Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

VĂN 12 ngân hàng đề thi GIỮA HKII 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.85 KB, 16 trang )

TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 2
TỔ NGỮ VĂN

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MƠN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động
của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi
bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.
Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự.
Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của
mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự
hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc...
Biết cảm thơng có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn
đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn. Những người
biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế
nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ khơng bao
giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khn hay phán đốn tình huống q vội vàng. Họ ln sống chân
thành và cởi mở...
Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống,
đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà
lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong cơng việc là một cách thể hiện khả năng lãnh
đạo của bạn.
(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành cơng)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?


Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng trí tuệ cảm xúc giúp bạn trở thành một người lãnh đạo thành công?
Câu 4. Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về bài học được rút ra
từ văn bản trên.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tràng trong đoạn văn sau:
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người
vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hơm nay hắn vẫn cịn ngỡ ngàng như khơng phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai
con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình
có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ
gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân
hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành
ngay lối đi đã hót sạch.

1


Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng
chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất
thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có
một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn
vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn
có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một
việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr.30)
……………….Hết ………………….
Phần
I

Câu

1
2

3

4

II

HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung

Điểm
3.0
1.0

ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Theo tác giả, người có trí tuệ cảm xúc là người có các đặc điểm sau:
- Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên khơng bao giờ 0.5
để chúng chế ngự, họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân.
- Họ biết cảm thông, hiểu được suy nghĩ và ước muốn của người khác, nên họ thiết 0.5
lập được những mối quan hệ tốt đẹp, sống chân thành và cởi mở.
Tác giả cho rằng trí tuệ cảm xúc giúp bạn trở thành một người lãnh đạo thành công,
bởi vì:
- Trí tuệ cảm xúc giúp bạn lãnh đạo được chính mình, làm chủ cảm xúc, suy nghĩ 0.5
và hành vi của chính mình. Họ làm việc hiệu quả hơn.
- Trí tuệ cảm xúc cũng giúp bạn nắm bắt được tâm lý của người khác, thiết lập 0.5
được các mối quan hệ xã hội, nhờ đó mà có được kỹ năng quan trọng của người
thành công.

 Quản lý bản thân và thấu hiểu người khác là chìa khóa cho nhà lãnh đạo thành
cơng.
Thí sinh chủ động đưa ra ý kiến của bản thân, đảm bảo được yêu cầu sau:
1.0
- Trình bày được bài học rút ra từ văn bản: vai trị của trí tuệ cảm xúc; ý thức rèn
luyện trí tuệ cảm xúc; bí quyết của nhà lãnh đạo thành cơng;...
- Tùy vào bài học rút ra, thí sinh có cách lí giải cho phù hợp.
LÀM VĂN
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
0.5
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận nhân vật Tràng trong đoạn văn. 0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
4.25
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
0.5

2


* Cảm nhận đoạn văn:
- Về nội dung:
2.25
+ Tóm tắt ngắn gọn hình ảnh Tràng vui sướng, hạnh phúc sau cái quyết định táo
bạo đưa người phụ nữ về nhà giữa buổi đói kém.
+ Phân tích tâm lí, cử chỉ, hành động của Tràng trong đoạn trích:

. Ngỡ ngàng trước hạnh phúc bất ngờ.
. Vui sướng, thấm thía và cảm động trước sự thay đổi mới mẻ của nhà cửa, sân
vườn, trước hình ảnh mẹ và vợ quét tước, dọn dẹp…, Tràng thấy mình u thương
gắn bó với cái nhà đến lạ lùng.
. Lòng bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, hi vọng sẽ cùng vợ
sinh con đẻ cái, xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
. Từ nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng, Tràng thấy mình
nên người, thấy mình có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
. Tràng xăm xăm chạy ra giữa sân, muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn
nhà.
- Về nghệ thuật: lối kể hóm hỉnh, chân thành; ngơn ngữ mộc mạc gần với đời sống 1.0
người nộng dân; diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế sau sắc,...
* Đánh giá chung: Với hình ảnh nhân vật Tràng, Kim Lân đã có cái nhìn mới về 0.5
bản chất, số phận người nơng dân; phát hiện, khẳng định và đặt niềm tin vào những
phẩm chất đáng q của người lao động nghèo: ln khao khát hạnh phúc, tổ ấm
gia đinh, luôn cưu mang đùm bọc nhau và hi vọng cuộc đời sẽ thay đổi trong tương
lai. Đó chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.
d. Chính tả, ngữ pháp
0.25
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm
10.0
Lưu ý khi chấm bài:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh
cách chấm đếm ý cho điểm.
- Giám khảo chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, biểu điểm; khuyến khích cho điểm tối đa
những bài viết có tính sáng tạo.

