Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Phần mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 51 trang )

Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1-2
PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 3
1. Cơ sở lý luận: ....................................................................................................... 3
1.1. Khái niệm văn hóa đọc...................................................................................... 3
1.2. Vai trị của văn hóa đọc .................................................................................... 3
2. Cơ sở thực tiễn:.................................................................................................... 3
2.1. Thực trạng về văn hóa đọc của học sinh ở các trường THPT nói chung...... 4
2.1.1. Ưu điểm........................................................................................................... 4
2.2.2. Hạn chế. .......................................................................................................... 8
2.2. Thực trạng về văn hóa đọc ở trường PT DTNT THPT số 2 nói riêng. .......... 6
2.2.1.Đặc điểm tình hình nhà trường. ..................................................................... 7
2.2.1.1.Thuận lợi. ..................................................................................................... 8
2.2.1.2. Khó khăn...................................................................................................... 8
2.2.2. Những mặt ưu điểm và hạn chế về cơng tác phát triển văn hóa đọc ở
trường DTNT THPT số 2 Nghệ An hiện nay. ........................................................ 9
2.2.2.1. Ưu điểm........................................................................................................ 9
2.2.2.2. Hạn chế. ....................................................................................................... 9
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỀN VĂN HÓA ĐỌC
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PT DTNT THPTSỐ 2 NGHỆ AN ................. 11
1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp. .......................................................................... 11
2. Một số giải pháp cụ thể.. ................................................................................... 12
2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc trong việc hình
thành phát triển phẩm chất năng lực của các em học sinh tới mọi tổ chức, cá
nhân cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường. ............................................ 12
2. 2. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của thư viện ............................... 12
2.2.1. Phương hướng và hoạt động năm học 2021-2022: .................................... 13
2.2.1.1. Phương hướng: ......................................................................................... 13


2.2.1.2. Công tác mượn sách của giáo viên: ......................................................... 13
2.2.1.3. Công tác mượn sách của học sinh: .......................................................... 13
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

2.2.2. Kế hoạch hoạt động thư viện trong năm học.............................................. 13
2.3. Xây dựng mục tiêu dài hơi cho thư viện đến năm 2025................................ 17
2.3.1. Về đổi mới hoạt động thư viện trường học ................................................. 17
2.3.2. Về phát triển văn hoá đọc ............................................................................ 17
3. Công tác Vận động kêu gọi tài trợ nguồn sách cho thư viện ........................ 18
4. Đẩy mạnh công tác thơng tin, tun truyền nâng cao văn hóa đọc. ............. 19
4.1.Tổ chức ngày hội văn hóa đọc thường niên. .................................................. 19
4.2. Cuộc thi “Thuyết trình viên tài năng” vào các ngày sinh hoạt chi đoàn trong
những tối thứ 7. ...................................................................................................... 21
4.3. Xây dựng “Góc chia sẻ sách hay” hàng tuần trên bảng tin hoạt động đoàn
trường...................................................................................................................... 21
4.4. Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện và giáo viên trong việc hướng dẫn
phương pháp đọc sách. .......................................................................................... 22
5. Xây dựng không gian đọc sách theo hướng mở. ........................................... 23
6. Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện và giáo viên trong việc hướng dẫn
phương pháp đọc sách .......................................................................................... 25
7. Gắn hiệu quả của việc đọc sách với các môn học và hoạt động tham quan
trải nghiệm. ............................................................................................................ 27
CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI. ................................................................... 30
PHẦN III. KẾT LUẬN. ....................................................................................... 31
1. Đóng góp của đề tài . ......................................................................................... 31
1.1.Tính mới............................................................................................................ 31
1.2. Tính khoa học.................................................................................................. 31

1.3. Tính hiệu quả . ................................................................................................ 32
1.4. Tính ứng dụng thực tiễn . ............................................................................... 32
2. Kiến nghị . .......................................................................................................... 33
3. Tài liệu tham khảo............................................................................................. 33
KẾT QUẢ KHẢO SÁT......................................................................................... 34
MỘT SỐ MINH CHỨNG HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG NHẰM PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH DTNT ........................................... 36

