Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ấn độ với asean trong khuôn khổ chính sách hướng đông của ấn độ (1991 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

TRẦN NGỌC DIỄM

QUAN HỆ ẤN ĐỘ VỚI ASEAN TRONG KHN KHỔ
CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐƠNG CỦA ẤN ĐỘ
(1991 – 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2017

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN NGỌC DIỄM

QUAN HỆ ẤN ĐỘ VỚI ASEAN TRONG KHN KHỔ
CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐƠNG CỦA ẤN ĐỘ
(1991 – 2014)

Ngành: QUỐC TẾ HỌC
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ ĐỨC ĐỊNH

Hà Nội – 2017

TIEU LUAN MOI download :


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quan hệ Ấn Độ với
ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đơng của Ấn Độ (1991 - 2014)”
là cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Đức Định –
Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam.

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Ngọc Diễm

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC

ASEAN Community
Cộng đồng ASEAN

ADMM


ASEAN Defence Ministers Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

ADMM+

ASEAN Defence Ministers Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng

AEC

ASEAN Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN

APSC

ASEAN Political-Security Community
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

AITIG

ASEAN – India Trade in Goods Agreement
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ

ASCC


ASEAN Socio-Cultural Community
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BJP

Bharatiya Janata Party
Đảng Nhân dân Ấn Độ

CLMV

Cambodia, Laos, Myanmar, Vietnam
Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam

EAS

East Asia Summit
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA


Free Trade Agreement
Hiệp định tự do thương mại

MGC

Mekong – Ganga Cooperation
Hợp tác tiểu vùng sông Mekong – sông Hằng

NTP

Nuclear Non – Proliferation Treaty
Hiệp ước khơng phổ biến vũ khí hạt nhân

TIEU LUAN MOI download :


SAARC

South Asian Association for Regional Cooperation
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á

SAFTA

South Asian Free Trade Area
Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á

SAPTA

SAARC Preferential Trading Agreement

Hiệp định ưu đãi thương mại khu vực Nam Á

SEANWFZ

Southeast Asian Nuclear Weapon Free Zone Treaty
Hiệp ước Khu vực Đơng Nam Á khơng có vũ khí hạt nhân

TAC

Treaty on Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở khu vực Đơng Nam Á

RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện khu vực
Regional Comprehensive Economic Partnership

WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu đồ 1

Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều Ấn Độ với ASEAN Tr. 51


Bảng 1

Tổng giá trị thương mại Ấn Độ với ASEAN

Tr. 52

Bảng 2

Dỏng chảy FDI vào Ấn Độ từ ASEAN và thế giới

Tr. 56

Bảng 3

Tổng giá trị thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ

Tr. 72

Bảng 4

Số liệu xuất nhập khẩu trong thương mại song phương Việt
Nam - Ấn Độ

Tr. 74

Bảng 5

Tình hình cán cân thương mại ASEAN – Trung Quốc và
ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2000 - 2016


Tr. 89

6

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 9
Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 9
Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 12
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...................................................................... 15
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 16
Cấu trúc của luận văn. ........................................................................................ 17
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................... 19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN ... 19
1.1.

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ ............................... 19

1.1.1. Tiền đề của sử điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ ........................... 19
1.1.2. Những điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ .................. 30
1.1.3. Vị thế của các đối tác trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ ........................ 32
1.2.

Vai trị của ASEAN trong chính sách hướng Đông .......................... 34

1.2.1. Các mối liên hệ lịch sử giữa Ấn Độ và ASEAN ............................................. 34
1.2.2. Nhìn nhận của Ấn Độ về tầm quan trọng của ASEAN .................................. 37
1.3.


Sự hình thành và phát triển chính sách hướng Đơng ...................... 40

1.3.1. Mục tiêu của chính sách hướng Đơng .......................................................... 40
1.3.2. Phạm vi và giai đoạn của chính sách hướng Đơng ....................................... 41
1.3.3. Hướng tiếp cận của chính sách hướng Đơng ................................................ 42
1.3.4. Bước phát triển sang “Hành động hướng Đông” ......................................... 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ ẤN ĐỘ VỚI ASEAN TRONG
KHN KHỔ CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐƠNG CỦA ẤN ĐỘ ......................... 46
2.1.Hợp tác Ẩn Độ - ASEAN trong khuôn khổ chính sách hướng Đơng ............. 46
2.1.1.Lĩnh vực chính trị - ngoại giao ...................................................................... 46
2.1.2.Lĩnh vực kinh tế ............................................................................................ 50
7

TIEU LUAN MOI download :


2.1.3.Lĩnh vực an ninh – quốc phòng ..................................................................... 58
2.1.4. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật...............................................57
2.2.Hợp tác Ấn Độ với Việt Nam trong khn khổ chính sách hướng Đơng ....... 66
2.2.1.Lĩnh vực chính trị - ngoại giao ...................................................................... 67
2.2.2.Lĩnh vực kinh tế ............................................................................................ 70
2.2.3.Lĩnh vực an ninh – quốc phịng ..................................................................... 79
2.2.4.Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật .............................................. 84
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG TỪ QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỚI ASEAN VÀ
TÌNH HÌNH AN NINH – CHÍNH TRỊ CỦA KHU VỰC CHÂU Á – THÁI
BÌNH DƯƠNG..................................................................................................... 88
3.1.Tác động tới ASEAN ....................................................................................... 88
3.1.1.Tác động tích cực .......................................................................................... 88
3.1.2.Tác động tiêu cực .......................................................................................... 93
3.2.Tác động tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương ......................................... 96

3.2.1.Tác động tới sự hiện diện các cường quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình
Dương .................................................................................................... 96
3.2.2.Tác động tới sự định hình cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương
...................................................................................................... 101
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 104

