Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mùa xuân nho nhỏ _ Thanh Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.76 KB, 10 trang )

Mùa xuân nho nhỏ
~Thanh Hải~
Mùa xuân là đề tài vô tận khơi nguồn cảm xúc cho bao thi nhân. Ta bắt gặp
một “mùa xuân chín” ngọt ngào của Hàn Mặc Tử, ta lại tìm thấy một giọng thơ mượt
mà trong “mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính. Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc với
những rung động mãnh liệt trong lòng người đọc phải kể đến “Mùa xuân nho nhỏ”
của Thanh Hải. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu thiên nhiên, đất nước và ước
nguyện chân thành được cống hiến hết mình cho đất nước, cho cuộc đời.
Mùa xuân đã đến, khơng gian như khốc trên mình một màu áo mới với những
nét tinh khôi mang đặc trưng của mùa xuân, với vẻ đẹp của đất trời nhà thơ Thanh
Hải đã bộc lộ những cảm xúc thiết tha yêu mến mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất
nước. Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt lên một bức tranh mùa xuân
thiên nhiên tươi đẹp, hiền hòa, đầy sức sống của xứ Huế mộng mơ:
Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Huế đã đi vào trong thơ ca của khơng ít các thi nhân, Huế đẹp trong màu
xanh mỡ màng của vườn cây hoa trái:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc tre nghiêng mặt chữ điền
Tây thôn vĩ dạ_Hàn Mạc Tử
Huế lại hiện lên với những màu sắc rực rỡ tươi sáng:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

1


...Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Khi con tu hú_Tố Hữu
Nhưng ở đây với bài thơ này ta vẫn cảm nhận được phong vị rất riêng của
Thanh Hải về xứ Huế. Bức tranh mùa xuân hiện lên với rất ít chi tiết nhưng vẫn đẹp,


một vẻ đẹp hoàn thiện với đầy đủ đường nét, âm thanh, màu sắc. Có một dịng sơng
xanh hiền hịa, mênh mang làm nền cho sắc tím của bơng hoa, màu tím của xứ Huế
thơ mộng, của nhớ nhung đã tạo lên cảm giác mát dịu đằm thắm, đầy quyến rũ. Nghệ
thuật đảo ngữ “mọc giữa” làm nổi bật vẻ đẹp của bông hoa với sức sống mãnh liệt
vươn lên kiêu hãnh giữa dòng nước mùa xuân để tỏa hương tỏa sắc cho cuộc đời.
Chỉ bằng vài nét chấm phá với cách kết hợp các sắc màu hài hòa nhà thơ đã vẽ lên
trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên thật sống động, hữu tình khơng kém
phần rực rỡ nhưng lại rất dịu dàng của xứ Huế. Nhưng bức tranh càng trở lên rực rỡ
hơn, sống động hơn bởi sự kết hợp của âm thanh tiếng chim. Một âm thanh quen
thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam, âm thanh của tiếng chim chiền chiện cũng là đặc
trưng của mùa xuân. Ta bắt gặp hình ảnh quen thuộc này qua bài thơ “Thăm lúa”
của Hữu Thung:
Tiếng chim nghe thánh thót
Văng vẳng khắp cánh đồng
Nhưng âm thanh tiếng chim chiền chiện của Thanh Hải không phải là “văng
vẳng” mà là “vang trời”. Âm thanh ấy đã khiến cho khơng khí mùa xn thêm tưng
bừng rộn rã, ân thanh ấy khiến cho mỗi chúng ta không khỏi rung động, ngập tràn
hành phúc trước một mùa xuân mới. Cách gọi trìu mến thiết tha của nhà thơ “Ơi con
chim chiềm chiện” tạo lêm sự gắn bó hịa hợp giữa con người với thiên nhiên, kết
hợp với giọng nói ngọt ngào của xứ Huế mang đậm chất địa phương “chi”. Câu thơ
như bộc lộ cảm xúc yêu mến thiết tha trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Âm thanh tiếng