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
M.Gorki đã nói rằng: “Sách mở rộng trước tơi những chân trời mới”. Đó quả
là một nhận định vơ cùng chính xác về vai trò của sách đối với cuộc sống con
người. Sách là nguồn tri thức vô tận mang đến cho con người vô vàn hiểu biết về
mọi lĩnh vực cuộc sống, là người bạn sẻ chia với ta những phân vân bế tắc khi
hành trình cuộc đời chững lại, là thế giới trong lành hướng thiện để con người
ngụp lặn, gột rửa và trở nên hoàn thiện bản thân, là thế giới đa màu sắc giúp ta
chắp cánh ước mơ, thúc đẩy khao khát, là kho giải trí lành mạnh, bổ ích để ta cười
thật thoải mái sau những bộn bề cuộc sống.
Sách có vai trị quan trọng như thế nhưng có một thực tế đáng buồn rằng
người Việt nói chung, thế hệ trẻ nói riêng hiện nay đang thờ ơ với sách. Cuộc khảo
sát quốc tế năm 2016 cho thấy người Việt Nam đọc sách ít hơn nhiều so với các
nước trong khu vực “30% người Việt đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng
mới đọc sách, và 26% hoàn tồn khơng đọc sách”. Trong khi người Ấn Độ đọc
gần 11 giờ/tuần, người Đài Loan đọc 5 giờ/tuần, người Nhật Bản đọc 4 giờ/tuần,
Hàn Quốc 3 giờ/tuần, v.v… thì người Việt Nam trung bình đọc chưa tới 1

giờ/tuần1. Khơng dừng lại ở đó, khảo sát của báo Dân Trí về giới trẻ cho thấy thực
tế “98% giới trẻ cho biết họ không hề đọc quyển sách nào trong tuần qua; 80%
bạn trẻ không đụng đến sách suốt một năm qua và chỉ 12% bạn trẻ trong nhóm 2030 tuổi cho biết bản thân có đọc sách, truyện khác ngồi sách chun mơn”.2 Qua
đó, một mặt cho thấy thực trạng đáng buồn về văn hoá đọc; mặt khác, người trẻ
đang dần trở nên lạm dụng các tiện ích của thế giới cơng nghệ, trở nên thụ động, dễ
rơi vào tình trạng nhiễu loạn thông tin, những nguy hại khi lan truyền thông tin
chưa được kiểm chứng, lo ngại về sự bất lực trong khâu quản lí trên khơng gian
mạng, v.v… Điều này, thêm một lần nữa để mỗi người nhận thấy rõ hơn các giá trị
quan trọng mà sách báo truyền thống mang lại cũng như thúc đẩy chúng tôi thực
hiện đề tài.
Những năm gần đây các cấp các ngành có liên quan đã triển khai nhiều kế
hoạch trong đó quy định cụ thể mục tiêu nhiệm vụ phát triển văn hóa đọc cho cộng
đồng. UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch số 567/KH-UBND về Phát triển
văn hóa đọc cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 định
hướng đến năm 2030. Trong đó văn bản chỉ đạo các cấp các ngành liên quan tập
trung triển khai 6 nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết để thiết thực nâng cao văn hóa đọc

1

Hà M. (2019, April 18). 26% người Việt Nam hồn tồn khơng đọc sách. Báo Thanh Niên.

