Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Kim Các Tự của Mishima Yukio

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.56 KB, 18 trang )

Mục lục
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.............................................................................................................18

1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ MISHIMA YUKIO VÀ TÁC PHẨM
KIM CÁC TỰ
1.1 Tác giả
1.1. 1 Đôi nét về cuộc đời
Hiraoka Kimitake (bút danh Mishima Yukio) là một tác gia nổi tiếng của nền
văn học Nhật Bản nói riêng và nền văn học thế giới nói chung. Trong sự nghiệp sáng
tác văn chương, Hiraoka Kimitake chủ yếu sử dụng bút danh (Mishima Yukio) để hoạt
động. Mishima Yukio sinh ngày 14 tháng 1 năm 1925 tại quận Yotsuya ở Tokyo (ngày
nay là một phần của Shinjuku) và mất vào ngày 25 tháng 11 năm 1970. Cha ơng là
Hiraoka Azusa cịn mẹ ông là Shizue, là con một hiệu trưởng tại Tokyo. Ông có một
người em trai tên là Chiyuki và một em gái Mitsuko, qua đời sớm do sốt ban. Từ nhỏ
Mishima Yukio đã được lớn lên trong vòng tay dạy dỗ của bà nội - Natsuko Hiraoka.
Vì thuộc dịng dõi q tộc, lớn lên trong gia đình cơng chúa Arisugawa Taruhito nên
Natsubo vẫn duy trì lễ giáo quý tộc ngay cả sau khi kết hôn với ông của Mishima. Vốn
là một người cục cằn và dễ nổi nóng, nên điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến Mishima
Yukio và điều đó được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của ơng. Sau đó, năm 12 tuổi
Mishima quay về sống với bố mẹ. Cha ông, một con người của kỷ luật quân đội và ông
đã áp dụng kỷ luật sắt với Mishima, cha của Mishima cũng thường xuyên lục lọi
phòng của ơng, phát hiện những sở thích "ẻo lả" về văn chương của Mishima và xé các
bản thảo đó của ông.
Năm 12 tuổi cũng là lúc ông nhập học một trường học dành cho tầng lớp quý
tộc ở Nhật. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mishima bị gọi kiểm tra sức khỏe quân
ngũ nhưng ông bị cảm lạnh và đã nói dối với bác sĩ qn đội rằng mình bị lao. Vì vậy
Mishima đã được tun bố là khơng đủ tiêu chuẩn sức khỏe nhập ngũ. Năm 1947,
Mishima tốt nghiệp trường Đại học Tokyo năm 1947. Sau đó ơng giành được một vị trí


nhân viên bộ tài chính trong chính phủ nhưng Mishima đã bố cho phép từ chức để tập
trung vào ước mơ viết lách.
Bên cạnh là một nhà văn, nhà biên kịch thì Mishima Yukio cịn là một diễn
viên, người mẫu. Mishima từng đóng vai chính trong bộ phim năm 1960 của Yasuzo
Masumura, A Fear to Die. Ông cũng có các vai diễn trong các bộ phim như Yuukoku
(đạo diễn năm 1966), Black Lizard (đạo diễn Kinji Fukasaku, năm 1968) và Hitokiri
(đạo diễn Hideo Gosha, 1969).
Ngày 11 tháng 6 năm 1958, Mishima kết hôn với Yoko Sugiyama và có hai
con là Noriko (1959) và Lichiro (1962). Đến năm 1967, Mishima gia nhập Lực lượng
phòng vệ đất liền Nhật Bản và trải qua việc tập luyện cơ bản. 1968, ông thành lập
Tatenokai (Hội lá chắn) nhằm tập hợp các thanh niên trai tráng có võ và thề sẽ bảo vệ
Nhật Hoàng. Năm 1970, Mishima và bốn thành viên của Hội lá chắn, tới thăm sĩ quan
chỉ huy doanh trại Ichigaya tại một trụ sở ở Tokyo của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Bên trong trụ sở, họ dựng chướng ngại vật và trói vị chỉ huy trên ghế. Với một bản
tuyên ngôn và khẩu hiệu chuẩn bị sẵn nêu rõ các yêu cầu, Mishima bước ra ban công
để hơ hào các binh sĩ tụ tập phía dưới và xúi giục họ đảo chính để thiết lập lại sức
mạnh của hồng đế. Tuy nhiên, những lời nói của Mishima chỉ chọc giận các binh sĩ
và bản thân ơng thì bị chế giễu. Ơng hồn thành bài diễn văn đã chuẩn bị sẵn, trở lại
phòng chỉ huy và tự sát theo nghi thức seppuku, nhiệm vụ sau cùng truyền thống của
nghi thức này được giao cho thành viên Masakatsu Morita của Hội lá chắn thực hiện,
tuy nhiên Morita không đủ khả năng thực hiện điều này và cuối cùng Mishima cho
phép một thành viên khác của Hội lá chắn, là Hiroyasu Koga chặt đầu ông.


1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Tài năng văn chương đã được nảy mầm từ khi Mishima Yukio 12 tuổi, mặc dù
chỉ mới tiếp xúc với sự nghiệp viết lách nhưng ông đã tìm và đọc rất nhiều các tác
phẩm của Oscar Wilde, Rainer Maria Rilke và vô số những tác giả kinh điển khác của
Nhật Bản. Khi theo học tại trường ông đã cho ra mắt sản phẩm thơ và sau đó ơng được
mời viết truyện ngắn cho một tạp chí văn học của trường. Mishima bị thu hút bởi các

tác phẩm của Michizō Tachihara (1914–39), từ đó ơng có cái nhìn mới mẻ, tính tích
cực với hình thức thơ cổ điển của Nhật Bản. Trước khi ông chuyển sự chú ý sang văn
xi thì các tác phẩm xuất bản đầu tiên của Mishima chủ yếu là thơ (thơ waka).
Một số tác phẩm của Mishima Yukio:
- Confessions of a Mask (Lời thú tội của chiếc mặt nạ - 1948)
- The Sound of Waves ( 1954)
- After the Banquet ( 1960)
- Sun and Steel (1970)
- Bộ bốn tác phẩm The Sea of Fertility ( 1965-1970)
- Đặc biệt là tác phẩm The Temple of the Golden Pavilion (Kim Các Tự - 1956).
Tác phẩm được dựa trên một câu chuyện có thật, những diễn biến của sự kiện
trong tác phẩm được tác giả phân tích mang tính triết học cao. Tác phẩm nói
đến sự kiện cháy ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto.
1.1.3 Khuynh hướng sáng tác:
Những tác phẩm của Mishima Yukio thường có khuynh hướng hư vô cùng với
tinh thần phục hưng các võ sĩ đạo cổ điển của Nhật, ông thường được người Nhật gọi
là The last Samurai. Mishima từng rút ra triết lý về cái Đẹp của nghệ thuật rằng “Đẹp
là cái gì tàn bạo, dũng mãnh để đi tới chỗ tự hủy hoại”. Quan niệm duy mĩ cực đoan ấy
và chủ đề về cái chết lặp lại thường xuyên trong các tác phẩm của nhà văn. Ơng đặc
biệt có hứng thú với cái chết, đặc biệt là chết trẻ. Bản thân ông lúc sinh thời thường rất
thích chụp những tấm ảnh gây sốc. Người ta có thể nhìn thấy Mishima trong hình ảnh
một thủy thủ bị đắm tàu, một Samurai đang thực hiện nghi lễ Seppuku rạch bụng tự sát
hay thậm chí là thánh Sebastian bị bắn chết bằng các mũi tên. Chết trẻ là l ưu giữ hình
ảnh Đẹp nhất của mình với người cịn sống. Hủy diệt cái Đẹp chỉ là hủy diệt hình hài
vật chất bởi cái Đẹp thực sự thì ln lung linh trong tâm hồn của kẻ tôn thờ cái Đẹp.
1.2 Tác phẩm Kim Các Tự
Kim Các Tự (tên Tiếng Anh: The Temple of the Golden Pavilion), được phát
hành năm 1956. Sau khoảng 2 tháng phát hành, tác phẩm đã bán được 155.000 bản.
Đây được xem là một trong những tác phẩm hay nhất trong sự nghiệp cầm bút của
Mishima. Tác phẩm viết về một sự kiện có thật từng xảy ra ở Nhật Bản. Vào năm