8

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Lý do chọn đề tài và ý nghĩa thực tiễn
Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng là lúc Ấn Độ phải đối mặt với những khó khăn
mới trong quan hệ quốc tế cũng như tình hình khủng hoảng trong nước. Ấn Độ cuối
cùng quyết định mở cửa nền kinh tế sau hơn 4 thập niên theo đuổi chính sách hướng
nội, tự cung tự cấp thì khu vực Đơng Á – được xem là trung tâm chính của “điều kỳ
diệu kinh tế châu Á” – là lựa chọn tự nhiên cho việc xác lập sự hội nhập và can dự
kinh tế lớn hơn. Bên cạnh đó, trật tự quốc tế mới nổi lên ở thời kỳ hậu chiến tranh
Lạnh cũng mang đến cho Ấn Độ một cơ hội để tái kết nối với các láng giềng xưa
trên nền tảng những nguyên tắc mới phù hợp với yêu cầu thời đại. Chính trong bối
cảnh này, chính sách hướng Đơng với trọng tâm hướng vào khu vực Đông Nam Á
và mở rộng hướng tới hội nhập khu vực Đơng Á và Thái Bình Dương ra đời. Trong
khi Ấn Độ hướng tới khu vực các quốc gia ASEAN với những chiến lược mới thì
ASEAN lại cần đến Ấn Độ với tư cách là một thị trường tiềm năng cho những lợi
ích kinh tế của khu vực. Sự trùng hợp về lợi ích giữa Ấn Độ và ASEAN đã mở ra cơ
hội hợp tác toàn diện với những cơ chế song phương và đa phương bền chặt trên cơ
sở chính sách hướng Đơng kể từ khi chính thức được triển khai vào năm 1992. Quan
hệ Ấn Độ - ASEAN trong khn khổ chính sách hướng Đơng trong giai đoạn từ

1991 – 2014 trở thành một trong những mối quan hệ bền chặt và thành cơng góp
phần giúp ASEAN cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực thông qua
các cơ chế hợp tác.
Đối với riêng ASEAN, sự trỗi dậy của Ấn Độ và sự hiện diện của nước này ở
khu vực cũng đang góp phần tạo nên sự thay đổi trật tự khu vực cả về kinh tế, chính
trị và qn sự. Tiến trình tăng cường hợp tác với Ấn Độ là một trong những nhân tố
khơng thể khơng tính đến trên con đường phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) nhất là khi Hiệp hội vừa bước vào giai đoạn triển khai đầu tiên
của tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN (AC). Với chính sách hội nhập đúng đắn
9

TIEU LUAN MOI download :


của Ấn Độ với khu vực Đông Á, quan hệ giữa Ấn Độ với ASEAN có những bước
tiến đáng kể và tác động tới tiến trình hợp tác kinh tế và tình hình an ninh – khu vực
ở châu Á – Thái Bình Dương. Chính những điều này đã tác động trực tiếp lên tầm
nhìn chiến lược của các nhà hoạch định chính sách cũng như các học giả trong việc
phân tích tác động từ tiến trình hội nhập khu vực của Ấn Độ với ASEAN.
Đặc biệt, vào năm 2014, lãnh đạo Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) – ông
Narendra Modi đã trở thành thủ tướng Ấn Độ cũng đưa ra quan điểm rằng chính
sách hướng Đơng nên chuyển thành “Hành động phía Đơng – Acting East” với
những thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ và vẫn xác định ASEAN là trụ cột chính trong
chiến lược này. Từ đây, chính sách hướng Đông của Ấn Độ chuyển sang một bước
ngoặt mới với những thúc đẩy thực chất hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn
trong tình hình mới. Với bước ngoặt mới “Hành động phía Đơng” Ấn Độ khơng chỉ
mong đợi để củng cố cam kết kinh tế với khu vực mà còn muốn nổi lên như là một
nơi cân bằng an ninh vững chắc tiềm năng. Trong khuôn khổ “Hành động hướng
Đông” cả ASEAN và Ấn Độ cùng mong muốn tăng cường kết nối về vật chất, thể
chế và tinh thần hướng tới sự gắn kết ngày càng chặt chẽ. Như vậy, các nhà hoạch

định chính sách cũng cần có cái nhìn đa chiều về q trình tăng cường hợp tác và
những tác động trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong khn khổ chính sách hướng
Đơng, sẽ góp phần định hướng chiến lược đúng đắn nhằm phát huy những mặt tốt và
khắc phục những hạn chế tồn đọng khi chuyển sang “Hành động phía Đơng”.
Đối với riêng Việt Nam, là một nước có quan hệ tốt đẹp với Ấn Độ từ xưa đến
nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những tác động, điều
chỉnh từ sự vươn lên nhanh chóng và việc triển khai chính sách hướng Đơng của Ấn
Độ. Trong khn khổ chính sách hướng Đơng, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cũng có
những bước tiến vượt bậc trong hợp tác trên nhiều lĩnh vực, và nay khi được nâng
cấp thành “Hành động hướng Đông”, bản thân Việt Nam cũng cần nhìn nhận đúng
đắn về tiến trình hội nhập khu vực của Ấn Độ nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng
hợp tác vốn có của hai bên. Đặc biệt, cơng tác dự báo triển vọng tương lai về tiềm
năng và thách thức trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong khuôn khổ “Hành động
10