/>2

T. (2021, June 21). Bình quân một người Việt đọc 1 quyển sách mỗi năm. tphcm.chinhphu.vn.

/>
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

1



Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

cho cộng đồng. Mong rằng, với sự vào cuộc tích cực này, văn hóa đọc sẽ thực sự
được phát triển đối với người dân nói chung, thế hệ trẻ nói riêng.
Trường Phổ thơng dân tộc nội trú (PT DTNT) có một môi trường vô cùng
thuận lợi cho việc phát triển văn hóa đọc. Nơi đây các em dành trọn thời gian cho
học tập, rèn luyện và sinh hoạt tập thể. Các em tiếp thu kiến thức qua những bài
học, phát triển kỹ năng sống qua hoạt động tập thể, và đặc biệt học tập rất nhiều
thông qua sách báo. Tuy nhiên, việc đọc sách của các em vẫn cịn mang tính tự
phát, chủ yếu là giải trí và rèn luyện một số kĩ năng. Chúng tôi nhận thấy, tiềm
năng phát triển ‘văn hoá đọc’ tại trường PT DTNT rất cần một kế hoạch dài hạn,
thiết thực để việc đọc sách phát huy hiệu quả tối đa, quan trọng hơn, để sách thực
sự mở ra trước mắt các em học sinh thân u một chân trời mới.
Bằng lịng u nghề, sự tìm tịi và q trình cơng tác nhiều năm, chúng tơi
đúc rút một số kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp phát triển văn
hóa đọc cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú”. Tin tưởng rằng, đề tài có thể
đóng góp một số giải pháp thiết thực để sách trở nên lôi cuốn, thú vị hơn và việc
đọc sách của các em học sinh trở nên hữu ích hơn, hiệu quả hơn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Áp dụng vào công tác thư viện năm học 2020 – 2021 năm học 2021 – 2022
ở trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An.
3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng linh hoạt các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu,
thơng tin; phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động; phương pháp so
sánh trước và sau khi tác động; phương pháp thống kê, xử lí số liệu, tranh ảnh,…
4. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phần nội dung đề tài gồm:
4.1. Cơ sở lí luận
4.2. Thực trạng về văn hóa đọc của học sinh hiện nay nói chung, học sinh

trường PTDTNT THPT số 2 Nghệ An nói riêng.
4.3. Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường PT
DTNT THPT số 2.
4.4. Kết quả đạt được.

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

2


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm văn hóa đọc
Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa một nghĩa rộng, và một nghĩa
hẹp. Ở nghĩa rộng đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân,
của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như
vậy, văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là
ba lớp như ba vịng trịn khơng đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp
đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn
mực này gồm ba thành phần: thói quen đọc sách, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba
thành phần này cũng là ba lớp, ba vịng trịn khơng đồng tâm, ba vòng tròn giao
nhau. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là
thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng
của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức
của xã hội hiện đại.
(Thư viện quốc gia Việt Nam).
1.2. Vai trò của văn hóa đọc

Sách có vai trị quan trọng trong cuộc sống của con người, vừa giúp người
đọc có những thơng tin cần thiết, hữu ích, vừa như một chất xúc tác rèn luyện tính
kiên nhẫn, khả năng ngơn ngữ, giao tiếp, trí tưởng tượng sáng tạo. Đặc biệt, đây là
những yếu tố rất cần thiết cho việc tự học, tự nghiên cứu giúp sự phát triển tồn
diện của học sinh. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh
được ngành Giáo dục quan tâm thực hiện thông qua việc triển khai Kế hoạch số
567/KH-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về Phát triển văn hóa đọc trong cộng
đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 và
công văn số 677/SGD&ĐT-VP, ngày 12/4/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc
tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” tỉnh Nghệ An lần thứ 4 năm 2022. Nhiều
giải pháp linh hoạt, sáng tạo được đẩy mạnh thực hiện như: Tăng cường thông tin,
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và
toàn xã hội về tác dụng, ý nghĩa việc đọc sách, kiện toàn mạng lưới thư viện, trong
đó tập trung tu bổ, xây mới các thư viện trường học; đổi mới cách thức tổ chức và
hoạt động thư viện. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo luôn chỉ đạo các trường tổ
chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm, cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc", ngày hội
sách... Vì thế việc phát triển văn hóa đọc trong nhà trường trở thành nhiệm vụ quan
trọng, xuyên suốt trong hoạt động dạy và học của nhà trường. Nhiệm vụ xây dựng
và phát triển nhà trường nhất thiết phải có nhiệm vụ xây dựng được văn hóa đọc
cho CBGV,NV, Học sinh trong nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

3


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

Trong khn khổ của bài viết tác giả chỉ trình bày một góc nhìn hẹp về “Văn
hóa đọc” trong nhà trường. Trước thực tế là một bộ phận:

+ Nhận thức không đầy đủ giá trị của việc đọc sách và phát triển văn hóa
đọc cho bản thân cũng như xã hội.
+ Sự bùng nổ các loại hình đọc, bùng nổ phức tạp các nội dung dẫn đến việc
mất định hướng cho người đọc. Kéo theo những cám dỗ và hư hoại văn hóa đọc
của nhiều người.
+ Thiếu sự dẫn dắt tinh thần, yếu về định hướng dẫn đến việc phát triển
phong trào đọc sách trong nhà trường nhiều năm dậm chân tại chỗ.
+ Trong tổ chức khơng có một bộ lọc để chọn chủng loại, nội dung, hình
thức xây dựng.
2.1. Thực trạng về văn hóa đọc của học sinh ở các trường THPT nói chung
2.1.1. Ưu điểm
Hịa trong xu thế hội nhập và phát triển của thời đại, văn hoá đọc những năm
gần đay đã có những bước phát triển vượt bậc. Điều đó thể hiện ở những con số:
hàng năm xuất bản khoảng trên 25.000 tên sách, Cả nước hiện nay đang xuất bản
khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới
hàng chục nghìn bản; Hệ thống thư viện cơng cộng được phát triển rộng khắp từ
các tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, Cả nước có 64 thư
viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng hơn 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã.
( Ngồi ra cịn có các hệ thống thư viện khác như: thư viện trường phổ thông, thư
viện trường đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội… ..)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự bùng nổ của khoa học
công nghệ, kéo theo đó là sự phát triển của các thư viện tư nhân, thư viện gia đình.
Đặc biệt là tốc độ phát triển thuê bao đường truyền Internet và tỷ lệ dân chúng sử
dụng Internet của chúng ta đạt một tỷ lệ cao so với khu vực châu Á đã đem lại
nguồn thông tin khổng lồ và cập nhật .Nhiều nhà sách với chuỗi cửa hàng bán sách
ra đời, các cửa hàng bán sách theo chuyên đề cũng mọc lên rất nhiều, các siêu thị
sách… các mơ hình café sách, tủ sách mi ni, thư viện mini từ thơn xóm. Làng xã,
phố phường đến trường học tạo cho công chúng được tiếp cận thường xuyên và dễ
dàng hơn với sách mới xuất bản.
Các tổ chức nhà trường, thư viện, cơ quan đã chủ động phối hợp với các ban

ngành chức năng tổ chức thường xuyên các cuộc thi kể chuyện sách thiếu nhi, giới
thiệu sách hay…nhằm xây dựng và phát triển thói quen đọc sách và phần nào giáo
dục kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ. Qua đó đã góp phần giáo dục, thúc đẩy nhu
cầu văn hóa đọc trong các tầng lớp độc giả, tạo đà để phát triển mục tiêu xây dựng
xã hội học tập của đất nước.
2.1.2. Hạn chế

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

4


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

Có một câu nói vui rằng: ở VN mỗi gia đình đều có tủ rượu chứ rất ít nhà có
tủ sách. Câu nói đó phần nào phản ánh một thực trạng đáng buồn là đọc sách
khơng phải là một thói quen của người Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thói quen này
càng ít người có được. Bởi thời đại cơng nghệ bùng nổ, biết bao lôi cuốn thú vị từ
các ứng dụng tiện ích đã khiến giới trẻ chìm trong mê đắm. Thế giới của các em
giờ thu bé lại trong chiếc điện thoại thông minh. Các em say sưa với game, thỏa
sức khám phá với tiktok, thông tin các em cập nhật cũng từ các trang mạng cập
nhật và tiện ích. Ít bạn trẻ có hứng thú với đọc sách và càng ít hơn những người
thực sự say mê tìm tòi trong những trang sách. Thực trạng đọc sách ở học sinh
THPT cũng diễn ra tương tự. Theo tìm hiểu ở một số trường THPT trong thành
phố Vinh và các trường lân cận, học sinh hầu như không lên thư viện trường để
đọc sách, mặc dù các trường trang bị khá đầy đủ và hiện đại về phòng đọc cũng
như các đầu sách. Thi thoảng một vài em có tìm tịi nghiên cứu thì đó cũng là
những em học sinh thuộc đội tuyển học sinh giỏi, tra cứu tài liệu theo chuyên đề
dưới sự chỉ dẫn của thầy cô. Một số trường đẩy mạnh phong trào đọc sách bằng
nhiều biện pháp hay như: chuyển sách về tủ sách các lớp, đẩy mạnh tuyên truyền,

