Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích tính tất yếu, đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.5 KB, 11 trang )

KHOA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
LỚP 1805QTNB

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NHĨM 1

Hà nội, tháng 9 năm 2019


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
Họ và tên

Ngày, tháng,

Stt

Mã sinh viên

1

1805QTNB064 Hồng Minh Tâm

20/10/1997

Nhóm trưởng

2

1805QTNB031 Nguyễn Trọng Hồng



14/4/1999

Thành viên

3

1805QTNB017 Lê Thị Ánh Dương

02/8/2000

Thành viên

4

1805QTNB070 Hoàng Thị Thu Thủy

30/4/2000

Thành viên

5

1805QTNB015 Nguyễn Khánh Duy

23/12/1999

Thành viên

6


1805QTNB049 Chu Công Minh

23/4/2000

Thành viên

năm sinh

Chức vụ

Ghi chú


Phân tích tính tất yếu, đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1. Tính tất yếu của CNXH ở VN
Quan điểm HCM: tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu ở VN sau khi
giành được độc lập theo con đường CM vô sản.
GP dân tộc theo con đường CM vơ sản là gì?
Đó là nước nhà được ĐL Nhân dân được ấm no, tự do, hạnh phúc. Tức là
phải xây dựng 1 xã hội mới - xã hội XHCN. Trong thực tế lịch sử về các cuộc đấu
tranh giành quyền chính trị của dân tộc VN, đã chứng kiến sự thất bại nối tiếp thất
bại khi chúng ta đánh giặc để lập lại chế độ Phong kiến, hay đuổi thù để lập lên chế
độ cộng hồ đại nghị... => Chính điều đó đã thơi thúc Nguyễn Ái Quốc phải ra để
tìm kiếm 1 con đường hoàn toàn khác cho " dân tộc ta, cho non sông đất nước ta".
Độc lập dân tộc gắn liền CNXH, là sự lựa chọn đúng đắn của HCM. Và
thực tế đã chứng minh, đó là tất yếu, duy nhất đúng, phù hợp điều kiện VN cũng
như xu thế thời đại.
Điều này cũng được Bác khẳng định" Chỉ có CNCS mới cứu nhân loại, đem
lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng,

bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm
vui, hồ bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hồ TG chân chính, xố bỏ
những biên giới TBCN cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cảm những
người lao động trên TG hiểu nhau và yêu thương nhau".
2. Quan điểm HCM về đặc trưng bản chất của CNXH ở Việt Nam
a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lý luận Mác Lênin
trước hết là từ yêu cầu tất yếu của cơng cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam:
Người tìm thấy trong lý luận Mác Lênin sự thống nhất biện chứng giữa giải
phóng dân tộc giải phóng xã hội và giải phóng con người đó là mục tiêu cuối cùng
của Chủ nghĩa Cộng sản theo đúng bản chất của chủ nghĩa mác-lênin
- Hồ Chí Minh Tiếp cận Chủ nghĩa Xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức
hướng tới giá trị nhân đạo nhân văn:


Giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của Mác và
Ăngghen trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản mà hai ông công bố tháng 2
năm 1848 sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển của tất
cả mọi người
- Bao trùm lên tất cả là Hồ Chí Minh Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa:
Văn hóa trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có quan hệ biện chứng với
chính trị kinh tế q trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là q trình
xây dựng một nền văn hóa mà trong đó kết tinh kế thừa phát triển giá trị truyền
thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam tiếp thu tinh hoa văn
hóa thế giới kết hợp truyền thống với hiện đại dân tộc và quốc tế
Nhân dân Việt Nam xây dựng một xã hội như vậy theo quan điểm của Hồ
Chí Minh cũng tức là tuân theo một quy luật phát triển của dân tộc Việt Nam Độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền với nhau độc lập dân tộc là tiền đề là điều
kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội là một điều kiện bảo đảm vững chắc Đồng thời là mục tiêu chuyển động lực