TIEU LUAN MOI download :


hướng Đông” cũng vô cùng quan trọng, khi Việt Nam và ASEAN tiếp tục được xác
định có vị thế quan trọng trong chiến lược này. Ngoài ra, là một thành viên tích cực
của ASEAN, Việt Nam cũng đóng một vai trị nhất định trong việc hoạch định chính
sách và đánh giá tiến trình tăng cường hợp tác hai bên giữa ASEAN và một Ấn Độ
đang trỗi dậy mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XXI.
Ý nghĩa khoa học
Việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về tiến trình hợp tác ASEAN – Ấn Độ trong
khn khổ chính sách hướng Đơng, từ đó phân tích một số tác động từ quan hệ Ấn
Độ - ASEAN tới từng bên và tác động tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương thơng
qua sự hiện diện của các cường quốc và cấu trúc an ninh khu vực là điều cần thiết
khơng chỉ có ý nghĩa thực tiễn cấp bách mà cịn có ý nghĩa quan trọng về phương
diện khoa học. Luận văn sẽ đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo về quá trình điều

chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ với biểu hiện cụ thể là thơng qua chính sách
hướng Đơng với ASEAN tăng cường hội nhập và quan hệ trên mọi mặt với ASEAN.
Đặc biệt, bài luận văn sẽ phân tích và đưa ra cái nhìn tổng hợp về quan hệ Ấn Độ ASEAN trong khn khổ chính sách hướng Đơng và tác động từ quan hệ này sẽ góp
phần phát triển nguồn tài liệu về thành tựu hợp tác hai bên tạo cơ sở hoạch định cho
việc phát huy điểm mạnh của “hành động hướng Đơng”. Trong thời kì tồn cầu hóa
cùng bước nâng cấp của “hành động hướng Đơng”, việc nhận định rõ mục tiêu và
những bước triển khai chiến lược mới này cũng sẽ giúp các nhà hoạch định chính
sách có được những nhìn nhận, điều chỉnh phù hợp trong tương lai thơng qua những
điểm mới trong tiến trình quan hệ hai bên Ấn Độ - ASEAN và triển vọng hợp tác
Việt Nam - Ấn Độ trong tương lai.
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm hướng tới trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau: Quan hệ Ấn Độ
với ASEAN đã có bước phát triển ra sao trong khn khổ chính sách hướng Đơng
của Ấn Độ?

11

TIEU LUAN MOI download :


Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu ba
vấn đề cơ bản bao gồm:
-

Cơ sở tác động tới quan hệ Ấn Độ với ASEAN kể từ sau năm 1991 bao gồm tiền
trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ tạo cơ sở cho sự hình thành và
phát triển chính sách hướng Đơng và vai trị quan trọng của ASEAN trong chính
sách hướng Đơng, cùng với đó là bước ngoặt phát triển từ chính sách hướng
Đơng sang chiến lược “Hành động hướng Đông” kể từ năm 2014 với những mục
tiêu và những điểm mới so với chính sách cũ


-

Thực trạng quá trình tăng cường quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong khn khổ
chính sách hướng Đơng thơng qua các lĩnh vực cơ bản như chính trị - ngoại giao,
kinh tế, an ninh – quốc phịng, văn hóa-giáo dục-khoa học kĩ thuật

-

Xác định tác động từ quan hệ Ấn Độ - ASEAN với ASEAN cũng như vấn đề
quốc tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cụ thể là đối với những cường
quốc hiện diện tại khu vực cũng như tình hình an ninh – chính trị tại đây.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, để thích nghi với những thách thức mới của
tồn cầu hóa, Ấn Độ đã linh hoạt điều chỉnh chính sách phát triển đất nước theo
hướng thực dụng hơn, lấy lợi ích quốc gia làm cơ sở để phát triển quan hệ với các
nước lớn và nổi lên như một chủ thể đáng chú ý của khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Đối với khu vực Đơng Á, Ấn Độ bắt đầu có những nỗ lực quyết định nhằm
tái kết nối với các láng giềng ở khu vực này, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đưa ra chính sách hướng Đông tạo khuôn khổ cho việc
tăng cường cải thiện quan hệ với ASEAN đã mở ra cho giới học giả các nước và
Việt Nam những hướng nghiên cứu chuyên sâu về chính sách hướng Đơng của Ấn
Độ từ giai đoạn hình thành và triển khai.
ASEAN hiện là một trong số các khu vực tăng trưởng nhanh và năng động trên
thế giới. Với vai trò và thực lực ngày càng tăng, ASEAN đã cho thấy nhiều dấu hiệu
đã và đang trở thành khu vực tăng trưởng mới, do đó các đối tác “đều thừa nhận vai
12

TIEU LUAN MOI download :



trò trung tâm của Hiệp hội ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình” 1. Các
trung tâm quyền lực kinh tế – chính trị như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) không ngừng tăng cường hợp tác với ASEAN
thông qua các cơ chế do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt. Do vậy mối quan hệ của
ASEAN với các cường quốc trong khu vực và trên thế giới cũng như tác động từ
mối quan hệ đó ln là đề tài nóng hổi. Trở thành nhân tố chính trong “Chính sách
hướng Đơng” của Ấn Độ, quan hệ Ấn Độ - ASEAN được đặc biệt quan tâm nhằm
dự báo những cơ hội và thách thức cho triển vọng châu Á trong những năm tiếp
theo, cũng như sự cân bằng quyền lực giữa các cường quốc tại ASEAN.
Có thể kể tới một số nghiên cứu của nước ngoài như: “India and ASEAN:
Partners at Summit” (Ấn Độ và ASEAN: Đối tác Hội nghị Thượng đỉnh) biên soạn
bởi P.V.Rao vào năm 2008 hay Institute of Southeast Asian Studies, Singapore
(ISEAS) (Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore) cũng xuất bản các bài
nghiên cứu chuyên sâu của Satu P. Limaya mang tên “India’s relations with
Southeast Asia take a wing” (Tăng cường quan hệ của Ấn Độ với Đông Nam Á)
trong tập san nghiên cứu Southeast Asia Affairs năm 2003 và “India and ASEAN –
Towards Security Convergence” (2006) của tác giả Sudhir Devare (Ấn Độ và Đông
Nam Á - Hướng đến an ninh chung). Đặc biệt, các nhóm tác giả từ ISEAS tại
Singapore và Research and Information System for Developing Countries, New
Delhi (RIS) (Hệ thống thông tin và nghiên cứu dành cho các quốc gia đang phát
triển) đã cùng hợp tác xuất bản nhiều cuốn sách về quan hệ Ấn Độ - ASEAN như
“India – ASEAN Economic Relations: Meeting the challenges of Globalization”
(2006) (Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN: Đối mặt với những thách thức của tồn
cầu hóa); “India – ASEAN: Partnership in an Era of Globalization” (2004) (Quan hệ
đối tác Ấn Độ - ASEAN trong kỉ nguyên của tồn cầu hóa)… Các tác phẩm chủ yếu
1

