Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Phần mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 36 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1. Lý do chọn đề tài
“Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những
cuốn sách ta đọc” – Harvey MacKay. Sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho
tàng tri thức đóng vai trị rất quan trọng, sách vừa là bạn vừa là người thầy v đại
th p sáng trong m i ch ng ta nguồn tri thức v t n. Dạy cho ch ng ta cách sống,
cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Ở thời đại nào, con
người cũng lấy việc học và đọc sách là một trong những mục đích để hoàn thiện
nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát
triển chung của xã hội. Đọc sách không chỉ đơn thuần là để tiếp nh n thơng tin,
kiến thức, mà cịn là một trong những hoạt động văn hóa. Phát triển văn hóa đọc
trong trường học là yếu tố quan trọng gi p cho học sinh nâng cao phương pháp học
t p hiệu quả, gi p các em thấu hiểu bản thân mình để từ đó góp phần định hình tư
duy, nhân cách, tâm hồn đẹp và lối sống lành mạnh.
Ngày nay, sự với bùng nổ của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng khơng nhỏ
đến thói quen giải trí, thói quen đọc sách của thế hệ trẻ nói chung và học sinh
trường THPT Con Cng nói riêng. Đa số học sinh khơng thích đọc sách mà phụ
thuộc nhiều vào thơng tin trên mạng và hình thành nhiều thói quen khơng tốt.
Nhiều em khơng hiểu được chính bản thân mình muốn gì? Mình cần rèn luyện
những k năng nào để chủ động hơn trong cuộc sống hiện tại? Các em khơng có
mục tiêu hay định hướng nào rõ ràng cho tương lai của mình. Chính vì v y khi học
t p ở trường các em thường học với tâm thế hời hợt, học ngày nào biết ngày đó,
được chăng hay chớ.
Làm thế nào để giúp các em có thể thấu hiểu được bản thân mình, có ước mơ,
có lý tưởng sống và định hình nghề nghiệp tương lai của mình. Làm thế nào để
giúp các em có thêm động lực để rèn luyện k năng tự học, chủ động hơn trong học
t p khi cịn ngồi trên ghế nhà trường? Chúng tơi hiểu rằng ngoài những kiến thức
được chia sẻ bởi các giáo viên trong các giờ lên lớp. Thì sách là nguồn tri thức vô
t n để giúp các em thay đổi tư duy, thay đổi nh n thức, th m chí thay đổi cuộc đời.
V y phải làm thế nào để có thể giúp các em u sách, thích đọc sách, biết
cách đọc và đ c kết sách rồi từ đó hình thành nên thói quen đọc sách? Đó là trăn


trở của người làm công tác chủ nhiệm lớp và cán bộ thư viện của trường THPT
Con Cng. Và đó cũng là lí do mà chúng tơi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp
góp phần thay đổi văn hóa đọc cho học sinh vùng cao ở Trường THPT Con
Cuông”.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong c ng tác phát triển văn hóa đọc tại
Trường THPT Con Cu ng để đổi mới, khuyến khích việc đọc thường xuyên, liên
1


tục và suốt đời nhằm xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, góp
phần củng cố, nâng cáo kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy và hoàn thiện nhân
cách con người đồng thời tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong
trường học.
- Qua các hoạt động nhằm gi p học sinh cảm thấy hứng th và yêu thích việc
đọc sách.
- Rèn luyện k năng đọc sách, đ c kết sách và v n dụng những bài học trong
những cuốn sách mình đọc vào học t p và cuộc sống.
- Góp phần phát huy tinh thần tự học, tích cực, chủ động.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, chúng tơi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như
sau:
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý lu n về văn hóa đọc, văn hóa đọc
trong nhà trường;
- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa đọc nói chung và tại trường THPT
Con Cng nói riêng;
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường
THPT Con Cng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trước hết đề tài sẽ áp dụng cho học sinh ở lớp 10A2 và các học sinh thích đọc
sách nhưng chưa biết cách đọc sách; Các em học sinh có mong muốn thấu hiểu bản
thân để từ đó biết cách xây dựng mục tiêu, định hướng nghề cho bản thân tại
trường THPT Con Cuông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này sử dụng trong xuyên suốt đề tài
qua việc dựa và cơ cở lý lu n, dựa vào thực tiễn để đánh giá thực trạng văn hóa
đọc của học sinh trường THPT Con Cu ng.
- Phương pháp tổng hợp: được nhóm tác giả sử dụng khi đánh giá nhằm r t ra
những kết lu n tổng quan, những quan điểm, đề xuất và kiến nghị thay đổi văn hóa
đọc cho học sinh trường THPT Con Cuông.