1950, cả nước Nhật bàng hồng trước tin ngơi chùa theo phái Thiền Kinkakuji hơn
năm trăm năm tuổi ở Kyoto bị một tiểu tăng đốt cháy trụi. Dựa vào câu chuyện này,
Mishima đã viết thành một tác phẩm mang đậm màu sắc triết học nhằm lý giải động cơ
đốt chùa của kẻ yêu cái Đẹp.
Tác phẩm Kim Các Tự chủ yếu xoay quanh về cuộc đời của Mizoguchi và
những nhân vật, sự kiện có liên quan đến cậu. Mizoguchi là một thanh niên mắc bệnh
nói lắp, cậu sinh ra trong một gia đình khơng mấy khá giả, trên một mũi biển hiu
quạnh nhơ ra ra biển Nhật Bản ở phía đơng bắc Maizuru. Cha Mizoguchi là trụ trì một
ngơi chùa miền quê hẻo lánh. Vì sớm được bố kể cho nghe về vẻ Đẹp hút người của
Kim Các Tự nên hình ảnh của Kim Các Tự đã sớm hình thành trong tâm trí cậu và say
mê vẻ Đẹp đó vơ cùng. Tuy nhiên khi được cha dắt đến Kyoto để gửi gắm cho Hịa
thượng trụ trì cũng như cho cậu chứng kiến vẻ Đẹp tuyệt mỹ của Kim Các Tự phiên


bản thật thì cậu lại vơ cùng thất vọng vì nó khác xa với hình ảnh Kim Các Tự mà cậu
tưởng tượng bấy lâu nay. Khi Mizoguchi được bố mẹ gửi ở nhà chú thì cậu đã gặp và
say mê vẻ Đẹp của Uiko, tuy nhiên vì mắc bệnh nói lắp nên cậu khơng chiếm được
tình cảm của Uiko. Sau khi bị Uiko khinh khi, nhạo báng thì Mizoguchi ln cầu
mong cho nàng phải chết, cho vẻ Đẹp ấy phải biến mất khỏi thế gian này. Sau khi cha
mất, cậu được sư trụ trì cưu mang trong ngơi chùa Kinkakuji, Mizoguchi dần dần cũng
cảm nhận được vẻ Đẹp mãnh liệt của nó. Trong những ngày tháng sống ở chùa,
Mizoguchi đã gặp được Tsurukawa. Tsurukawa vốn được sinh ra trong một gia đình
khá giả, cậu được gửi gắm ở Kim Các Tự vì muốn được nếm mùi sự tu luyện dành cho
những sa di bình thường. Tsurukawa vốn là một người bình thường, khơng dị tật
nhưng lại rất hiểu rõ Mizoguchi. Ngày ngày, ngồi cơng việc dọn Đẹp ngơi chùa, hầu
hạ hịa thượng trụ trì, nghe giảng kinh đơi khi là các công án Thiền, Mizoguchi đã
dành rất nhiều thời gian cho việc ngắm nghía ngơi chùa. Dần dần Kim Các Tự đã chi
phối cậu và ám ảnh cậu rất nhiều. Một thời gian, Mizoguchi được trụ trì tin yêu và cho
đi học đại học. Ở đó, với bản tính cơ độc, tự ti vì sự xấu xí và tật cà lăm của bản thân,
nên cuối cùng cậu cũng chỉ kết bạn được với một gã thọt, xấu chơi tên là Kashiwagi.

Kashiwagi vốn là một tên bệnh hoạn. Hắn nghĩ về cuộc sống, về cái Đẹp và các công
án Thiền bằng chủ thuyết đẫm máu và điều đó đã gây nhiều xáo động trong tâm hồn
Mizoguchi. Mizoguchi cũng dần tập tọng chơi bời nhưng mỗi lần gần phụ nữ, cậu
không bao giờ đi đến được đích bởi những khi ấy, vẻ Đẹp của Kim Các Tự lại hiện lên.
Có thể nói, Mizoguchi đã bị cầm tù trong vẻ Đẹp của Kim Các Tự. Trong cậu đã dần
manh nha ý định đốt chùa, ý định ấy ngày càng nung nấu khi những cuộc oanh kích
của quân đội Hoa Kỳ bắt đầu xảy ra trên bầu trời Nhật Bản. Bằng đầu óc bệnh hoạn
với thứ triết lí đã bị Kashiwagi nhồi nhét vào trong tư tưởng, Mizoguchi đã lên kế
hoạch đốt chùa thật chi tiết, chờ thời cơ thật chín muồi (khi hệ thống phịng cháy hỏa
hoạn của ngơi chùa bị hỏng) để thực hiện ý định. Cuối cùng ngày ấy cũng xảy ra. Nửa
đêm, với một bao diêm và ba bó rơm, Mizoguchi đã bình tĩnh đốt cháy trụi một bảo
vật quốc gia. Cậu cũng từ bỏ ý định cùng chết với ngơi chùa. Sau khi đốt nó, trong cậu
ngập tràn một cảm giác tự do và ham sống.


CHƯƠNG 2: CÁI ĐẸP TRONG TÁC PHẨM KIM CÁC TỰ CỦA
MISHIMA YUKIO
2.1 Giới thuyết chung về cái Đẹp
Cái Đẹp là phạm trù trung tâm của mỹ học, nó bắt nguồn từ hiện thực, có cơ
sở khách quan trong đời sống. Cái Đẹp có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có lẽ
trong nghệ thuật cái Đẹp sẽ hiện ra rõ nét nhất. Aristote quan niệm rằng: “Cái đẹp
phải có đầu, có giữa, có cuối, phải liên kết giữa các bộ phận trong chỉnh thể một cách
hữu cơ” (Nghiêm Lương Thành, 2021). Ơng khơng đồng ý sự đồng nhất cái đẹp với
cái có ích bởi vì cái có ích chỉ ở hành vi, hành động, trong khi đó cái đẹp có cả trong
sự tĩnh tại. Cịn đối với Bêlinxki, ơng từng viết: “Cái Đẹp là điều kiện không thể thiếu
được của nghệ thuật. Nếu thiếu cái Đẹp thì khơng có và khơng thể có nghệ thuật. Đó
là một định lý” (Dương Lê, 2021). Nghệ thuật là nơi hội tụ của cái Đẹp và một tác
phẩm nghệ thuật phải thể hiện vô vàn hiện tượng khác nhau trong đời sống, phải ghi
lại những gì hài hồ và Đẹp đẽ trong đời sống. Và độc giả muốn cảm nhận được vẻ
Đẹp của một sự vật nào đó thì cần phải có một khoảng cách, một góc độ nhất định để

chiêm ngưỡng và đánh giá nó một cách khách quan. Cái Đẹp trong nghệ thuật có nhiều
điểm khác với cái Đẹp của tự nhiên cũng như cái Đẹp do bàn tay con người tạo ra, bởi
cái Đẹp nghệ thuật được tạo ra để tăng tính biểu cảm, tính truyền cảm, để chứa đựng
một triết lý sâu sắc nhằm giáo dục con người. Hay nói một cách đơn giản hơn, cái Đẹp
của một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có hồn, chứa đựng một tâm tư, tình cảm, tư
tưởng của tác giả đến độc giả. Theo Heghen (Georg Wilhelm Friedrich Hegel): “Cái
Đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái Đẹp trong tự nhiên”. Mặc dù cái Đẹp trong nghệ
thuật bắt nguồn từ tự nhiên và đời sống nhưng nó đã được trau chuốt qua những bàn
tay của người nghệ sĩ nên nó mang dáng vẻ lộng lẫy và kiêu sa hơn. Ngay cả khi một
tác phẩm nghệ thuật phản ánh một vấn đề nào đó xấu, ác thì nó vẫn là một tác phẩm
nghệ thuật Đẹp vì nó đã đưa những cái xấu vào để phê phán, để phủ định, để bộc lộ lên
tư tưởng và tình cảm của tác giả; đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghệ
thuật, nhất là đối với những giai đoạn lịch sử đầy rẫy những biến động.
Mỹ học Nhật Bản gắn liền với cái đẹp ưu nhã và phù du, thường gắn liền với
sự vô thường, sự mong manh của kiếp người nên thường phảng phất những nét u buồn
và tâm thái trầm tư. Đây là một trong những đặc trưng cơ bản, luôn tồn tại xuyên suốt
trong tiến trình văn học Nhật Bản. Tiếp thu truyền thống ấy, mỗi nhà văn Nhật Bản lại
có quan niệm riêng của mình về cái Đẹp: “Nếu như với Kawabata, cái đẹp là sự thanh
khiết, ngây thơ, chưa bị đời làm vẩn đục thì Mishima là cái đẹp gắn liền với tự hủy và
bạo tàn. Akutagawa là cái đẹp vượt trên thiện ác. Fujino Kaori là cái đẹp gây ấn
tượng mạnh mẽ” (Hoàng Long, 2014, Quan niệm về cái đẹp của những nhà văn Nhật
Bản hiện đại). Hay theo dịch giả Lam Anh thì cái Đẹp trong Văn học Nhật Bản thì:
“Có lúc mong manh giữa hai miền sáng tối, giữa thực tại nghiệt ngã và mộng ước
thanh cao, nhưng lại bất tận giữa nhịp sống xô bồ và sự tĩnh lặng trong tâm hồn mỗi
người”. (Lam Anh, Văn học Nhật Bản - vẻ Đẹp mong manh và bất tận).
Sau khi đã tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến cá Đẹp trong văn học, nhóm
xin đưa ra một vài quan điểm về cái Đẹp: Cái Đẹp không phải lúc nào cũng đi liền với
cái Thiện mà cái Đẹp là một sự lưỡng tri, cái Đẹp cũng có thể là cái xấu, cái ác, cái
thấp hèn, cái bi, nỗi buồn, sự chết chóc, sự xấu xí,... Điển hình là trong tác phẩm Kim
Các Tự của Mishima Yukio, cái Đẹp luôn gắn liền với nỗi buồn, sự chết chóc, cái Đẹp

nhuốm màu cực đoan.