dân tộc hướng tới khi Hồ Chí Minh đã thấy rõ tính tất yếu của sự phát triển đi lên
chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam ngay khi trở thành người cộng sản năm
1929 khẳng định điều đó trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản
Việt Nam kiên trì nhất quán bảo vệ phát triển quan điểm này trong hút mực đường
phát triển của Cách mạng Việt Nam từ đó về sau Mặc dù con đường phát triển ấy
thực chất là một cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì cũ kỹ hư hỏng để tạo
những cái mới mẻ tốt tươi mặc dù con đường ấy có nhiều khó khăn chông gai phức
tạp.
b. Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh bày tỏ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
không chỉ trong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện nào đó mà tùy từng
lúc, từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe, mà người diễn đạt quan
niệm của mình vẫn là theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về chủ
nghĩa xã hội nhưng với cách diễn đạt, ngôn ngữ nói và viết của Hồ Chí Minh về


những vấn đề đầy chất lý luận, phong phú, phức tạp được biểu đạt bằng ngôn ngữ
cuộc sống của nhân dân Việt Nam, rất mộc mạc, dung dị, dễ hiểu. Hồ Chí Minh có
quan niệm tổng qt khi coi chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa xã hội như là một chế
độ xã hội bao gồm các mặt đất phong phú hồn chỉnh trong đó Con người được
phát triển tồn diện tự do trong một xã hội như thế Mọi thiết chế Cơ cấu xã hội đều
nhằm tới mục tiêu giải phóng con người
Hồ Chí Minh diễn đạt quan điểm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
trên một số mặt nào đó như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với cách diễn đạt
những thế Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội thì chúng ta khơng nên tuyệt đối hóa
từ mặt hoặc cách riêng rẽ từng mặt của nó mà cần đặt trong một tổng thể chung.
Chẳng hạn khi nói chuyện tại lớp Hướng dẫn giáo viên cấp 2 cấp 3 và hội nghị sư
phạm vào tháng 7 năm 1956, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà
máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung; ai làm nhiều thì ăn nhiều; ai làm ít thì ăn ít;
ai khơng làm thì khơng ăn; tất nhiên là trừ những người già cả đau yếu và trẻ con”.

Khi nhấn mạnh mặt kinh tế Hồ Chí Minh Cịn nếu chế độ sở hữu cơng cộng
của chủ nghĩa xã hội và phân phối theo nguyên tắc của chủ nghĩa mác-lênin là làm
theo năng lực hưởng theo lao động có phúc lợi xã hội về mặt chính trị, Hồ Chí
Minh nêu chế độ dân chủ mọi người được phát triển tồn diện với tinh thần làm
chủ.
Hồ Chí Minh quan niệm về Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta bằng cách nhấn
mạnh đó là một xã hội vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân là “làm sao cho dân
giàu nước mạnh” là “làm cho tổ giàu mạnh đồng bào sung sướng”, “là nhằm nâng
cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân” là làm cho mọi người được ăn no
mặc ấm được sung sướng tự do và “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” như
“ham muốn tột bậc” mà Người trả lời các nhà báo và tháng 1 năm 1946.
Hồ Chí Minh nêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngay trong ý thức động lực
của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam xây dựng một xã hội
như thế là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, động lực của toàn dân tộc. Cho nên,


với động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sức mạnh tổng hợp được sử
dụng và phát huy, đó là sức mạnh tồn dân kết hợp với sức mạnh thời đại.
Đặc trưng bản chất tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí
Minh cũng trên cơ sở lý luận Mác Lênin nghĩa là trên về mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Về cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu và những
điểm sau đây:
+ Đó là một chế độ do nhân dân làm chủ
Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ nhân dân lao động là chủ và
nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân dựa trên khối
đại đồn kết tồn dân mà nịng cốt là liên minh công-nông-tri thức do Đảng Cộng
Sản lãnh đạo.
Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân
đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người

quyết định vận mệnh của như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có một vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền
lực chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp chính bản thân nhân dân dựa vào sức mạnh
của tồn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.
+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Đó là xã hội của một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao
động xã hội cao sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học
kỹ thuật ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại
+ Chủ nghĩa xã hội là chế độ khơng cịn người bóc lột người
Chủ nghĩa xã hội được hiểu như một chế độ hoàn chỉnh đạt đến độ chín
muồi trong chủ nghĩa xã hội khơng cịn bóc lột áp bức bất cơng thực hiện chế độ sở
hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động đó
là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng hợp lý.
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức.


Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh cơng bằng, bình
đẳng, khơng cịn áp bức bóc lột, bất cơng, khơng cịn sự đối lập giữa lao động chân
tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nơng thơn con người được giải phóng có
điều kiện phát triển tồn diện có sự hài hịa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế
thừa di sản quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã
hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến hóa lịch sử nhân loại. Hồ Chí
Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện chặt ngay trong cấu trúc
nội tại của nó, là một hệ thống giá trị là nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó
là độc lập, tự do, bình đẳng, dân chủ, cơng bằng, đảm bảo quyền con ngườ,i bác ái
đồn kết, hữu nghị,… Trong đó những giá trị tạo tiền đề, có giá trị hạt nhân. Tất
cả những giá trị cơ bản này là mục tiêu chủ yếu của chủ nghĩa xã hội. Một khi tất
cả các giá trị đó đạt được thì lồi người sẽ vươn tới lý tưởng cao nhất của chủ

nghĩa xã hội: Đó là “liên hợp tự do của chủ những người lao động” mà mác và
Ăngghen đã dự báo. Ở đó cá tính của con người được phát triển đầy đủ năng lực
con người được phát huy cao nhất, giá trị con người được thực hiện tồn diện.
Nhưng theo Hồ Chí Minh đó là một q trình phấn đố khó khăn gian khổ lâu dài
và dần dần khơng thể nơn nóng.
Nhìn lại, chúng ta thấy được giá trị vô cùng to lớn của Cương lĩnh trong định
hướng xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình thế giới có
những biến động phức tạp với bao thử thách hiểm nghèo. Cương lĩnh năm 1991 ra
đời trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới lâm vào thoái trào. Các
thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội hân hoan cho rằng "chủ nghĩa xã hội đã cáo
chung", chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn chiến thắng. Lúc đó sự thối trào của chủ
nghĩa xã hội đã tác động đến niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân
dân đối với chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh ấy, Ðảng ta đã kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đề
ra chiến lược kinh tế - xã hội và lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành chiến lược kinh tế


- xã hội 10 năm (1991 - 2000) thu được kết quả quan trọng. Năm 1996 nước ta đã
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Sau gần 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém
phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Những thành tựu
to lớn có ý nghĩa lịch sử của cơng cuộc đổi mới tạo ra thế và lực mới cho cách
mạng nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới; con đường và mơ hình xây dựng
chủ nghĩa xã hội đã thấy rõ hơn. Chẳng hạn 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ
nghĩa mà Cương lĩnh 1991 nêu đã được Dự thảo Cương lĩnh 2011 bổ sung và phát
triển thành tám đặc trưng cơ bản của mơ hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
ta tiếp tục xây dựng trong thế kỷ 21. Tám đặc trưng đó là:
1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
2. Do nhân dân làm chủ.

3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện phát triển toàn
diện.
6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp
nhau cùng phát triển.
7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trên vừa thể hiện tính tồn
diện và sự thống nhất của các đặc trưng đó trong một chỉnh thể, phản ánh được bản
chất của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Những đặc trưng ấy trả lời
câu hỏi xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Tính phổ biến và tính đặc thù
của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện như thế nào?


Có thể nói, tính tồn diện và tính thống nhất của các đặc trưng thể hiện ở
chỗ các đặc trưng này phản ánh tồn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội, quan hệ đối ngoại, và sự thống nhất biện chứng giữa kinh tế và chính trị,
kinh tế, chính trị và xã hội, đối nội và đối ngoại.
Còn về bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Chúng ta có thể tìm
thấy trong các đặc trưng về chế độ chính trị và nhà nước.
Trước hết phải kể đến bản chất của chế độ chính trị mà cốt lõi của chế độ
chính trị là Nhà nước. Ở nước ta, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa) ra đời xác lập địa
vị mới của nhân dân, từ nô lệ làm thuê thành người làm chủ; đồng thời xác lập địa
vị mới của Ðảng ta, Ðảng cầm quyền. Vì thế, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ
phận nòng cốt của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do Ðảng lãnh đạo.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta khẳng định vai trò của Ðảng Cộng

