
- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền tài sản của vợ,
chồng trong trường hợp sống chung với vợ chồng mà ly hôn theo Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam năm 2014 thơng qua việc làm rõ khái niệm ly hôn, chia tài sản trong
trường hợp sống chung với gia đình mà ly hơn.
- Quy định của pháp luật, thực trạng về bảo vệ quyền tài sản của vợ, chồng
trong trường hợp sống chung với vợ chồng mà ly hơn theo Luật hơn nhân và gia đình
Việt Nam năm 2014 và đánh giá thực tiễn tại Đắk Nông.
Từ việc nghiên cứu những quy định của pháp luật tác giả đề xuất, kiến nghị
hoàn thiện pháp luật để bảo vệ quyền tài sản của vợ, chồng trong pháp luật hơn nhân
và gia đình năm 2014 như sau:
Để xem xét cơng sức đóng góp, xác định yếu tố lỗi trong mỗi bên trong việc tạo
lập, phát triển, giữ gìn, bảo quản… tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân,
cần phải xem xét thật khách quan, tồn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản, giá trị
của tài sản để ra cơng sức quản lý, giữ gìn, sự cần thiết và hiệu quả của công sức đã bỏ
ra. Để quy định trên được áp dụng thống nhất trong việc phân chia tài sản chung giữa
17


các Tòa án, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn định lượng rõ, dự liệu các trường hợp xảy ra
để xác định phần trăm cụ thể góp phần thống nhất áp dụng pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015.

2. Luật hơn nhân và gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19 tháng 06 năm 2014.
3. Thông tư 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNSTC – BTP ngày 06 tháng 01 năm
2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hơn nhân và gia đình.
4. Bản án 02/2020/HNGĐ – PT ngày 19/05/2020 về u cầu thanh thốn cơng sức
đóng góp trong thời kì hơn nhân của Tịa án nhân dân tỉnh Đăk Nơng
5. Tịa án nhân dân tỉnh Đăk Nơng (2018 – 2020), Báo cáo tổng kết công tác năm
2018, 2019, 2020.
6. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

18



×