Trương Tấn Sang (2013), “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong một Châu Á – Thái Bình Dương năng động


và thịnh vượng” Bài phát biểu của Chủ tịch nước Việt Nam tại Center for Strategic and International Studies,
/>
13

TIEU LUAN MOI download :


làm rõ một số thành tựu trong hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và an ninh – chinh trị của
Ấn Độ với ASEAN trong khn khổ chính sách hướng Đơng. Ngồi ra, các tác
phẩm trên hầu hết tập trung nghiên cứu những chiến lược triển khai trong chính sách
hướng Đơng của Ấn Độ thơng qua phân tích lợi ích cốt lõi của Ấn Độ tại khu vực
châu Á – Thái Bình Dương và phản ứng của ASEAN.
Tại Việt Nam, cũng có một số đầu sách của các học giả có thể kể tới như: Phạm
Thái Quốc (2013), “Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách của các
nước Đông Á” hay Võ Xuân Vinh (2013), “ASEAN trong chính sách hướng Đơng
của Ấn Độ” đã nêu bật những thành tựu đáng kể của công cuộc trỗi dậy của Ấn Độ
và những tác động của sự trỗi dậy đó với quan hệ quốc tế trong những năm đầu của
thế kỉ XXI. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều bài phân tích, nghiên cứu chuyên sâu được
đăng tải trong các tập kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Mối quan hệ Ấn Độ và
Đông Nam Á: Cam kết chiến lược hay hội nhập khu vực năm 2009 do Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam xuất bản tập hợp các bài viết về quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong
thời kì chính sách hướng Đơng – tư liệu về q trình hội nhập khu vực và điều chỉnh
chính sách của Ấn Độ, hay tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 1(64) tháng 3/2006 với
bài “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN: Tiến tới mối quan hệ lâu dài và bền vững” của Phan
Minh Tuấn. Ngoài ra, Luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử của Võ Xuân Vinh với đề tài
“ASEAN trong chính sách hướng Đơng của Ấn Độ” vào năm 2011 giới thiệu tổng
quan về chính sách hướng Đơng, đánh giá vai trị của ASEAN qua đó có thể tìm
thấy những thơng tin về tác động của chính sách hướng Đơng tới bản thân Ấn Độ và
khu vực ASEAN.

Số lượng nghiên cứu nhiều và có chất lượng chun mơn cao về Quan hệ Ấn Độ
- ASEAN đã nêu bật được những thành tựu quan trọng trong q trình triển khai
chính sách hướng Đông của Ấn Độ trong việc tăng cường hợp tác với ASEAN trên
từng lĩnh vực cụ thể. Hơn nữa, các tác phẩm khơng chỉ xét tới vai trị và đóng góp
của ASEAN đối với chính sách hướng Đơng của Ấn Độ mà cịn phân tích tác động
của chính sách hướng Đông đối với riêng Ấn Độ, ASEAN và quan hệ Ấn Độ ASEAN. Tuy nhiên những sản phẩm nghiên cứu đa phần chỉ phân tích những đóng
14

TIEU LUAN MOI download :


góp tích cực từ thành tựu quan hệ Ấn Độ - ASEAN tới mỗi bên mà cịn ít phân tích
những tác động từ quan hệ đó tới các cường quốc hiện diện tại khu vực châu Á –
Thái Bình Dương như Mỹ, Trung Quốc hay tình hình an ninh – chính trị tại đây. Đa
phần những tác động từ chính sách hướng Đơng của Ấn Độ được phân tích dựa trên
tác động từ sự trỗi dậy của Ấn Độ mà chưa làm nổi bật những tác động khi đặt trong
tương tác quyền lực với các nước lớn khác hiện diện trong khu vực chi phối quan hệ
Ấn Độ - ASEAN cũng như tình hình an ninh – chính trị ở châu Á – Thái Bình
Dương. Theo người viết, chính việc tăng cường quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong
khuôn khổ chính sách hướng Đơng sẽ góp phần tác động đáng kể tới việc định hình
cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt khi bước sang thế kỷ
XXI. Ngoài ra, các sản phẩm nghiên cứu mới chỉ tập trung phân tích “Chính sách
hướng Đơng” từ trước khi ông Narenda Modi đắc cử tổng thống Ấn Độ và tiến hành
nâng cấp chính sách Hướng Đơng sang “Hành động hướng Đơng” mà hầu như chưa
phân tích sâu nguyên nhân hình thành và bước phát triển khác so với chính sách cũ
trước đây nhằm làm rõ một trong những bước tiến quan trọng của việc triển khai
chính sách hướng Đông trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của bài luận văn là thực trạng quan hệ Ấn Độ với

ASEAN trong khn khổ chính sách hướng Đơng của Ấn Độ và tác động từ quan hệ
đó tới ASEAN và tình hình an ninh – chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
ASEAN trong chiến lược của Ấn Độ. Ngồi ra, luận văn cũng sẽ nghiên cứu bước
chuyển giao quan trọng sang “Hành động hướng Đơng” với nền tảng Chính sách
hướng Đông của Ấn Độ nhằm làm rõ bước tiến mới về mặt chính sách và chiến lược
với những mục tiêu và cơ sở hợp tác mới phù hợp theo bối cảnh mới. Dù quan hệ
hợp tác Ấn Độ - ASEAN tăng cường toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhưng trong
khuôn khổ bài luận văn sẽ chỉ giới hạn những tác động từ quan hệ này tới khu vực

15

TIEU LUAN MOI download :


châu Á – Thái Bình Dương theo hai lĩnh vực chủ yếu của quan hệ quốc tế là kinh tế
và an ninh – chính trị.