2


chim vang vọng, ngân nga, trong trẻo lan vào không gian kết tinh lại như những viên
ngọc quý ban tặng cho đất trời:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Giọt long lanh rơi được hiểu là những giọt sương mai của buổi sớm mùa xuân,

cũng có thể hiểu là những giọt mưa mùa xuân nhè nhẹ như tưới thêm mầm sống cho
cỏ cây hoa lá khi vào xuân, nhưng bầu trời mùa xuân cao rộng và trong trẻo thế kia
thì khơng thể là những giọt mưa xn. “Long lanh” là một từ láy gợi hình, gợi cảm
khiến người đọc liên tưởng đó là những giọt âm thanh của tiếng chim cô đọng, kết
tinh tạo lên sắc màu làm tưng bừng hơn nhịp sống của mùa xuân. Trước những quý
giá mà đất trời ban tặng cho con người nhà thơ đã trân trọng, nâng niu vẻ đẹp ấy
bằng một thái độ chân thành: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Đại từ “tôi” được điệp lại tạo
nên sức nhấn cho câu thơ dồng thời cũng là lời cảm ơn chân thành nhất của nhà thơ
đến thiên nhiên, đến đất trời. Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân thật trong trẻo đầy
khát vọng một thái độ chân thành, nâng niu trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời
bằng cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ với những giác quan có sự chuyển
đổi linh hoạt trước sự quan sát, miêu tả và cảm nhận qua hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác đã để lại bao cảm xúc trong long người đọc.
Trong mùa xuân lướn của đất trời thì đất nước và con người cũng mang vẻ
đẹp của sức sống vô tận đang vững bước đi vào mùa xuân mới. Đặc biệt là hình ảnh
con người hiện lên trong một tâm thế san bằng khó khăn, đón nhận những niềm vui
mới:
Mùa xuân người cầm sung
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
3


Lộc trải dài nương mạ.
Với cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, điệp cấu trúc
câu, điệp từ, điệp ngữ. Thanh Hải đã gợi ra cho người đọc cảm nhận thấy nét đẹp
của con người Việt Nam vừa bước qua chiến tranh để bước vào xây dựng cuộc sống
mới:
Mùa xuân người cầm sung
Lộc giắt đầy trên lưng

Hình ảnh người lính cầm sung ra trận “Mùa xuân người cầm sung” là một
hình ảnh đẹp đầy sáng tạo. Những người chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ nơi
biên giới, hải đảo xa xơi chính là họ đang hồn thành nhiệm vụ lớn mà đất nước giao
phó: bảo vệ tổ quốc. Mỗi bước chân họ đi là nơi đó sẽ có cuộc sống bình n, hạnh
phúc. Từ “lộc” vừa mang nghĩa thực là lộc non, chồi biếc cảu cây cối khi mùa xuân
về đồng thời còn mang nghĩa ẩn dụ, lộc chính là sự bình n, ấm no, hạnh phúc mà
người lính đã gieo mầm ở mỗi miền quê, ở mỗi nơi tuyến đầu của tổ quốc. Hình ảnh
ấy vừa đẹp vừa đầy chất thơ. Khơng chỉ có người lính, những con người lao động
cũng ngày đêm hang say để hoàn thành nhiệm vụ lớn của đất nước: dựng xây tổ
quốc.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Cấu trúc, nhịp điệu của câu thơ được lặp lại mở ra hình ảnh vừa cụ thể vừa
mang nghĩa ẩn dụ. “Lộc” ở đây có nghĩa là màu xanh của cây cối, của những nương
mạ trải dài tít tắp đang vươn lên khoe sắc với mùa xuân, nhưng “lộc” cũng cịn có
nghĩa là những người lao động cần cù, chịu thương chịu khó với bàn tay, khối óc và
sức mạnh của mình đã tạo nên những nền tảng vật chất cho đất nước để bước vào
4


một cuộc sống mới. Có thể nói chỉ với hai hình ảnh thơ thiêu biểu “người cầm sung”,
“người ra đồng” đã gợi lên hai nhiệm vụ lớn mà đất nước phải giải quyết sau những
năm tháng chiến tranh. Trước niềm vui một mùa xuân đang tới mỗi người dân đất
Việt vẫn khơng qn nhiệm vụ của mình.
Đất nước đứng trước nhiều gian nan thử thách nhưng hang triệu con người
Việt Nam đồng long, nhất trí, đồn kết san bằng khó khăn, vất vả để bước vào cuộc
sống mới:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Biện pháp so sánh kết hợp với từ láy “hối hả”, “xôn xao” tạo nên một khơng

khí làm việc sơi nổi, khẩn trương, cả đất nước như một guồng máy bước vào trận
chiến đấu mới. Đứng trước mùa xuân của đất nước nhà thơ lại suy ngẫm đến chiều
dài lịch sử mà đất nước đã trải qua:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Đất nước trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua bao
thăng trầm hung thịnh nhưng vẫn vững vàng trước going bão, khó khăn. Hình ảnh
nhân hóa:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao

5


Hình ảnh đất nước hiện lên vừa gần gũi, mộc mạc vừa vơ cùng cao q, vĩ đại.
Đất nước như con người trải qua bao phong ba thử thách “vất vả và gian lao”. Đất
nước cũng giống như người mẹ cần cù, nhẫn lại, tần tảo sớm khuya. Qua cách miêu
tả của nhà thơ, chúng ta thấy thêm yêu hơn, tự hào hơn về đất nước của mình. Bởi:
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Mượn hình ảnh vì sao để nói về đất nước. Là một hình ảnh đẹp, kì vĩ và tráng
lệ. Hình ảnh ngơi sao tỏa sáng trên bầu trời cũng chính là hình ảnh đất nước đang
vươn tới một tương lai rực sáng. Quyết tâm “cứ đi lên phía trước” là khẳng định cả
đất nước đang vươn lên khắc phục những hậu quả của chiến tranh, san lấp hố bom,
dựng xây nhà mới. Đó cũng chính là những nhiệm vụ quan trọng và nặng nề mà tổ
quốc đang hướng tới.
Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, nhà thơ muốn góp một
mùa xuân nho nhỏ của mình để làm nên mùa xuân lớn, mùa xuân của cách mạng,

của dân tộc:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cảnh hoa
Ta nhập vào hịa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Bằng biện pháp điệp cấu trúc câu sử dụng linh hoạt đại từ “ta” mang nhiều
tầng ý nghĩa. “Ta” vừa có cái ước nguyện riêng của nhà thơ vừa là ước nguyện
chung, mong ước chung của mọi người muốn cống hiến, hi sinh hết mình vì đất
nước. Ước nguyện của nhà thơ giản dị, mộc mạc, khiêm nhường mà ý nghĩa, cao
quý và lớn lao. Thanh Hải muốn hóa thân thành những nhân vật nhỏ bé nhưng có
6


ích cho cuộc đời. Chỉ là “một con chim” nhưng con chim ấy cất cao tiếng hót trong
trẻo, say mê mang đến cho cuộc sống này những âm thanh tươi đjep nhất. Ước
nguyện này ta đã thấy được qua tấm long của nhà thơ Tố Hữu:
Nếu là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Con chim phải hót lên những điệp khúc đẹp nhất, trong sáng nhất, chỉ là một
con chim nhưng tiếng hót ấy sẽ hịa vào mn vàn lồi chim tạo nên một bản hịa
tấu mang lại cho mùa xuân của đất nước một không khí tưng bừng rộn rã. Khơng chỉ
hóa thân vào con chim để cất cao tiếng hót, nhà thơ cịn muốn trở thành một “cành
hoa”. Không ước muốn cao sang, không phải là một bó hoa, một vườn hoa mà chỉ
là một cành hoa nhưng cành hoa ấy lại rực rỡ nhất mang đến cho đời hương thơm
nồng nàn quyến rũ nhất để hòa vào vườn hoa chung của sắc màu dân tộc. Ước nguyện
của Thanh Hải cũng giống ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Với Viễn Phương ước muốn của ơng được đem tiếng hót, đem hương thơm
để dâng lên Bác kính yêu, người đã dành cả một cuộc đời hi sinh vì dân tộc thì với

