Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

NGUYỄN THỊ LIÊN

MỐI LIÊN HỆ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG
TRONG SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Triết học
Mã ngành: 60.22.03.01

Hà Nội – 2014

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

NGUYỄN THỊ LIÊN

MỐI LIÊN HỆ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG
TRONG SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Triết học
Mã ngành: 60.22.03.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội - 2014

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn. Các kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng
bố. Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Học viên

Nguyễn Thị Liên

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của tất cả mọi người.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn –
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu. Thầy đã truyền đạt cho em những kiến thức, phương pháp quan
trọng và hơn thế nữa là một tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học để em có
thể hồn thành luận văn của mình.
Thứ hai, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tập thể các Thầy, Cô
giáo Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Trong cả chặng đường dài vừa qua, các Thầy Cô luôn luôn

tạo dựng cho chúng em nền tảng tri thức vững chắc và chỗ dựa tinh thần để
ngày hơm nay chúng em có thể chắp bút, nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu lắng nhất tới gia đình, bạn bè và
các anh chị em đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Học viên

Nguyễn Thị Liên

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu............................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn....................................................... 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 6
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn................................ 6
8. Kết cấu....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT LIÊN
HỆ GIỮA SẢN XUẤT VÀ KHOA HỌC ...................................................... 8
1.1. Quá trình phát triển sản xuất vật chất ............................................... 8
1.1.1. Sản xuất vật chất như là sự cải biến thực tiễn đối với tự nhiên ....... 8
1.1.2. Logic khách quan của sự phát triển sản xuất vật chất ................... 12
1.1.3. Tính bị quyết định kép của sự phát triển sản xuất vật chất ............ 19
1.2. Sự phát triển của khoa học tự nhiên ................................................. 26
1.2.1. Khoa học tự nhiên như là sự phản ánh giới tự nhiên qua lăng kính

thực tiễn..................................................................................................... 26
1.2.2. Các cuộc cách mạng theo chiều rộng và chiều sâu trong khoa học
tự nhiên ..................................................................................................... 31
1.2.3. Cơ sở thực tiễn cho sự nảy sinh khoa học lý thuyết ....................... 35
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 44
CHƯƠNG 2. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁC CUỘC CÁCH
MẠNG TRONG SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ CÁCH MẠNG TRONG
KHOA HỌC TỰ NHIÊN ............................................................................. 45

TIEU LUAN MOI download :


2.1. Các dấu mốc lịch sử chủ yếu của các cuộc cách mạng trong sản
xuất vật chất và khoa học tự nhiên........................................................... 45
2.1.1. Sự hình thành và cuộc cách mạng trong phong cách tư duy khoa
học từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại đến thế kỷ XVII ........................................... 45
2.1.2. Cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ sản xuất vật chất
giữa thế kỷ XVIII ....................................................................................... 57
2.1.3. Sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên với sản xuất vật chất trong thế
kỷ XVIII - XIX............................................................................................ 64
2.2. Sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên
trong giai đoạn hiện nay ............................................................................ 70
2.2.1. Cuộc cách mạng trong phong cách tư duy khoa học đầu thế kỷ XX.... 70
2.2.2. Cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ sản xuất vật chất
thế kỷ XX ................................................................................................... 76
2.2.3. Sự kết hợp hiện nay giữa khoa học tự nhiên và sản xuất ............... 82
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99


TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang bước vào một thời
kỳ chuyển biến mạnh mẽ, “một cơn đau đẻ” rất dữ dội, một cuộc đấu tranh
quyết liệt giữa cái cũ và cái mới. Đó là sự chuyển tiếp mang tính tồn cầu từ
xã hội cơng nghiệp sang xã hội trí tuệ, gắn liền với nó là vấn đề sản xuất vật
chất, khoa học - cơng nghệ và hiện đại hố xã hội.
Là những năm của con sâu trong kén, sự phát triển có tính bùng nổ của
lực lượng sản xuất những năm gần đây dưới tác động của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới, tạo ra
một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của loài người, hình thành nền
kinh tế tri thức. Nếu như những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở
thành điểm tựa, làm đòn bẩy cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản
chủ nghĩa, đưa chủ nghĩa tư bản tiến dần lên những nấc thang cao hơn, với
những hình thức hồn thiện hơn, thích ứng với những điều kiện sản xuất và xã
hội do chính những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đem lại thì trong xã
hội hiện đại, sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật - cơng nghệ đã
xố nhồ ranh giới giữa lao động thể lực và lao động trí óc. Giờ đây, thực tiễn
sản xuất trở thành mảnh đất màu mỡ, ươm trồng những sáng kiến khoa học;
Lao động thai nghén nên khoa học kỹ thuật; khoa học kỹ thuật hồn thiện
hình thức, làm phong phú nội dung của lao động, sáng tạo ra các loại hình lao
động trình độ cao hơn.
Nằm trong dịng chảy chung đó, một trong các vấn đề quan trọng nhất
trong sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong điều kiện triển khai mạnh mẽ cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và hội nhập quốc tế là vấn đề chủ
động thực hiện cuộc cách mạng đó phù hợp với các tính quy luật khách quan

của sự nảy sinh và phát triển của nó. Vấn đề đó chỉ có thể được giải quyết
1

TIEU LUAN MOI download :