---------------------------------- Hết ----------------------------ĐỀ 2
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
“Tốc độ chết người” là khái niệm đã rất quen với mọi người. Đua xe tốc độ đang là nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tử vong ở Kuwait. Nếu mỗi người trong chúng ta ý thức chậm lại một chút, ta đã có thể
khơng chỉ cứu sống nhiều mạng người mà cịn đem đến sự cứu rỗi cho chính tâm hồn mỗi người.
Khi mọi thứ quanh ta đang cùng trên đà tăng tốc, ta có thể cảm thấy bị thơi thúc phải lao vào cuộc
đua ấy. Tất cả mọi thứ đều được hối thúc nhanh, nhanh hơn nữa để được xem là hiệu quả hơn. Các dịch
vụ trực tuyến, giao hàng tận nơi, xe hơi, máy bay, Internet và nhiều thứ khác đều được thay đổi nhanh như
bão lốc. Tuy nhiên, mắt bão lại là nơi n bình và lặng gió. Ta cần học để có thể bình thản bước vào tâm
bão, để tránh bị ảnh hưởng từ những cơn lốc bên ngồi và có khả năng cư trú trong bình an.
Hãy thử kiểm tra đã bao nhiêu lần trong ngày bạn nói với mình:“cố lên”,“nhanh lên”,“lẹ lên”, và
sau đó bạn lại tự hỏi “vội vàng làm gì?”. Làm xong việc này rồi đến việc khác và cịn gì nữa? Xong rồi thì

3


sao? Cho đến khi nào mình mới hết việc?... Bạn có thấy được mình sẽ đi đâu và về đâu không? Bạn hãy tự
kiểm nghiệm để thấy rằng “muốn nhanh thì phải từ từ”.
(n).gta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/cuoc-song-khong-phai-la-cuoc-dua.html)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, mỗi người trong chúng ta ý thức chậm lại một chút sẽ đem lại điều gì?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Khi mọi thứ quanh ta đang cùng trên đà tăng tốc, ta có thể cảm
thấy bị thơi thúc phải lao vào cuộc đua ấy”?
Câu 4. Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của
mình về ý nghĩa của việc sống chậm cho tâm hồn của tuổi trẻ hôm nay.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn trích sau:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi

đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng
tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi
sáo. Mị uốn chiếc lá trên mơi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã
thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình
giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi mà từ từ bước vào buồng.
Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra
cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui
sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có
chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!
Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ
thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em khơng bắt
Em khơng u, quả pao rơi rồi…
(Trích “Vợ chồng A Phủ” - Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập 2, trang 7-8, Nxb Giáo dục 2008)
---------------------------------- Hết -----------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4.0
1
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
1.0
2
- Theo tác giả, mỗi người trong chúng ta ý thức chậm lại một chút ta có thể khơng
1.0
chỉ cứu sống nhiều mạng người mà còn đem đến sự cứu rỗi cho chính tâm hồn
mỗi người.

3
- Khi ta sống trong một thế giới quá vội vã, với mọi thứ xung quanh đang ngày
càng tăng tốc: gia đình, cơng việc, dịch vụ... Những thứ đó tác động rất lớn đến ta,
khiến ta cũng phải tăng tốc để đuổi kịp nó. Nếu ta cứ giữ nhịp sống khơng thay
1.0
đổi thì một ngày nào đó ta sẽ bị bỏ lại. Và để bắt kịp ta chỉ cịn cách hịa mình vào
cuộc đua.

