Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận THẾ nào là QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục nêu nội DUNG QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục nêu các THỂ CHẾ THỰC HIỆN QUẢN lý NHÀ nước về GIÁO dục TRONG NHÀ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.09 KB, 16 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
THẾ NÀO LÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC? NÊU
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC? NÊU CÁC
THỂ CHẾ THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO
DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.1.

Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

1.2.


Nội dung quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo

1.3.

Các thể chế thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và
đào tạo trong nhà trường

II.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1.

Những kết quả đạt được

2.2.

Những hạn chế, khuyết điểm

2.3.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản
lý nhà nước về giáo dục ở nước ta hiện nay

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
Giáo dục và đào tạo là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp
đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân mọi tổ chức kinh tế - xã hội
đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một
quốc gia. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới.
Do vậy, bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay
đang phát triển bao giờ cũng quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà trong đó
chú trọng vào vấn đề quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo nước ta có bước phát triển mới,
chúng ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học,
trình độ dân trí được nâng lên, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng u cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Tuy nhiên, hiện
nay nền giáo dục ở nước ta cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất là chất
lượng và khâu quản lý giáo dục và đào tạo trong xu thế hội nhập hiện nay. Để
giải quyết vấn đề này, văn kiện hội nghị lần thứ chín ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá IX đã đưa ra giải pháp then chốt đó là “đổi mới và nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước trong giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh đổi mới nội dung chương
trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại cùng với đổi mới cơ chế
quản lý”.
Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên cùng với sự tâm huyết của
bàn thân về giáo dục và đào tạo nước nhà hiện nay, bản thân quyết định chọn nội
dung “Thế nào là quản lý nhà nước về giáo dục? nêu nội dung quản lý nhà nước
về giáo dục? nêu các thể chế thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục trong nhà
trường” vừa làm tiểu luận vừa làm hướng nghiên cứu cho môn học: Quản lý nhà
nước về giáo dục. Đây là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
hiện nay.

1



NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là việc nhà nước thực hiện
quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào
tạo trong phạm vi toàn xã hội nhằm nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước và hồn thiện nhân cách cho cơng dân.
Như vậy, quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và
đào tạo do các cơ quan quản lí có trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ
trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định
của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì kỉ cương?
thoả mãn nhu câu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục
và đào tạo của nhà nước.
Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nổi lên 3 bộ
phận chính, đó là:
Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là các cơ quan có thầm
quyền (cơ quan lập pháp, hành pháp) được quy định ở điều 100 của Luật Giáo dục.
Khách thể quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là hệ thống giáo dục
quốc dân và mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội.
Mục tiêu giáo dục và đào tạo: về tổng thể đó là việc bảo đảm trật tự kỷ
cương trong các hoạt động giáo dục và đào tạo, để thực hiện được mục tiêu nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát
triển nhân cách của công dân.
Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn phải kể tới
2 yếu tố quan trọng trong việc điều hành, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, đó
là cơng cụ và phương pháp trong quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và
đào tạo. Cơng cụ chủ yếu trong quản lí hành chính nhà nước là hệ thống các văn
bản quy phạm pháp luật, do đó, cơng tác thể chế tạo ra hành lang pháp lý cho

2


các hoạt động quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo. Phương pháp quản lí
hành chính nhà nước chủ yếu là phương pháp hành chính - tổ chức.
Cần lưu ý rằng, quản lí nhà nước là việc thực thi ba quyền: Lập pháp Hành pháp - Tư pháp để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và hành vi của cơng dân.
Cịn quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo thực chất là thực thi quyền hành pháp
để tổ chức, điều hành và điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn
xã hội. Tuy nhiên, để quản lý có hiệu lực và hiệu quả, việc sử dụng quyền hành
pháp phải kết hợp với quyền lập pháp, lập qui và hoạt động thanh tra, kiểm tra
trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống.
1.2. Nội dung quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo
Điều 104 Luật Giáo dục 2019 quy định về Nội dung quản lý nhà nước về
giáo dục bao gồm 12 nội dung, cụ thể như sau:
“1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt
động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt
động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về
đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người
làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử
của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức
tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ

quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư
viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình;
3


việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ;
việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại
Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo
đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về
giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục” [2].
Như vậy, theo Luật giáo dục 2019, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
và đào tạo bao gồm 4 nội dung chủ yếu sau:
Một là: Hoạch định chính sách cho giáo dục và đào tạo. Lập pháp và lập
quy cho các hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực hiện quyền hành pháp trong
quản lý giáo dục và đào tạo.
Hai là: Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo.
Ba là: Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo.
Bốn là: Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong

hoạt động giáo dục và đào tạo, đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển.
Tuy nhiên quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở các cấp độ khác
nhau sẽ có nội dung cụ thể khơng hồn tồn giống nhau. Đối với Bộ Giáo dục và
Đào tạo cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện quyền quản lý nhà nước về giáo
4


dục, theo khuyến cáo của Hội đồng Giáo dục Quốc gia tập trung làm tốt những
nội dung sau:
Một là: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành giáo dục và
đào tạo.
Hai là: Xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất
lượng giáo dục và đào tạo.
Ba là: Tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định trong giáo dục và đào tạo.
Đối với cấp địa phương (tỉnh, huyện, cơ quan chuyên môn là sở, phòng
giáo dục và đào tạo) cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:
Một là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện phát triển
giáo dục ở địa phương .
Hai là: Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ các trường theo sự phân cấp và
quản lý nhà nước về các hoạt động giáo dục ở địa phương.
Ba là: Thực hiện kiểm tra, thanh tra giáo dục ở địa phương.
Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo (Trường và các loại hình khác) tập
trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:
Một là: Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục thơng qua việc
thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục và bảo đảm các quy chế chuyên môn...
Hai là: Quản lý đội ngũ sư phạm, cơ sở vật chất, tài chính... theo các quy
định chung, thực hiện kiểm tra nội bộ bảo đảm trật tự an ninh trong nhà trường.
Ba là: Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường đã
được ban hành và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó.
1.3. Các thể chế thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

trong nhà trường
Thể chế thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong nhà
trường hiện nay là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước vận hành các quy
định pháp luật về giáo dục một cách thống nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục
tiêu của giáo dục đại học nói chung.
5


Như vậy, thể chế thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong
nhà trường bao gồm ba bộ phận hợp thành: Phương thức điều hành hoạt động
giáo dục và đào tạo của nhà trường; Hệ thống các văn bản luật pháp, quy định
của Bộ giáo dục và đào tạo, của sở giáo dục tỉnh, phòng giáo dục huyện và quy
định của nhà trường; Bộ máy nhà trường.
Trong ba thành tố tạo nên thể chế thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục
và đào tạo trong nhà trường thì “Phương thức điều hành hoạt động giáo dục và
đào tạo của nhà trường” (của lực lượng lãnh đạo nhà trường, cơ sở giáo dục đào
tạo) giữ vai trò quyết định, chi phối cả hệ thống các văn bản luật pháp, quy định
của Bộ giáo dục và đào tạo, của sở giáo dục tỉnh, phòng giáo dục huyện và quy
định của nhà trường; bộ máy nhà trường.
“Phương thức điều hành hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường”
còn được hiểu là “Tư tưởng chỉ đạo của lực lượng lãnh đạo nhà trường, cơ sở
giáo dục đào tạo”, là cách thức vận hành hoạt động nhà trường mà lực lượng
lãnh đạo nhà trường, cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện để quản lý, điều hành hoạt
động giáo dục đào tạo của nhà trường.
Hiện nay, để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục
đào tạo ở Việt Nam thì việc cần thiết là phải “Tập trung rà sốt tồn bộ thể chế,
cơ chế chính sách, đề xuất điều chỉnh, nhất là cơ chế, chính sách liên quan tới
trường lớp, giáo viên” như chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi
làm việc trực tiếp với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Văn phịng Chính

phủ ngày 06/05/2021.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Thực tiễn quản lý nhà nước về giáo dục đã đạt được những thành tựu và
bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
2.1. Những kết quả đạt được
Công tác quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta trong thời gian qua đạt
được những kết quả nổi bật sau đây [3]:
6