2


- Phương pháp quan sát khoa học: Tìm hiểu thực trạng đọc sách tại trường
THPT Con Cu ng th ng qua quan sát hoạt động của học sinh trong giờ sinh hoạt
15 ph t và giờ ra chơi.
- Phương pháp thu th p số liệu: Phát phiếu điều tra khảo sát thói quen, sở
thích đọc sách của học sinh ở nhà.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: Th ng qua các hoạt động tổ chức cho
học sinh đọc sách, đ c kết sách theo từng giai đoạn khác nhau.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lí luận
- Văn hóa đọc là một khái niệm có hai ngh a một ngh a rộng, và một ngh a
hẹp. Ở ngh a rộng đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của m i cá nhân,
của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như

v y, văn hóa đọc ở ngh a rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là
ba lớp như ba vòng tròn kh ng đồng tâm, ba vịng trịn giao nhau. Cịn ở ngh a hẹp
đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của m i cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn
mực này gồm ba thành phần : Thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba
thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn kh ng đồng tâm, ba vòng vòng tròn
giao nhau. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của m i cá nhân trong xã
hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là
nền tảng của một xã hội học t p, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một
thách thức của xã hội hiện đại. (Thư viện quốc gia Việt Nam).
- Thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng từ rất lâu đã được Đảng
Nhà nước quan tâm và khẳng định vài trò chức năng, nhiệm vụ của thư viện trong
quá trình bảo tồn xây dựng và phát triển về mọi l nh vực của đất nước.
- Ngày 15 tháng 3 năm 2017 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định
số 329/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ quan điểm: Phát triển văn hóa đọc
là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục
của đất nước. Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và khơng
ngừng phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam,
đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại. Nhà nước h trợ phát
triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa, huy động mọi nguồn lực
xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc. Các cấp ủy, chính quyền, các đồn thể, tổ
chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia đình, cộng
đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thu n lợi để phát triển văn hóa đọc.
Đồng thời đề ra mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ
3


năng và phong trào đọc (xuất bấn phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp nhân dân,
nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và ch trọng tới người dân
ở vùng n ng th n, vùng có điều kiện kinh tê - xã hội khó khăn; cải thiện m i

trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi
dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp lu t, hình thành lối
sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học
t p.
- Kế hoạch số 519/KH-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh
Nghệ An về việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Nghệ An với mục tiêu chung: Xây dựng và
phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện
tử) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh
viên; ch trọng tới người dân ở vùng n ng th n, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn; cải thiện m i trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy,
khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành
pháp lu t, hình thành lối sống văn minh, lành mạnh trong con người, xã hội Việt
Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học t p.
- Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã ban hành kế hoạch số 2008/KHSGD&ĐT ngày 30/9/2021 kế hoạch đổi mới hoạt động thư viện trường học và
phát triển văn hóa đọc trong các trường mầm non, phổ th ng trên địa bàn tỉnh
Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu chung đổi mới hoạt
động thư viện theo hướng thiết thực, hiệu quả để phục vụ c ng tác dạy học, giáo
dục trong trường mầm non, phổ th ng, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện và phục vụ hiệu quả chương trình giáo dục mầm non và
Chương trình Giáo dục phổ th ng 2018. Xây dựng và phát triển thói quen, nhu
cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong học sinh và người đọc khác trong trường
học; ch trọng tới học sinh n ng th n, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
cải thiện m i trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng
sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp lu t,
hình thành lối sống văn minh, lành mạnh trong học sinh, đẩy mạnh xây dựng xã
hội học t p và hội nh p quốc tế.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Trường THPT Con Cuông thuộc một huyện nghèo miền n i, hơn 50% học
sinh dân tộc thiểu số, đa số các em phải ở trọ xa gia đình, có hồn cảnh gia đình

khó khăn về kinh tế thiếu sự quan tâm, động viên, chăm sóc của bố mẹ trong việc
học t p và rèn luyện. Cơ sở v t chất tại các khu nhà trọ hiện nay chưa đảm bảo cho
việc học t p, số lượng học sinh tại các khu nhà trọ thường đ ng và nhiều thành
phần. Chính vì v y đa số các em rất không hứng th để học và chưa xác định được
4


mục tiêu học để làm gì? Việc học quan trọng như thế nào đối với tương lai của bản
thân? Thì việc các em kh ng yêu sách, kh ng thích đọc sách mà chỉ thích được
giải trí trên các thiết bị công nghệ là điều không thể tránh khỏi.
TT

Năm học

Số học sinh toàn
trường

Số học sinh
dân tộc

Tỷ lệ

1

2017- 2018

1085

646


59.54%

2

2018-2019

1177

715

60.75%

3

2019-2020

1234

728

59.00%

4

2020-2021

1255

701


55.86%

5

2021-2022

1296

747

57.64%

(Bảng số liệu thể hiện tỷ lệ học sinh dân tộc)
- Thư viện trường THPT Con Cuông mặc dù cũng được nâng cấp, sửa chữa.
Tuy nhiên vẫn chưa đạt chuẩn, các đầu sách còn nghèo nàn, kh ng gian đọc chưa
hấp dẫn. Nên chưa thu h t học sinh, giáo viên đến đọc sách.
- Nhiều giáo viên và học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển văn
hóa đọc.
- Trên địa bàn địa phương thư viện huyện thì có nhưng kh ng hoạt động,
được đóng cửa từ mấy năm nay, kh ng có bạn đọc, khơng có nhà sách nào hoạt
động.
Trước tình hình đó, ch ng t i đề xuất cách tổ chức các hoạt động đọc sách,
lan tỏa văn hóa đọc để truyền cảm hứng đọc, tạo hứng thú đọc sách tinh hoa trong
học sinh. Dần hình thành thói quen đọc sách, đ c kết sách, v n dụng các bài học từ
sách vào các hoạt động hàng ngày, giúp các em có tinh thần học t p, rèn luyện tích
cực hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng phát triển văn hóa đọc trong trường học hiện nay.
- Văn hóa đọc của người Việt nói chung và văn hóa đọc của giới trẻ trong
trường học nói riêng cịn rất thấp. M i năm một người Việt chỉ đọc chừng một