hiệu quả trong trường hợp chủ thể quản lý (chủ thể sáng tạo, chủ thể vận
dụng...) có lý luận tốt về mối liên hệ biện chứng giữa các cuộc cách mạng
khoa học và cách mạng kỹ thuật nói chung ở thời đại chúng ta làm điểm tựa.
Các cuộc cách mạng đó thường là các q trình độc lập tương đối với nhau và
mới hợp nhất thành một quá trình cách mạng khoa học - kỹ thuật duy nhất.
Đến lượt mình, việc xây dựng và nắm bắt lý luận đó lại cần phải dựa
trên một sự hiểu biết tốt về mối liên hệ lẫn nhau của các cuộc cách mạng
trong sự phát triển lịch sử của sản xuất vật chất với khoa học tự nhiên. Chỉ có
trên cơ sở một lý thuyết tổng quát về biện chứng của sản xuất vật chất và
khoa học tự nhiên, được kiểm chứng bằng toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại
thì mới có thể hiểu và xây dựng được một lý thuyết chuyên biệt, cụ thể, đúng
đắn, khách quan về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Từ đó mới có
thể tìm ra những quy luật tất yếu của sự phát triển khoa học - công nghệ vốn
đang là một vấn đề cấp thiết, có tính thời đại đối với mỗi quốc gia nhằm phát
huy tiềm năng đất nước, thúc đẩy kinh tế - xă hội phát triển.
Hơn nữa, vấn đề biện chứng của sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên
là hạt nhân cốt lõi và biến động nhất của một quan niệm triết học chung hơn
về mối quan hệ giữa “thực tiễn” và “nhận thức chân lý”. Khi và chỉ khi hiểu
một cách đúng đắn về vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ biện chứng giữa
chúng, để thấy được sự tác động song hành, nhịp nhàng giữa mỗi một bước
tiến trong sản xuất với mỗi một bước chuyển mình trong khoa học thì mỗi
người mới có thể “cải tạo thế giới” theo chiều hướng tích cực.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Mối liên hệ của
các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên” làm đề

tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo dòng chảy của lịch sử, vấn đề khoa học tự nhiên, cách mạng khoa
học - kỹ thuật, cách mạng khoa học - công nghệ cùng với lịch sử vấn đề sản
2

TIEU LUAN MOI download :


xuất vật chất đã được khá nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu dưới nhiều giác độ khác nhau.
Đầu tiên, có thể kể đến nhóm các tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph.
Ăngghen, V. I. Lênin mà điển hình là hai cơng trình Tư bản [32] và Biện
chứng của tự nhiên [31]. Bằng những quan niệm, những luận thuyết của
mình, các nhà kinh điển đã đề cập đến vấn đề sản xuất vật chất, khoa học tự
nhiên, những mâu thuẫn nội tại và xu hướng phát triển của nó. Đặc biệt, C.
Mác cịn ưu ái khi dành hẳn một dung lượng số trang khá lớn để bàn về máy
móc và đại cơng nghiệp, trong đó, “sự phát triển của máy móc” được Người
đặc biệt chú trọng, coi như xuất phát điểm của sự vận hành nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa. Song hành cùng với tác phẩm để đời trên của Mác, Ăngghen với
những xấp bản thảo cịn vội vàng nhưng đã khái qt được tồn bộ tính biện
chứng của tự nhiên, những thành tựu của khoa học tự nhiên và đã đưa ra
nhiều dự đoán đúng như GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn nhận xét: Thật là
những tiên đoán thiên tài được khẳng định bằng những thành tựu tuyệt vời.
Đây chính là một trong những cơ sở đáng tin cậy để từ đó tác giả triển khai
luận văn của mình.
Tiếp theo, phải nói đến nhóm các tác phẩm chuyên sâu bàn về cách
mạng khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ của các tác giả nước ngồi, đã được dịch
sang tiếng Việt như cuốn sách của X.V. Sukhardin, (1979), Cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật hiện đại [42]; cuốn Tìm hiểu về cách mạng khoa học kỹ

thuật (1978) do A. Guxarov và B. Rađaev viết [17] hay cuốn sách Khoa học
năm 2000 [25] của B. G. Kuznetxôv, (1976) được Lâm Quỳnh và Linh Anh
dịch cùng rất nhiều các cơng trình mang tính hành lang khác. Dưới nhãn quan
lịch sử của các học giả nước ngoài, các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và
công nghệ trên thế giới lần lượt được tái hiện bằng góc nhìn phân tích, tổng
hợp, logic và lịch sử. Thế nhưng cây cầu nối đến cuộc cách mạng trong sản
xuất và sự khởi điểm của nó từ khoa học tự nhiên lại chưa được đề cập đến
một cách thỏa đáng.
3

TIEU LUAN MOI download :


Chung tay giải quyết vấn đề này, ở Việt Nam cũng có nhiều tác gia tâm
huyết nghiên cứu và khẳng định thành quả của sự nghiên cứu đó bằng những
đứa con tinh thần của mình. Khơng thể khơng kể đến nhóm các cơng trình
mới đây của PGS. TS. Nguyễn Như Hải, (2013), Tương tác khoa học [20]; Bộ
Khoa học, Công nghệ và Mơi trường ấn hành cơng trình Khoa học và công
nghệ thế giới: Kinh nghiệm và định hướng chiến lược năm 2002 [4]; cơng
trình chun sâu của tập thể tác giả Lê Hữu Nghĩa và Phạm Duy Hải (1998):
Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ [38] hay
cuốn Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật thế kỷ 20 [26] của tác giả Đinh
Ngọc Lân (1976)… Các ấn phẩm khoa học kể trên đã tiếp nối dòng chảy của
lịch sử thế giới, luận bàn về các cuộc cách mạng từ khoa học tự nhiên cho đến
khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sản xuất trên nền tảng của sự tương tác và
thay đổi đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Khơng có tham vọng giải quyết được mảng đề tài to lớn đó nhưng các
bài báo ngắn, được đăng trên các tạp chí khoa học cũng đã có cơng giải quyết
từng mắt xích nhỏ trong chuỗi dây chuyền sản xuất, kỹ thuật và khoa học tự
nhiên. Gần gũi nhất với mảng đề tài trên là bài viết của Vũ Văn Viên (1977),

Về sự tiến triển của phong cách tư duy khoa học tự nhiên [52]; tác giả Lê Huy
Thực (2003) với bài viết Về luận điểm “Khoa học trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp” [45] hay gián tiếp hơn là công trình Về hậu quả tiêu cực và
những thách thức của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại [49]
được viết bởi Phạm Thị Ngọc Trầm (2000). Mỗi bài viết đều giải quyết được
vấn đề đúng như tên gọi và mang một dấu ấn riêng, những cái riêng đó tạo
thành một nét chung duy nhất là trở thành mô hình lý luận cho tác giả tham
khảo nghiên cứu vấn đề của luận văn.
Nhìn chung, các cơng trình mang tính chuyên khảo trên đã đi sâu
nghiên cứu, phân tích đến cả những giai đoạn thai nghén và phát triển của các
cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên, đưa ra các cách hiểu về khoa học,
4