Thứ nhất, các quy định của Luật Giáo dục đã tạo cơ sở pháp lý và có hiệu
lực cao để triển khai tổ chức và hoạt động giáo dục ở các cấp học và trình độ
đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến
đại học. Cơng tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến nhất định. Cơ hội tiếp
cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các
đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục đào tạo.
Thứ hai, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đào tạo được cải thiện rõ rệt và
từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo
dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục đào tạo được nâng
cao. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và
chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục đào tạo đạt
mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, hệ
thống cơ sở giáo dục ngồi cơng lập tăng nhanh, góp phần đáng kể vào phát
triển giáo dục đào tạo chung của toàn xã hội.
Thứ ba, giáo dục thường xuyên đã từng bước đa dạng hóa nội dung chương
trình; chú trọng các chương trình và hình thức tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn, cập
nhật kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được học tập
suốt đời. Nhiều cơ sở giáo dục thường xuyên đổi mới công tác quản lý theo
hướng được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tích cực phối hợp các lực

lượng xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực nhằm bảo đảm hiệu quả phối
hợp liên thông giữa giáo dục chính quy với giáo dục khơng chính quy.
Thứ tư, giáo dục đại học đã tập trung nâng dần các điều kiện bảo đảm chất
lượng đào tạo: kịp thời điều chỉnh phương án tuyển sinh bảo đảm chất lượng,
hiệu quả; phát triển đa dạng các hình thức đào tạo chất lượng cao; ổn định quy
mô, phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; triển khai
khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp; xây dựng, trình ban hành cơ cấu hệ
thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia bảo đảm tính khoa học và
tương thích với hệ thống giáo dục các nước trong khu vực.
Các kết quả này đã góp phần nâng cao Chỉ số phát triển con người (HDI)
của Việt Nam và góp phần phát triển kinh tế – xã hội [5]. Nỗ lực và kết quả phát
7


triển giáo dục đào tạo của Việt Nam thời gian qua cũng đã được ghi nhận và
đánh giá cao tại các diễn đàn quốc tế cũng như khu vực. Trong báo cáo thường
niên của các tổ chức uy tín có liên quan, đều đề cập và biểu dương những thành
tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ghi nhận các kết quả đạt được trong
phát triển giáo dục đào tạo [6].
2.2. Những hạn chế, khuyết điểm
Trước sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn giáo dục trong nước và quốc
tế, nhất là trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0; u cầu đổi mới căn bản,
tồn diện giáo dục và đào tạo; u cầu hồn thiện mơi trường pháp lý trong các
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nước ta, quản lý nhà nước về giáo dục ở
nước ta trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, bất cập sau đây:
Một là, do Luật Giáo dục được ban hành từ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) nên một số quy định chưa phản ánh được những nội dung mới về
phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương

(khóa XI) [7].
Hai là, quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; quy định về mục tiêu,
yêu cầu, nội dung, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục phổ thơng chưa
đáp ứng u cầu phát triển tồn diện phẩm chất và năng lực người học, nhất là
những yêu cầu về vận dụng kiến thức, rèn luyện tư duy độc lập, phản biện, khả
năng tự học; văn bằng chứng chỉ thiếu tính liên thơng giữa các trình độ và giữa
các phương thức giáo dục và đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.
Ba là, quy định của Luật Giáo dục hiện hành về hệ thống giáo dục quốc
dân chưa có sự liên kết giữa các bộ phận (giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học). Hệ thống giáo dục quốc dân
chưa hình thành rõ ràng các hướng phát triển cho học sinh phổ thông và thiếu sự
phân luồng người học từ sau trung học cơ sở cho đến hết giáo dục phổ thông
(sau lớp 12).
8