Phạm vi nghiên cứu
Bài luận văn sẽ tập trung tổng quan lại quá trình điều chỉnh chiến lược đối ngoại
mới của Ấn Độ với vai trò quan trọng của ASEAN cũng như hợp tác Ấn Độ ASEAN trong khn khổ chính sách hướng Đơng trong những năm cuối thế kỷ XX
và hai thập niên đầu thế kỷ XXI, mà cụ thể là từ năm 1991 đến năm 2014.
Luận văn chọn mốc thời gian năm 1991 vì đây là năm Ấn Độ thực hiện công
cuộc cải cách toàn diện về kinh tế cũng như sự thay đổi về nhận thức buộc Ấn Độ
phải thừa nhận rằng vị trí của Ấn Độ trên thế giới đã giảm đi một cách đáng kể trong
suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Lúc đó, lãnh đạo Ấn Độ mới bắt đầu nhấn mạnh vào
những cách thức thực tế để mang lại sức mạnh và sự thịnh vượng của Ấn Độ. Những
thay đổi trong nhận thức dẫn đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại mở đầu
là sự ra đời chính sách hướng Đơng của chính phủ Ấn Độ và chính thức công bố vào
năm 1992. Điểm kết thúc của phạm vi thời gian là năm 2014 do đây là thời điểm
chính phủ mới của Ấn Độ, ông Narendra Modi lên cầm quyền và quyết định có

những điều chỉnh bước ngoặt đối với chính sách hướng Đơng sang chiến lược
“Hành động hướng Đông” mà nước này đang thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài luận văn, các cách tiếp cận trong Quan hệ quốc tế như chủ
nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do sẽ được sử dụng để phân tích q trình hợp tác
trong khn khổ chính sách, lợi ích của sự tương tác, quan hệ giữa Ấn Độ và
ASEAN cũng như tác động từ quan hệ Ấn Độ - ASEAN với khu vực và tình hình an
ninh – chính trị ở châu Á – Thái Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu đa ngành và
liên ngành được sử dụng rộng rãi khi xem xét các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.
Một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp nghiên cứu định tính và
đánh giá thơng qua việc tổng hợp các số liệu kinh tế cũng được áp dụng. Ngoài ra,
16

TIEU LUAN MOI download :


Luận văn cũng vận dụng chủ yếu một số phương pháp nghiên cứu quốc tế như
phương pháp phân tích chính sách, phân tích tác động, nghiên cứu khu vực và phân
tích hợp tác quốc tế…
Phương pháp phân tích chính sách được áp dụng nhằm nghiên cứu và phân tích
những tiền đề xây dựng và phát triển chính sách hướng Đơng thơng qua cơng cuộc
đổi mới chính sách đối ngoại của Ấn Độ vào những năm cuối thế kỷ XX. Cụ thể
trong luận văn, sẽ nghiên cứu những nguyên nhân và nội dung của q trình điều
chỉnh chính sách đối ngoại mà một trong những biểu hiện cụ thể là việc xây dựng
chính sách hướng Đơng với những bước phát triển qua mỗi giai đoạn.
Phương pháp phân tích tác động được vận dụng để tìm hiểu về tác động từ nền
tảng quan hệ song phương và q trình phát triển chính sách hướng Đông tới vị thế
của ASEAN trong khuôn khổ chính sách. Ngồi ra, phương pháp trên cũng được sử
dụng để đánh giá về những tác động tích cực và tiêu cực trong quan hệ Ấn Độ ASEAN tới mỗi bên cũng như tình hình an ninh khu vực châu Á – Thái Bình
Dương.

Phương pháp nghiên cứu khu vực nhằm xác định khu vực ảnh hưởng cơ bản và
triển khai của chính sách hướng Đơng từ đó phân tích tác động qua lại giữa khu vực
và chính sách đó, cũng như tác động từ quá trình tăng cường quan hệ tới tình hình
khu vực. Người viết cũng sẽ kết hợp nghiên cứu những bối cảnh quốc tế, điều kiện
ngoài khu vực phù hợp nhằm có cái nhìn tồn diện về những tác động trên.
Phương pháp phân tích hợp tác quốc tế nhằm xác định khả năng tăng cường
quan hệ Ấn Độ - ASEAN thơng qua khn khổ chính sách hướng Đơng với những
nhìn nhận của Ấn Độ về tầm quan trọng của ASEAN và đánh giá thành tựu tiến
trình hợp tác trong quan hệ hai bên.
5. Cấu trúc của luận văn.
Chương 1: Cơ sở tác động tới quan hệ của Ấn Độ với ASEAN
Chương 2: Thực trạng quan hệ Ấn Độ với ASEAN trong khn khổ chính sách
hướng Đơng của Ấn Độ
17

TIEU LUAN MOI download :


Chương 3: Tác động từ quan hệ Ấn Độ - ASEAN và tình hình an ninh – chính
trị của khu vực châu Á – Thái Bình Dương

18

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ASEAN
1.1.


Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ

1.1.1. Tiền đề của sử điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Thứ nhất, là dựa trên xu thế chung trong quan hệ quốc tế và các vấn đề toàn
cầu
Năm 1991 là năm đánh dấu cho sự thay đổi trong lịch sử chính sách ngoại
giao và ngoại giao kinh tế của Ấn Độ trong bối cảnh hậu Chiến tranh lạnh. Chiến
tranh Lạnh kết thúc, Liên bang Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Xơ Viết tan rã, những
thay đổi to lớn từ tình hình quốc tế đã tác động và tạo ra những xu thế mới trong
quan hệ quốc tế. Thế giới thay đổi sau khi trật tự hai cực tan rã. Sau chiến tranh
Lanh, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới và nhiều trung tâm quyền lực
khác nổi lên nhưng chưa thể đối trọng được với sức mạnh của Mỹ.
Trong lĩnh vực an ninh, nhờ vào sự giảm thiểu đáng kể vũ khí hạt nhân
chiến lược,thế giới đang chuyển đổi từ răn đe bằng chiến tranh hạt nhân sang răn đe
bằng vũ khí thơng thường trên cấp độ tồn cầu. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, do
lo sợ về học thuyết “cùng tận diệt” từ cả hai cực khiến cho chiến tranh khó xảy ra
hơn và biện pháp răn đe bằng hạt nhân phát huy hiệu quả. Quá trình chạy đua vũ
trang hạt nhân, khiến cả hai siêu cường luôn ở thế cân bằng và bản thân hai siêu
cường cũng lo sợ về khả năng hủy diệt của vũ khí hạt nhân, nên đều có động cơ để
kiểm chế lại đối thủ.
Vào giữa những năm 1980, Mikhail Gorbachev đã đưa ra chính sách tái cơ
cấu (perestroika) và công khai (glasnost), đặt nền móng cho việc xác định lại những
ưu tiên trong nước và các mối quan hệ quốc tế. Trên thực tế, giới lãnh đạo Liên Xô
đã đưa ra các sáng kiến nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ. Những nỗ lực của Liên Xô
được thể hiện rõ nhất bằng Hiệp ước cắt giảm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung
năm 1987. Đầu tháng 6/1990, Tổng thống Mỹ George Bush đã có quyết định mang
tính lịch sử tại Washington, cắt giảm nhiều vũ khí hạt nhân chiến lược và một số
19

TIEU LUAN MOI download :



kho vũ khí hóa học. Các nước thành viên của NATO và hiệp ước Warsaw cũng đã
ký hiệp định tạo điều kiện cho việc cắt giảm đáng kể lượng vũ khí ở châu Âu.
Do chiến tranh Lạnh kết thúc, xu hướng phân cực nổi lên, với Mỹ là siêu
cường duy nhất. Thế giới có xu thế hịa dịu hơn khi mối đe dọa về nguy cơ chiến
tranh hạt nhân dần được giảm bớt. Nhưng đồng thời, sự hồi sinh của chủ nghĩa dân
tộc, chủ nghĩa cực đoan và những tranh chấp về sắc tộc ở một số nơi trên thế giới đã
trở thành mối đe dọa đối với hịa bình quốc tế. Thách thức an ninh ngắn và dài hạn
như xung đột khu vực gia tăng hay vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự khơng ổn định xung
quanh q trình cải cách ở các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ và các quốc gia
từng đi theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Khía cạnh an ninh đang dần được mở rộng
bao gồm các vấn đề như phát triển quốc gia, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, bảo
vệ môi trường, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.
Trong lĩnh vực kinh tế, ba cực chính về kinh tế vẫn là Liên minh châu Âu,
Bắc Mỹ và Đông Á. Mỗi khu vực này chiếm khoảng ¼ tổng lượng GDP toàn cầu.
Sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát
triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. Trong thời điểm hiện
nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng
hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ
sức giữa các cường quốc. Những cân nhắc về địa - kinh tế trên mức độ nào đó đã
vượt q tính tốn về địa - chính trị. Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng,
sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành
mạnh và một nền cơng nghệ có trình độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức
mạnh thật sự của mỗi quốc gia.
Tồn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế cũng là một xu thế quan trọng khác trong
thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Nền kinh tế của các quốc gia khơng cịn hoạt động tự
túc trong phạm vi quốc gia mình. Sự phát triển mạnh mẽ của nên thương mại thế
giới làm cho nền kinh tế của các nước quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính
quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên, thể hiện đặc biệt rõ trong vai trò ngày

20

TIEU LUAN MOI download :


càng lớn của các công ty xuyên quốc gia. Điều này thúc đẩy hầu hết các nước, kể cả
các nước lớn điều chỉnh chiến lược, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế với bên
ngồi.
Về mặt tư tưởng, có sự xuất hiện ngày càng phổ biến các quan điểm về tính
dân chủ trong thị trường, xã hội dân sự, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của
chính phủ, nền kinh tế thị trường. Sự sụp đổ của hệ thống Liên bang Xô Viết, đã để
lại cho Mỹ và các đồng minh bài học quan trọng trong việc hoạch định chính sách.
Nguyên tắc trong thị trường, tài sản tư và cạnh tranh được coi là nhân tố thiết yếu
duy trì sức khỏe của nền kinh tế. Các tiêu chuẩn và thể chế liên kết trong xã hội
phương Tây thời kỳ chiến tranh Lạnh sẽ không thể đáp ứng với bối cảnh mới và
chắc chắn sẽ trải qua sửa đổi để hồn thiện. Chính trị quốc tế sẽ bị tác động bởi
những tư tưởng như trên nhưng sẽ không thống trị ở mức độ tương tự như hệ tư
tưởng của hai cực trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các học giả sẽ tiếp tục định
hình và làm rõ các định hướng trong lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị nhưng chắc
chắn sẽ trong một bầu khơng khí cởi mở và linh hoạt hơn.
Các nước bao gồm cả những nước lớn đều chủ động và tích cực mở rộng
quan hệ với tất cả những chủ thể có khả năng hợp tác hiệu quả, khơng phân biệt chế
độ chính trị - xã hội khác nhau nhằm xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở
rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra bối cảnh quốc tế để phát triển kinh tế trong
nước. Điều này trở thành một địi hỏi khách quan, tất yếu của mơi trường tồn cầu
mới dưới tác động của khoa học – công nghệ đưa đến sự tùy thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng giữa các quốc gia trong nền sản xuất được quốc tế hóa. Tóm lại, sự hợp
tác xảy ra đồng thời với sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc thế giới và khu
vực, nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia cũng như ảnh hưởng đối với nhau, đối với
các khu vực và các nước yếu hơn trong tiến trình điều chỉnh quan hệ giữa các nước

lớn. Quá trình này càng làm cho tồn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra nhanh hơn,
đồng thời thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau, đan xen lợi ích quốc gia của các nước với