quyển sách. Một khảo sát của báo Dân Trí nh m vào đối tượng là giới trẻ cho thấy
kết quả đáng quan ngại. 98% giới trẻ cho biết họ kh ng hề đọc quyển sách nào
trong tuần; 80% bạn trẻ kh ng đụng đến sách suốt một năm qua và chỉ 12% bạn trẻ
trong nhóm 20-30 tuổi cho biết bản thân có đọc sách, truyện khác ngồi sách
5


chun mơn. (Nguồn trích từ />- Có nhiều ngun nhân khiến học sinh kh ng còn hứng th đọc sách:
+ Ngay từ nhỏ ch ng ta chưa có thói quen đọc sách, khi lớn lên sẽ rất khó để
có thói quen đọc sách.
+ Với sự phát triển của c ng nghệ th ng tin. C ng nghệ điện tử số làm cho
hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Giới trẻ thích đọc theo kiểu
đọc nhanh, đọc vội, đọc lướt các th ng tin trên mạng xác hội. Việc đọc sâu, đọc
suy ngẫm trở nên nhàm chán, kh ng còn hấp dẫn nữa.
+ Các hoạt động giáo dục trong nhà trường nặng về kiến thức, chưa quan tâm
nhiều đến việc phát triển tâm hồn, k năng cho học sinh.
+ Phụ huynh chưa nh n thức được tầm quan trong của việc hình thành thói
quen đọc sách cho con em, nên kh ng quan tâm khuyến khích con cái đọc sách.
Học sinh kh ng muốn đọc sách khiến cho việc học t p cũng trở nên khó khăn,
tiếp thu tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một h u quả dễ thấy nhất là học
sinh ngày nay có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, diễn đạt vụng về.
Kh ng đọc sách làm cho quá trình phát triển mặt cảm x c của các em kh ng
được tròn đầy. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục t u, ứng xử thiếu
lịch sự, thường v lễ với thầy c và người lớn.
Việc ít đọc sách khiến học sinh kh ng biết cảm th ng, chia sẻ hay yêu
thương; kh ng biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo
lực xảy ra trong học đường.
2.2.2.Thực trạng về văn hóa đọc của học sinh ở Trường THPT Con
Cuông.
Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách đối với quá trình

học t p của bản thân. Các em còn lười đọc sách, một số bạn đọc chỉ đến thư viện
sau nhưng buổi giới thiệu sách hoặc thường đọc theo sở thích, qua loa, chưa có
niềm đam mê, tìm tịi, khám phá. Thời gian r i sau m i buổi học chính khóa một
phần nhỏ các em chơi thể thao, chủ yếu các em vùi đầu điện thoại.

6


(Học sinh ra chơi chủ yếu cầm vào chiếc điện thoại)
Qua khảo sát nhu cầu đọc sách và thời gian đọc sách của các em học sinh
chúng tôi nh n được kết quả:
- Phạm vi trường: Khảo sát 336 học sinh.

7


- Phạm vi lớp 10A2: Khảo sát 41 học sinh

-

8


Qua khảo sát chỉ có 16,7 % có mục tiêu rõ ràng, 83,3% mục tiêu kh ng rõ
ràng
2.2.3. Thực trạng của thư viện trường THPT Con Cuông hiện nay.
- Thư viện trường THPT Con Cu ng được thành l p vào năm 1967. Thư viện
đã được đầu tư cơ sở v t chất tuy nhiên cơ sở v t chất còn nghèo nàn so với nhu
cầu thực tế. Phòng thư viện chỉ là t n dụng từ một phòng học; nguồn lực th ng tin
hạn chế; kinh phí hoạt động khiêm tốn.

- Vồn tài liệu của thư viện đầu năm học 2019- 2020 hiện có 3.898 bản sách
trên giá sách chủ yếu chỉ có sách giáo khoa, sách bài t p, sách tham khảo phục vụ
cho việc học t p. Các đầu sách kh ng đa dạng, báo chí chủ yếu là báo kén người
đọc như báo nhân dân, báo Nghệ An, báo giáo dục thời đại, báo lao động kh ng có
báo hoa học trị, kh ng có báo phù hợp với lứa tuổi học sinh và những cuốn sách
tinh hoa, tâm lý, dạy kỹ năng sống với lứa tuổi… thì số lượng rất ít 337 cuốn. Số
lượng sách nhà trường bổ sung hằng năm vào thư viện rất ít.
TT

Năm học

Loại sách, báo

Số lượng (cuốn)

1

2019-2020

Sách tham khảo

74

2

2020-2021

Sách tham khảo

26


3

2021-2022

Sách tham khảo

35

(Bảng số liệu bổ sung sách hàng năm vào thư viện)
- Kh ng gian đọc của thư viện được t n dụng từ một phịng học, trang trí chưa
hấp dẫn do đó chưa thực sự thu h t được bạn đọc đến với thư viện. Hơn nữa thời
gian phục vụ của thư viện là vào giờ hành chính l c đó các em đang học trên lớp cả
ngày, chỉ 5-15 ph t giải lao kh ng đủ thời gian để các em lựa chọn cuốn sách mà
mình u thích.
9