TIEU LUAN MOI download :


kỹ thuật, công nghệ và chỉ ra bản chất sự khác biệt giữa các giai đoạn của các
cuộc cách mạng trong lịch sử gắn với sự vận động của thực tiễn sản xuất. Tuy
nhiên, hầu hết các cơng trình đó mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, khảo sát
bước đầu trong giai đoạn hiện đại mà chưa lược khảo được hết tất cả tiến trình
vận động khơng ngừng của lịch sử nhân loại trong sản xuất vật chất cùng
khoa học tự nhiên. Dẫu sao, các tài liệu trên vẫn trở thành nguồn tư liệu quý
báu để tác giả nghiên cứu đề tài của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Khảo sát và phân tích mối liên hệ giữa các cuộc cách mạng
trong phương thức kỹ thuật của sản xuất vật chất và trong khoa học tự nhiên,
từ đó nêu cách hiểu về mối quan hệ biện chứng của chúng.
Nhiệm vụ:
+ Luận văn đi sâu tìm hiểu những nội dung cơ bản của lý thuyết liên hệ
giữa sản xuất và khoa học, bao gồm quá trình phát triển của sản xuất vật chất

và sự phát triển của khoa học tự nhiên.
+ Luận văn đi sâu nghiên cứu, vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa các
cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và cách mạng trong khoa học tự nhiên
thông qua việc khảo sát về các điểm mốc lịch sử của chúng tiến tới sự vận
động song hành của cả hai.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
+ Luận văn được thực hiện dựa trên cách hiểu duy vật lịch sử về mối
quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, khẳng định vị trí hàng đầu của sản xuất vật chất so với sản
xuất tinh thần ở mọi thời kỳ lịch sử nhân loại và ở mọi cuộc cách mạng
trong khoa học.
+ Luận văn còn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng về thực tiễn
như là cơ sở của nhận thức, từ đó cho phép hiểu về mối liên hệ không tách rời
5

TIEU LUAN MOI download :


giữa sự phản ánh tư tưởng (lý luận) về thế giới bên ngồi với sự cải biến nó
một cách vật chất (thực tiễn).
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên phương pháp luận biện
chứng duy vật với việc vận dụng các phương pháp thống nhất lịch sử - logic;
phân tích - tổng hợp; so sánh; khái quát hóa và đi từ trừu tượng đến cụ thể.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Mối liên hệ chuyển hóa lẫn nhau của các cuộc cách mạng
trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên từ thời kỳ đầu tiên của lịch sử
nhân loại cho đến hiện nay.
Phạm vi: lịch sử phát triển của sản xuất vật chất và lịch sử phát triển
khoa học tự nhiên từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ hiện đại (thế kỷ XX).

6. Đóng góp của luận văn
Thực hiện việc cụ thể hóa logic - lịch sử luận điểm chung về thực tiễn
(sản xuất vật chất) như là cơ sở của nhận thức (khoa học tự nhiên) và nói
riêng, vạch ra nội dung của luận điểm đó ứng với cuộc cách mạng khoa
học - cơng nghệ hiện đại. Khẳng định tính chân lý của cách hiểu duy vật
về lịch sử về xuất phát điểm của nó: nguyên tắc thực tiễn như là cơ sở của
nhận thức và nguyên tắc tính vượt trội (ưu tiên) của sản xuất vật chất đối
với sản xuất tinh thần.
Khảo sát được tiến trình vận động khơng ngừng của lịch sử sản xuất vật
chất và lịch sử phát triển của khoa học tự nhiên như những đối tượng luôn
thâm nhập vào nhau, trở thành cơ sở, bước đệm cho nhau phát triển.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn vạch ra được mối quan hệ biện chứng giữa
các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và trong khoa học tự nhiên. Trước
tiên, nó đã bổ sung và góp phần khẳng định tính đúng đắn của kho tàng lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin dù ở các thời đại lịch sử khác nhau về tính
biện chứng giữa sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, về vai trò của thực
tiễn như là cơ sở kiểm tra chân lý.
6

TIEU LUAN MOI download :


Mặt khác, trên phương diện thực tiễn, từ việc luận văn chỉ ra được sự
vận động song hành giữa hai lĩnh vực quan trọng của đời sống, mà từ đó
chúng ta hiểu, chủ động nắm bắt và góp phần điều chỉnh chúng theo hướng có
lợi cho con người.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học một số
chuyên đề triết học Mác - Lênin, lôgic học biện chứng và nói chung cho
những ai quan tâm đến vấn đề sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần.

8. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương và 4 tiết.

7

TIEU LUAN MOI download :


CHƯƠNG 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
LÝ THUYẾT LIÊN HỆ GIỮA SẢN XUẤT VÀ KHOA HỌC
1.1. Quá trình phát triển sản xuất vật chất
1.1.1. Sản xuất vật chất như là sự cải biến thực tiễn đối với tự nhiên
Hoạt động sản xuất của con người là hình thức tương tác đặc biệt mang
tính cải biến vật chất - trao đổi chất và năng lượng giữa các khách thể vật chất
như xã hội loài người với toàn bộ thế giới bên ngồi, với tự nhiên. Q trình
trao đổi đó là sự cải biến mang tính xã hội đối với tự nhiên nhằm thỏa mãn
các nhu cầu người được trung giới bởi việc đặt ra các nhiệm vụ có ý thức và
các phương tiện nhân tạo nhằm đạt tới các mục đích sản xuất của nhân loại bằng kỹ thuật mà con người đặt giữa mình với giới tự nhiên. Từ 3 điểm cơ
bản đó của sản xuất vật chất phát sinh ra một loạt các điểm đặc biệt của nó
như một hình thức thực tiễn xã hội làm cơ sở của tất cả các hình thức cịn lại
của nó. Tuy nhiên, luận văn chỉ khảo sát một số trong các điểm đặc biệt đó –
chỉ những điểm liên quan trực tiếp tới chuỗi “sự cải biến sản xuất - thực tiễn
đối với tự nhiên” – “sự cải biến thực nghiệm - thực tiễn đối với tự nhiên” –
“khoa học tự nhiên”. Nói khác đi, ở đây chỉ phân tích những điểm đặc thù của
thực tiễn sản xuất vốn trực tiếp hay gián tiếp thông qua thực tiễn khoa học thực nghiệm quyết định tính chất mối liên hệ biện chứng giữa sản xuất vật
chất và khoa học tự nhiên, sự phát triển của cái sau trên cơ sở sự phát triển
của cái trước.
Tính chất xã hội của sản xuất vật chất con người quy định tính phổ
qt, tính vơ hạn của sự cải biến sản xuất - thực tiễn đối với tự nhiên bởi con