4


4

- “Sống chậm cho tâm hồn”: là dành thời gian thảnh thơi cho tâm hồn, để lắng
nghe bản thân và những người xung quanh.
- Ý nghĩa:
+ “Sống chậm” giúp tuổi trẻ cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để bồi
dưỡng tâm hồn mình, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
+ “Sống chậm” giúp tuổi trẻ biết yêu thương, chia sẻ, biết “cho” và “nhận”.
+ Sống chậm giúp tuổi trẻ sống sâu sắc, làm cho cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp
hơn.
II
LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng các thao tác lập

luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị trong đoạn trích.
* Cảm nhận đoạn trích:
- Về nội dung: Nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng mãnh liệt được đánh thức
trong đêm tình mùa xuân.
+ Nhân tố tác động làm hồi sinh sức sống: rượu, tiếng sáo.
+ Diễn biến tâm lí, hành động của Mị: Tết đến Mị cũng uống rượu để quên đi
hiện tại cay đắng, tủi nhục và để sống lại quá khứ tươi đẹp hạnh phúc. Cởi bỏ
được tình trạng sống mà như đã chết nên Mị thấy phơi phới trở lại, thấy vui sướng
như những đêm Tết ngày trước. Mị ý thức rõ được quyền sống, quyền được đi
chơi của mình như bao người phụ nữ có chồng khác. Cảm thấy cái vơ nghĩa lí, cái
đáng chán của cuộc sống thực tại nên nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ
ăn cho chết ngay. Đó là biểu hiện của sự phản kháng với hoàn cảnh của Mị.
=> Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của đoạn trích.
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí và phát triển tính cách của nhân vật
đặc sắc.
+ Miêu tả hành động, tâm trạng của nhân vật sinh động, rõ nét, ít miêu tả hành
động mà chủ yếu khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật.
+ Giọng kể của nhà văn hòa vào dòng tâm tư của nhân vật để khắc họa mọi cung
bậc tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
+ Ngơn từ giàu chất thơ, chất tạo hình.
* Đánh giá chung: Đoạn trích thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong
đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo mà nhà văn Tơ Hồi muốn gửi gắm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm
Lưu ý khi chấm bài:


5

1.0

6.0
0.5
0.5
4.25
0.5
2.25

1.0

0.5
0.25
0.5
10.0


- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh
cách chấm đếm ý cho điểm.
- Giám khảo chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, biểu điểm; khuyến khích cho điểm tối đa
những bài viết có tính sáng tạo.
---------------------------------- Hết ----------------------------ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
…Vàng bạc uy quyền khơng làm ra chân lý
Ĩc nghĩ suy khơng thể mượn vay
Bạch Đằng xưa, Cửu Long nay

Tắm gội lòng ta, chẳng bao giờ cạn.
Ta tin ở sức mình, vơ hạn
Như ta tin ở tuổi 25
Của chúng ta, là tuổi trăng rằm
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái.
Ta tin ở lồi người thúc nhanh thời đại
Những sông Thương bên đục bên trong
Chảy về xi, càng đẹp xanh dịng
Lịch sử vẫn một sơng Hồng vĩ đại…
(Trích “Tuổi 25” của Tố Hữu, Sách “Tố Hữu Từ ấy và Việt Bắc”, NXB Văn học Tr332)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai?
Câu 3. Anh /chị hiểu thế nào về hai câu thơ: “Của chúng ta, là tuổi trăng rằm.
Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái”?
Câu 4. Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của
mình về biểu hiện của niềm tin vào chính mình.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn trích sau:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi
đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng
tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi
sáo. Mị uốn chiếc lá trên mơi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã
thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình
giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi mà từ từ bước vào buồng.
Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra
cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui
sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có
chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!

Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ
thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…

6


(Trích “Vợ chồng A Phủ” - Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập 2, trang 7-8, Nxb Giáo dục 2008)
---------------------------------- Hết -----------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4.0
1
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
1.0
2
- Các biện pháp tu từ:
1.0
+So sánh: “Như ta tin ở tuổi 25; tuổi 25 của chúng ta là tuổi trăng rằm”.
+ Điệp ngữ: Ta tin
+ Liệt kê: Dám khám phá, bay cao, tự tay mình bẻ lái
3
- Hai câu thơ nói lên sức mạnh của tuổi trẻ: dám ước mơ và hành động để thực
hiện những lí tưởng cao đẹp của mình- sẽ làm chủ tương lai của đất nước…
1.0
4

- Niềm tin vào chính mình: là tin vào khả năng của mình, tin vào những gì mình
1.0
có thể làm được, khơng gục ngã trước khó khăn, trở ngại của cuộc sống, ta có thể
làm thay đổi được thời cuộc...
+ Lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước khó khăn thử thách
+ Có ý chí, nghị lực để đối mặt với mọi khó khăn thử thách trên đường đời…
+ Tỉnh táo để chọn đường đi đúng đắn cho mình trước nhiều ngã rẽ của cuộc
sống.
+ Đem niềm tin của mình đến với mọi người…
II
LÀM VĂN
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
0.5
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị 0.5
trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
4.25
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị trong đoạn trích.
0.5

7


* Cảm nhận đoạn trích:
- Về nội dung: Nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng mãnh liệt được đánh thức 2.25

trong đêm tình mùa xuân.
+ Nhân tố tác động làm hồi sinh sức sống: rượu, tiếng sáo.
+ Diễn biến tâm lí, hành động của Mị: Tết đến Mị cũng uống rượu để quên đi
hiện tại cay đắng, tủi nhục và để sống lại quá khứ tươi đẹp hạnh phúc. Cởi bỏ
được tình trạng sống mà như đã chết nên Mị thấy phơi phới trở lại, thấy vui sướng
như những đêm Tết ngày trước. Mị ý thức rõ được quyền sống, quyền được đi
chơi của mình như bao người phụ nữ có chồng khác. Cảm thấy cái vơ nghĩa lí, cái
đáng chán của cuộc sống thực tại nên nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ
ăn cho chết ngay. Đó là biểu hiện của sự phản kháng với hoàn cảnh của Mị.
=> Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của đoạn trích.
- Về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí và phát triển tính cách của nhân vật
đặc sắc.
1.0
+ Miêu tả hành động, tâm trạng của nhân vật sinh động, rõ nét, ít miêu tả hành
động mà chủ yếu khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật.
+ Giọng kể của nhà văn hòa vào dòng tâm tư của nhân vật để khắc họa mọi cung
bậc tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
+ Ngơn từ giàu chất thơ, chất tạo hình.
* Đánh giá chung: Đoạn trích thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong 0.5
đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo mà nhà văn Tơ Hồi muốn gửi gắm.
d. Chính tả, ngữ pháp
0.25
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm
10.0
Lưu ý khi chấm bài:

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh
cách chấm đếm ý cho điểm.
- Giám khảo chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, biểu điểm; khuyến khích cho điểm tối đa
những bài viết có tính sáng tạo.
---------------------------------- Hết ----------------------------ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
mẹ chưa nhờ ta điều gì
kể cả giặt cái khăn
con mắc nợ mẹ không là chủ nợ
chỉ chú mèo già chứng kiến mẹ buồn thôi
những cuộc đời con đi giữa nóng lạnh cuộc đời
mẹ bn buốt ruột
con tung tẩy chữ
có chữ nào rơm rớm mẹ đâu?