cổ vũ phong trào đọc thì số lượng đọc có gia tăng nhưng mỗi lớp cũng tầm 5- 10
em tích cực và các em này cũng chỉ tập trung vào các tác phẩm truyện phù hợp lứa
tuổi của mình. Thời gian dành cho sách vơ cùng ít ỏi, sở thích đọc sách của các em
cũng là một vấn đề cần quan tâm. Các em hầu như chỉ thích truyện tranh, truyện
ngơn tình hoặc truyện ngắn càng ngắn càng tốt. Mục đích đọc của các em thường
là độ “hot” của tác phẩm, theo một trào lưu nào đó của giới trẻ hoặc đắm chìm
trong thế giới nhân vật thần tượng của mình. Những cuốn sách nghiên cứu chuyên
ngành, tài liệu tham khảo hoặc kĩ năng sống ít được quan tâm. Vì thế, nhắc tới các
danh nhân đầy nghị lực, những tác phẩm bình luận văn chương đặc sắc, các chuyên
đề giải bài tập lí thú hầu như rất ít được các em biết tới. Thực trạng đó diễn ra
thường xuyên, liên tục và sẽ còn tồn tại trong “thế giới phẳng” ngày nay. Nó làm
dấy lên bao điều lo ngại và đòi hỏi các biện pháp giảm thiểu từ các tổ chức và cá
nhân mỗi người.
Đứng trước thực trạng đó, tơi thiết nghĩ cần phải có những giải pháp để đổi
mới văn hóa đọc nhằm góp phần nâng cao ý thức và kĩ năng đọc sách, chọn sách,
tiếp thu vận dụng tri thức sách vở vào học tập và rèn luyện đạo đức nhân cách cho
học sinh.
Trước những thực trạng chung của công tác thư viện và thấy được tính cấp
bách của nó, đầu năm học 2020-2021, chúng tôi đã điều tra 50 giáo viên, cán bộ
thư viện của hai trường đó là PTDTNT Tỉnh và PTDTNT THPT số 2, và 110 học
sinh ở hai trường dân tộc nội trú trên địa bàn thành phố Vinh. (thuộc các lớp 10C1
ở trường PTDTNT Tỉnh, 11c2 ở trường và lớp 12A1 ở trường DTNT THPT số 2)
để biết được nhận thức của giáo viên THPT và học sinh về vai trị của cơng tác
phát triển văn hóa đọc đối với việc hình thành kiến thức kĩ năng cho học sinh.
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên và học sinh với nội dung câu
hỏi như sau:
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

5



Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

Bảng 1. Câu hỏi dành cho giáo viên.
Câu hỏi

Câu trả lời

Tần số

Tỉ lệ %

0

0

12

24

38

76

Chưa có giải pháp

28

56


Đã tìm ra giải pháp
nhưng chưa hiệu quả

20

40

Đã tìm ra giải pháp và
thực hiện có hiệu quả

2

4

Câu 1: Theo thầy (cô), Không quan trọng
phát triển văn hóa đọc
Bình thường
cho học sinh có quan
trọng khơng?
Quan trọng
Câu 2: Thầy (cơ) đã tìm
được giải pháp gì để
phát triển cơng tác phát
triển văn hóa đọc cho
học sinh lớp chủ nhiệm
và học sinh trong toàn
trường?

Bảng 2. Câu hỏi dành cho học sinh.
Theo em phát triển văn hóa đọc ở nhà trường có đem lại hứng thú đọc sách và nâng

cao hiệu quả của sách đối với học sinh không?
Câu trả lời

Câu trả lời Tần số

Tỉ lệ %

Hồn tồn khơng có ý nghĩa

3

2.7

Khơng quan trọng

7

6.4

Bình thường

50

45.5

Quan trọng

30

27.3


Rất quan trọng

20

18.1

Tổng

110

100%

2.2. Thực trạng về văn hóa đọc ở trường PT DTNT THPT số 2 nói riêng
Thư viện trường chúng tơi có 01 phịng đọc và 01 kho sách với tổng diện tích
là 250m2 được trang bị: Tủ, giá, bàn ghế phòng đọc, các loại sách, báo. Vốn sách
trong Thư viện tương đối nhiều song sách đã cũ, mấy năm gần đây do nguồn ngân
sách hạn hẹp nên thư viện chưa được đầu tư sách tham khảo. Thư viện có quy chế
hoạt động phù hợp với chương trình dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.
Có thể tự tin mà nói rằng: Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An là một
trong số ít các trường duy trì được phong trào đọc sách sôi nổi và thực chất nhất
hiện nay. Các em thực sự say mê sách, khao khát tri thức và thông tin. Hầu như tất
cả các em đều đọc sách, đọc trong nhiều không gian, trong nhiều khoảng thời gian,
thậm chí vi phạm nội quy: đọc sách trong các giờ tự học buổi tối. Các em đọc hầu
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