Bốn là, các quy định trong Luật hiện hành chưa khẳng định được vị thế
của nhà giáo thông qua các chính sách đối với đội ngũ nhà giáo từ đào tạo, bồi
dưỡng đến thu hút, tuyển dụng, sử dụng, để bảo đảm việc xây dựng, phát triển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng. Đội ngũ giáo viên,
giảng viên chưa cân đối về số lượng và cơ cấu bộ môn. Chất lượng đào tạo giáo
viên, giảng viên còn thấp, một bộ phận giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng yêu
cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa và đổi mới giáo dục đại học, nhất là
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Năm là, quản lý nhà nước về giáo dục chưa phân định được giữa quản lý
nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; việc phân cấp
quản lý nhà nước về giáo dục giữa trung ương và địa phương chưa rõ. Các quy
định về đầu tư cho giáo dục, các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục chưa đáp
ứng được yêu cầu thực hiện và xu thế phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế.
Sáu là, Luật Giáo dục chưa quy định cụ thể hình thức dạy học trực tuyến,

nhất là khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Thực tế cho thấy, việc dạy học
trực tuyến theo hướng dẫn tại Công văn số 988/BGDĐT-GDĐH ngày
23/03/2020 và Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 26/03/2020 của Bộ giáo
dục và đào tạo về việc hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình; thời
gian qua, các địa phương, cơ sở giáo dục, đào tạo đã tích cực triển khai, được
học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, sinh viên hưởng ứng và đạt được nhiều kết
quả tốt. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet có xảy ra hiện
tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến, đăng tải nội
dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục… có dấu hiệu lạm dụng, quấy rối và
bắt nạt trẻ em, học sinh sinh viên trên mạng, không bảo đảm an toàn và đã gây
tâm lý hoang mang cho người học, người dạy; ảnh hưởng đến chất lượng dạy
học qua internet.
2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước
về giáo dục ở nước ta hiện nay
Để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, bất cập trong quản
lý nhà nước về giáo dục ở nước ta trong thời gian qua, nâng cao hiệu lực quản lý
9


nhà nước về giáo dục trong thời gian tới, triển khai Hiến pháp năm 2013 và
Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
được u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cần thực hiện quyết liệt, đồng
bộ những nhiệm vụ và giải pháp sau đây:
Một là, triển khai thi hành Luật Giáo dục năm 2019 đã được Quốc hội
thông qua. Đây là căn cứ pháp lý để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo toàn
diện và thống nhất trong hoạt động giáo dục, là công cụ quan trọng giúp Nhà
nước quản lý hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở gió dục, nhà giáo, người học;
quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân liên quan đến hoạt động giáo dục [Điều 1 Luật Giáo dục năm 2019]; quản

lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở gió dục nghề
nghiệp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục
nghề nghiệp nói riêng [8].
Bộ giáo dục và đào tạo tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết về
triển khai thi hành Luật Giáo dục; theo dõi, đơn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình
triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Giáo
dục; thường xuyên tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả
triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết này.
Tiếp tục hoàn thiện Luật Giáo dục theo hướng bổ sung vào Luật Giáo dục
hình thức dạy học trực tuyến và quản lý nhà nước đối với hình thức dạy học này.
Thực hiện có hiệu quả việc tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình theo
các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo. Tổ chức tuyên
truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng internet, mạng xã hội bảo
đảm an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy – học qua internet; kỹ
năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô
giáo, HSSV và cha mẹ HSSV trong dạy học qua internet…[4].
Hai là, Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan
ngang bộ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây
dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo dục trình
10


Chính phủ về các nội dung như: hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; liên thơng
giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; chuyển đổi
loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; trường của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân;
điều kiện, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; chính sách đối với nhà
giáo; chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục và hợp tác, đầu tư
của nước ngoài về giáo dục…