21

TIEU LUAN MOI download :


nhau; do đó giảm thiểu nguy cơ chiến tranh và xung đột, khuyến khích xu hướng
vừa hợp tác vừa đấu tranh hịa bình.
Trong tiến trình phát triển, thế giới và bản thân Ấn Độ cũng phải đối mặt với
những thách thức từ các vấn đề toàn cầu, chi phối việc hoạch định chính sách đối
ngoại.
Vấn đề giải trừ quân bị: chính sách giải trừ quân bị của Ấn Độ hướng đến
một thế giới khơng có vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Ấn Độ
cơng khai ủng hộ giải trừ quân bị không phân biệt đối xử ở cấp tồn cầu và phải có
thời hạn, tiến hành theo từng giai đoạn và phương thức kiểm tra. Ấn Độ thể hiện rõ
quan điểm này trong Kế hoạch Hành động của Rajiv Ganghi mà Ấn Độ trình lên Đại
hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) năm 1998. Trong bối cảnh đó, những vấn để nổi
cộm trong tiến trình phát triển suốt thập kỷ đầu của thế kỷ XXI nảy sinh từ việc Ấn
Độ từ chối ký kết NPT, Ấn Độ chứng minh rõ ràng cam kết không phổ biến vũ khí
hạt nhân thơng qua một loạt hành động và thay đổi chính sách. Ấn Độ thiết lập các
cơ sở hạt nhân dân dụng tuân theo quy định an toàn của IAEA, ký kết Nghị định bổ
sung với IAEA, xây dựng hệ thống luật kiểm soát xuất khẩu tương ứng với luật của
NGS và đưa chính sách của Ấn Độ tương đồng với tinh thần của NPT dù khơng
chính thức tham gia vào Hiệp ước.
Yếu tố cốt yếu trong học thuyết hạt nhân của Ấn Độ (được tiết lộ thơng qua
Thơng cáo báo chí Chính phủ vào ngày 4 tháng 1 năm 2003) là xây dựng và duy trì
một “hàng rào tối thiểu đáng tin cậy” cụ thể là: i) "No First Use" tức là vũ khí hạt
nhân sẽ chỉ được sử dụng để trả đũa cho một cuộc tấn công hạt nhân trên lãnh thổ

Ấn Độ hoặc các lực lượng quân đội của Ấn Độ; ii) Không sử dụng vũ khí hạt nhân
chống lại các quốc gia khơng sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp
có một cuộc tấn cơng lớn chống lại Ấn Độ, hoặc các lực lượng quân đội Ấn Độ ở
bất cứ nơi nào kể cả bằng vũ khí sinh học hoặc hóa học, Ấn Độ sẽ vẫn có thể trả đũa
bằng vũ khí hạt nhân.

22

TIEU LUAN MOI download :


Về chủ nghĩa khủng bố: Ấn Độ đã là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố trong
hàng thập kỷ. Ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ấn Độ phải đối mặt với tình
hình trong nước khơng ổn định với mối đe dọa khủng bố ở Punjab, Jammu &
Kashmir. Mặc dù, những vụ khủng bố ở bang Punjab bắt đầu có dầu hiệu lắng
xuống vài cuối nhừng năm 1992, nhưng số lượng các vụ nổ do những kẻ khủng bố
gây ra vẫn tiếp tục diễn ra ở Janmu và Kashmir. Từ năm 1988 đến 1992, có 14.542
các vụ khủng bố với 9.863 kẻ khủng bố bị bắt và một số lượng lớn vũ khí, thuốc nổ
được các lực lượng Janmu và Kashmir thu giữ 2. Nguy hại hơn, theo phía Ấn Độ, hầu
hết các vụ khủng bố diễn ra ở Janmu và Kashmir lại đều do phía Pakistan hậu
thuẫn3. Thêm vào đó, những nhóm ly khai lại tăng cường hoạt động ở một số bang
Đông Bắc tiếp giáp với Myanmar và Trung Quốc. Do đó, vấn đề này đã thu hút sự
chú ý của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong vài thập kỷ qua.
Ấn Độ đã thơng qua một chính sách khơng khoan nhượng đối với khủng bố và lên
án nó cũng như chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa cực đoan dưới bất kỳ hình
thức hoặc biểu hiện nào. Ấn Độ nhấn mạnh đến thách thức của khủng bố đối với an
ninh quốc tế trong các cuộc gặp song phương và tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Năm 1996, Ấn Độ đã đề xuất Dự thảo Cơng ước Tồn diện về Khủng bố Quốc tế tại
Liên Hợp Quốc và hiện đang ủng hộ việc thơng qua sớm của nó.
Bước sang thế kỷ XXI, Nam Á ngày càng trở nên dễ bị tấn công bởi chủ

nghĩa cực đoan tôn giáo của Hồi giáo với mối quan hệ của Pakistan với Taliban và
các nhóm qn đội hoạt động tích cực ở Kashmir là vấn đề gây lo âu cho Ấn Độ.
Trong trường hợp Pakistan, sự lan rộng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và sự kiện
11/09 làm xấu đi mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp giữa Ấn Độ và Pakistan. Ấn Độ
khẳng định rằng vụ tấn công khủng bố vào tòa nhà Quốc hội ở New Delhi tháng 12
năm 2001 là do những phần tử khủng bố Pakistan thức hiện. Đối với ASEAN, Hàn
2

Võ Xuân Vinh (2005), “Chính sách hướng Đơng của Ấn Độ: các ngun nhân hình thành”, Tạp chí nghiên

cứu Đơng Nam Á, số 2, tr. 66.
3

Prakash Nanda (2003), Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look – East Policy, Lancer Publishers &

Distributors, New Dehli, pg.265.