người khác với tính chất hạn chế của sự cải biến thế giới bên ngoài bởi con
vật. Theo Ăngghen: “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã
hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại
sản xuất” [33, tr. 241]. Con vật chỉ thể hiện được sự tích cực đối với nhóm rất
hạn chế các đối tượng ngồi và các thuộc tính khách quan của chúng, còn con
8

TIEU LUAN MOI download :


người là sinh thể đa năng theo nghĩa nó có thể thể hiện tính tích cực của mình
về ngun tắc với bất kỳ khách thể tự nhiên nào, với sự đa dạng khách quan
các thuộc tính của chúng. Và tính chất xã hội của việc thỏa mãn các nhu cầu
con người bởi chính mình, hình thức xã hội của sự tương tác người với tự
nhiên, đã làm con người thành sinh thể đa năng như vậy. Hình thức xã hội đó
quy định sự gia tăng vơ hạn các nhu cầu người và như vậy, cả sự vô hạn về
mặt lịch sử các mục đích của sự tác động cải biến của con người lên thế
giới bên ngồi. Chính sự thỏa mãn mang tính tập thể các nhu cầu con người
dẫn tới việc ngày càng xuất hiện ở họ các nhu cầu mới định hình những
mục đích cải biến tự nhiên ngày càng mới bởi chính họ. Do đó, người ta
coi “sản xuất vật chất là một trong những loại hoạt động đặc trưng của con
người - đó cũng chính là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải
biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con
người và xã hội” [2, tr. 128].
Nhưng về mặt lịch sử, do hoạt động người là phương thức duy nhất
thỏa mãn các nhu cầu của nó, nên hoạt động cải tạo vơ hạn tự nhiên bởi con
người cần phải được tương thích với sự gia tăng vơ hạn các nhu cầu đó. Và
suy ra, tính chất xã hội của sự tương tác con người với tự nhiên đưa tới chỗ về
nguyên tắc, tất cả giới tự nhiên trong chỉnh thể, trong toàn bộ sự đa dạng vô
hạn của khách thể vật chất và các thuộc tính của chúng đều có khả năng trở

thành đối tượng của sự tác động, cải biến mang tính người. Phương thức xã
hội của sự tồn tại người biến con người thành sinh thể có khả năng phát triển
vơ hạn trong lịch sử nhờ sự biến đổi bản tính xã hội, chứ khơng phải bản tính
sinh học, thành sinh thể có khả năng về ngun tắc biến tồn bộ hiện thực
thiên nhiên thành hiện thực xã hội - tự nhiên, thành “tự nhiên được người
hóa” trong tiến trình lịch sử vơ hạn của mình. Tính đa năng phổ qt đó của
con người như sinh thể cải biến giới tự nhiên một cách thực tiễn, là cơ sở cho
tính đa năng của con người như sinh thể phản ánh, nhận thức giới tự nhiên,
9

TIEU LUAN MOI download :


tức là cơ sở của khả năng loài người nhận thức tồn bộ hiện thực tự nhiên
trong tồn bộ tính đa dạng vô hạn các khách thể vật chất và các thuộc tính
khách quan của chúng trong tiến trình lịch sử vơ hạn của mình.
Sự phát triển khơng giới hạn các mục đích cải biến sản xuất - thực tiễn
của con người đối với tự nhiên đòi hỏi sự phát triển ở quy mô tương ứng các
phương tiện nhằm đạt các mục đích đó. Các khí quan tự nhiên của con người
như là phương tiện hiện thực hóa các chức năng sản xuất này hay khác - các
chức năng mà việc thực hiện chúng là thiết yếu để cải biến tự nhiên thành đối
tượng tiêu dùng của con người là quá hạn chế. Tuy nhiên, khi sở hữu các
phương tiện kỹ thuật nhân tạo để thực hiện các chức năng sản xuất, nhân loại
bằng cách đó sở hữu ln cả các phương tiện sản xuất phổ quát ở cái nghĩa là
chúng có khả năng phát triển khơng giới hạn phù hợp với sự tăng cường vô
hạn trong lịch sử các mục đích cải biến mang tính sản xuất - xã hội đối với tự
nhiên bởi con người. Sự phát triển khơng giới hạn đó của kỹ thuật cải biến sản
xuất - thực tiễn đối với tự nhiên trở thành cơ sở cho sự phát triển tương ứng
của kỹ thuật biến đổi thực nghiệm - thực tiễn, tức là của sự biến đổi vật chất
đối với tự nhiên nhằm mục đích nhận thức nó.