2.2 Nội dung triết lý về cái Đẹp trong tác phẩm Kim Các Tự của Mishima Yukio
2.2.1 Cái Đẹp - cái Đẹp tồn bích trong tác phẩm Kim Các Tự
● Về con người
Quan điểm về cái Đẹp của nhà văn Mishima Yukio trải qua suốt tác phẩm là
cái Đẹp toàn bích, cái Đẹp hồn hảo, tuyệt mỹ. Điều này được tác giả miêu tả ẩn nấp
sau những tình tiết nhỏ nhặt hay thơng qua hình tượng nhân vật và các sự kiện xảy ra
trong tác phẩm Kim Các Tự.
Đầu tiên, nhân vật Uiko là một trong những nhân vật điển hình chứng minh
cho quan điểm này. Cơ là một nữ y tá làm việc trong Hải quân và theo như lời
Mizoguchi miêu tả thì cơ là một người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa tài năng, là biểu
tượng cho cái Đẹp, cái đẹp của cơ khiến nhân vật chính của tác phẩm phải say đắm.
“Mắt nàng to và trong sáng” [tr8], “...giọng nói Uiko có cái vẻ tươi mát của một làn
gió nhẹ sớm mai” [tr11], làn da của Uiko vừa trắng trẻo vừa mềm mại (được
Mizoguchi lầm tưởng là bình minh), hương thơm thì ngọt ngào như hương thơm của
phấn hoa . Vì biết Uiko đi làm sớm nên có hơm Mizoguchi phải lén ra khỏi nhà từ khi
bình minh để chờ Uiko đạp xe ngang qua chỉ để nhìn ngắm vẻ Đẹp ấy, đó là vẻ Đẹp nữ
tính, vẻ Đẹp tồn bích của người phụ nữ vừa tài năng vừa kiều diễm: “... thiên hạ có
thói quen đề cao cô nàng, người ta không thể tưởng tượng cô nàng nghĩ gì khi chỉ có
một mình” [tr8]. Mizoguchi hồn toàn bất động trước vẻ Đẹp kiều diễm ấy rồi hành
động như một gã khờ nhưng điều anh nhận lại là cái nhìn khinh bỉ, nhạo báng, bởi mọi
thứ có lẽ xuất phát từ tật nói lắp bẩm sinh của anh. Trước sự khinh thường, nhạo báng
đấy, Mizoguchi vô cùng tức giận nên đã nguyền rủa cho Uiko chết đi, tâm trạng của
anh lúc đấy như một kẻ cuồng si cái Đẹp khi anh không thể sở hữu vẻ Đẹp ấy cũng là
lúc anh mong nó biến mất khỏi thế giới để khơng có ai có thể sở hữu nó được. Có thể
thấy, Uiko chính là một hiện thân của cái Đẹp tồn bích mà Mishima muốn xây dựng.
Mặc dù cô nàng đã chết ngay những trang đầu của tác phẩm nhưng trong tâm trí của
Mizoguchi thì Uiko vẫn mãi tồn tại, chẳng hạn như khi Mizoguchi nhìn thấy người

thiếu phụ đang ngồi bên am Thiên Mụ, Mizoguchi liền liên tưởng đến nàng: “Trời đất
ơi!” Tôi lắp bắp đến cực độ nói khơng ra lời. “Có thực là nàng cịn sống hay khơng
vậy?” [tr52]. Phải chăng người thiếu phụ đó cũng là một biểu tượng của vẻ Đẹp tồn
bích trong tác phẩm?
Cái Đẹp thứ hai xuất hiện qua nhân vật Tsurukawa, cũng là một chú tiểu ở
cùng với Mizoguchi trong Kim Các Tự. Tsurukawa lại được tác giả miêu tả là một
người đẹp trai, trắng trẻo và tính tình lại hiền lành. Như Mizoguchi đã nói, Tsurukawa
là người bạn duy nhất khơng chế giễu tật cà lăm của mình, thậm chí anh cịn thấu hiểu
và cố gắng lắng nghe những điều khó nói giấu kín trong đầu Mizoguchi. “Tsurukawa
là người duy nhất tôi bộc lộ cho hay sự quyến luyến lạ kỳ của tôi đối với Kim Các Tự.
thế nhưng, trên vẻ mặt nó khơng có gì khác ngồi cái dáng bực bội mà tôi vẫn thường
thấy trên mặt những người đang cố gắng tìm hiểu những lời nói lắp bắp ấp a ấp úng
của tôi” [tr42]. Nhân vật này được Mizoguchi quý mến và cũng có phần ngưỡng mộ,
anh là hiện thân cho một cái Đẹp hoàn mỹ. Bởi sau này khi nhân vật Kashiwagi xuất
hiện, ta mới thấy phần lớn chỉ những người đồng cảnh ngộ họ mới dễ thấu hiểu và
đồng cảm lẫn nhau, thật khó khăn để tìm một ai đó q khác xa với mình lại có thể
hiểu được cảm giác mà mình đang mang. Nhưng Tsurukawa là người hiếm hoi ấy, một
người lành lặn có một cuộc sống rất tốt, nhưng lại khiến Mizoguchi khơng cần cố gắng
diễn đạt thì Tsurukawa đã có thể nắm bắt được ý nghĩ của Mizoguchi: “Sự dịu dàng,
tử tế của Tsurukawa đã dậy cho tôi biết rằng dù cho đời tơi khơng cịn vướng mắc tật
nói lắp nữa, tơi vẫn có thể là tơi. Tơi cảm thấy hồn toàn thú vị ngay khi bị lột trần


như nhộng. Đôi mắt Tsurukawa với hàng mi dài bao quanh đã gạn lọc tật nói lắp của
tơi ra ngồi và chấp nhận nguyên vẹn phần còn lại trong con người của tôi. Cho đến
lúc ấy, tôi vẫn hằng sống trong ảo tưởng kỳ lạ rằng việc khơng ngó ngàng gì đến tật
nói lắp của tơi tự nó cũng tương đương như việc tru diệt chính sự hiện hữu của cái tôi
vậy” [tr43]. Cái Đẹp của Tsurukawa là cái Đẹp hoàn mỹ. Nếu Uiko chỉ mang vẻ Đẹp
bên ngoài nhưng tính cách lại có phần xấu xa khi khinh bỉ nhân vật mang dị tật, thì ở
Tsurukawa là vẻ đẹp hồn hảo, đẹp cả tâm hồn lẫn ngoại hình.

● Về cảnh vật
Hình ảnh chim Phượng Hồng trên nóc chùa được xuất hiện nhiều lần trong tác
phẩm, phải chăng đây là một dụng ý của Mishima khi muốn khắc hoạ một vẻ Đẹp tồn
bích? Chim Phượng Hồng được khắc hoạ lần đầu khi Mizoguchi đọc sách giới thiệu
về Kim Các Tự chứ khơng phải hình ảnh do anh tưởng tượng: “Mái lợp bằng vỏ cây
trắc bách diệp dựng theo kiểu bảo bình, bên trái có một con chim phượng hồng bằng
đồng thau đứng cao chót vót” [tr19]. Chim Phượng Hồng là một trong những biểu
tượng của cái Đẹp. Trong tác phẩm, Nhóm xem hình chim Phượng Hồng là một vẻ
Đẹp tồn bích vì nếu thực tế chim Phượng Hồng chỉ giang cánh bay qua những vùng
trời rộng lớn, bay qua không gian thì chim Phượng Hồng trong Kim Các Tự lại bay
qua khơng gian và vượt thời gian. Sở dĩ nó vượt qua thời gian là vì trong bối cảnh xã
hội lúc đó, đất nước Nhật Bản xảy ra chiến tranh liên miên nhưng Kim Các Tự cũng
như chùa Kinkakuji vì vậy mà chim Phượng Hoàng trong tác phẩm là vẻ Đẹp vĩnh
cửu, vẻ Đẹp trường tồn. Vậy tại sao có lúc Mizoguchi lại nhìn chim phượng hồng
thành con quạ? Liệu trong văn hóa Nhật thì hình ảnh con quạ có tượng trưng cho điềm
dữ, cho sự bất hạnh và chết chóng như trong văn hố Việt Nam hay khơng? Quạ trong
văn hóa Nhật Bản khơng tượng trưng cho những điều xui xẻo mà nó tượng trưng cho
những điều Đẹp, điều tốt, là một sứ giả tượng trưng cho những điềm lành (lịng biết
ơn, tình cảm gia đình). Sở dĩ có sự thay đổi cách nhìn như vậy là vì lúc đầu Mizoguchi
biết đến chim Phượng Hồng đậu trên nóc Kim Các Tự thông qua sách vở và khi trực
tiếp chứng kiến hình ảnh ngồi đời thì Mizoguchi lại nhận thấy nó giống hình ảnh con
quạ vì cảm thức mỹ học của cậu thường đi ngược hướng với thực tế, với số đơng, với
điều hiển nhiên.
Sau cùng là vẻ Đẹp tồn bích được miêu tả và tơn vinh nhất tác phẩm có lẽ là
Kim Các Tự. Ngay từ thời thơ ấu, Mizoguchi đã được nghe cha kể về vẻ Đẹp vô song
của Kim Các Tự, mặc dù đó khơng phải là những lời kể tỉ mỉ từng chi tiết, đường nét
Đẹp đẽ của Kim Các Tự nhưng theo ba của Mizoguchi: “... trên khắp trái đất này
chẳng có gì Đẹp đẽ cho bằng Kim Các Tự hết” [tr2]. Tuy ngay lần đầu tiên Mizoguchi
đã thất vọng khi chính mắt nhìn thấy Kim Các Tự khơng q đỗi Đẹp và hồn hảo như
Kim Các Tự trong suy nghĩ mình từ bấy lâu nay: “Nó chỉ là một tịa kiến trúc ba tầng

