Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.55 KB, 5 trang )
Hiệu quả kinh tế cao nhờ
nuôi cá diêu hồng
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi trồng sản ở Hà Tĩnh
phát triển khá mạnh, song chủ yếu đang tập trung ở các loài thủy
sản mặn lợ, các loại cá nước ngọt, truyền thống , hiệu quả giá trị
kinh tế chưa cao. Nhờ phát triển nuôi cá diêu hồng, mọi chuyện
dần thay đổi.
Năm 2010, Trung tâm Giống thuỷ sản Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình
nuôi thương phẩm cá diêu hồng tại Trại cá Đức Long (Đức Thọ) đem
lại giá trị kinh tế cao. Trại cá Đức Long có diện tích 2.000m2, thả
giống ngày 1/6/2010, cỡ cá giống khi thả là 5-7cm, mật độ nuôi 4
con/m2, cá giống được mua từ tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong quá trình
nuôi, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, thức ăn
chuyên dùng cho nuôi cá rô phi. Mặc dù trong quá trình triển khai do
ảnh hưởng của đợt lũ lụt lịch sử nên bị thất thoát, sau 6 tháng cá đạt
trọng lượng bình quân 0,5kg/con, sản lượng gần 2 tấn, tỷ lệ sống đạt
70%, hiện vẫn thu hoạch chưa hết sản phẩm.
Anh Bùi Văn Hợp, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà đang thu hoạch cá
diêu hồng
Không chỉ thực hiện thí điểm tại Trại giống mà Trung tâm Giống thủy
sản đã triển khai tại các một số hộ nuôi cá diêu hồng. Hộ anh Trần
Công Hà xã Thạch Sơn (Thạch Hà) quy mô 9.000m2 mật độ nuôi 1
con/m2 nuôi theo hình thức quảng canh, sau 6 tháng nuôi, đến nay cá
đã đạt cỡ 0,7-0,9 kg/con; hộ anh Bùi Văn Hợp, xã Hồng Lộc (Lộc Hà)
quy mô 1.700m2, mật độ nuôi 7con/m2, sau 6 tháng nuôi cá đợt 1 đạt
cỡ 0,6-0,7kg/con, sản lượng thu hoạch đạt 2.400kg. Anh Bùi Văn Hợp
cho biết: "Giống cá này tiêu thụ rất dễ, các thương lái từ Nghệ An, Hà