Thanh Hải ước nguyện của ông là được cống hiến, dâng hiến cho đời trong đó cũng
chính là lịng biết ơn, cảm phục đối với vị cha già của dân tộc. Ước nguyện của nhà
thơ cịn là được hóa thân vào thành một “nốt trầm”, một nốt trầm giữa hang nghìn
khung bậc, âm thanh khác nhau nhưng nốt trầm ấy nếu thiếu sẽ khiến cho bản nhạc
bị chênh, phô, phải là người tinh tế, nhạy cảm, biết thưởng thức mới có thể cảm nhận
hết được nốt trầm ấy bởi vì đây là một nốt trầm “xao xuyến”, nốt nhạc ấy đã tạo nên
những rung cảm sâu sắc trong lòng người. Có thể nói ước nguyện của Thanh Hải
giản dị, khiêm nhường nhưng lại vô cùng cao đẹp trước cuộc đời này. Ước nguyện
7


ấy cũng là cái chung của mọi người đối với quê hương, đất nước. Điệp từ “ta làm”
như một lời nhắc nhở, nhấn mạnh không chỉ riêng của nhà thơ.
Qua ước nguyện của nhà thơ đến đây ta mới hiểu vì sao Thanh Hải lại đặt
nhan đề cho bài thơ của mình là “Mùa xuân nho nhỏ”, thì ra ước nguyện của nhà thơ
chỉ mong muốn trở thành một mùa xuân nho nhỏ để hòa vào mùa xuân lớn của đất
nước một cách âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Ước nguyện được cống hiến của nhà thơ thật đẹp đẽ, không ồn ào, phô trương
mà chỉ là “lặng lẽ dâng cho đời”. Sự âm thầm lặng lẽ ấy đã biến tất cả những gì nhỏ
bé nhất đều trở thành có ích cho cuộc đời. Sự cống hiến không kể đến tuổi tác:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Với Thanh Hải, sự cống hiến ngay từ khi tuổi đời còn trẻ, sẵn sàng hi sinh tuổi
thanh xuân cho đất nước. Hình ảnh cao đẹp ấy ta đã bắt gặp ở những người thanh
niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, tuổi đời mười tám đôi mươi vẫn lạc
quan yêu đời hi sinh vì Tổ quốc. Ta bắt gặp những hình ảnh người dân miền biển

náo nức, hồ hởi, phấn khởi làm việc không kể ngày đêm mong muốn làm giàu cho
Tổ quốc:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
8


Sự cống hiến một cách tự nguyện, chân thành và thiết tha nhất với Thanh Hải
trước khi từ giã cõi đời ông đã để lại cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời, khích lệ,
động viên và thể hiện niềm tự hào về một đất nước đang phơi phới đi lên. Sự cống
hiến của nhà thơ đáng để cho ta phải suy nghĩ, cống hiến cho đất nước nghĩa là khơng
địi hỏi phải đáp đền, trả lại ân nghĩa, mỗi chúng ta khi suy nghĩ về đất nước, Tổ
quốc thì hãy:
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hơm nay
Vẫn cấu trúc được lặp lại kết hợp với điệp từ, từ láy, nhà thơ đã cho người đọc
cảm nhận được hết nỗi niềm, suy nghĩ, cảm xúc của mình trước mùa xuân của đất
nước và trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với đất nước trong tương lai.
Từ mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước đến ước nguyện được cống hiến,
nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế:
Mùa xuân ta xin hát
Câu nam ai nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Một mùa xuân mới lại về đất nước đang vào xuân, một cuộc sống mới đang
mở ra đầy ắp biềm vui và tiếng cười, mỗi người dân Việt Nam lại cất cao tiếng hát
thể hiện niềm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc cuộc sống. Âm thanh ấy khiến nhà thơ tự
hào về một đất nước với những nét đẹp văn hóa tạo nên những bản sắc của dân tộc,
đặc biệt là quê hương xứ Huế mộng mơ với các làn điệu dân ca “câu nam ai nam

9


bình” dịu dàng đằm thắm, ngọt ngào. Đất nước trải dài ngàn dặm mỗi nơi đều có
những nét đẹp riêng để lại cảm xúc khó phai mờ trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
Khép lại bài thơ chúng ta không khỏi xao xuyến, bang khuâng trước những hình ảnh
đẹp đẽ của mùa xn thiên nhiên, đất nước, khơng khỏi có những lúc suy tư về lịch
sử của Tổ quốc ta, không khỏi tự hào về một đất nước giàu truyền thống văn hóa và
những phẩm chất cao đẹp. Đất nước ấy mãi mãi trường tồn và tỏa sáng.

10



×