8


khi mẹ thấy cơ đơn
con cũng vào sấp bóng
vơ định rợn người cát trắng
mẹ nằm hun hút gió hàng dương
giờ thấm nghĩa mồ côi
con đã non sáu chục
những buổi chiều ân hận
chân trời mướt mải cát bay…
(Trích Chân trời mẹ, Văn Công Hùng, Tập thơ, Cầm tay mà đi, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.53)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2.Tìm những câu thơ có hình ảnh tương phản để khắc họa hình ảnh hai nhân vật trữ tình trong đoạn
trích?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau:
con mắc nợ mẹ không là chủ nợ
chỉ chú mèo già chứng kiến mẹ buồn thôi
Câu 4. Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ,
cảm xúc của mình về tình mẹ trong cuộc đời?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn trích sau:
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu khơng có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến
chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới
bắt đầu ra dóm lị bung ngơ, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.
Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị
cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị
vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy,
vẫn sưởi, chỉ biết chỉ cịn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay
xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé
mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói
đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó
bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thơi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước
cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết
đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ
xương ở đây thơi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng khơng đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng
tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ đã chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị
đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh
này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ
đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi,
không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ
thì thào được một tiếng “Ði ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, khơng bước nổi. Nhưng
trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vung lên, chạy.

9


Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, NXBGD, HN, 2019, tr.13-14)
---------------------------------- Hết -----------------------------Phần
I

Câu
1
2

3

4
II

HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do
Những câu thơ tương phản được dùng để khắc họa hai nhân vật trữ tình trong
đoạn trích:

- con mắc nợ mẹ khơng là chủ nợ
- mẹ buôn buốt ruột/ con tung tẩy chữ
Nội dung của hai câu thơ: con mắc nợ mẹ không là chủ nợ/ chỉ chú mèo già
chứng kiến mẹ buồn thôi
- Người con ý thức được công lao và tình u thương vơ bờ bến của mẹ dành cho
con trong cuộ đời;
- Người con cũng ý thức được sự vơ tâm của bản thân bởi mình chỉ biết nhận tình
u thương từ mẹ nhưng sự cơ đơn, nỗi buồn của mẹ lại không được chia sẻ, giãi
bày…
Học sinh bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc riêng, chân thành của bản thân:
- Tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con cái trong cuộc đời.
- Tình cảm của con cái dành cho mẹ: lòng hiếu thảo, biết ơn…
LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị trong đoạn trích.

10

Điểm
4.0
1.0
1.0


1.0

1.0
6.0
0.5
0.5
4.25
0.5


* Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn trích
1. Về nội dung
a. Hoàn cảnh Mị gặp A Phủ
- Giới thiệu sơ lược về Mị: một cô gái xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo. Vì món nợ
truyền kiếp của gia đình và sự tàn ác của bọn chúa đất miền núi Tây Bắc mà Mị
trở thành nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi. Mị là con dâu gạt nợ của nhà
thống lí Pá Tra. Trong đêm tình mùa xn, nhờ tác động bởi ngoại cảnh, men
rượu, tiếng sáo, Mị có sức sống tiềm tàng, khao khát hạnh phúc, tình yêu;
- Giới thiệu sơ lược về A Phủ: một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải
ở nhà thống lí Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bị mà bị trói đêm này sang đêm khác,
ngày này sang ngày kia.
- Hai con người đau khổ không hẹn mà gặp nhau tại nhà thống lí Pá Tra trong
đêm đơng nơi núi cao lạnh lẽo.
b. Diễn biến tâm lí và hành động của Mị
- Mị có thói quen thức sưởi lửa suốt đêm-đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.
+ Nếu khơng có bếp lửa kia thì Mị đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa
hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần: Từ chỉ thời gian mỗi đêm, khơng biết
bao nhiêu lần: gợi thói quen lặp đi lặp lại như một bản năng, ăn vào vơ thức. Đó
là bản năng tìm tới hơi ấm, ánh sáng. Mị chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa: điệp từ
“chỉ” diễn tả nét nghĩa tồn tại ít ỏi. Trong văn hóa nhân loại, ngọn lửa thường là