cổ kính, tối tăm, và nhỏ bé. Con phượng hồng trên nóc trơng giống như một con quạ
khoang hạ cánh xuống đó để nghỉ ngơi” [tr19]. Tuy nhiên sau khi cha mất, cậu được
vào chùa ở như một chú tiểu thì Mizoguchi đã dần dần cảm nhận được vẻ Đẹp mãnh
liệt từ sâu bên trong nó và rồi anh say đắm và ám ảnh trước vẻ Đẹp hoàn mỹ của Kim
Các Tự “...có vẻ Kim Các Tự đã hố trang để che giấu vẻ đẹp chân thực của mình"
[tr23. Ngày ngày, ngồi cơng việc dọn Đẹp ngơi chùa, hầu hạ hịa thượng trụ trì, nghe
giảng kinh đơi khi là các cơng án Thiền, Mizoguchi đã dành rất nhiều thời gian cho
việc ngắm nghía ngơi chùa. Có lẽ Kim Các Tự là vẻ Đẹp tồn bích và hồn hảo nhất
trong tác phẩm. Có thể đó là một ngơi chùa vơ tri nhưng đã ngắm nghía cũng như
chăm sóc cho vẻ Đẹp tồn bích ấy thì dần dần Mizoguchi cũng bị nó ám ảnh đến mức
không thể nào gần gũi với bất kỳ người phụ nữ nào. Điển hình là một lần đi chơi với


Kashiwagi với hai cô bạn của anh, chỉ một bước nữa thơi là Mizoguchi có thể thỏa
mãn được cơn dục vọng cũng như được làm một người đàn ông thực thụ nhưng lúc ấy
Kim Các Tự lại hiện lên:
“Vào lúc đó Kim Các Tự hiển hiện trước mắt tơi. Một tòa nhà kiến trúc âm u,
tiêm tế, nhưng đầy vẻ uy nghi. Tịa kiến trúc có tấm lá vàng nhiều chỗ rách nát và
trông tựa như nắm xương tàn của vẻ lộng lẫy xưa kia. Đúng. Kim Các Tự hiện ra
trước mắt tơi - cái tịa nhà kiến trúc kỳ lạ ấy khi mình tưởng là gần kề thì lại hóa ra xa
cách, cái tịa nhà ln ln bồng bềnh rõ rệt ở một cự ly lạ lùng nào, thân thiết mà
cách xa với người ngắm nhìn. Chính tịa kiến trúc đó lúc này đã tới đứng giữa tơi và
cuộc đời tơi đang định tiến tới. Thoạt đầu nó nhỏ bé như một bức tranh thu gọn,
nhưng một lúc sau trở nên to lớn dần đến độ hồn tồn chơn vùi cái thế giới bao
quanh tôi, lấp đầy mọi hoắm, mọi khe của thế giới này, y như trong cái mơ hình khéo
léo mà đã có lần tơi thấy Kim Các Tự, cái mơ hình đồ sộ đến nỗi nó bao trùm hết mọi
thứ khác. Nó lấp đầy thế giới như một thứ âm nhạc mênh mang nào đó, và chính âm
nhạc này đã đủ để chiếm hết tất cả những ý vị của thế giới. Kim Các Tự có những lúc
thường như quá ư xa lạ với tôi và vươn lên không gian vượt khỏi tầm tay tôi, đến lúc
này lại hồn tồn bao trùm lấy tơi và cho tơi một vị trí trong nội bộ cấu tạo của nó”.

[tr127].
Hình ảnh Kim Các Tự hiện ra mang nhiều ý nghĩa, Mishima đã phơ bày một
nền văn hố lâu đời của người Nhật: “Khi Kim Các Tự phản ánh mặt trời chiều và
rạng rỡ dưới ánh trăng thì chính ánh sáng của mặt nước đã làm cho tồn thể tịa kiến
trúc này trông như đang bềnh bồng trôi xa và đang vỗ cánh bay. Do phản ánh của mặt
nước rập rờn, những sợi dây kiên cố buộc chặt Kim Các Tự đã bị nới lỏng ra, và vào
những lúc đó Kim Các hình như đã được kiến tạo bằng những vật liệu giống như gió,
nước và lửa vĩnh viễn giao động.” [Tr 263]. Đến với tác phẩm này nhóm nhận ra rằng:
Không phải lúc nào cái Đẹp cũng gắn liền với những điều tươi sáng và Kim Các Tự là
một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Trong Mizoguchi vẫn ln tồn tại một cách
nhìn riêng biệt về vẻ Đẹp tồn bích, chính vì ln mưu cầu vẻ Đẹp tồn bích, muốn
khám phá và sở hữu nó nên cậu đã có những trở ngại về tâm lý. Mizoguchi đã bị cái
Đẹp tồn bích của ngơi chùa ám ảnh và đè nắng và điều đó khiến cho cậu khơng được
tự do, không được vui vẻ, cứ sống trong sự đau khổ mà muốn chiếm hữu.
2.2.2 Cái Đẹp mong manh, ngắn ngủi
Cái Đẹp vốn là một trong những kết tinh được tạo nên từ tinh thần duy mỹ.
Cái Đẹp trong văn chương Nhật Bản gắn với sự vô thường của thế giới, sự mong manh
của kiếp người nên thường phảng phất nét buồn và tâm thái trầm tư - đó là một đặc
trưng quan trọng tồn tại xuyên suốt cả một quá trình sáng tác văn học và điều này được
thể hiện rõ nét trong tác phẩm Kim Các Tự và đặc biệt là thơng qua hình ảnh hoa Anh
đào, cái chết của Uiko và Tsurukawa
Vẻ Đẹp thiên nhiên là một trong những vẻ Đẹp của đời sống và trong nghệ
thuật. Cái Đẹp trong tự nhiên là cái Đẹp do tạo hố sinh ra, tồn tại một cách khách
quan và khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Đó là cái Đẹp thuộc về
thế giới và ở trong tác phẩm nó được thể hiện rõ nét qua hình ảnh hoa Anh đào. Từ xa
xưa người dân Nhật Bản đã mê mẩn vẻ Đẹp của hoa Anh đào, coi đó là sự tồn tại của
các vị thần linh báo trước mùa xuân đến, là đối tượng để suy nghĩ về quan điểm sống
chết trước sự ngắn ngủi của kiếp người mau tàn. Nếu như ngày nay hoa Anh đào được
xem là một trong những biểu tượng của Nhật Bản và khi muốn đề cập đến Nhật Bản
người ta thường dùng cụm từ “xứ sở hoa Anh đào”, chỉ bấy nhiêu cũng đủ để ta nhận



