Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÂU HỎI KẾT THÚC MÔN: TRIẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.75 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------------

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC MƠN HỌC
TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

Đề số: 5
Họ và tên: Nguyễn Thị Mơ
Mã sinh viên: 21571402060265
Lớp: Đ19B1

Khóa: 54

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Diệu Khánh

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích nội dung cặp phạm trù cái riêng, cái chung? Lấy ví dụ trong học tập và
rèn luyện để chứng minh: “cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hố lẫn nhau”. Từ
đó rút ra rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho bản thân.......................................................1
A. Đặt vấn đề..............................................................................................................................1
B. Giải quyết vấn đề..................................................................................................................1
1. Cái riêng và cái chung.......................................................................................................1
1.1. Khái niệm....................................................................................................................1
1.2. Nội dung.......................................................................................................................2
2. Ví dụ và rút ra ý nghĩa......................................................................................................4
C. Kết luận..................................................................................................................................6
Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích làm rõ khái niệm và bản chất con người theo quan điểm


của triết học Mác-Lênin? Vận dụng để làm rõ vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc
hình thành bản chất con người....................................................................................................6
A. Đặt vấn đề..............................................................................................................................6
B. Giải quyết vấn đề..................................................................................................................7
1. Khái niệm và bản chất con người....................................................................................7
1.1. Con người là thực thể sinh học - xã hội...................................................................7
1.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người...............8
1.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử...................8


1.4. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội..............................................9
2. Vận dụng.............................................................................................................................9
C. Kết luận................................................................................................................................11


Câu 1: Phân tích nội dung cặp phạm trù cái riêng, cái chung? Lấy ví dụ
trong học tập và rèn luyện để chứng minh: “cái đơn nhất và cái chung có
thể chuyển hố lẫn nhau”. Từ đó rút ra rút ra ý nghĩa phương pháp luận
cho bản thân.
A. Đặt vấn đề
Từ điểm xuất phát là thế giới khách quan tồn tại độc lập với ý thức của
con người; luôn vận động, liên hệ, chuyển hoá lẫn nhau và phát triển, phép biện
chứng duy vật khẳng định, các cặp phạm trù cũng phải vận động và phát triển để
phản ánh đúng và đầy đủ về những sự vật, hiện tượng. Đồng thời, để sự nhận
thức về chúng ngày càng trở nên sâu sắc hơn thì phép biện chứng duy vật phải
ngày càng được bổ sung thêm những cặp phạm trù mới. Như vậy, các cặp phạm
trù của phép biện chứng duy vật không phải là một hệ thống nhất thành bất biến
mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học. Mối liên hệ giữa các cặp
phạm trù của khoa học chuyên ngành với các cặp phạm trù của phép biện chứng
duy vật là mối quan hệ giữa cái đơn nhất với cái chung. Khi nghiên cứu các cặp

phạm trù cần đặt chung trong các mối liên hệ với nhau và với các quy luật của
phép biện chứng duy vật, bởi nếu chỉ nghiên cứu riêng của các cặp phạm trù
hoặc các quy luật của phép biện chứng duy vật thì chúng ta chưa thể nắm được
đầy đủ các mối liên hệ bản chất của thế giới, “quy luật nắm lấy cái gì là yên tĩnh
- mà chúng vì vậy mà quy luật, mọi quy luật, đều là chật hẹp, khơng đầy đủ, gần
đúng”. Vì vậy trong phạm vi bài tập này, em xin trình bày nội dung cặp phạm trù
cái riêng, cái chung theo chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Giải quyết vấn đề
1. Cái riêng và cái chung
1.1. Khái niệm
Phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.