6


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2


hết các thể loại sách hiện có trong thư viện, thậm chí có em đọc gần như mọi cuốn
sách (ngồi sách giáo khoa, bài tập bộ mơn) hiện có trên thư viện. Vậy mà các em
cịn gửi mua sách, tạp chí khơng tìm thấy trong thư viện. Em Sầm Thị Un lớp
12A1 thường xuyên nhờ giáo viên mua sách ngoài thư viện, thậm chí u thích
những ấn phẩm chun mơn của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Đó quả là
một điều vô cùng quý giá, nền tảng vững chắc và thuận lợi để phát triển văn hóa
đọc tại trường.
Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng số lượng học sinh ham đọc chưa phải là
tất cả, vẫn còn tồn tại một số em hầu như không lên thư viện, không chịu đọc sách.
Nếu đọc thì cũng hời hợt, qua loa, cốt xem nội dung cơ bản rồi để đó. Có em cũng
tìm đến những cuốn sách vượt khả năng hiểu biết của mình như chun ngành Luật,
chun ngành kế tốn... Một số em thích đọc, nhưng lại đam mê với thế giới ngơn
tình, những câu chuyện tình u “sến súa” mơ mộng, đọc quên ngủ, quên học....
Việc đọc sách tuy nhiều, phong trào đọc sơi nổi nhưng tính hiệu quả chưa
cao. Phương pháp đọc, mục đích đọc, cách chọn sách phù hợp lứa tuổi, phù hợp
mục đích chưa được chú trọng. Nhu cầu đọc cao nhưng sách chưa nhiều, chưa
phong phú. Cán bộ thư viện còn mỏng về lực lượng, chưa thật dạn dày trong kinh
nghiệm và nghiệp vụ. Đó là những tồn tại cần cách phục để văn hóa đọc thực sự
phát huy hiệu quả ở một môi trường thuận lợi như ở đây.
2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An là nơi “ Tạo nguồn, đào tạo
đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, có trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật cao của từng dân
tộc ” cho các huyện miền núi, cho tỉnh nhà. Năm học 2012-2013 là năm học đầu
tiên, chính thức khai giảng với 05 lớp học gồm 150 em học sinh. Những năm đầu
thành lập nhà trường vừa phải mượn trường cơ sở vật chất của trường Cao đẳng sư
pham Nghệ An để học tập và sinh hoạt vừa phải xây dựng nhà trường, đến năm
2014 trường mới về đúng cơ sở của trường.
Trường PT Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An là một loại hình trường đặc
biệt. Đặc biệt vì mục tiêu nhiệm vụ của trường, đặc biệt vì đối tượng là học sinh

dân tộc thiểu số, đặc biệt vì các em phải sống xa quê hương, làng bản, gia đình, từ
mọi miền núi cao của miền Tây xứ Nghệ về sống tập trung trong trường nội trú
giữa thành phố để học hành, rèn luyện. Những năm đầu mới thành lập được sự
quan tâm của UBND tỉnh, Sở Giáo dục - Đào tạo và các ngành thầy và trị nhà
trường đã vượt mn vàn khó khăn để cùng nhau dạy và học góp phần xây dựng
nên một trường Dân tộc nội trú vững mạnh về chất lượng, khang trang về vật chất,
khẳng định được vị thế của mình là một trong những trường đứng đầu trong hệ
thống các trường THPT Dân tộc nội trú trên toàn Quốc và các trường THPT trong
Tỉnh. Ở đây các em phải sống xa nhà mọi hoạt động từ học tập đến sinh hoạt ngày
ngày đều do các em tự lập. Vì thế cán bộ giáo viên của trường vừa thực hiện nhiệm
vụ người thầy, người cô, vừa gánh vác trách nhiệm như người cha, người mẹ, tổ
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