vật biểu trưng cho ánh sáng, sự sống. Ở đây, ngọn lửa ngầm ẩn sự hiện hữu tuy tối
thiểu nhưng dai dẳng của sức sống trong Mị.
+ A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như
đêm trước: Từ vẫn tiếp tục nhấn mạnh niềm khát sống bền bỉ. Hình tượng ngọn
lửa là nguồn sáng - nguồn ấm - nguồn sống duy nhất đồng thời tiềm sâu sức sống
dai dẳng, bền bỉ, bất chấp của Mị.
- Lúc đầu, Mị có trạng thái thản nhiên đáng sợ.
Sau sự nổi loạn ở đêm tình mùa xn khơng thành, Mị đã bị cường quyền,
thần quyền nhà thống lý Pá Tra vùi dập, chà đạp, để bị rơi vào trạng thái tê liệt
còn đáng sợ hơn cả trước đây. Điều đó thể hiện trong cách Mị nhìn A Phủ bị trói
đứng. Mị trơ lì tê liệt đến mức vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái
xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Ba chữ cũng thế thôi tách riêng thành một nhịp,
lời văn nửa trực tiếp đã tái hiện chính xác thái độ lạnh lùng của nhân vật. Nghĩa là
cô không chỉ khước từ quyền sống của chính mình mà cịn khơng quan tâm đến cả
sự sống của đồng loại. Tuy có lúc A Sử đi chơi đêm về, “đánh Mị ngã ngay
xuống cửa bếp” nhưng đêm sau Mị vẫn gan lì, lặng lẽ phản kháng, tiếp tục ra sưởi
lửa như đêm trước. Bởi lẽ ngọn lửa đã là người bạn, là cứu cánh của Mị - “Mị chỉ
biết chỉ còn ở với ngọn lửa”. Đó là thái độ thản nhiên đáng sợ vì khơng có tình
đồng loại. Vì sao? Lí giải vấn đề này, ta thấy có ba nguyên nhân. Một là, cảnh
người bị trói đến chết khơng phải là hiếm hoi ở nhà thống lí. Hai là, cuộc sống
bao năm làm con rùa lùi lũi trong xó cửa đã tạo cho Mị một sức ì, một qn tính
cam chịu, nhẫn nhục q lớn. Ba là, Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể
xác lẫn tinh thần nên cô đã trở nên chai sần vô cảm, khả năng cảm thông, chia sẻ
với cảnh ngộ khốn cùng của người khác ở Mị gần như bị tê liệt. Mị chẳng khác gì
“tảng đá”.
Những dịng nước mắt của A Phủ làm Mị có nhu cầu được hi sinh: Nguyên
nhân quan trọng nhất đã tác động đến tâm lý của Mị để từ sự chai sạn vô cảm đã
sống dậy những cảm xúc mãnh liệt, đã bừng dậy khát vọng tự do đó chính là dịng

11


2.25


* Đánh giá chung:
0.5
- Qua diễn biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tơ Hồi muốn khẳng định: bạo
lực không thể đè bẹp, hủy diệt khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc. Chỉ
có điều là để có được sự sống, tự do, hạnh phúc, con người đã phải trải qua nhiều
tủi nhục, đắng cay.
- Tái hiện nhân vật Mị trong thế cùng A Phủ đối đầu với bọn lang đạo, địa chủ
miền núi Tây Bắc, Tô Hoài đã lên án giai cấp thống trị bất nhân được thực dân
Pháp bảo trợ đã chà đạp lên quyến sống, quyền hạnh phúc của những người dân
lương thiện miền núi Tây Bắc. Đồng thời, Tơ Hồi cũng đã đồng cảm, xót thương
sâu sắc trước những nỗi đau tê buốt, xé lòng; đặc biệt là ngợi ca những phẩm chất
tốt đẹp, sức sống diệu kì của những kiếp nơng nơ lầm than, tủi nhục - trong mọi
cảnh ngộ, họ luôn ln tìm cách vươn lên bằng khát vọng tự do, hạnh phúc, bằng
sức mạnh yêu thương và sự dẫn đường chỉ lối của cách mạng sau này.
d. Chính tả, ngữ pháp
0.25
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm
10.0
Lưu ý khi chấm bài:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh
cách chấm đếm ý cho điểm.
- Giám khảo chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, biểu điểm; khuyến khích cho điểm tối đa

những bài viết có tính sáng tạo.
---------------------------------- Hết ----------------------------ĐỀ 5
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(…)Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cơ Tấm cũng về làm hồng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin u ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, />Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Câu chuyện dân gian nào được gợi lại trong những dòng thơ sau:
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hồng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Câu 3: Việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ tạo nên hiệu quả diễn đạt như thế nào?