sản cầm quyền. Với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Ðảng Cộng sản
lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để nhân dân làm chủ, nhà nước đó là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ðảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước xã hội
chủ nghĩa quản lý, nhân dân làm chủ thể hiện bản chất chính trị của xã hội xã hội
chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.
Hai là, bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế là chế độ công
hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã kế thừa đặc trưng thứ hai
của Cương lĩnh 1991 "Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện bản chất của chế độ kinh tế xã hội của xã hội
xã hội chủ nghĩa. Vì chỉ có chế độ công hữu tư liệu sản xuất với lực lượng kinh tế
thuộc về xã hội, về nhân dân mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa là người đại diện mới
thực hiện được các mục tiêu chính trị, xã hội, văn hóa ngày càng sâu rộng của chủ
nghĩa xã hội. Nó khác bản chất nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa với mục đích là lợi nhuận tối đa và phương thức là bóc lột


giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân, cạnh tranh khốc liệt kiểu cá lớn nuốt cá
bé, kể cả gây các cuộc chiến tranh xâm lược, chạy đua vũ trang vơ cùng tốn kém.
Cũng cần nói thêm rằng: 1- Khi nói, chúng ta khơng được chủ quan duy ý chí mà
phải tuân theo quy luật khách quan "quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất" khơng có nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
tự phát hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất kể cả
khi giai cấp cơng nhân có chính quyền. Cần khắc phục khuynh hướng sùng bái tính
tự phát trên vấn đề này. 2- Quan hệ sản xuất mới ra đời như những "mầm non" còn
rất yếu lại đặt trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn còn sức mạnh trên nhiều lĩnh
vực kinh tế, quân sự, kinh nghiệm quản lý thì chúng ta khơng thể địi hỏi có đầy đủ
hồn tồn tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới. Ðặc biệt khi mà chủ nghĩa xã hội
chưa thoát khỏi thời kỳ thoái trào, các thế lực thù địch ra sức tiến công vào chủ

nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa... Trong
đó, kinh tế là một đối tượng mà các thế lực thù địch tiến cơng nhằm xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Ðảng và vai trò quản lý của Nhà nước với kinh tế, xóa bỏ chế độ công
hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ vai trị chủ đạo của kinh
tế Nhà nước.
Bản chất, mục tiêu xã hội của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện trong
Dự thảo Cương lĩnh là đặc trưng phản ánh bản chất xã hội của chủ nghĩa xã hội
đồng thời thể hiện mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội Việt Nam từng bước hướng tới và
đạt chín muồi khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Như Dự thảo
Cương lĩnh ghi: "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây
dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng
tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành
một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ
XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một
nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện tính tồn diện, tính
thống nhất trong chỉnh thể, phản ánh bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa được coi


như mơ hình tổng thể về chủ nghĩa xã hội mà chúng ta định hướng xây dựng. Tuy
vậy, với những đặc trưng hay cách sắp xếp thứ tự các đặc trưng như thế nào cho
thật khoa học, phù hợp thực tiễn vẫn cần được thảo luận bổ sung. Thí dụ: 1- Ðặc
trưng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có cần bổ sung thêm
mục tiêu nào khơng?; 2- Cách sắp xếp theo trình tự đặc trưng thể hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đến đặc trưng chính trị: nhân dân
làm chủ và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân... do Ðảng lãnh đạo theo trình tự nào cho hợp lơ-gích hơn; 3- Vẫn
những nội dung trên nhưng để sáu hay để tám đặc trưng, cách nào chặt chẽ hơn.
Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển 2011) đang được tồn Ðảng, tồn dân, tồn qn ta đóng góp ý

kiến xây dựng, chắc chắn Ðảng ta sẽ thu được nhiều ý kiến đóng góp có giá trị bổ
sung phát triển, hoàn thiện. Và khi Ðại hội XI của Ðảng thơng qua, Cương lĩnh đó
trở thành ngọn cờ chiến đấu, đoàn kết toàn Ðảng, toàn dân tiến lên xây dựng nước
Việt Nam XHCN ngày càng vững mạnh, phồn vinh.



×