Sản xuất vật chất có kỹ thuật chế tạo các sản phẩm tiêu dùng từ các đối
tượng tự nhiên - kỹ thuật sản xuất – tự thân là thiết bị khổng lồ cho các nghiên
cứu khoa học tự nhiên, là phịng thí nghiệm đặc thù của khoa học tự nhiên. Ở
những thời kỳ sơ khởi của lịch sử nhân loại, sản xuất vật chất trong quan hệ
với khoa học tự nhiên thể hiện là phương tiện duy nhất đặt ra cho tự nhiên
(thường khơng có chủ định) những câu hỏi xác định và cũng là phương tiện
trả lời cho các câu hỏi đó. Ở các nấc thang phát triển cao hơn, sản xuất vật
chất cho phép tạo ra các phương tiện chuyên môn dành cho việc nhận thức
thực nghiệm về tự nhiên. Trong q trình đó, do khoảng cách được định hình
trong lịch sử giữa sản xuất các vật phẩm và sản xuất các tri thức khoa học về
chúng mà khoa học tự nhiên đã khá hiếm khi sử dụng sản xuất vật chất như là
10

TIEU LUAN MOI download :


dụng cụ đặc thù và như phịng thí nghiệm đặc biệt. Khoa học tự nhiên thích
các dụng cụ và phịng thí nghiệm chuyên dụng trực tiếp để cải biến các đối
tượng tự nhiên với mục đích thu nhận các tri thức về chúng. Ở giai đoạn hiện
nay, một lần nữa sản xuất lại trở thành phương tiện nhận thức khá mạnh về
thế giới, mặc dù còn ở mức độ lớn hơn so với trước đây, sản xuất cho phép
hiện thực hóa nói chung và trong tổng thể ước muốn hợp lẽ của khoa học tự
nhiên được cung cấp những phương tiện chuyên dụng cho việc cải biến thực
nghiệm đối với tự nhiên. Trong tiến trình này, chỉ kỹ thuật sản xuất mới đẩy
được nền tảng thực nghiệm của khoa học tự nhiên ra khỏi các giới hạn mà
trong đó nó có thể phát triển độc lập tương đối với kỹ thuật cải biến sản xuất thực tiễn đã được tạo ra.
Sự biến đổi mang tính sản xuất - xã hội đối với tự nhiên bởi con người
trong tiến trình sản xuất vật chất dẫn đến làm biến đổi bản chất sản xuất - xã
hội của chính con người – cái bản chất người vốn trùng với cả việc họ sản
xuất ra cái gì, lẫn với việc, họ sản xuất như thế nào. Nhân chuyện này, Mác

viết là, khi tác động vào thế giới ngồi và biến đổi nó để thu phục chất tự
nhiên thành chất có ích cho cuộc sống riêng của mình, con người đồng thời
làm thay đổi bản chất riêng của mình. Sản xuất vật chất hóa ra là sản xuất
khơng chỉ ra các đối tượng mà cịn ra các nhu cầu mới, mà tổng thể của chúng
là cơ sở của bản chất sản xuất - xã hội biến đổi trong lịch sử của con người.
Vì thế, khi sản xuất các vật nhờ làm thay đổi tự nhiên bên ngồi, nhân loại
buộc phải thường xun thốt ra khỏi khn khổ bản chất sản xuất - xã hội
trước đó của mình. Mà lối thốt ra đó buộc họ phải vượt qua trình độ sản xuất
vật chất đã đạt được, phát triển hơn lên nữa. Như vậy, sản xuất vật chất chính
là hình thức thực tiễn đặc thù có chứa trong bản thân mình nguồn gốc, động
lực của sự phát triển tiếp theo của mình.
Mâu thuẫn giữa hình thức sản xuất đã có và các đối tượng với sự biến
đổi bản chất sản xuất - xã hội của con người vốn do chính sản xuất đó quy
11

TIEU LUAN MOI download :


định chính là nguồn gốc bên trong thúc đẩy sự phát triển không giới hạn của
sản xuất vật chất. Và nếu sản xuất vật chất luôn phát triển tiếp là nhờ tính tất
yếu khách quan bên trong của nó, thì tính tất yếu khách quan của sự phát triển
của tất cả các hình thức thực tiễn khác, bao gồm cả của sự cải biến thực
nghiệm - thực tiễn đối với tự nhiên, là bên ngoài đối với chúng. Xét đến cùng,
tính quy luật khách quan của sự phát triển mọi hình thức thực tiễn đều bắt
nguồn từ tính quy luật khách quan của sự phát triển sản xuất vật chất. Ngày
nay cũng như trước kia, động lực đích thực của sự phát triển này, nói cho
cùng, thì đã và vẫn là thực tiễn vật chất, tức đòi hỏi của sản xuất, nhu cầu của
kỹ thuật. Nhờ đó, sản xuất vật chất mới biểu hiện với tư cách là cơ sở khách
quan của lịch sử nhân loại: tính quy luật của sự phát triển lịch sử nhân loại rốt
cuộc do tính quy luật phát triển của sản xuất vật chất quy định.

1.1.2. Logic khách quan của sự phát triển sản xuất vật chất
Nguồn gốc bên trong của sự phát triển sản xuất vật chất ln gây “áp
lực” lên trình độ sản xuất đã đạt được, không ngừng sinh ra những nhu cầu
mới cho con người. Khi đã đạt đến mức độ nhất định, “áp lực” đó tất yếu địi
hỏi phải cải biến hình thức sản xuất vật chất đã có thành hình thức mới, năng
suất và hiệu quả hơn cho việc thỏa mãn các nhu cầu của con người. Và tại đây
người ta có thể đặt câu hỏi mang tính ngun tắc và rất quan trọng về mặt
thực tiễn là, sự phát triển của sản xuất vật chất từ hình thức này sang hình
thức khác diễn ra theo chiều hướng nào, dưới dạng nào?
Hiện nay, khi khoa học giữ vai trò sản xuất ngày càng tăng, một số nhà
triết học mácxít, trong việc luận giải quan điểm của Mác về khả năng khoa
học biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã hiểu vai trị sản xuất của nó
theo kiểu, giờ đây chính nó - khoa học - xác định xu hướng phát triển của sản
xuất vật chất, còn sự sản xuất tri thức khoa học và sự phát triển của nó lại diễn
ra theo logic riêng, độc lập với sản xuất vật chất. Theo họ, nếu có các nhu cầu
của kỹ thuật đặt ra trước khoa học, khiến chúng thúc đẩy chủ yếu là các
12