12


Câu 4: Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) bày tỏ suy nghĩ của mình
về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn trích sau:

“Những đêm mùa đơng trên núi cao dài và buồn, nếu khơng có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến
chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới
bắt đầu ra dóm lị bung ngơ, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.
Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị
cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị
vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy,
vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay
xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé
mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói
đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng biết lau đi được. Trời ơi, nó
bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thơi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước
cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết
đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ
xương ở đây thơi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng
tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ đã chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị
đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh
này, làm sao Mị cũng khơng thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ
đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi,
không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ
thì thào được một tiếng “Ði ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng
trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vung lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi.
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, NXBGD, HN, 2019, tr.13-14)
---------------------------------- Hết -----------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4.0
1
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do
1.0
2
Câu chuyện dân gian: Tấm Cám, Cây khế.
1.0
3
Việc sử dụng chất liệu văn học dân gian khiến đoạn thơ trở nên gần gũi, dễ hiểu,
giàu sức biểu cảm và giá trị biểu đạt.
1.0

13


4

II

- Niềm tin là một giá trị tinh thần được hình thành trong suy nghĩ của mỗi con
người, đó là sự tin tưởng vào khả năng, trí tuệ, sức mạnh… của bản thân.
- Ý nghĩa của niềm tin:
+ Niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. Niềm tin vào
bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách để trưởng thành. Vì vậy niềm tin
là nền tảng của mọi thành công. Niềm tin vào bản thân sẽ đem lại niềm tin yêu

trong cuộc sống. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan yêu đời.
+ Người có niềm tin vào bản thân dám khẳng định năng lực và phẩm chất của
mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định; người có niềm
tin sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng.
LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị trong đoạn trích.

14

1.0

6.0
0.5
0.5
4.25
0.5


* Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn trích
2. Về nội dung
a. Hoàn cảnh Mị gặp A Phủ
- Giới thiệu sơ lược về Mị: một cô gái xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo. Vì món nợ

truyền kiếp của gia đình và sự tàn ác của bọn chúa đất miền núi Tây Bắc mà Mị
trở thành nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi. Mị là con dâu gạt nợ của nhà
thống lí Pá Tra. Trong đêm tình mùa xn, nhờ tác động bởi ngoại cảnh, men
rượu, tiếng sáo, Mị có sức sống tiềm tàng, khao khát hạnh phúc, tình yêu;
- Giới thiệu sơ lược về A Phủ: một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải
ở nhà thống lí Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bị mà bị trói đêm này sang đêm khác,
ngày này sang ngày kia.
- Hai con người đau khổ không hẹn mà gặp nhau tại nhà thống lí Pá Tra trong
đêm đơng nơi núi cao lạnh lẽo.
b. Diễn biến tâm lí và hành động của Mị
- Mị có thói quen thức sưởi lửa suốt đêm-đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.
+ Nếu khơng có bếp lửa kia thì Mị đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa
hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần: Từ chỉ thời gian mỗi đêm, khơng biết
bao nhiêu lần: gợi thói quen lặp đi lặp lại như một bản năng, ăn vào vơ thức. Đó
là bản năng tìm tới hơi ấm, ánh sáng. Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa: điệp từ
“chỉ” diễn tả nét nghĩa tồn tại ít ỏi. Trong văn hóa nhân loại, ngọn lửa thường là
vật biểu trưng cho ánh sáng, sự sống. Ở đây, ngọn lửa ngầm ẩn sự hiện hữu tuy tối
thiểu nhưng dai dẳng của sức sống trong Mị.
+ A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như
đêm trước: Từ vẫn tiếp tục nhấn mạnh niềm khát sống bền bỉ. Hình tượng ngọn
lửa là nguồn sáng - nguồn ấm - nguồn sống duy nhất đồng thời tiềm sâu sức sống
dai dẳng, bền bỉ, bất chấp của Mị.
- Lúc đầu, Mị có trạng thái thản nhiên đáng sợ.
Sau sự nổi loạn ở đêm tình mùa xn khơng thành, Mị đã bị cường quyền,
thần quyền nhà thống lý Pá Tra vùi dập, chà đạp, để bị rơi vào trạng thái tê liệt
còn đáng sợ hơn cả trước đây. Điều đó thể hiện trong cách Mị nhìn A Phủ bị trói
đứng. Mị trơ lì tê liệt đến mức vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái
xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Ba chữ cũng thế thôi tách riêng thành một nhịp,
lời văn nửa trực tiếp đã tái hiện chính xác thái độ lạnh lùng của nhân vật. Nghĩa là
cô không chỉ khước từ quyền sống của chính mình mà cịn khơng quan tâm đến cả