- Hàng năm thư viện vẫn tổ chức các hoạt động như: Tổ chức tuyên truyền,
giới thiệu sách nhân các ngày lễ lơn và giới thiệu sách mới tuy nhiên chưa thu h t
được sự quan tâm của giáo viên và học sinh. Theo sổ theo dõi, thống kê bạn đọc
đến với thư viện thì tỷ lệ học sinh đến phòng đọc sách của thư viện rất thấp.
TT

Năm học

Số học sinh

Tỷ lệ


toàn trường

Số học sinh đến thư viện
đọc sách, báo/ năm học

1

2017-2018

1085

235

21.66%

2

2018-2019

1177

263

20.05%

3

2019-2020

1234


347

28.12%

(Bảng số liệu thống kê học sinh đến thư viện hàng năm)
2.3. Giải pháp
2.3.1. Giải pháp giúp học sinh biết cách đọc sách, đúc kết sách và vận
dụng bài học trong sách vào đời sống.
Barack Obama đã từng khuyên rằng: “Đọc sách rất quan trọng. Nếu bạn đọc
sách đ ng cách, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn”. Một người có thói quen đọc, nhưng
thiếu kỹ năng đọc, hiệu quả đọc kh ng cao, th m chí kh ng có hiệu quả, chỉ mất
thời gian v ích.
Hiện nay, nguồn tài liệu ngày càng nhiều, thông tin ngày càng đa dạng địi hỏi
học sinh cần có khả năng phân tích, đánh giá nguồn thơng tin khi sử dụng. Do đó
muốn phát triển văn hóa đọc cho học sinh cần phải bồi dưỡng kỹ năng, phương
pháp đọc cho các em chính là giúp cho học sinh biết cách đọc sách như thế nào để
thu nh n thông tin cần thiết; biết cách lựa chọn những vấn đề cần đọc cho bản thân
(từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ vấn đề đơn giản đến vấn đề phức tạp). Biết
cách v n dụng kiến thức vào trong thực tiễn.
Cách thực hiện giải pháp:
Bước 1: Giáo viên tiến hành lựa chọn sách sao cho phù hợp với từng giai
đoạn. (Căn cứ vào kết quả khảo sát về nhu cầu, mong muốn của học sinh). Giai
đoạn đầu lựa chọn sách mang ý ngh a khơi gợi, tạo hứng th cho học sinh bước
đầu rèn luyện thói quen đọc sách (Cuốn “Trên đường băng”). Giai đoạn hai đọc
sách liên quan đến thay đổi phương pháp học t p sao cho hiệu quả, tạo nền tảng tốt
cho các em học t p trong các năm tiếp theo (Cuốn “Tôi tài giỏi bạn cũng thế”).

10



Bước 2: Giới thiệu sách cho học sinh
Hành trình1:
Đọc cuốn “Trên đường băng”
Tác giả: Tony Buổi sáng
Thời gian: từ ngày 27.12.2021 – 13.3.2022
Trên đường băng là cuốn sách trong chu i câu chuyện Tony Buổi Sáng mà
hiện nay được rất nhiều bạn trẻ theo dõi và thích th . Trên đường băng tổng hợp
những câu chuyện v cùng th vị và những lời chia sẽ đầy hữu ích được kể lại bởi
Tony. Những câu chuyện đều rất th t, được chính Tony đã từng trải nghiệm và
chia sẻ một cách chân thành tới bạn đọc. Cách xưng h , lối kể chuyện của Tony
toát ra một "cái chất rất riêng" v cùng hóm hỉnh, gần gũi, dễ hiểu mà khi đọc ta có
cảm giác là đang được nói chuyện th t với Tony v y.
Sách Trên đường băng gồm có 3 phần, m i phần được chia ra làm các
chương, m i chương là từng câu chuyện mà Tony kể, từ chuyện trải nghiệm tại
nước ngoài, tiếp x c với những con người như thế nào, sự quan trọng của ngoại
ngữ đến chuyện học hành, chuyện đi làm rồi đến những tấm gương đáng học hỏi,
cách đối mặt với tiền ... mà sau những câu chuyện ch ng ta sẽ định hình lên những
nh n thức tích cực, đ ng đ n hơn, điều đó thực sự rất tuyệt vời. Đặc biệt, sau m i
chương đều có một vài dịng để tr ng để ch ng ta có thể ghi cảm nh n của mình
vào đó để vài tháng sau, ch ng ta có thể đọc lại và những gì mình cảm nh n, ta sẽ
thấy có sự khác biệt rõ rệt trong nh n thức của chính mình...
Cuốn sách thức tỉnh các bạn trẻ ý thức về chính bản thân, bởi đọc Trên Đường
Băng bạn sẽ thấy phảng phất chính mình trong ấy và số đ ng người trẻ bây giờ.
Ch ng ta đang dần đánh mất tuổi trẻ, phí hồi thời gian vào các việc kh ng đáng
phải làm…Nhưng ch ng ta sẽ thầm cảm kích bởi chính tác giả sẽ đưa ch ng ta đến
có đường băng của chính mình, gi p ch ng ta sống với ích hơn với cuộc đời. Đồng
thời, truyền cảm hứng cho các thanh niên sống hết mình, trọn vẹn từng ph t từng
giây.
Hành trình 2:

Đọc cuốn “T i tài giỏi bạn cũng thế”.
Tác giả Adam Khoo.
Thời gian từ ngày 28.3.2022 – 20.4.2022
Cuốn sách T i tài giỏi, Bạn cũng thế được tác giả biên soạn gồm 18 chương,
nói về q trình của một đứa trẻ từ khờ khạo trở thành một người tài giỏi đạt được
nhiều thành c ng rất đáng ngưỡng mộ. Từ câu chuyện này, tác giả Adam Khoo đã
11


giải thích cặn kẽ ngun do vì sao và q trình để đứa trẻ đó trở nên thành cơng
như ngày h m nay, qua đó hướng dẫn và đưa ra các phương pháp học t p và thực
hành thiết thực để dành cho em học sinh, những người còn đang miệt mài học t p ở
các lớp học và giảng đường.
Các phần minh họa được thiết kế rất hợp lý và sinh động, gi p các em học
sinh dễ dàng đọc và tiếp c n một cách gần gũi và trực quan sinh động hơn. Cịn về
phần trình bày nội dung, tác giả kh ng cố nhồi nhét kiến thức th t nhiều. mà v n
dụng và kết hợp đan xen giữa các hình ảnh, câu chữ sao cho th t sinh động, dễ
hiểu, để tránh tạo sự kh khan, nhàm chán cho người đọc và nhất là đối với các em
học sinh trẻ tuổi.
Với việc tạo nên một cuốn sách hết sức mới mẻ và hiện đại như thế này, sẽ
gi p cho các bạn học sinh thay đổi lối tư duy nhàm chán, cũ kỹ để đón nh n và tiếp
thu các phương pháp học t p, tư duy mới, gi p các em phát triển và nâng cao não
bộ, kích thích khả năng tư duy và học hỏi để dễ dàng trở thành một người tài giỏi
và thành c ng trong tương lai sau này. Đọc cuốn sách này sẽ gi p cho các em học
sinh học được cách:
+ Tăng cường sự tự tin và làm chủ cuộc sống của bạn
+ Áp dụng các c ng cụ học bằng cả não bộ như Sơ Đồ tư Duy
+ Phát huy trí nhớ siêu việt để nhớ lại các sự kiện, con số một cách dễ dàng
+ Thành thạo việc quản lý thời gian và xác định mục tiêu
+ Mang lại khả năng đạt được những thành tích cao nhất có thể

+ Áp dụng các phương pháp thi cử hiệu quả để “chiến đấu” và “Chiến th ng”
trong các kỳ thi quan trọng.
Bước 3: Tổ chức hai hành trình đọc sách, cả lớp cùng tham gia. Thông qua
các nhiệm vụ mà các học sinh cần phải hoàn thành, dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, học sinh rèn luyện k năng đọc sách ở các cấp độ đọc sách khác nhau:
+ Cấp độ 1: Đọc để tìm ra ý chạm, ý chính của sách.
+ Cấp độ 2: Đọc để hiểu và có tư duy phản biện các vấn đề mà tác giả của
cuốn sách đề c p đến.
+ Cấp độ 3: Đọc để biết v n dụng các bài học trong sách vào thực tế.
Cụ thể:
- Trong m i hành trình nhiệm vụ đọc được chia nhỏ theo ngày, có sự đồng
hành của giáo viên để giúp các em dần làm quen với một thói quen mới, mà khơng
cảm thấy áp lực.
12


- M i ngày các em cần hoàn thành các nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Đọc một số lượng trang sách nhất định. (Từ 5 – 10 trang.)
+ Nhiệm vụ 2: Hồn thành bài t p với hình thức trả lời các câu hỏi của giáo
viên hướng dẫn đưa ra liên quan đến nội dung những trang sách mình đọc trong
ngày hơm đó. (Các câu hỏi đưa ra nhằm rèn luyện 3 cấp độ đọc sách cho học sinh
đã đề c p ở trên). Trong hành trình thứ nhất câu hỏi đưa ra theo dạng liệt kê loạt
câu hỏi theo các cấp độ khác nhau, chưa phân loại được mức độ đọc của các học
sinh. Đến hành trình 2 chúng tôi cải tiến hơn: Bài t p đưa ra chia thành bài t p b t
buộc và bài t p khuyến khích để phù hợp hơn với nhiều học sinh có mức độ u
thích đọc sách khác nhau, mức độ nh n thức khác nhau.
+ Nhiệm vụ 3: Các thành viên nộp bài t p đ ng cấu trúc và đ ng thời gian
quy định.
- Hình thức nộp:
+ Hành trình thứ nhất: Học sinh được hướng dẫn nộp bài bằng cách bình lu n

ngay dưới bài đăng nhiệm vụ của ngày hơm đó do giáo viên đăng trong nhóm
facebook của lớp. Cách làm này khiến quá trình kiểm tra, đánh giá bài t p các
thành viên dễ bị bỏ sót.
+ Hành hành trình thứ 2: Cách nộp bài được cải tiến. M i thành viên tham gia
đọc sách tự đăng một bài giới thiệu bản thân trong nhóm lớp. Bài t p m i ngày nộp
ngay ở phần bình lu n của bài đăng cá nhân này. Cách làm này giúp cho kiểm tra
bài t p của các thành viên dễ dàng, dễ xác định mức độ thường xuyên hay khơng
thường xun hồn thành, mức độ tiến bộ của m i thành viên trong quá trình.
- Nhiệm vụ của m i ngày được đưa lên nhóm face book của lớp từ đầu ngày
hoặc từ tối ngày hôm trước để các thành viên chủ động thời gian đọc sách của
mình.