Chủ động nghiên cứu, rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức
hoạt động giáo dục và giáo dục nghề nghiệp được phân công theo quy định của
Luật Giáo dục và Luật Giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp với Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội rà soát cơ sở gió dục nghề nghiệp, cơ sở gió dục đại học
tuyển sinh trước ngày Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành để được
tiếp tục tổ chức đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ cho người học theo quy định của
Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 44/2009/QH12, Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 và Luật Giáo dục đại học
số 08/2012/QH13 cho đến khi kết thúc khóa học.
Ba là, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành văn bản quy định, quy
chế tổ chức và hoạt động của lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp
dành cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn khơng có điều kiện đi học ở trường, lớp
dành cho trẻ khuyết tật; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục
nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung
tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung
tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên; quy định chi tiết về
chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, ban hành Thơng tư quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm
quyền công nhận văn bằng; cung cấp thông tin về cơ sở giáo dục đại học bảo
11


đảm chất lượng được nước sở tại công nhận; khối lượng kiến thức văn hóa trung
học phổ thơng mà người học phải tích lũy để học trình độ cao đẳng.
Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ
chức tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục với nội dung, hình thức phù hợp đến
cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu rõ, thực hiện; tổ chức tập huấn
nội dung quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Giáo dục cho cán bộ, công chức tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân
các cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan.
Bốn là, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo
dục trình Chính phủ xem xét, ban hành về việc hợp tác quốc tế về giáo dục nghề
nghiệp; quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề
nghiệp; thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; việc
xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật.
Tham mưu Chính phủ xem xét, ban hành văn bản hướng dẫn về các nội
dung như: chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với tổ chức, cá nhân đóng
góp, đầu tư xây dựng cơ sở gió dục nghề nghiệp; thủ tục thành lập, sáp nhập,
chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách đối với cơ sở gió dục
nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; chế độ chính sách đối với nhà giáo;
chính sách đối với người học…
Năm là, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở
trung ương ban hành văn bản với các nội dung như: danh mục trình độ trung
cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu;
điều kiện, yêu cầu đối với việc thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép
thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở gió dục nghề nghiệp; điều kiện,
thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục
nghề nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề
nghiệp; thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp; điều kiện mở lớp đào
tạo nghề của tổ chức, cá nhân mở lớp đào tạo nghề theo đặt hàng của Nhà nước;
12


việc cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở gió dục nghề nghiệp
nước ngồi hoạt động tại Việt Nam.
KẾT LUẬN

Quản lý Nhà nước về giáo dục là tạo động lực cho mọi tiềm lực của đất
nước phát triển nhanh, mạnh đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Quản lý giáo dục coi trọng sự dân chủ, bình
đẳng, cạnh tranh, xã hội hố với những chính sách thơng thống giúp các cơ sở
giáo dục chủ động, sáng tạo tự xây dựng thương hiệu của mình ở trong nước
cũng như trên thế giới. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo ở nước ta, cần thực hiện hệ
thống các giải pháp đã nêu. Các giải pháp có mối quan hệ biện chứng, thống
nhất với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đòi hỏi trong q trình thực
hiện, khơng được tuyệt đối hóa hoặc coi nhẹ bất cứ giải pháp nào mà đòi hỏi
phải thực hiện đồng bộ. qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, dào tạo
của đất nước, thực sự làm cho giáo dục là “quốc sách hàng đầu” và là động lực
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đặng Văn Bảo (2018), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán
bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

2.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục.

3.

Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Giáo dục

năm 2015 và Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009 (ban hành kèm
theo Tờ trình số 123/TTr-CP ngày 11/4/2018 của Chính phủ về Dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục).

4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công văn số 1247/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 13
4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường cơng tác đảm bảo
an tồn cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên trong quá trình học tập qua
internet.

5.

NDP, Báo cáo phát triển con người 2016 (Chỉ số phát triển con người
(HDI) của Việt Nam tăng từ 0,617 năm 2012 (xếp thứ 127/186 nước) lên
0,683 năm 2015 (xếp thứ 115/188 nước)).

6.

Xem thêm: Seven out of 10 top school systems are in east asia pacific but
more needs to be done world bank says. , ngày
15/3/2018.

7.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết “Về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”, số 29-NQ/TW, ngày 04/11 2013, Hà Nội.


8.

Văn phòng Quốc hội (2019), Văn bản hợp nhất Luật Giáo dục nghề
nghiệp, số 18/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019, Hà Nội.

14



×