thấy được tầm quan trọng của hoa Anh đào trong lòng người Nhật. Và ở trong tác
phẩm Kim Các Tự, hình ảnh hoa Anh đào được nhắc đến hai lần. Lần thứ nhất là
Mizoguchi và Tsurukawa đã cùng thấy hoa Anh đào ở của Sơn Mơn: “Có lẽ chính ở
cửa Sơn Môn này mà Ishikawa Goemon, tay trộm khét tiếng thời xưa, đã đặt bàn chân
lên hàng lan can mà thưởng thức cảnh hoa nở rộ ở phía dưới cho đến chán mắt. Hai
đứa chúng tơi cảm thấy mình trở lại tâm hồn con trẻ và, tuy đã đến cuối mùa hoa anh
đào, lá xanh mọc ra, chúng tôi nghĩ phải làm sao thưởng ngoạn cảnh sắc này cũng
trong dáng điệu của Goemon ngày trước.” [tr49]. Lần thứ hai là: “Theo như người ta
nói những cây anh đào ở Arashiyama được mang từ rừng cây nổi tiếng ở núi Yoshino
về trồng lại vào thế kỷ mười ba, đã hoàn toàn trụi hết hoa và đang bắt đầu trổ lá xanh.
Khi mùa hoa anh đào chấm dứt, những cây này chỉ có thể được gọi bằng cái tên mà
người ta thường dùng để gọi những mỹ nhân đã chết.” [tr121]. Hoa anh đào Đẹp đẽ
đến thể có thể khiến một tên trộm khét tiếng cũng phải dừng chân để ngắm nhìn. Mặc
dù là lồi hoa chóng tàn chỉ khoảng 1 tuần (một thời gian rất ngắn) khiến nhiều người
tiếc nuối. Chỉ cần 1 cơn gió thoảng qua là cánh hoa đã nhẹ nhàng lìa cành, vì vậy đối
với người Nhật, hoa anh đào đồng nghĩa với bản chất mong manh, ngắn ngủi của vẻ
Đẹp thanh xuân và cuộc sống. Lúc hoa anh đào cũng là lúc sắc hoa vẫn còn tươi thắm.
Vì lẽ đó nó đã trở thành biểu tượng của cái Đẹp đối với bất cứ người Nhật. Hình ảnh
hoa Anh đào cũng như sông, núi được xuất hiện trong tác phẩm như một cách mà
Mishima muốn quảng cáo với độc giả về vẻ Đẹp thiên nhiên của Nhật Bản.
Tưởng chừng như với một nhan sắc tuyệt vời cùng với cơng việc ổn định,
Uiko sẽ có một tổ ấm hạnh phúc và một cuộc đời sung sướng. Tuy nhiên, đúng như
người đời thường hay nói: “Hồng nhan bạc phận”. Uiko vì đã phản bội người quân
nhân đào ngũ nên đã chết dưới chính tay của người mình u. Uiko chết, cái Đẹp tính
nữ đã bị hủy diệt, cái Đẹp trong sáng và đáng thương ấy đã chết trong mãn nguyện của
nàng.
Tiếp đến là Tsurukawa, cậu vốn là chàng trai trắng trẻo, dễ mến và hoà đồng.
Vốn nghỉ với gia tài khá giả của bố mẹ cậu sẽ có một tương lai tương lai ở bất kì nơi

đâu thế nhưng cậu cũng chết vì tai nạn ơ tơ, chết vì tự xác. Tsurukawa chết, cái Đẹp
trong sáng cũng bị hủy diệt. Đó là một cái chết bất chợt khiến Mizoguchi khơng thể
nào ngờ tới hay đoán trước được.
Mặc dù Uiko và Tsurukawa là hiện thân của vẻ Đẹp tồn bích và hoàn hảo
nhưng họ cũng là hiện thân của vẻ Đẹp mong manh vì suy cho cùng kết cục của họ
khơng có gì tốt hơn ngồi cái chết. Cái Đẹp ở trong suy nghĩ của nhà văn luôn sẽ gặp
những mối đe dọa, và nếu khơng gìn giữ, cái Đẹp ấy sẽ bị tàn phá.
Và cuối cùng là cái "chết" của Kim Các Tự. Chiến tranh luôn là những mối đe
dọa và rình rập đến những vẻ Đẹp văn hố truyền thống của một đất nước, chiến tranh
đi qua và tàn phá để lại những vết nứt, nỗi đau và mất mát cho một quốc gia. Và tất cả
nỗi đau, sự thiếu thốn về kinh tế đều được nhà văn thể hiện đầy đủ qua tác phẩm Kim
Các Tự. Cả người dân và nước nhà Nhật Bản ai ai cũng lo sợ Kim Các Tự sẽ bị diệt
vong trong tay kẻ địch, những bảo vật quốc gia sẽ bị tàn phá như nỗi lo đến điên dại
của Mizoguchi lo sợ Kim Các Tự một ngày nào đó sẽ chìm vào khói lửa bom đạn tàn
nhẫn.
Trong dòng chảy của thời gian số phận cái đẹp xuất hiện, tan biến như sương
khói, ảo ảnh giữa đời thường khiến con người cứ đuổi theo, kiếm tìm và hướng tới sự
vĩnh cửu trong cái đẹp biến hình. Thế giới vơ thường đi đến tận cùng với cái chết,
đồng thời mở ra một thế giới khác trong tâm linh với niềm tin vào tương lai dù hiện tại
có phù du dâu bể. Cảm quan vơ thường hiển hiện rõ trong hầu hết các tác phẩm của


nhà văn. Dù cuộc sống có vơ thường thì cái đẹp vẫn tồn tại mãi, đây chính là lý tưởng
sống, niềm tin mà con người hướng tới để sống tiếp. Cũng như nhân vật chính của
mình, nhà văn Mishima Yukio cũng lo sợ trước việc cái Đẹp tồn bích, hồn hảo
khơng thể tồn tại lâu dài và ơng đã tìm mọi cách để gìn giữ cái Đẹp ấy. Tác phẩm tạo
ra để khắc hoạ lại những khó khăn, tình trạng xã hội của Nhật Bản giai đoạn ấy. Và
quan điểm về cái Đẹp mong manh, ngắn ngủi, dễ dàng bị hủy diệt cũng như đang
nhằm muốn nói lên cái Đẹp tuyệt mỹ thật chất rất mong manh, và đó là ngụ ý của tác
giả muốn kêu gọi người dân hãy bảo vệ cái Đẹp mong manh ấy, mà cái Đẹp tuyệt mỹ

nhất với họ là đất nước Nhật Bản thân u. Hãy nâng niu giữ gìn và tơn trọng cái Đẹp
ở bất cứ đâu, thậm chí là cái Đẹp trong chính con người chúng ta. Hủy diệt cái Đẹp chỉ
là hủy diệt hình hài vật chất bởi cái Đẹp thực sự thì ln lung linh trong tâm hồn của
kẻ tơn thờ cái Đẹp
2.2.3 Cái đẹp theo quan niệm của Thiền - Phá chấp
Từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã được du nhập vào Nhật
Bản, sau đó trở thành một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa của đất nước này.
Thiền là một tơng phái của Phật giáo đại thừa để lại ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật
và văn hóa truyền thống của Nhật. Xuyên suốt thời kỳ trung đại, tinh thần của Thiền
tông trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ nhân Nhật Bản. Ảnh hưởng của
Thiền tới văn học Nhật khá sâu rộng. Mục đích của Thiền là phá bỏ hết tất cả mọi khái
niệm, khái niệm là một trở ngại trên con đường tìm đến sự giải thốt vì mục đích cuối
cùng của Thiền là đạt đến sự giác ngộ (satori, enlightenment), là làm cho cái tâm cá
nhân hoà hợp với cái tâm bản thể, là cởi bỏ tất cả những gì ràng buộc chúng ta, những
sinh linh hữu hạn, luôn luôn quằn dưới ách khổ lụy trong thế gian này. Ta có thể nói
Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng ta,
nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co rút lại, và vặn chéo đi, đến khơng
vùng thốt đâu được. Thiền, trước hết là một tơn giáo nhưng cũng là một nghệ thuật
luyện tánh khí. Nói đúng hơn, chính sự tâm chứng cực sâu nhất định khởi động một
cuộc chuyển hóa trong cơ cấu tinh thần của cá thể con người. Đẹp trong Thiền là sự
giải thoát mọi ràng buộc, chấp thủ về ngã và ngã sở. Do vậy, tự chiến thắng mình là
một chiến cơng được ca ngợi, được xưng tụng. Chiến thắng chính mình là chiến thắng
của vô ngã và chiến thắng của vô ngã sẽ đem lại sẽ sự tự tại, giải thoát, an lạc. Kế thừa
tư tưởng phá chấp của các thiền sư đi trước, Tuệ Trung đặc biệt quan tâm đến việc
“phá chấp” và đó cũng là một trong những cách giúp người ta đi đến con đường giác
ngộ.
Trong tác phẩm, cái đẹp theo quan điểm của Thiền - phá chấp được thể hiện rõ
nét qua hai chi tiết: Nansen trảm miêu và hành động đốt chùa của Mizoguchi
Đầu tiên sự phá chấp được thể hiện qua chi tiết: Nansen trảm miêu. Khi tồn bộ
nước Nhật chìm trong thất vọng não nề của sự bại trận vào ngày 15 tháng 8 thì Hịa

thượng đã chọn một câu chuyện hồn tồn khác xa với hiện thực, ông không đá động
đến vấn đề Nhật Bản bại trận, đó là cơng án Nam Tồn trảm miêu trong kinh
Mumonkan để thuyết giảng cho các đệ tử của Kim các tự. Có thể vắn tắt câu chuyện
lại như sau: “Vào đời nhà Đường có một danh tăng, Phổ Nguyện Thiền Sư, sống trên
núi Nam Toàn Từ Châu, do đó được gọi là Nam Tồn Hịa thượng theo tên quả núi.
Một hôm, sau khi mọi tu sĩ đã ra đồng cắt cỏ, một con mèo nhỏ xuất hiện trong ngôi
sơn tự nhàn tịch. Ai nấy đều đuổi và bắt được con mèo nhỏ này. Sau đó con vật trở
thành đối tượng cả Đông Tây lưỡng đường đều tranh nhau con vật. Hai phe cãi nhau
và tranh nhau giữ con miu đó. Hịa thượng Nam Tồn thấy vậy bèn nắm lấy gáy con
mèo con rồi dí lưỡi liềm phạt cỏ vào cổ nó mà nói: “Trong lũ người ai nói được một