23

TIEU LUAN MOI download :


Quốc và Nhật Bản, chủ nghĩa khủng bố có tác động thúc đẩy mối quan hệ giữa Ấn
Độ và các đối tác này. Do sự hợp tác không thực sự hiệu quả giữa Ấn Độ và các
nước Nam Á, mà một trong những yếu tố cản trở là Pakistan, Ấn Độ đã hướng tầm
nhìn sang khu vực Đơng Á.
Các cơ chế quản trị toàn cầu: theo đánh giá của Ấn Độ, các cơ cấu hiện tại
của quản trị toàn cầu bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế và Liên Hợp Quốc như
Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế đã không đủ đáp ứng bối cảnh quốc tế mới
như khủng hoảng chính trị và kinh tế hiện nay và do đó cộng đồng quốc tế cần có cơ

cấu mới về quản trị tồn cầu để đối phó với những thách thức xuyên quốc gia. Ấn
Độ nỗ lực cải tổ Liên Hợp Quốc, bao gồm cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc. Với hình ảnh tầm vóc ngày càng tăng của Ấn Độ, một số quốc gia đã công
khai tuyên bố ủng hộ Ấn Độ giành ghế trong Ủy ban thường trực Hội đồng Bảo an
mở rộng. Chính sự hỗ trợ gần như áp đảo trong cuộc bầu cử Ấn Độ giành ghế vào
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nói lên tất cả. Tuy
nhiên, để nói một cách khách quan và thực tế, đó sẽ là một con đường dài và khó
khăn để bước đi trước khi có thể đạt được chiến dịch cải cách đáng kể trong cấu trúc
hiện tại của quản trị toàn cầu.
Thứ hai là do sự bất ổn ở khu vực Nam Á và sự thiếu hội nhập trong SAARC
Khu vực Nam Á, nơi có bảy nước gồm Ấn Độ và 6 quốc gia khác là
Bangladesh, Buhtan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri-lanka, tất cả đều là các thành
viên của Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) và Afganistan. Từng là một
trong những trung tâm văn hố rực rỡ của lồi người, nơi ra đời của đạo Phật, song
do thời gian dài bị thực dân nước ngồi đơ hộ, bị phân chia và mâu thuẫn nhau, nên
vẫn thuộc vào nhóm các nước kém phát triển. Sau thời kỳ thực dân, khu vực Nam Á
bị bao trùm bởi những mâu thuẫn, sự bất bình đẳng và những nghịch lý (khơng chỉ
những dịng chảy sắc tộc xun biên giới mà cịn có vơ số các bất hịa sắc tộc – tôn
giáo). Vấn đề gây bất ổn nghiêm trọng ở khu vực Nam Á và có tác động lớn đến tiến

24

TIEU LUAN MOI download :


trình hội nhập ở khu vực bao gồm chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố
và sự chia rẽ trong xã hội.
Là quốc gia thuộc khu vực Nam Á, song vị thế của Ấn Độ lại khác hẳn so với
các quốc gia khác trong khu vực. Về vị trí địa lý, Ấn Độ có chung đường biên giới
với tất cả các quốc gia Nam Á khác. Trong khi đó khơng có quốc gia Nam Á nào

(ngoại trừ Afghanistan và Pakistan) có chung đường biên giới với các nước cịn lại.
Xét về tương đối, Ấn Độ có thể được coi là quốc gia ổn định nhất trong khu vực
Nam Á, với những bước phát triển nhanh và vượt bậc về kinh tế. So về dân số, lãnh
thổ, GDP, hình ảnh của Ấn Độ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đang trỗi dậy
trong nền kinh tế thế giới và dần đóng vai trị lớn hơn trên vũ đài quốc tế, Ấn Độ
đều vượt trội hơn các quốc gia Nam Á khác trong khu vực. Ấn Độ cũng là nước
mạnh nhất về quân sự và kinh tế, khiến nhiều nước trong khu vực Nam Á nhỏ hơn
cảm thấy lo sợ về quyền bá chủ của Ấn Độ.
Ấn Độ nằm ở một vị trí được bao bọc bởi những nước láng giềng khó khăn
và Ấn Độ phải đối mặt với nhiệm vụ phức tạp của việc duy trì an ninh trong nước và
ở khu vực để mục tiêu cơ bản của nó là phát triển kinh tế khơng bị cản trở. Hiện nay,
Ấn Độ đang bắt đầu nỗ lực nhiều hơn để cải thiện mối quan hệ với đối tác láng
giềng ở khu vực Nam Á, đồng thời cũng củng cố ảnh hưởng của mình bằng cách gia
tăng các gói cứu trợ nhằm làm dịu đi tình hình căng thẳng trong khu vực Nam Á.
Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) là nền tảng cho sự phát triển của
khu vực Nam Á. Ý tưởng xây dựng hợp tác khu vực Nam Á hiện đại ngày nay lần
đầu xuất hiện trong một hội nghị Quan hệ châu Á diễn ra ở Delhi vào tháng 4/1947.
Những bước đi vững chắc đầu tiên cho sự thành lập của SAARC là vào năm 1977
với đề xuất của Tổng thống Bangladesh, ông Ziaur Rahman. Đến tháng 12/1985,
lãnh đạo các quốc gia Nam Á gặp gỡ ở Dhaka và kí kết Hiến chương Hiệp hội Hợp
tác khu vực Nam Á. Đến đầu thập niên 1990, hầu hết các nước thành viên SAARC
đã tiến hành cải cách ở trong nước đi đôi với thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế. SAARC vẫn tồn tại trong hơn 27 năm qua và đã có các biện pháp tự do hố
25

TIEU LUAN MOI download :


×