7


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

chức nuôi dạy học sinh một cách tốt nhất, lấy tiêu chí “ Trường là nhà – Thầy cơ là
cha mẹ - Bạn bè là anh em” để giáo dục các em.
Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, trường đã trở thành một trong
những ngơi trường có chất lượng tốt nhất của giáo dục dân tộc và miền núi, Chất
lượng học tập của các em năm sau cao hơn năm trước ( Kết quả thi Tốt nghệp
THPT Quốc gia: Điểm trung bình: hai năm liên tục 2019 và 2020 đứng thứ 4 toàn
tỉnh, gần đây nhất là năm 2021 đứng thứ 2 toàn tỉnh; Kết quả học sinh giỏi tỉnh
hàng năm đều đứng tốp 10 các trường THPT ở bảng A). Đời sống các em học sinh
ngày càng được nâng cao, bữa ăn được cải thiện, không chỉ no mà đảm bảo về dinh
dưỡng. Cơ sở vật chất ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, sách giáo khoa, báo,
tạp chí đầy đủ trước khi bước vào năm học mới. Đội ngũ cán bộ giáo viên, công
nhân viên ngày càng tâm huyết, ổn định và có chất lượng.

2.2.1.1 Thuận lợi.
Học sinh sống tập trung trong khuôn viên nhà trường, rất thuận lợi cho việc
triển khai học tập và các hoạt động giáo dục. Các em ngoan ngoãn, ý thức tổ chức
kỉ luật cao, tính cách thật thà, chăm chỉ, dễ mến. Theo quy định của nhà trường học
sinh toàn trường các em tập trung học tập ngày 2 buổi sáng- chiều, các buổi tối học
sinh tự học trên lớp với sự quản lí giám sát của bộ phận trực đêm. Điện thoại di
động và mạng Internet sử dụng dưới sự điều hành giám sát của giáo viên chủ
nhiệm, đoàn thanh niên. Ngoài giờ học và tự học, các em giải trí chủ yếu bằng thể
thao, sinh hoạt tập thể và đọc sách báo. Thông tin các em được cập nhật thường
xuyên qua các loại báo giấy, được đọc hằng ngày và đọc tập trung theo đơn vị lớp
vào các buổi sinh hoạt đầu giờ và phát thanh tối thứ 7. Ngoài ra, các em được nhà
trường tổ chức học võ, học bơi, tổ chức các lớp tiếng anh do giáo viên nước ngồi
trực tiếp giảng dạy. Với mơi trường học tập và sinh hoạt gần như khép kín, học
sinh nhà trường có điều kiện rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học
cũng như hình thành phát triển phẩm chất, năng lực.
2.2.1.2. Khó khăn.
Hầu hết các em là con em dân tộc thiểu số, đến từ những vùng miền khó
khăn, thiếu thốn. Các em đi xa nhà, chưa quen với cuộc sống tập thể, ngại giao
tiếp, tự ti, khó hịa đồng. Một số em dè dặt trong bày tỏ tâm tư nguyện vọng, tiếp
thu kiến thức và kĩ năng đào tạo một cách thụ động. Điều kiện gia đình các em đa
phần cịn nhiều khó khăn, sách vở và tư liệu phục vụ học tập không thể tự trang bị
mà phụ thuộc vào nguồn có sẵn từ thư viện nhà trường. Lối sống tập thể, nội trú
góp phần quan trọng trong việc tập trung học tập và tổ chức các hoạt động ngoài
giờ nhưng cũng khá tù túng và gị bó với một số em học sinh chưa thích nghi kịp
thời với mơi trường, vì thế thời gian đầu không tránh khỏi hiện tượng các em buồn
chán, nản chí, muốn quay về với gia đình. Để khắc phục điều này, nhà trường và
các tổ chức, thầy cô giáo đã rất quan tâm, áp dụng nhiều cách thức mềm mỏng,
linh hoạt, khích lệ, động viên để các em có thêm động lực và quyết tâm vượt khó
yên tâm học tập và rèn luyện.
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022