(Nhiệm vụ mỗi ngày hành trình 1 và 2)
13


(Bài tập của học sinh nộp trong hành trình thứ nhất)

(Bài đăng cá nhân thành viên trong nhóm lớp
là vị trí để các thành viên nộp bài tập của mình)

(Bài tập của học sinh nộp trong hành trình thứ 2)
14


2.3.2. Giải pháp tạo thêm động lực, duy trì thói quen đọc sách, giúp học
sinh có cơ hội được chia sẻ về sách.
Để duy trì một thói quen tốt đã khó, duy trì thói quen đọc sách càng khó hơn.
Đặc biệt khi xung quanh các em có quá nhiều những thứ s i động, nhiều màu s c
như: Mạng xã hội, bạn bè, các hoạt động vui chơi…Trước những cám d đó làm

sao để giúp các em duy trì việc đọc sách và dần biến việc đọc thành thói quen yêu
thích của bản thân. Mục tiêu giải pháp này nhằm tạo động lực, duy trì hứng th đọc
sách cho học sinh trong hành trình rèn luyện cho học sinh có thói quen đọc sách,
thay đổi nh n thức về tầm quan trọng của sách nhất là ở giai đoạn đầu, giải đoạn
khó khăn để tạo nên thói quen mới.
Cách thực hiện giải pháp: Giải pháp đưa ra vừa mang tính kỷ lu t, vừa
mang tính động viên khích lệ học sinh
* Giải pháp mang tính kỷ luật:
Trước khi bước vào hành trình giáo viên cơng bố thể lệ, quy định của hành
trình để giúp học sinh hình dung về hành trình mình sẽ đi ra sao, có nhiệm vụ gì
cần phải hồn thành. Cho học sinh tự nguyện đăng kí tham gia hành trình. Từ đó
rèn tính kỷ lu t, ý thức trách nhiệm với cảm kết của bản thân cho học sinh.
Thể lệ c ng bố trước bao gồm:
- Mục đích ý ngh a của hành trình.
- Nhiệm vụ khi tham gia hành trình:
M i ngày có các thành viên hoàn thành các bài t p:
+ Đọc một số lượng trang sách nhất định. (Từ 5 – 10 trang.)
+ Hồn thành bài t p với hình thức trả lời các câu hỏi của ban văn hóa đọc
của lớp đưa ra liên quan đến nội dung những trang sách mình đọc trong ngày hơm
đó.
+ Các thành viên nộp bài t p đ ng thời gian quy định và đ ng cấu trúc.
- Khen thưởng và kỉ lu t khi tham gia hành trình đọc sách.
+ Khen thưởng: Thành viên hồn thành nhiệm vụ cuối tuần được tặng giấy
khen, được tham gia giao lưu cùng các trường bạn.
+ Kỉ lu t: Thành viên khơng hồn thành nhiệm vụ phải quay vi deo về một
hoạt động như: T p một động tác thể dục, làm một việc làm ý ngh a và gửi
vào nhóm lớp.

15



Thể lệ của hành trình
đọc sách được cơng bố trước
khi hành trình bắt đầu trong
nhóm lớp.

* Giải pháp mang tính động viên, khích lệ, tạo hứng thú:
- Tạo điều kiện thu n lợi cho học sinh dễ dàng tiếp c n nội dung sách, kh c
phục tình trạng thiếu sách giấy của học sinh, giúp học sinh sử dụng điện thoại một
cách hữu ích: Trước khi chính thức bước vào hành trình cuốn sách nào, giáo viên
gửi link bản PDF sách cho học sinh trước. Link đọc sách được ghim ngay đầu
nhóm facebook của lớp m i lần đọc các em khơng phải mất cơng tìm kiếm.
- M i hành trình đọc một cuốn sách, nhiệm vụ các bài t p ngày được t p hợp
lại thành các abum riêng, lưu giữ trên nhóm facebook của lớp, thu n lợi cho thành
viên sau hành trình các dễ dàng tìm lại thông tin khi cần thiết.
- Nhiệm vụ m i ngày được trình bày đẹp m t, rõ ràng giúp các thành viên
cảm thấy hứng thú, không bị nhàm chán. Bao gồm tiêu đề, yêu cầu số trang sách
cần đọc, câu hỏi, thời gian nộp bài, địa điểm nộp bài.

(Bài đăng có link đọc sách)
16


(Các album tập hợp nhiệm vụ trong hành trình đọc sách)

(Nhiệm vụ mỗi ngày gửi cho học sinh)
- Kết nối để các em được giao lưu, chia sẻ và l ng nghe chia sẻ của các
chuyên gia về sách. Giúp các em thấy được khi tham gia hành trình đọc sách mình
nh n được thêm nhiều giá trị như: Gặp gỡ những người bạn yêu sách kh p nơi,
những người bạn có suy ngh tích cực trong cuộc sống. Chứ khơng phải tham gia