sự sống của đồng loại. Tuy có lúc A Sử đi chơi đêm về, “đánh Mị ngã ngay
xuống cửa bếp” nhưng đêm sau Mị vẫn gan lì, lặng lẽ phản kháng, tiếp tục ra sưởi
lửa như đêm trước. Bởi lẽ ngọn lửa đã là người bạn, là cứu cánh của Mị - “Mị chỉ
biết chỉ còn ở với ngọn lửa”. Đó là thái độ thản nhiên đáng sợ vì khơng có tình
đồng loại. Vì sao? Lí giải vấn đề này, ta thấy có ba nguyên nhân. Một là, cảnh
người bị trói đến chết khơng phải là hiếm hoi ở nhà thống lí. Hai là, cuộc sống
bao năm làm con rùa lùi lũi trong xó cửa đã tạo cho Mị một sức ì, một qn tính
cam chịu, nhẫn nhục q lớn. Ba là, Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể
xác lẫn tinh thần nên cô đã trở nên chai sần vô cảm, khả năng cảm thông, chia sẻ
với cảnh ngộ khốn cùng của người khác ở Mị gần như bị tê liệt. Mị chẳng khác gì
“tảng đá”.
Những dịng nước mắt của A Phủ làm Mị có nhu cầu được hi sinh: Nguyên
nhân quan trọng nhất đã tác động đến tâm lý của Mị để từ sự chai sạn vô cảm đã
sống dậy những cảm xúc mãnh liệt, đã bừng dậy khát vọng tự do đó chính là dịng

15

2.25


* Đánh giá chung:
0.5
- Qua diễn biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tơ Hồi muốn khẳng định: bạo
lực không thể đè bẹp, hủy diệt khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc. Chỉ
có điều là để có được sự sống, tự do, hạnh phúc, con người đã phải trải qua nhiều
tủi nhục, đắng cay.
- Tái hiện nhân vật Mị trong thế cùng A Phủ đối đầu với bọn lang đạo, địa chủ
miền núi Tây Bắc, Tô Hoài đã lên án giai cấp thống trị bất nhân được thực dân
Pháp bảo trợ đã chà đạp lên quyến sống, quyền hạnh phúc của những người dân
lương thiện miền núi Tây Bắc. Đồng thời, Tơ Hồi cũng đã đồng cảm, xót thương

sâu sắc trước những nỗi đau tê buốt, xé lòng; đặc biệt là ngợi ca những phẩm chất
tốt đẹp, sức sống diệu kì của những kiếp nơng nơ lầm than, tủi nhục - trong mọi
cảnh ngộ, họ luôn ln tìm cách vươn lên bằng khát vọng tự do, hạnh phúc, bằng
sức mạnh yêu thương và sự dẫn đường chỉ lối của cách mạng sau này.
d. Chính tả, ngữ pháp
0.25
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm
10.0
Lưu ý khi chấm bài:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh
cách chấm đếm ý cho điểm.
- Giám khảo chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, biểu điểm; khuyến khích cho điểm tối đa
những bài viết có tính sáng tạo.
---------------------------------- Hết -----------------------------

16



×