1


Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
khơng những có ở một sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác. Ví dụ như
người dân Việt Nam đều sử dụng tiếng nói và chữ viết tiếng Việt.
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng,
một quá trình riêng lẻ nhất định. Ví dụ như mỗi vùng khác nhau ở Việt Nam có
một cách nói, cách phát âm khác nhau hay cách gọi tên các sự vật hiện tượng
khác nhau. Miền Bắc - bố, miền Trung - tía, miền Nam - ba.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ
vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà khơng lặp lại ở sự vật,
hiện tượng nào khác. Ví dụ như chỉ có Hà Nội có Hồ Gươm.
1.2. Nội dung
Trong lịch sử triết học có hai xu hướng là duy thực và duy danh đối lập
nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Các nhà quy thực
khẳng định, cái chung tồn tại đối lập, khơng phụ thuộc vào cái riêng. Có hai luận
giải: theo luận giải thứ nhất (khá phổ biến) thì cái chung mang tính tư tưởng, tinh

thần, tồn tại dưới dạng một khối không đổi, bao trùm tất cả, tự trung với mình
hoặc dưới dạng nhóm các đối tượng… cịn cái riêng, hoặc hồn tồn khơng có
(do xuất phát từ Plato vốn coi các sự vật cảm tính là khơng thực, chỉ là cái bóng
của những ý niệm), hoặc tồn tại phụ thuộc vào cái chung; là cái thứ yếu, tạm
thời, do cái chung sinh ra.
Các nhà duy danh cho rằng, cái chung không tồn tại thực trong hiện thức
khách quan, chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực, chỉ tồn tại trong tư
duy con người, chỉ là tên gọi của các đối tượng đơn lẻ. Tuy cùng coi cái riêng
mới tồn tại thực, song các nhà duy danh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức
tồn tại của nó. Một số người (như Occam) cho rằng, cái riêng tồn tại như đối
tượng vật chất cảm tính; số khác (như Berkeley) lại coi cảm giác là hình thức tồn
tại của cái riêng,…
2


Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả
hai xu hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Cả
cái chung lẫn cái đơn nhất đề không tồn tại độc lập, tự thân, vì chúng là thuộc
tính nên phải gắn với đối tượng xác định; chỉ cái riêng (đối tượng, quá trình, hiện
tượng riêng) mới tồn tại độc lập. Còn chung và cái đơn nhất đều chỉ tồn tại trong
cái riêng, như là các mặt của cái riêng.
Cái chung không tồn tại độc lập, mà là một mặt của cái riêng và liên hệ
không tách rời với cái đơn nhất, như cái đơn nhất liên hệ chặt chẽ với cái chung.
“Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng
lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung…”. Cái riêng
không vĩnh cửu mà xuất hiện, tồn tại một thời gian xác định rồi biến thành cái
riêng khác, rồi lại thành cái riêng khác nữa… cứ thế đến vô cùng. V.I. Lênin viết:
“bất cứ cái riêng nào cùng khơng qua hàng nghìn sự chuyển hố mà liên hệ với
những cái riêng thuộc loại khác( sự vật, hiện tượng, quá trình)”. Cái riêng “chỉ
tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung” và có khả năng chuyển hoá ở những

điều kiện phù hợp thành cái riêng bất kì khác.
Mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, vừa là cái đơn nhất
vừa là cái chung. Thơng qua những thuộc tính, những đặc điểm khơng lặp lại của
mình, cái riêng thể hiện là cái đơn nhất; nhưng khơng qua những thuộc tính lặp
lại ở các đối tượng khác- lại thể hiện là cái chung. Trong khi là những mặt của
cái riêng, cái đơn nhất và cái chung không đơn giản tồn tại trong cái riêng, mà
gắn bó hữu cơ với nhau và trong những điều kiện xác định chuyển hoá vào
nhau.
Mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái chung thể hiện trước hết ở mối liên
hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất hết ở mối liên hệ lẫn nhau trong một thể
thống nhất gồm các mặt, các yếu tố đơn lẻ vốn có trong một sự vật, hiện tượng
này và các mặt, các yếu tố được lặp lại ở nó và trong các sự vật, hiện tượng khác.
3


Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hố lẫn nhau; có thể coi đây là sự
chuyển hố giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung
diễn ra theo hai hướng: cái đơn nhất biến thành cái chung, làm sự vật phát triển
và ngược lại, cái chung biến thành cái đơn nhất làm cho sự vật dần dần mất đi.
Mối liên hệ giữa cái chung với cái riêng biểu hiện ở mối liên hệ lẫn nhau
giữa các thuộc tính (hay các bộ phận) cùng có ở nhiều đối tượng với từng đối
tượng đó được xét như cái toàn bộ, cái chung chỉ là bộ phận, bởi bên cạnh cái
chung thì bất cứ đối tượng (cái riêng) nào cũng cịn có cái đơn nhất, tức là bên
cạnh những mặt được lặp lại cịn có những mặt khơng lặp lại , những mặt cá biệt;
vì vật bất cứ sự vật , hiện tượng riêng lẻ nào cùng là sự thống nhất giữa các mặt
đối lập đó. Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất, vừa là
cái chung, thông qua các đặc điểm cá biệt, các mặt không lặp lại của mình, sự
vật, hiện tượng (cái riêng) đó biểu hiện là cái đơn nhất, nhưng thông qua các mặt
lặp lại trong sự vật, hiện tượng khác, nó biểu hiện là cái chung.
2. Ví dụ và rút ra ý nghĩa

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chỉ ra mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng và cho rằng: cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau.Và điều
đó đã được chứng minh trong thực tế cuộc sống. Ví dụ như trong học tập: Một
sáng kiến, cách giải mới trong học tập của một bạn học sinh ban đầu chỉ là cái
đơn nhất. Nhưng với mục đích truyền đạt và lan rộng cách giải đó tới nhiều bạn
học sinh khác để việc học trở nên dễ dàng hơn trong học tập; có thể thơng qua
các tiết học, buổi học nhóm, trao đổi kinh nghiệm học tập,... Sau đó được nhiều
bạn học sinh khác học tập và làm theo và sau đó trở thành cái phổ biến - khi đó
cái đơn nhất đã trở thành cái chung… Trong học tập và rèn luyện muốn xác định
được đâu là cái chung đâu là cái đơn nhất phải đặt nó trong một quan hệ xác
định. Có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn nhất có lợi cho con

4


người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất. Vì vậy, ta
có thể khẳng định rằng cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Từ ví dụ trên ta có thể rút ra được ý nghĩa phương pháp luận cho bản thân
mình. Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm “cái chung”. Vì “cái chung” chỉ tồn tại
trong và thơng qua “cái riêng”, nên chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức về “cái chung”
trong “cái riêng” chứ khơng thể ngồi “cái riêng”. Để phát hiện, đào sâu nghiên
cứu “cái chung”, ta phải bắt đầu nghiên cứu từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ
cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái chung” vào từng
trường hợp “cái riêng”. Vì “cái chung” tồn tại như một bộ phận của “cái riêng”,
bộ phận đó tác động qua lại với những bộ phận còn lại của “cái riêng” mà không
gia nhập vào “cái chung”, nên bất cứ “cái chung” nào cũng tồn tại trong “cái
riêng” dưới dạng đã bị cải biến. Do đó, bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào
từng trường hợp riêng lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa. Nếu xem thường
“cái chung”, tuyệt đối hóa “cái đơn nhất”, thì lại rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo

tồn cái vốn có mà khơng tiếp thu cái hay từ bên ngồi. Đó là sai lầm của những
người xét lại, bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh.
Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải quyết
những vấn đề riêng. Vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, khơng tồn
tại bên ngoài mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải quyết những
vấn đề riêng một cách hiệu quả thì khơng thể bỏ qua việc giải quyết những vấn
đề chung. Nếu không giải quyết những vấn đề chung - những vấn đề mang ý
nghĩa lý luận - thì sẽ sa vào tình trạng mị mẫm, tùy tiện. Nếu bắt tay vào giải
quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì ta sẽ
khơng có định hướng mạch lạc.
Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành “cái chung”
và ngược lại. Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất
5


định, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại, nên trong hoạt
động thực tiễn, ta cần hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát
triển, trở thành “cái chung” nếu điều này có lợi. Ngược lại, phải tìm cách làm
cho “cái chung” tiêu biến dần thành “cái đơn nhất” nếu “cái chung” không cịn
phù hợp với lợi ích của số đơng mọi người.
C. Kết luận
Qua việc phân tích cặp phạm trù cái riêng và cái chung, ta có thêm kiến
thức bổ ích và thấy được mối quan hệ qua lại giữa hai cặp phạm trù này. Giữa cái
riêng và cái chung ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Cái chung tồn
tại bên trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của mình; cịn
cái riêng tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung. Với vai trò là một cái riêng,
mỗi một cá nhân hãy biết hịa mình với cộng đồng, cống hiến hết mình cho gia
đình, nhà trường và xã hội. Vận dụng cặp phạm trù này vào trong quá trình nhận
thức và đánh giá các sự vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học để
mang lại một hiệu quả tốt nhất.

Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích làm rõ khái niệm và bản chất con
người theo quan điểm của triết học Mác-Lênin? Vận dụng để làm rõ vai trò
của giáo dục và đào tạo trong việc hình thành bản chất con người.
A. Đặt vấn đề
Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất
của thế giới từ trước tới nay. Đó là vấn đề mà luôn được các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu phân tích một cách sâu sắc nhất. Khơng những thế trong nhiều đề
tài khoa học của xã hội xưa và nay thì đề tài con người là một trung tâm được
các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó đều có ý nghĩa
riêng đối với sự hiểu biết và làm lợi cho con người. Hơn bất cứ một lĩnh vực nào
khác, lĩnh vực triết học lại có nhiều mâu thuẫn trong quan điểm, nhận thức và nó
đã gây nên sự đấu tranh khơng biết khi nào dừng. Những lập trường chính trị
6


trình độ nhận thức và tâm lý của những người nghiên cứu khác nhau và do đó đã
đưa ra những tư tưởng hướng giải quyết khác nhau. Để làm rõ hơn vấn đề về con
người, trong phạm vi bài tập này em sẽ đi làm rõ khái niệm và bản chất của con
người theo quan điểm của triết học Mác-Lênin. Từ đó vận dụng để làm rõ vai trị
của giáo dục và đào tạo trong việc hình thành bản chất con người.
B. Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm và bản chất con người
1.1. Con người là thực thể sinh học - xã hội
Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển
cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo
nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.
- Về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản
phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội.
Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ
phận của giới tự nhiên, phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên

Con người có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên
các quy luật khách quan. Đây chính là điểm khác biệt đặc biệt, rất quan trọng
giữa con người và các thực thể sinh học khác.
- Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Lao
động đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người
trở thành con người đúng nghĩa của nó.
Tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội lồi người”, con người
khơng thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với con
vật
Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người. Tư duy, ý
thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã hội với
7


nhau. Cũng nhờ có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát
triển. Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội
của con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là
một thực thể xã hội.
1.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con
người
Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển
lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của
chính bản thân con người.
1.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
- Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng
đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội
tối cao của con người.
- Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống mơi
trường xác định. Đó là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất

lẫn tinh thần, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và
xã hội.
Một mặt, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, để tồn tại và phát
triển phải quan hệ với giới tự nhiên, phải phụ thuộc vào giới tự nhiên, thu nhận
và sử dụng các nguồn lực của tự nhiên để cải biến chúng cho phù hợp với nhu
cầu của chính mình.
Mặt khác, là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng phải tuân theo các
quy luật của tự nhiên. Nó vừa tiếp nhận, thích nghi, hịa nhịp với giới tự nhiên,
nhưng cũng bằng cách đó cải biến giới tự nhiên để thích ứng và biến đổi chính
mình.
- Con người cũng tồn tại trong mơi trường xã hội. Chính nhờ mơi trường
xã hội mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội.
8