TIEU LUAN MOI download :


nghiên cứu ứng dụng và xử lý các lý thuyết cơ bản đã được khám phá, nếu
quan hệ này (kỹ thuật - khoa học) tạo ra khả năng cải cách nền sản xuất, làm
thay đổi nền tảng công nghệ đang có của nó, thì các nhu cầu của khoa học đặt
ra cho kỹ nghệ và các thành tựu của nó, cho phép tạo ra các phương pháp và
kết cấu công nghệ mới hẳn, lại cho phép cách mạng hóa nền sản xuất. Như
vậy, hướng quan hệ từ khoa học đến sản xuất ngày nay đã trở thành hướng
chủ đạo quyết định sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Hoặc: hiện nay khoa học,
khi đã tạo ra khối lượng tri thức vượt trước, đang chuẩn bị sẵn nền móng cho
sự phát triển cách mạng tiếp theo của kỹ thuật, công nghệ, khai phá những

con đường mới cho sự tiến bộ kỹ thuật.
Quan điểm trên được khá nhiều người nghiên cứu trong các giai đoạn
nhất định của lịch sử đồng tình. Họ khẳng định: “Ngày nay, khoa học có ảnh
hưởng quyết định đối với nền sản xuất, đối với mọi địa bàn hoạt động của con
người. Khoa học không những chỉ có khả năng làm thay đổi các ngành cơng
nghiệp, giao thơng vận tải và nơng nghiệp mà cịn làm biến đổi cả các ngành
phục vụ, đời sống và văn hóa” [42, tr. 208] hay “Khoa học ngày nay đã tham
gia trực tiếp vào sản xuất hàng ngày, đã trở thành nguồn gốc chính của những
tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Khoa học thực sự xâm nhập vào sản xuất và
trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp” [26, tr. 43]. Theo một cách khác,
“Thiên nhiên, nhà sáng tạo vĩ đại ấy đã tỏ ra khơng có khả năng đáp ứng
những nhu cầu mới của sản xuất. Bắt tay vào cơng việc đó là con người được
vũ trang bằng khoa học” [17, tr. 12].
Như vậy, theo các quan điểm nêu trên thì vai trị của khoa học là, chính
nó định hướng phát triển tiếp theo cho sản xuất vật chất. Cũng chính nó tự
khám phá các quy luật nền tảng của tự nhiên hoàn toàn độc lập với các nhu
cầu riêng của kỹ thuật, của sản xuất vật chất. Và nếu nhất qn trên quan
điểm đó, thì sẽ buộc phải kết luận, sự phát triển của sản xuất vật chất diễn ra
dưới hình thức các phát minh khoa học và sự vật chất hóa chúng thành các
13

TIEU LUAN MOI download :


kết quả kỹ thuật và sản xuất, là do chính nội dung các phát minh đó quy định
hồn tồn, do chính các phát minh đó tạo ra. Và như thế thì logic phát triển
của sản xuất vật chất sẽ là như thế nào? Rõ ràng, sẽ chính là logic nội tại của
sự phát triển khoa học.
Liên quan tới việc, trong những điều kiện cách mạng khoa học - kỹ
thuật, sự phát triển của khoa học hiển nhiên là đi trước, theo một ý nghĩa xác

định, so với sự phát triển của kỹ thuật và sản xuất. Từ đây có thể nảy ra vấn
đề: liệu nói chung, vai trị động lực của toàn bộ sự tiến bộ của khoa học, kỹ
thuật và sản xuất có phải đã chuyển sang cho khoa học không? Nhà xã hội
học Mỹ Đa-ni-en Ben mưu toan luận giải cho quan điểm trên bằng cách xây
dựng “một nguyên lý về vai trò trung tâm của nhận thức lý luận”.
Tuy nhiên, hiểu vai trò sản xuất của khoa học theo kiếu biến sản xuất
vật chất thành sản phẩm phát triển theo logic riêng của khoa học là không hẳn
chính xác dưới ánh sáng luận điểm của Mác rằng, sản xuất vật chất phát triển,
cải biến từ hình thức này thành hình thức khác hồn tồn khơng phải do khoa
học làm ra các phát minh mà nội dung riêng của chúng xác định sự biến đổi
đó, mà trước hết là do các mâu thuẫn bên trong của chính hình thức sản xuất
vật chất đã chín muồi. Với lý do đó, Mác rất có lý khi cho rằng, sự phát triển
các mâu thuẫn của hình thức sản xuất lịch sử đã biết - là con đường lịch sử
duy nhất làm tan rã nó và hình thành hình thức mới…
Như vậy, theo Mác, sự phát triển của sản xuất vật chất từ một hình thái
này sang hình thái khác là do sự phát triển các mâu thuẫn riêng của sản xuất
vật chất. Chính sự đặc thù của chúng xác định hướng cải biến sản xuất vật
chất từ hình thức đã có sang hình thức mới. Vì thế phải khảo sát sự phát triển
của sản xuất vật chất như quá trình diễn ra dưới hình thức nảy sinh và giải
quyết liên tục các mâu thuẫn riêng của nó. Đúng như C. Mác đã khẳng định:
“… tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó là tiền đề của
mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra
14

TIEU LUAN MOI download :


lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống,
nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là
việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra

bản thân đời sống vật chất” [30, tr. 39 – 40]. Thêm vào đó, sự phát triển của
sản xuất vật chất cịn có thể được xét cả như q trình diễn ra dưới hình thức
hiện thực hóa các thành tựu khoa học xác định (bởi chính đặc thù của các mâu
thuẫn riêng của sản xuất vật chất). Thế nhưng mâu thuẫn riêng của sản xuất
vật chất mà quá trình khách quan nảy sinh và giải quyết chúng cũng là logic
(biện chứng) khách quan của sản xuất đó là gì? Để trả lời câu hỏi đó, luận văn
phân tích các thành tố cơ bản tạo thành hình thái lịch sử của sản xuất vật chất.
Nếu sản xuất vật chất là sự cải biến thực tiễn về bản chất mang tính xã
hội đối với tự nhiên nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu của con người thì
nó phải vận hành trong hệ thống xác định các quan hệ sản xuất. Hệ thống đó
chính là “hình thức xã hội” của sản xuất. Điều này đã được giới nghiên cứu
lịch sử đồng thuận: “Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản
tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật
chất của q trình sản xuất cịn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của q
trình đó” [2, tr. 135].
Tiếp theo, ở mọi giai đoạn phát triển của sản xuất, hệ thống vật chất
vốn là tác nhân (vật mang) của các chức năng sản xuất, đều có con người và
kỹ thuật là những thành tố. Vì thế sản xuất vật chất là sự phân chia xác định
tập hợp các chức năng sản xuất giữa con người và kỹ thuật - hai thành tố của
lực lượng sản xuất. Đặc thù của sự phân chia đó lại xác định hệ thống các
quan hệ công nghệ, tức là quan hệ giữa con người và kỹ thuật trong q trình
hiện thực hóa các chức năng sản xuất. Hệ thống đó chính là hình thức công
nghệ, hay phương thức (phương pháp) công nghệ của sản xuất. Luận giải về
điều này, X.V. Sukharđin viết: “Phương pháp công nghệ của sản xuất là tập
hợp của ba yếu tố: 1, Tổ chức sử dụng các phương tiện kỹ thuật; 2, Phương
15

TIEU LUAN MOI download :



pháp kỹ thuật để gắn bó người sản xuất với các phương tiện kỹ thuật; 3, Phân
công lao động. Cả ba yếu tố này đều gắn bó với nhau” [42, tr. 16].
Như Mác đã chỉ ra trong Tư bản, cũng như trong các bản thảo chuẩn bị
cho tác phẩm đồ sộ đó, hình thái lịch sử mới của sản xuất được xác định bởi
đặc thù của mâu thuẫn giữa các phương thức công nghệ của sản xuất, giữa lực
lượng sản xuất đặc trưng cho phương thức cơng nghệ đó với các quan hệ sản
xuất đang được hình thành trên cơ sở của chúng. Trong đó vai trị làm cơ sở
cho sự phát triển của sản xuất vật chất, làm điều kiện cho sự hiện thực hóa nó,
theo Mác, là thuộc về lực lượng sản xuất, thuộc phương thức công nghệ của
sản xuất. Các mâu thuẫn giữa các phương thức công nghệ của sản xuất
thường chín muồi chính trên cơ sở các mâu thuẫn nội tại của lực lượng sản
xuất, của phương thức cơng nghệ sản xuất. Những mâu thuẫn đó nói chung,
bằng đặc thù của mình, quyết định hình thái lịch sử sản xuất mới. Các mâu
thuẫn nội tại của lực lượng sản xuất một cách trực tiếp chỉ quyết định hình
thức cơng nghệ của sản xuất, đó là những mâu thuẫn giữa tính tất yếu phải
nâng cao hiệu quả sự vận hành của chúng với kết cấu hiện tồn của chúng vốn
không đủ khả năng cải tạo căn bản, đảm bảo cho những chức năng sản xuất
mới tất yếu một cách khách quan. Những nhu cầu mới xuất hiện ở con người
đòi hỏi lực lượng sản xuất hiện tồn một sự vận hành hiệu quả hơn, là điều chỉ
có thể đạt được nhờ sự cải biến tương ứng các yếu tố thực hiện chức năng sản
xuất, tức là của kết cấu lực lượng sản xuất.
Mâu thuẫn giữa sự vận hành và kết cấu của lực lượng sản xuất - động
lực bên trong cải biến chúng thành lực lượng sản xuất mới - đã được hình
thành như thế. Quá trình xuất hiện và giải quyết mâu thuẫn đó cũng chính là
biện chứng, là logic khách quan của sự phát triển của sản xuất vật chất. Biện
chứng đó là tính quy luật khách quan tổng thể, xương sống, nền tảng nhất của
sự phát triển sản xuất vật chất và đồng thời với nó, cịn là của tất cả các quan
hệ xã hội khác, bao gồm cả quan hệ lý luận của xã hội với tự nhiên - tức là
16


TIEU LUAN MOI download :


khoa học. Xét trong quan hệ với khoa học thì phép biện chứng đó chính là
“trục giữa” của đường cong phát triển lịch sử đầy phức tạp của khoa học.
Luận văn từ đây có nhiệm vụ phân tích chính cái “trục giữa” đó, trong khi
khơng quy hết về nó tồn bộ sự phong phú của lịch sử hiện thực của khoa
học, nhưng cũng hồn tồn khơng hịa tan vào sự phong phú đó đường
hướng phát triển tổng thể của khoa học trong mối liên hệ biện chứng với
sản xuất vật chất.
Mặc dù các mâu thuẫn của lực lượng sản xuất có thể được giải quyết
nhờ cả thành tố kỹ thuật lẫn thành tố con người, thì tiến bộ kỹ thuật vẫn là cái
tạo cơ sở của phép biện chứng, của logic khách quan của sự phát triển sản
xuất vật chất đến nỗi mà các học giả đã khẳng định: “Việc nghiên cứu các
phương thức kỹ thuật khác nhau cho phép chúng ta so sánh về mặt công nghệ
giữa các thời đại sản xuất khác nhau” [42, tr. 16]. Điều này quá rõ nếu chú ý,
một mặt, tới những khả năng hạn chế của sự phát triển kỹ thuật như là phương
tiện giải quyết những mâu thuẫn nội tại của lực lượng sản xuất và mặt khác,
đến sự hạn chế quá lớn của những khả năng tự nhiên của con người coi như là
phương tiện hiện thực hóa các chức năng sản xuất. Rốt cuộc mâu thuẫn giữa
tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả vận hành lực lượng sản xuất với kết cấu
hiện có của nó ln được giải quyết nhờ việc tạo ra những thiết bị kỹ thuật
mới có thể làm phương tiện hiện thực hóa các chức năng sản xuất mới hiệu
quả hơn.
Tiến bộ kỹ thuật phụ thuộc vào tính chất các mâu thuẫn của lực lượng
sản xuất mà nó cùng với các nhân tố xã hội khác, hướng đến giải quyết, có thể
vẫn cịn lại trong phạm vi cái đặc thù của sự phân chia các nhóm khác nhau
trên nguyên tắc các chức năng sản xuất giữa con người và kỹ thuật vốn đặc
trưng cho phương thức cơng nghệ của nền sản xuất đó. Chẳng hạn, cho đến