lời thì cứu ngay được con mèo này; nếu khơng ai nói được gì cả thì nó sẽ bị chém đầu
ngay.” Khơng ai có thể đáp lời nào, thế là Hịa thượng Nam Tồn liền chém ngay con
mèo rồi quăng xác nó đi. Tối đến, Triều Châu, cao đồ Hịa thượng, trở về chùa. Hịa
thượng Nam Tồn liền kể lại câu chuyện đã xảy ra và hỏi ý kiến anh ta. Tức thì Triều
Châu tuột đơi dép đơi lên đầu và bước ra khỏi căn phòng. Thấy vậy, Hòa thượng Nam
Toàn cất tiếng thở than: “Ồ, giả chi bữa nay có con ở đó thì con đã cứu được con mèo
con rồi.” [Mishima, 65]. Cả Mizoguchi, Tsurukawa và các đệ tử trong chùa sau khi
nghe Hịa thượng giảng cũng khơng hiểu vì sao ơng lại chọn cơng án này để giảng khi
khơng khí buồn bã, đau thương đang bao trùm lên toàn bộ nước Nhật. Và ngay cả cách
lý giải cơng án của sư phụ cũng chẳng có liên quan gì đến sự kiện thời sự của đất
nước. Hịa thượng giải thích động cơ giết mèo của Hịa thượng Nansen là muốn “...cắt
đứt cái tư tưởng về tự ngã..., cắt đứt hết mọi mâu thuẫn, chống đối và bất hòa giữa tự
ngã và những cái ngã khác” [tr66], nhưng bằng “thái độ khoan dung đem đồ dùng lấm
bùn bẩn thỉu như giày dép mà đội lên đầu, anh ta (Joshu) đã thực hành đúng Bồ Tát
đạo” [tr66]. Những kiến giải đó có vẻ khơng làm các học trị thỏa mãn, đó cũng là
điều dễ hiểu bởi Nam Tồn trảm miêu từ thuở xa xưa đã được thừa nhận là một cơng
án Thiền khó nhất. Từ hệ quy chiếu của từng đệ tử Thiền tơng, Nam Tồn trảm miêu
có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau nhưng có lẽ ai cũng nhận thấy về thực

chất sâu xa đây là một cơng án về cái Đẹp. Có mn vàn “kiến chiếu” trong cùng một
công án. Lý giải cực đoan của Kashiwagi khơng phải là khơng có chút thuyết phục
nào: “Do thế, chém đầu con mèo cũng như việc nhổ chiếc răng, giống như việc loại bỏ
cái Đẹp”. Thực khó mà biết rõ đây có đúng là giải pháp cuối cùng chưa? Gốc của cái
Đẹp chưa bị cắt lìa, nên dù con mèo đã bị giết, cái Đẹp của con mèo vẫn cịn sống. Bởi
vậy, để chế giễu tính cách dễ dàng của giải pháp này mà Joshu đã đội giày lên đầu. Nói
đúng hơn là anh ta biết khơng có giải pháp nào khác ngoài việc “chịu đựng sự đau
đớn của một cái răng sâu” [tr148]. Tuy nhiên, Joshu trong cơng án có “cách thức của
một vị Bồ Tát”, nên việc đội dép lên đầu của anh không phải là chịu đựng cái đau của
chiếc răng sâu mà là cách ứng xử tự nhiên với cái Đẹp, một phạm trù cũng thuộc về tự
nhiên nhưng lại được “kiến chiếu” qua một ý niệm chủ quan của con người.
Nansen trảm miêu là một cơng án chính thức của phái Thiền, nhưng từ Kim các
tự, ta cũng có thể rút ra được một công án khác, tạm gọi là Mizoguchi đốt chùa. Liệu
cơng án này có đơn giản khơng? Mizoguchi vốn là một tiểu tăng sống trong Kim các
tự từ năm mười lăm tuổi. Hắn yêu quý và ngưỡng mộ Kim các tự hơn bất kì một thứ gì
khác trên đời và vẻ đẹp của nó ln hiện hữu trong tâm trí hắn dù đang ở bất kì đâu.
Khi bước sang tuổi mười bảy, Mizoguchi được Hịa thượng ngơi chùa cho đi học. Tại
đây, cậu cũng sống cuộc đời như những con người trần tục khác. Sở dĩ Mizoguchi lên
ý tưởng và quyết định đốt chùa vì có lẽ cậu là một người tật nguyền nhưng luôn mưu
cầu về một vẻ đẹp tồn bích. Và chính cái vẻ đẹp tồn bích đó đã đè nén, đã ngục
khiến cho Mizoguchi không được tự do giải thốt bản thân, khơng vươn đến sự giác
ngộ. Vậy nên hành động đốt chùa như một hành động để phá vỡ vẻ đẹp tồn bích bấy
lâu nay đã giam cầm để thốt ra ngồi và tiến đến sự giác ngộ. Trong một chuyến đi
picnic với nhóm bạn của Kashiwagi, Mizoguchi đã bị quyến rũ bởi một cô gái đi cùng.
Cô gái mời gọi và cậu cũng đáp lại nhưng đến khi Mizoguchi “đặt tay lên váy cơ gái”
thì “Kim các tự hiện ra trước mắt tơi. Một tịa kiến trúc xinh đẹp, âm u và đầy uy
nghi”. Và Mizoguchi trở nên bất lực, khơng cịn một chút cảm xúc, ham muốn nào để
nhận lấy “sự khinh bỉ của nàng xun thấu da thịt tơi”. Sau đó hơn một năm, cậu bất
ngờ gặp lại người thiếu phụ có bầu vú trắng ngần đã từng vắt sữa vào tách trà dâng
tiễn người yêu ra mặt trận mà cậu cùng Tsurukawa tình cờ nhìn thấy trong một ngơi



chùa. Người yêu của nàng đã chết. Đêm ấy, Mizoguchi theo nàng về nhà. Cậu đã cực
kì hứng khởi, nhưng đến khi “nàng tháo phăng khăn quàng lưng” thì “Một lần nữa,
Kim các tự lại hiện ra trước mắt tôi” và đó cũng là lần tiếp theo Mizoguchi bất lực để
“bắt gặp cái nhìn lạnh lùng, khinh bỉ”. Sau nhiều biến cố của bản thân cũng như đất
nước, Mizoguchi đã đi đến quyết định phải đốt cháy Kim các tự. Trước khi làm việc
tày trời đó, cậu đến khu Gobancho, nơi ăn chơi nổi tiếng ở quận bắc Shinichi với
những nhà chứa và các Geisha rẻ tiền. Và lần này, “tơi đã được đối xử như một con
người”, “đêm đó tơi hồn tồn được thỏa mãn thân xác”.
Như vậy có thể nói, bản thân Kim các tự cũng là một công án lớn và Mishima
đã dùng vụ cháy ngôi chùa như một kiểu cơng án của chính ơng. Và đó cũng lại là một
cơng án về cái Đẹp. Vậy vì sao Mizoguchi lại đốt chùa? Theo chúng tơi, có nhiều
ngun nhân để dẫn đến quyết định này: hoặc cậu muốn thể hiện mình tồn tại. Cách
Mishima Yukio miêu tả đoạn này đúng là mọi người xem cậu bình thường cho cái kế
hoạch đốt chùa của cậu, hơn nữa nhiều lần cậu tưởng rằng và mong muốn được Lão sư
phụ trách mắng nhưng ông lại thờ ơ trước những sự việc sai trái của cậu, phải chăng
cậu không tồn tại trong mắt của Lão sư phụ? Ngoài ra, với quyết định đốt chùa này cậu
đã có thể bước ra vùng trời u tối mà Kim các tự đem lại, cậu đã không phải “quá tam
ba bận” trước đàn bà. Những công án trong Kim Các Tự dù đề cập tới vấn đề gì thì
cũng vẫn là kiểu cơng án song trùng bởi cùng mục đích loại bỏ cái hữu hình hữu hạn
của vật chất để đạt tới cái hữu hình cao khiết, vĩnh hằng trong tinh thần. Phải chăng
Hòa thượng Nansen cũng như Mizoguchi hủy diệt cái Đẹp vật chất (Kim các tự) là để
khẳng định và tôn vinh cái Đẹp tinh thần hiện hữu trong tâm trí của mỗi một bản ngã?
Đó mới là cái Đẹp bất biến, cái Đẹp ngoại lệ với thời gian. Một cơng án có thật trong
kinh sách, một cơng án có thật trong lịch sử Nhật Bản, hay nói chính xác hơn là trong
tiểu thuyết của Mishima, nhưng chúng đều là những công án về cái Đẹp và qua bao
trải nghiệm thời gian, vẫn thật khó có thể đi đến những kiến giải cuối cùng.
Bản thân công án Mizoguchi đốt chùa đã chứa đựng trong nó rất nhiều cơng
án khác mà Nansen trảm miêu chỉ là một ví dụ tiêu biểu, nhưng bao trùm lên chúng lại

