Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lãi cao nhờ nuôi cá rô đồng thương phẩm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.59 KB, 5 trang )



Lãi cao nhờ nuôi cá rô
đồng thương phẩm

To, khỏe, màu sắc đẹp, bắt mắt, thịt ngon, xương mềm, béo hơn
hẳn con cá rô đồng tự nhiên. Đó là nhận xét của nhiều người khi
đến tham quan mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm ở xã Bình
Trung (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm được Trạm Khuyến nông
huyện Bình Sơn thực hiện trên diện tích ao 1.000m2 ở thôn Phú Lễ 2,
xã Bình Trung với 2 hộ tham gia từ tháng 6/2010.

Ở Bình Trung, cá rô đồng hiện có giá khoảng
30.000đồng/kg Ảnh: Thanh Nhã
Hộ ông Phạm Thanh Hà thả nuôi 18.000 con cá giống trên diện tích
ao 600m2 và hộ bà Nguyễn Thị Thẩm thả nuôi 12.000 con cá giống
trên diện tích ao 400m2. Nguồn cá giống được mua tận Nam bộ, có
kích cỡ 3 - 4 cm/1 con, trọng lượng trung bình 300-310 con/1kg. Hai
hộ nuôi đã được Trạm hướng dẫn chu đáo về kỹ thuật nuôi dưỡng,
chăm sóc cá cùng với gần 30 hộ nông dân khác ở địa phương. Bà
Nguyễn Thị Thẩm bộc bạch: Lúc đầu cũng có nhiều ý kiến bàn ra tán
vào khiến gia đình cũng đắn đo mãi; nhưng tôi quyết định cứ thử làm
xem sao. Trước lúc thả giống, tôi nạo vét bùn đất, làm vệ sinh sạch sẽ
đáy ao, rắc 40kg vôi bột và phơi nắng hơn 3 ngày. Sau đó tôi lấy
nguồn nước sạch cho vào ao sâu khoảng 1m; dùng phân NPK đánh
tan đều nhằm cải tạo, gây màu nước theo đúng hướng dẫn của cán bộ
kỹ thuật. Một tuần sau tôi thả 12.000 con cá giống, cứ 1m2 ao nuôi
được 30 con. Qua hơn 4 tháng, kiểm tra, theo dõi thấy đàn cá phát
triển mạnh, hầu như không có dịch bệnh xuất hiện, tỷ lệ hao hụt dao
động ở mức 10% Ông Phạm Thanh Hà cũng cho biết: Tỷ lệ cá hao


hụt trong ao nuôi của gia đình tôi cũng tương tự như chị Thẩm.
“Thằng” rô đồng này tạp ăn. Tháng đầu tiên tôi cho cá ăn thức ăn
công nghiệp; từ tháng thứ hai trở đi cho ăn xen kẽ vừa thức ăn công
nghiệp vừa thức ăn tự chế biến để giảm bớt chi phí. Thức ăn tự chế
biến bao gồm cám gạo, cám bắp, cá tạp, bánh dầu, rau muống xắt nhỏ
v.v trộn đều nấu chín, viên lại thành từng nắm và cho vào các sàn ăn
đặt xung quanh ao. Cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn chiếm 5-7%
trọng lượng dự kiến của đàn cá. Hai, ba giờ sau khi cho ăn, kiểm tra
lại sàn nhằm điều chỉnh phù hợp lượng thức ăn cho cá, đảm bảo
không ô nhiễm nguồn nước. Trong quá trình nuôi, định kỳ 10-15 ngày
một lần rải thêm 12 kg vôi bột cho 600m2 ao nuôi. Cá lớn nhanh,
không bị bệnh.
Sau hơn 4 tháng thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng ở xã Bình Trung
đã cho thu hoạch trên 1,3 tấn. Trọng lượng bình quân 20-22 con/kg.
Với giá khoảng 30.000 đồng/1 kg như hiện tại, mô hình đã thu lại gần
40 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, hộ ông Hà thực lãi trên 6 triệu
đồng và hộ bà Thẩm thực lãi gần 3,5 triệu đồng. Anh Vũ Thế Sơn,
Quyền Trưởng Trạm Khuyến nông huyện nhận định: Mô hình nuôi cá
rô đồng thương phẩm đã đem lại thành công, mỗi ha ao trong 4-5
tháng nuôi có thể thu lãi từ 75-80 triệu đồng trở lên. Một năm có khả
năng nuôi được 2 vụ cá rô đồng. Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình còn
là bước khởi đầu thuận lợi mở ra một cách làm để xóa đói giảm nghèo
ở địa phương.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) nhiệm
kỳ 2010-2015 đặt mục tiêu phấn đấu đưa giá trị sản xuất bình quân
trên 1ha canh tác lên 50 triệu đồng/1 năm. Hiệu hiệu quả của mô
hình nuôi cá rô đồng thương phẩm vừa nêu ở trên cho thấy có thể
nhân ra diện rộng. Tuy nhiên, cần tuyên truyền, phổ biến vận động
và cách thức tổ chức thực hiện sao cho đồng bộ, phù hợp với thực
tế của người nông dân, với nhu cầu thị trường, nhằm phát triển bền

vững, ổn định.

×