1.4. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan niệm khác nhau về bản
chất, “bản tính người” của con người, nhưng về cơ bản những quan niệm đó
thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm, thần bí. Trong tác
phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C. Mác đã phê phán vắt tắt nhưng quan niệm đó
và xác lập quan niệm mới của mình: “Bản chất của con người không phải là một
cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất của con người là tổng hịa những quan hệ xã hội”.
Từ quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin ta có thể thấy:
- Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất
định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. “Trong tính hiện
thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”.
- Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là
sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hịa
chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trị khác nhau, có tác động qua lại, khơng

tách rời nhau.
Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất
con người cũng sẽ thay đổi theo. Ta có thể lấy ví dụ: nếu như một con người nào
đó khơng có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù là nhỏ nhất thì người đó chưa
phải là con người theo đúng nghĩa.
2. Vận dụng
Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc
biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta
hiện nay. Đảng ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều
mặt đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Cần đào tạo con người một cách có
chiều sâu lấy tư tưởng và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cũng như trên thế
giới ở nước ta chiến lược con người nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và để
9


phát triển đúng hướng chiến lược đó cần có một chính sách phát triển con người,
khơng để con người đi lệch tư tưởng. Phát triển con người là mục tiêu cao cả
nhất của toàn dân, đưa loài người tới một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng
để tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai con đường khả quan nhất cho
sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất
nước.
Trong đời sống xã hội thực tiễn cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung
ương Đảng khóa VII đề ra nghị quyết và thông qua nghị quyết về việc phát triển
con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “Động lực của sự nghiệp xây dựng
xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Đó là “con người phát
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng
về đạo đức”. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã
khẳng định “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con
người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới đất

nước”. Mục tiêu cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành
nhân tố quyết định lịch sử xã hội và lịch sử của chính mình.
          Vậy ta mới thấy việc hình thành bản chất con người là vơ cùng quan trọng.
Giáo dục, đào tạo chính là nhân tố góp phần hình thành bản chất con người. Giáo
dục là q trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi
nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng
tích cực. Nghĩa là góp phần hồn thiện nhân cách người học bằng những tác
động có ý thức từ bên ngồi, góp phần đáp ứng các u cầu tồn tại và phát triển
của con người trong xã hội đương đại. “Giáo dục là quá trình thống nhất của sự
hình thành tinh thần và thể chất của mỗi các nhân trong xã hội”. Giáo dục là
một mặt không thể tách rời của cuộc sống con người, của xã hội, nó là một hiện
tượng đặc trưng của xã hội loài người. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức
10


đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới
ngày càng có tư tưởng, trình độ chung, chun mơn cao ngày nay chúng ta đã có
một đội ngũ cán bộ văn hố khoa học cơng nghệ với trình độ lý luận và quản lý
tốt đồng đều trong cả nước.
Giáo dục có một vai trị quan trọng trong việc hình thành bản chất con
người. Luật Giáo dục năm 2019 khi đề cập đến mục tiêu giáo dục cũng khẳng
định: giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri
thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý
thức cơng dân; có lịng u nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi
cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Giáo dục
chính là cầu nối, kết nối con người nhất là giữa hiện tại và tương lai hướng đến
sự phát triển toàn diện nhất về nhân cách, kiến thức và hình thành bản chất con

người. Định hướng của giáo dục cũng vì thế mà gắn liền với mục đích là sự phát
triển chung bền vững của xã hội. Nói cách khác, giáo dục chính là nhân tố then
chốt đóng góp vào sự phát triển bền vững. Mục đích của giáo dục chính là thay
đổi đổi bản thân mình để tạo ra con người thứ hai từ con người thứ nhất tự
nhiên.
C. Kết luận
Những tư tưởng về con người trong triết học của chủ nghĩa Mác được nói
trên đây là những tư tưởng cơ bản, đóng vai trị quan trọng, là cơ sở lý luận khoa
học, định hướng cho các hoạt động chính trị, xã hội văn hóa và giáo dục. Ngày
nay, chúng vẫn tiếp tục là cơ sở, tiền đề cho các điểm, lý luận về con người và về
xã hội, cho các khoa học hiện đại về con người nói chung. Lý luận về con người
của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận duy vật biện chứng
11


triệt để mang tính khoa học và cách mạng, góp phần tạo nên cuộc cách mạng
trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Lý luận đó ngày càng được khẳng định tính
đúng đắn, khoa học trong bối cảnh hiện nay và nó vẫn tiếp tục là “kim chỉ nam”
cho hành động, là nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu, giải phóng và phát triển
con người trong hiện thực.

12



×