là một cơng án lớn về Kinkakuji của chính Mishima. Cái Đẹp mn đời vẫn là cái đích
mà con người vươn tới, muốn đạt được nhưng bản chất cái Đẹp thì vẫn ln bí ẩn, dễ
bị ngộ nhận mà nếu chúng ta khơng đạt ngộ bằng tấm lịng Bồ Tát thì một kết cục bi
thảm cho cái Đẹp là điều khó tránh khỏi. Viết về cái Đẹp bị hủy diệt, thông điệp mà
Mishima muốn gửi đến chúng ta lại hoàn toàn ngược lại: hãy trân trọng, nâng niu cái
Đẹp bằng “kiến chiếu” của một Con người Đích Thực.
Kim Các Tự là một tác phẩm mang đậm sắc thái Thiền tông, là linh hồn của tác
phẩm, là điểm đặc biệt gây hấp dẫn cho tác phẩm nhất là khi những “chi tiết mang
đậm sắc thái Thiền tông” ấy lại là để luận bàn về cái Đẹp. Qua Kim các tự, Mishima
đã bộc lộ một kiến thức sâu sắc về Thiền học, Thần học, đặc biệt là trong những đoạn
tác giả để cho các nhân vật giải quyết các công án Thiền. Cái Đẹp theo quan niệm của
những người tu Thiền luôn gắn với cái thiện. Cái Đẹp mà Thiền học muốn vươn tới là
một cái Đẹp chân thiện mỹ thuần khiết, một vẻ Đẹp đích thực của tồn tại bản thể.
Đúng như câu nói tóm lược tất cả yếu chỉ của pháp Thiền: “Truyền riêng ngoài giáo;
Chẳng lập văn tự; Chỉ thẳng tâm người; Thấy tánh thành Phật”. Qua Kim Các Tự,
Mishima đã bộc lộ một kiến thức sâu sắc về Thiền học, Thần học, đặc biệt là trong
những đoạn tác giả để cho các nhân vật giải quyết các công án Thiền. Và bản thân việc
ngôi chùa bị phá hủy cũng là một công án lớn, bao trùm lên các cơng án nằm trong nó,
Kim Các Tự là “những công án kép về cái Đẹp” mà công án tiêu biểu nhất, biểu lộ trực
tiếp nhất là “Nansen trảm miêu”.


Mizoguchi đốt chùa là một cơng án có thật trong kinh sách, một cơng án có
thật trong lịch sử Nhật Bản hay nói chính xác hơn là trong tiểu thuyết của Mishima.
Tuy nhiên chúng đều là những công án về cái Đẹp và qua bao trải nghiệm thời gian,
vẫn thật khó có thể đi đến những kiến giải cuối cùng. Bản thân công án Mizoguchi đốt
chùa đã chứa đựng trong nó rất nhiều cơng án khác mà Nansen trảm miêu chỉ là một ví
dụ tiêu biểu, nhưng bao trùm lên chúng lại là một công án lớn về Kinkakuji của chính
Mishima. Cái Đẹp mn đời vẫn là cái đích mà con người vươn tới, muốn đạt được
nhưng bản chất cái Đẹp thì vẫn ln bí ẩn, dễ bị ngộ nhận mà nếu chúng ta khơng đạt

ngộ bằng tấm lịng Bồ Tát thì một kết cục bi thảm cho cái Đẹp là điều khó tránh khỏi.
Viết về cái Đẹp bị hủy diệt, thông điệp mà Mishima muốn gửi đến chúng ta lại hoàn
toàn ngược lại: hãy trân trọng, nâng niu cái Đẹp bằng “kiến chiếu” của một Con người
Đích Thực.
Thiền là cách mà người ta tu tập vì muốn tìm thấy được sự giác ngộ của bản
thân, tìm kiếm cảm thức Samurai. Trong văn hóa Nhật nói chung và văn học Nhật nói
riêng, Thiền là một trong những nguồn cảm hứng bất tận được các tác giả đặc biệt chú
tâm. Tuy nhiên mỗi nhà văn sẽ có cách tìm kiếm khác nhau. Nếu cái Đẹp trong văn
chương của Kawabata là cái Đẹp nhẹ nhàng, dịu dàng, đằm thắm thì cái Đẹp của
Mishima Yukio sẽ gắn liền những thứ dữ dội và tàn bạo, những phá chấp, nổi loạn nên
hành động của nhân vật là một điều dễ hiểu.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM KIM CÁC
TỰ CỦA MISHIMA YUKIO
Cách xây dựng tình huống truyện từ đầu đến cuối dẫn dắt chúng ta qua từng
chi tiết một đều hồn tồn có lý do, các câu chuyện xảy ra từ đầu với nhân vật chính là
những sự kiện góp phần bộc lộ nét tính cách tâm lý có phần bất ổn. Kim Các Tự
thường được các nhà phê bình nhìn thơng qua phương pháp Phê bình Tâm tâm học
(Psychoanalysis). Phê bình Phân tâm học là trường phái phê bình dựa trên những nền
tảng lý luận của học thuyết Freud, tiếp cận tác phẩm trên niềm tin vào cái vô thức
mạnh mẽ của con người, thực hiện “giải phẫu tâm lý” trong tác phẩm và tác giả, cho
phép khám phá những góc độ nguyên thủy và cũng nhân bản nhất của văn học.
(Nguyễn Tuấn Dũng, 2017, Phê bình Phân tâm học). Có lẽ đối với những tác phẩm
khác của Mishima thì việc nhìn nhận tác phẩm dưới góc nhìn này khơng cịn q xa lạ
và trong Kim Các Tự, đó là ước vọng đối với cái chết, chấn thương tâm lý tuổi thơ,
hay ảo tưởng về quyền lực. Ngay từ mới lọt lòng, Mizoguchi đã mắc phải tật nói lắp,
điều này làm cho thế giới nội tại bên trong Mizoguchi và thế giới ngoại tại mất kết nối:
“...ngay từ khi lọt lịng tơi đã mắc tật nói lắp và cái tật này lại càng làm cho tơi có
khuynh hướng khép kín khơng ưa giao tế hơn.” [Tr2]; “...tật nói lắp của tơi đã dựng

một chướng ngại vật giữa tôi và ngoại giới” [Tr3]; “Cái âm thanh đầu tiên này giống
như một cái chìa khóa của cánh cửa ngăn cách thế giới nội tâm của tôi và thế giới và
thế giới ngoại tại, và tôi chưa bao giờ được thấy cái chìa khóa này xoay vặn trơn tru
trong ổ khóa. Phần lớn người đời nhờ tài nói năng trơi chảy có thể giữ cho cánh cửa
giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngồi ln mở rộng để cho khơng khí tự do qua
lại giữa hai thế giới này, nhưng với tơi thì điều đó hồn tồn khơng thể có được. Trên
chìa khóa đã có một lớp rỉ sắt dày đặc mất rồi” [Tr3]. Để rồi trải qua những sự kiện
dần dà lớn hơn, đó là khi tiếp xúc với Kashiwagi, khi đã được hắn tiêm nhiễm những ý
nghĩ tiêu cực của thủ thuyết đẫm máu và khi chứng kiến được cảnh sai trái của Lão sư
phụ thì tâm lý cũng như tâm hồn Mizoguchi vốn đã bệnh hoạn nay lại càng lệch lạc
hơn, tàn nhẫn và muốn phá huỷ cái đẹp tuyệt mỹ (điển hình là Kim Các Tự). Hành
động của nhân vật ở kết cục như đã được ta giả báo trước qua từng tình huống trong
truyện và chúng ta hồn tồn có thể theo dõi chuyển biến tâm lí nhân vật đầy phức tạp,
để hiểu được rõ ràng nhất vì lý do gì đã khiến Mizoguchi nghĩ tới hành động đốt chùa.
Phải nói, Mishima Yukio đã rất tinh tế và sâu sắc để miêu tả và bộc lộ nội tâm, tâm lý
nhân vật Mizoguchi, bởi nhân vật của chúng ta mang một tâm lý rất nặng nề, bị ám
ảnh bởi cái Đẹp của Kim Các Tự, tâm lý tội phạm muốn sở hữu bất chấp cái Đẹp ấy
một cách tiêu cực đã khiến nhân vật hồn tồn đánh mất chính mình, và nhà văn đã
cho ta được thấu hiểu hoàn toàn diễn biến tâm lý bất ổn của nhân vật trải dài xuyên
suốt tác phẩm, từ những sự kiện từ lúc nhỏ cho đến các sự kiện lớn đã mang lại cho
anh những suy nghĩ lệch lạc trong nội tâm.
Nghệ thuật kể chuyện theo ngôi xưng thứ nhất, thơng qua cái nhìn của chính
Mizoguchi cũng thật hấp dẫn, sắp xếp bố cục câu chuyện theo một trình tự nhất định,
các chi tiết trong câu chuyện diễn ra cũng được nhà văn miêu tả đầy thú vị khiến
chúng ta như bị cuốn hút vào cốt chuyện ấy, để khiến người đọc tị mị xem rốt cuộc
thì điều gì đã dẫn đến hành động táo bạo của nhân vật.
Tóm lại, về giá trị nghệ thuật của tác phẩm, nhà văn Mishima Yukio đã tài tình
xây dựng từ nhân vật cho đến cốt truyện, từ miêu tả vẻ Đẹp làm say đắm lòng người
về một Nhật Bản thân u, khơng những vậy văn hóa thiền của Nhật Bản cũng được
nhà văn miêu tả chi tiết khiến người đọc dễ hiểu và dễ dàng cảm nhận vẻ Đẹp văn hoá