hành trình đọc sách chỉ biết m i đọc sách.
17


+ Ngày 23.12.2021: Tham gia buổi giao lưu “Th p sáng niềm yêu sách”
cùng với các trường: THPT Tôn Thất Tùng (Đà Nẵng), THPT Huỳnh Thúc Kháng
(Nghệ An). Trong buổi giao lưu các em là một phần của chương trình, các em có
cơ hội được giới thiệu về quê hương Con Cu ng và ngôi trường THPT Con Cuông
của các em. Bên cạnh đó các em được học t p từ các bạn cùng tuổi ở các trường
bạn. L ng nghe các diễn giả chia sẻ những bài học ý ngh a về sách, giúp các em có
thêm động lực, thêm tình yêu với sách.
+ Ngày 12.2.2022: Tham gia buổi nói chuyện chủ đề “Thành c ng và sách”
của trường THPT Quỳ Hợp I, Nghệ An.
+ Ngày 26.3.2022 Các thành viên của lớp 10A2 là khách mời trong buổi
tổng kết “Tinh hoa trang sách đời ng n đừng ngủ dài” của trường THPT Huỳnh
Thúc Kháng (Vinh, Nghệ An).
+ Ngày 28.3.2022: Dự buổi lễ ra m t câu lạc bộ đọc sách tại trường THPT
Mường Quạ, Con Cuông, Nghệ an. Đây là hoạt động trải nghiệm v cùng ý ngh a
tạo thêm nhiều hứng th , động lực cho các em sau thời gian dài do ảnh hưởng của
dịch, thay vì học t p qua zoom, các em có cơ hội học t p trực tiếp từ trường bạn.

( Buổi giao lưu “Thắp sáng niềm yêu sách”)

18


(Diễn giả: Nguyễn Tiến Đông, Đặng Lệ Nhật thành viên
của dự án Trí tuệ Việt Nam chia sẻ trong buổi giao lưu)

(Học sinh tham dự buổi lễ ra mắt câu lạc bộ đọc sách

tại trường THPT Mường Quạ, Con Cuông, Nghệ An)
19


- Tổ chức các đợt thi đua, kịp thời khen thưởng, tặng quà cho các thành viên.
+ Sau buổi giao lưu ngày 23.3.2021: Tố chức viết bài chia sẻ, lan tỏa trên
trang facebook cá nhân yêu cầu g n thẻ giáo viên chủ nhiệm. Những bài chia sẻ
chất lượng được tặng quà là các cuốn sách. Các thành viên rất hào hứng, tích cực
và ngay l p tức sau khi kết thúc buổi giao lưu đã có bài chia sẻ được đăng lên.
Thử thách này gi p các em có cơ hội nhớ lại các bài học trong buổi giao lưu.
Tự tin chia sẻ cảm nh n của mình. Đồng thời tạo thêm động lực cho các bạn khác
chưa tham gia hành trình đọc sách.
+ Sau khi kết th c hành trình đọc cuốn “Trên đường băng” (Ngày
13.3.2022): Tổ chức cuộc thi tóm t t, đ c kết sách bằng video. Sử dụng video đăng
bài lan tỏa trên trang facbook cá nhân.
+Kết th c hành trình đọc cuốn “T i tài giỏi bạn cũng thế”. 5 thành viên xuất
s c nhất sẽ được tham gia giao lưu ngày hội văn hóa đọc tại trường THPT Quỳ
Hợp I vào ngày 23.4.2022

(Các thành viên có bài lan tỏa chất lượng nhận quà)

(Thành viên xuất sắc trong hành trình 1 nhận phần thưởng)
20


2.3.3. Giải pháp góp phần thay đổi nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh toàn trường về văn hóa đọc.
Thay đổi thói quen đọc sách đến từ sự thay đổi về nh n thức vai trò của sách
đối với quá trình rèn luyện của m i người. Nh n thức đ ng về vai trò của sách sẽ là
động lực để hành động tạo nên thói quen đọc sách.

* Thực hiện giải pháp:
- Thành l p ban chỉ đạo: Ngay từ đầu năm học nhà trường thành l p ban chỉ
đạo về công tác thư viện gồm đồng chí Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, đồng chí
nhân viên phụ trách thư viện làm phó trưởng ban, các thành viên gồm có: đại diện
BCH Cơng đồn, Bí thư đồn trường, các tổ trưởng chun mơn và các em trưởng
ban thư viện các lớp. M i lớp thành l p một ban thư viện: Các em trong Ban thư
viện tổ chức cho các bạn đọc sách vào giờ quy định của nhà trường, hướng dẫn các
bạn viết cảm nh n sau khi đọc xong một cuốn sách, tổ chức thiệu sách và đánh giá,
nh n xét, quản lý mượn trả sách của các bạn trong lớp, hướng dẫn và nh c nhở các
bạn trong lớp s p xếp sách sau khi đọc…
- Cán bộ thư viện tham mưu với lãnh đạo nhà trường để tổ chức tuyên truyền
nhân các ngày lễ hưởng ứng tuần lễ học t p suốt đời, ngày sách Việt Nam
21/4…nhằm giáo dục nâng cao nh n thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh về vị trí, vai trị của việc đọc đối với sự phát triển khả năng tư duy, định
hướng tư tưởng, hình thành nhân cách của m i người.