Đây là nói rõ các nhóm chức năng sản xuất, giao thông, công nghệ và năng lượng vốn cùng nhau
tạo thành các chức năng cải biến chất tự nhiên trong tiến hành sản xuất vật chất cũng như các chức

17

TIEU LUAN MOI download :


tận giữa thế kỷ XVIII, đường hướng tiến bộ kỹ thuật chung vẫn gắn liền với
sự giải quyết mâu thuẫn giữa tính tất yếu phải tiếp tục nâng cao các năng lực
sản xuất của các dụng cụ thủ công với những hình thức đã được tìm ra của
chúng. Mâu thuẫn đó được khắc phục nhờ sự tạo lập ráo riết các dụng cụ mới
bằng các cách chun mơn hóa và phân tách chúng. Và sự phát triển như thế
của kỹ thuật dụng cụ vẫn còn lại trong phạm vi đặc thù của phương thức sản
xuất thủ công và chưa dẫn đến việc biến đổi sự phân chia các nhóm chức
năng sản xuất khác nhau giữa các thành tố con người và kỹ thuật của lực
lượng sản xuất. Cho dù kỹ thuật dụng cụ có phát triển thế nào đi chăng nữa thì
con người vẫn buộc phải thực hiện tất cả các nhóm chức năng sản xuất, ngồi
các chức năng vốn gắn với sự tiếp xúc trực tiếp của các công cụ cải biến và
vật chất tự nhiên bị cải biến.
Tuy nhiên, các mâu thuẫn của lực lượng sản xuất có thể đòi hỏi cả sự
tái phân chia căn bản các nhóm chức năng sản xuất giữa các thành tố người và
kỹ thuật của lực lượng sản xuất. Sự tái phân chia như vậy luôn gắn liền với
việc tạo lập kỹ thuật mới hẳn giành về mình việc thực hiện trên quy mơ tồn
bộ nền sản xuất vật chất các nhóm chức năng sản xuất, mà sự hiện thực hóa
nó ở quy mơ đó trước đây là đặc quyền tuyệt đối của con người. Việc tạo ra
kỹ thuật như thế, trong khi, dĩ nhiên, là cuộc cách mạng kỹ thuật, đồng thời
cũng là cuộc cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất. Điều này
được lý giải như sau: “Cuộc cách mạng kỹ thuật, bản chất của cuộc cách

mạng này là sự xuất hiện và ứng dụng các phát minh đã gây ra một bước
ngoặt (thay đổi tận gốc rễ) trong phương tiện lao động, trong các dạng năng
lượng công nghệ sản xuất và các điều kiện vật chất chung của quá trình sản
xuất. Cuộc cách mạng kỹ thuật là quá trình chế tạo và sử dụng những phương
năng quản lý - kiểm sốt, lập trình cơng nghệ, các q trình sản xuất và tính hướng đích vốn gắn
với sản xuất vật chất, tức là các chức năng xử lý thơng tin nhằm cung cấp cho các q trình cải biến
sản xuất vật chất mang tính hướng đích.

18

TIEU LUAN MOI download :


tiện kỹ thuật có khả năng chuẩn bị để bước sang một phương pháp công nghệ
mới của sản xuất” [42, tr. 40]. Ví dụ cho cuộc cách mạng kiểu này là bước
chuyển của tiến bộ kỹ thuật từ các cách thức hoàn thiện kỹ nghệ dụng cụ sang
các cách thức tạo ra kỹ nghệ máy móc thực hiện thay con người nhóm các
chức năng sản xuất.
Mác là người đầu tiên đưa ra các tiêu chí của cuộc cách mạng trong
phương thức cơng nghệ của sản xuất chính như là cuộc cách mạng kỹ thuật
mà cơ sở của nó là kỹ thuật mới trong quy mơ tồn bộ nền sản xuất thay thế
cho con người, như là phương tiện thực hiện nhóm các chức năng sản xuất
xác định. Sự đưa ra các tiêu chí này được Mác xét cùng bước chuyển từ sản
xuất thủ cơng sang máy móc. Mác khảo sát bước chuyển đó như là cuộc cách
mạng tư bản chủ nghĩa đặc thù trong phương thức công nghệ của sản xuất,
như là sự biểu hiện công nghệ của cuộc cách mạng tư bản chủ nghĩa về bản
chất trong lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, sự phân tích do Mác tiến hành đối
với đặc thù của cuộc cách mạng đó vẫn có ý nghĩa phương pháp luận chung
hơn. Trong khi phân tích, Mác đã xây dựng, về thực chất, phương pháp
nghiên cứu logic biện chứng phổ biến về sự phát triển của sản xuất vật chất

như là cơ sở của tiến bộ xã hội. Sự phân tích logic biện chứng các mâu thuẫn
riêng của lực lượng sản xuất của một hình thái sản xuất vật chất tạo thành bản
chất cô đọng của phương pháp đó. Sự phân tích đó cho phép vạch ra tính quy
luật khách quan của sự xuất hiện bất kỳ cuộc cách mạng kỹ thuật nào. Tuy
nhiên, luận văn chỉ khảo sát lịch sử phát triển của kỹ thuật, của sản xuất vật
chất từ giác độ những mâu thuẫn của lực lượng sản xuất đã khơi mào các cuộc
cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất tương ứng với đặc thù
của chúng.
1.1.3. Tính bị quyết định kép của sự phát triển sản xuất vật chất
Các con đường phát triển sản xuất vật chất, trong khi trước hết là các
con đường tiến bộ kỹ thuật như là phương tiện chủ yếu giải quyết các mâu
19

TIEU LUAN MOI download :


×