ấy, rồi cho đến việc khơi gợi lại những nỗi đau, sự tàn phá của chiến tranh, tất cả được


Mishima xử lý đầy chi tiết và thực tế. Và nghệ thuật tài tình nhất là nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta đi theo những dòng suy nghĩ của nhân vật
đầy thực tế và cuốn hút. Nghệ thuật trong Kim Các Tự là kho tàng thẩm mỹ sâu sắc,
nó mang đến cho chúng ta sự cuốn hút ngay từ trang sách đầu tiên cho đến những tình
tiết cuối cùng của nhân vật, để rồi những triết lý về cái Đẹp mà nhà văn để lại trường
tồn bất diệt theo thời đại mà khơng bị lỗi thời đi.
Nhân vật giữ một vai trị hết sức quan trọng trong thành công của một tác
phẩm, một tác giả văn học. Một tác phẩm hay phải là tác phẩm có những nhân vật ấn
tượng, cá tính, ám ảnh và thể hiện được sự sáng tạo của người nhào nặn ra chúng.
Trong tác phẩm Kim Các Tự của Mishima Yukio đã xây dựng hình tượng nhân vật
tương phản, đối lập nhau, đó là Mizoguchi và Tsurukawa. Mặc dù Tsurukawa là người
bạn đầu tiên cũng như là “sợi dây duy nhất và độc nhất hãy cịn nối tơi liền với cái thế
giới rạng rỡ của ban ngày” [tr130]. Tuy nhiên Mizoguchi và Tsurukawa là người cá
thể của hai thế giới đối lập nhau. Nếu Tsurukawa được sinh ra trong một gia đình giàu
có, sẵn sàng để kế nghiệp một ngơi chùa thì Mizoguchi lại sinh ra trong một gia đình
khơng mấy khá giả, phải nỗ lực từng ngày để có thể ghi danh mình vào danh sách
những người có thể kế nghiệp Lão trụ trì theo như ước muốn của Ba và Má cậu. Nếu
Tsurukawa là vẻ Đẹp tượng trưng cho ánh sáng, sự tinh khơi thì Mizoguchi tượng
trưng cho bóng tối, sự tiêu cực. Nếu Tsurukawa là một người vui vẻ, hồ đồng, dễ kết
bạn thì Mizoguchi ngồi Tsurukawa và Kashiwagi thì chẳng có thể kết bạn được với
ai: “...vì cái tật nói lắp, tơi khơng được bạo dạn như Tsurukawa cho nên trong khi nó
càng ngày càng có thêm bạn bè thì riêng tơi càng ngày càng cơ độc” [tr91]. Thật khó
hiểu là tại sao Tsurukawa lại dễ dàng nắm bắt những ý tưởng mà do tật cà lăm,
Mizoguchi đã khơng diễn đạt được cịn Mizoguchi thì khơng thể nào hiểu được
Tsurukawa mặc dù anh chàng là người bình thường, ăn nói lưu lốt. Nếu với
Kashiwagi, bạn học ở trường sau này, Mizoguchi có thể cà lăm thoải mái không ngư ợng ngùng để thể hiện những suy nghĩ của mình vì đó cũng là một người có tật, thì với
Tsurukawa, thậm chí Mizoguchi khơng cần cố gắng thì chàng trai ấy cũng hiểu được

những ý nghĩ bị nhốt kín trong đầu cậu. Thế nhưng Mizoguchi thì khơng thể nào hiểu
được nỗi lịng Tsurukawa mặc dù anh chàng là người bình thường, ăn nói lưu lốt.
Mizoguchi u q Tsurukawa, lịng u q pha chút ngưỡng mộ, chạnh lòng trước kẻ
“tốt số”. Sau này khi vào trường đại học, Mizoguchi dần xa rời người bạn ấy để thân
thiết với Kashiwagi, khơng phải vì mâu thuẫn mà vì thế giới của Kashiwagi gần với
thế giới của cậu hơn. Kashiwagi đã thổi vào tâm hồn Mizoguchi lòng tự tin của thứ
triết lí tự kỷ khiến cậu có thể cảm nhận thế nào là cuộc sống bên ngồi.
Tóm lại, về giá trị nghệ thuật của tác phẩm, nhà văn Mishima Yukio đã tài tình
xây dựng từ nhân vật cho đến cốt truyện. Và nghệ thuật tài tình nhất là nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta đi theo những dòng suy nghĩ của
nhân vật đầy thực tế và cuốn hút. Nghệ thuật trong Kim Các Tự là kho tàng thẩm mỹ
sâu sắc, nó mang đến cho chúng ta sự cuốn hút ngay từ trang sách đầu tiên cho đến
những tình tiết cuối cùng của nhân vật, để rồi những triết lý về cái Đẹp mà nhà văn để
lại trường tồn bất diệt theo thời gian.


CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Là một tác phẩm ra đời dựa trên một sự kiện có thật, Kim Các Tự nhận được
nhiều nhận xét cho rằng tiểu thuyết này sẽ được ghi nhớ sâu hơn là vụ án ngoài đời
thật kia. Cuốn tiểu thuyết đã xây dựng cho mỗi độc giả một kim các tự trong trí tưởng
tượng, đồng thời gợi mở ra những kiến giải xoay quanh công án “chú tiểu đốt chùa”.
“Kim Các Tự” có thể xem như là một bản tuyên ngôn của tác giả cái Đẹp.
Những triết lý về cái Đẹp đã gợi ra cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Thực tế đây không
phải là một cuốn sách dễ đọc, nó địi hỏi ở độc giả sự đọc chậm, kiên nhẫn nhấm nháp,
chiêm nghiệm từng câu từng chữ. Tác phẩm cũng không thể hiểu theo nghĩa mặt chữ,
việc đọc hiểu tác phẩm như vậy dễ dẫn đến những thiên kiến không đáng.


1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Duong Le (30/11/2021). Cái đẹp trong văn học nghệ thuật. Truy xuất từ:
/>Mishima Yukio (1970). Kim Các Tự (Đỗ Khánh Hoan và Nguyễn Tường
Minh dịch).
Hoàng Long (17/10/2014). Quan niệm về cái đẹp của những nhà văn Nhật Bản
hiện
đại.
Truy
xuất
từ:
/>Đào Thị Thu Hằng (17/04/2012). Kim Các Tự - một công án về cái đẹp của
Yukio Mishima. Truy xuất từ: />N. Quế (13/09/2021). Văn học Nhật Bản - Vẻ đẹp mong manh và bất tận. Truy
xuất từ />Nghiêm Lương Thành (06/05/2021 ). Quan điểm Triết học về cái đẹp: Phương
Tây và Phương Đông. Truy xuất từ: ce/2021/05/06/quandiem-triet-hoc-ve-cai-dep-phuong-tay-va-phuong-dong/
Trần Văn Nam (10/07/2014). Trích dẫn văn của Yukio-Mishima(Thiền Và
Kim-Các-Tự Rực Rỡ Bên Cạnh Phân Tích Tâm-Bệnh-Lý Kiểu Tây Phương).
Truy
xuất
từ: />comp=tacpham&action=detail&id=21051



DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM VÀ BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC
Họ và tên

Mã số sinh viên

1.Huỳnh Thị Thúy Nhi

1956010015

Đóng góp
1. Làm nội dung phần tác

giả
2. Phạm Thị Lệ Thanh

1956010186

1. Làm ppt
2. Thuyết trình

3.Nguyễn Trương Minh 1956010197
Trang

1. Làm nội dung (phần 2.1:

4. Nguyễn Thị Lê Văn

1. Những mục nội dung còn


1956010209

Kim Các Tự - vẻ đẹp tồn
bích)
lại, tổng hợp bài
2. Làm ppt
3. Thuyết trình



×