(Thầy giáo Nguyễn Văn Hải – P. Hiệu trưởng
lên phát biểu phát động tuần lễ học tập suốt đời năm 2020)
21


(Cán bộ, giáo viên nhà trường hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời)
- Thư viện nhà trường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kể chuyện, giới
thiệu sách nhân các ngày lễ. Hoạt động này còn giúp cho việc xây dựng thói quen
đọc sách và làm theo sách của học sinh, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong điều
kiện các phương tiện nghe nhìn phát triển rầm rộ như hiện nay. Đối với học sinh,
hoạt động này có thể giúp các em làm quen với nhiều thể loại sách, mở rộng
nh n thức cho các em về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho các em những tình
cảm lành mạnh, những ước mơ đẹp, giúp các em cảm nh n được vẻ đẹp tự nhiên,
vẻ đẹp trong các mối quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ. Kể chuyện theo sách

rèn luyện k năng đọc, kể diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thức khác
nhau của các em học sinh

(Học sinh giới thiệu, kể chuyện về sách)
22


- Trường THPT Con Cu ng đã thành l p câu lạc bộ Sách vào ngày 5 tháng 10
năm 2020 để tạo kh ng gian đọc và hình thành cho các em thói quen đọc, nhà
trường đã thành l p câu lạc bộ sách. Sự ra đời của câu lạc bộ nhằm mục đích tạo
m i trường kết nối những cá nhân, t p thể có mong muốn đọc và tìm hiểu kiến
thức từ sách đồng thời hình thành thói quen đọc sách tới các em học sinh.

(Bạn Nguyễn Trung Kiên chủ nhiệm câu lạc bộ sách phát biểu)

(Một buổi sinh hoạt của câu lạc bộ sách)
- Tổ chức tham gia các cuộc thi về văn hóa đọc như cuộc thi “Đại sứ văn hóa
đọc” nhằm khơi d y niềm đam mê đọc sách đối với học sinh, từ đó khuyến khích,
th c đẩy phong trào đọc sách trong thế hệ trẻ, hình thành thói quen, kỹ năng đọc
sách cho học sinh, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
2.3.4. Giải pháp xây dựng không gian đọc sách trực tiếp và không gian
mạng (thư viện điện tử).
23


Kh ng gian đọc thân thiện, dễ dàng tiếp c n nguồn sách sẽ góp phần khơi d y
niềm đam mê đọc sách của học sinh, thu h t các em tìm đến với sách nhiều hơn.
Chính vì thế, việc đa dạng các hoạt động của thư viện, xây dựng thư viện thân
thiện, thư viện xanh, một kh ng gian đọc sách mở là m hình đang được nhiều
trường học hướng tới và sáng tạo theo những cách làm phù hợp với kh ng gian của

nhà trường cũng như sở thích của học sinh.
* Thực hiện giải pháp:
- Giải pháp xây dựng không gian đọc sách trực tiếp:
+ Ở lớp học: Xây dựng các “tủ sách mi ni” phù hợp với diện tích lớp học. Với
số lượng và thể loại sách vừa đủ tạo điều kiện thu n lợi cho các em tiếp c n sách,
đọc sách, trao đổi về sách bất kì l c nào. Kh ng gian đặt tủ sách được trang trí theo
sở thích của các em học sinh của lớp.
Sách ở m i tủ một phần là sách của thư viện, còn một phần là do các em học
sinh trong lớp đóng góp. Hàng tuần các bạn trong ban văn hóa đọc của lớp sẽ
xuống phịng thư viện để đổi sách, các bạn học sinh trong lớp có thể đóng góp
những cuốn sách mà mình có ở nhà để chia sẻ cùng các bạn trong lớp với tinh thần
“ Góp một cuốn sách nhỏ đọc nhiều cuốn sách hay”. Với hình thức này, các em
thay vì chen nhau trong căn phòng thư viện nhỏ bé, học sinh có thể thoải mái lựa
chọn cuốn sách u thích ngay ở góc thư viện của lớp, được lựa chọn sách trực tiếp
theo đề tài cụ thể, r t ng n thời gian tìm sách và dễ dàng tìm đọc được những cuốn
sách sát đ ng với yêu cầu, mục đích, phục vụ tốt việc học t p hằng ngày.

(Tủ sách mi ni lớp 10A2)

(Giờ ra chơi các em học sinh tìm đến
các góc thư viện ở lớp đọc sách, báo)
24


+ Ở thư viện: Tiếp tục với ý tưởng mở rộng kh ng gian đọc sách cho trên
1300 học sinh nhà trường, ngồi các góc thư viện ở lớp, ở phịng đọc thư viện được
phục vụ theo hình thức mở. Kh ng bị gị bó như các thư viện truyền thống, học
sinh có thể tự do lựa chọn và đọc những cuốn sách mình u thích. Điều này kh ng
chỉ có ý ngh a trong việc làm mới m i trường học đường, kh ng gian đọc sách mà
còn tạo sự l i cuốn, thu h t các em tìm đến với những trang sách m i ngày.


(Các em học sinh tự do lựa chọn tài liệu mà mình yêu thích)
- Giải pháp khơng gian đọc trên mạng:
Vai trị của sách giấy là vơ cùng quan trọng, trong q trình đọc ta có thể đánh
dấu những ý chính, ý chạm, ghi ch vào ngay trang sách…Tuy nhiên cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ, đời sống ngày càng được nâng cao. Đa số các
em học sinh đều sử dụng điện thoại th ng minh, các em thích tương tác, tìm kiếm
th ng tin trên điện thoại. Việc xây dựng kho sách trên không gian mạng. Giúp các
em dễ dàng tiếp c n sách mà mình u thích, hình thành thói quen sử dụng điện
thoại một cách hữu ích thay vì chỉ dùng để chơi game, lướt mạng vơ bổ. Lại vừa
tiết kiệm tiền mua sách giấy điều mà học sinh miền núi rất khó khăn, đó là việc
làm rất cần thiết.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×