8


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

2.2.2. Những mặt ưu điểm và hạn chế về công tác phát triển văn hóa đọc
ở trường DTNT THPT số 2 Nghệ An hiện nay.
Bên cạnh những mặt ưu điểm và hạn chế chung về phát triển văn hóa đọc
của học sinh tại trường THPT hiện nay như đã trình bày ở trên, công tác này tại
trường PTDTNT số 2 Nghệ An hiện nay còn tồn tại những ưu điểm, hạn chế sau:
2.2.2.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng chỉ đạo
việc bổ sung nguồn sách, quan tâm phát triển văn hóa đọc cho các em học sinh.
Chỉ đạo triển khai nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền nâng cao văn hóa đọc cho
các em. Đặc biệt ln có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, với các tổ chức đoàn
thể trong nhà trường để tổ chức cho HS trải nghiệm, hình thành và phát triển một
số phẩm chất, năng lực quan trọng thông qua đọc sách.
Thư viện trường chúng tơi có 01 phịng đọc và 01 kho sách với tổng diện tích
là 250m2 được trang bị: Tủ, giá, bàn ghế phòng đọc, các loại sách, báo. Vốn sách
trong Thư viện tương đối nhiều song sách đã cũ, mấy năm gần đây do nguồn ngân
sách hạn hẹp nên thư viện chưa được đầu tư sách tham khảo. Thư viện có quy chế
hoạt động phù hợp với chương trình dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.
Có thể tự tin mà nói rằng: Trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An là một
trong số ít các trường duy trì được phong trào đọc sách sôi nổi và thực chất nhất
hiện nay. Các em thực sự say mê sách, khao khát tri thức và thông tin. Hầu như tất
cả các em đều đọc sách, đọc trong nhiều khơng gian, trong nhiều khoảng thời gian,
thậm chí vi phạm nội quy: đọc sách trong các giờ tự học buổi tối. Các em đọc hầu
hết các thể loại sách hiện có trong thư viện, thậm chí có em đọc gần như mọi cuốn
sách (ngoài sách giáo khoa, bài tập bộ mơn) hiện có trên thư viện. Vậy mà các em

cịn gửi mua sách, tạp chí khơng tìm thấy trong thư viện. Em Sầm Thị Uyên lớp
12A1 thường xuyên nhờ giáo viên mua sách ngồi thư viện, thậm chí u thích
những ấn phẩm chun mơn của trường THPT Chun Phan Bội Châu. Đó quả là
một điều vơ cùng q giá, nền tảng vững chắc và thuận lợi để phát triển văn hóa
đọc tại trường.
2.2.2.2 Hạn chế
Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng số lượng học sinh ham đọc chưa phải là
tất cả, vẫn còn tồn tại một số em hầu như không lên thư viện, không chịu đọc sách.
Nếu đọc thì cũng hời hợt, qua loa, cốt xem nội dung cơ bản rồi để đó. Có em cũng
tìm đến những cuốn sách vượt khả năng hiểu biết của mình như chuyên ngành Luật,
chuyên ngành kế toán... Một số em thích đọc, nhưng lại đam mê với thế giới ngơn
tình, những câu chuyện tình yêu “sến súa” mơ mộng, đọc quên ngủ, quên học....
Việc đọc sách tuy nhiều, phong trào đọc sơi nổi nhưng tính hiệu quả chưa
cao. Phương pháp đọc, mục đích đọc, cách chọn sách phù hợp lứa tuổi, phù hợp
mục đích chưa được chú trọng. Nhu cầu đọc cao nhưng sách chưa nhiều, chưa
phong phú. Cán bộ thư viện còn mỏng về lực lượng, chưa thật dạn dày trong kinh
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

9


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

nghiệm và nghiệp vụ. Đó là những tồn tại cần cách phục để văn hóa đọc thực sự
phát huy hiệu quả ở một môi trường thuận lợi như ở đây.
Qua khảo sát 180 học sinh, trong đó 60 HS khối 10, 60 HS khối 11, 60 HS
khối 12 được lựa chọn ngẫu nhiên của trường PTDTNT THPT số 2 trong năm học
2020-2021, kết quả như sau:
Câu 1. Em có thường xuyên đọc sách không?
Khối


Câu trả lời
Chưa bao giờ

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

10

13

28

19

11

10

34

16

12

10

24


16

Câu 2: Em thường đọc những loại sách nào?
Khối

Câu trả lời
Sách tham khảo

Các loại sách kĩ năng

Các loại truyện

10

18

12

30

11

20

18

22

12


38

10

12

Câu 3: Việc đọc sách có đem lại nhiều bổ ích và lí thú cho em khơng?
Khối

Câu trả lời
Rất bổ ích

Bình thường

Khơng bổ ích

10

15

40

5

11

19

38


3

12

35

17

3

Câu 4: Em có mong muốn nhà trường tổ chức nhiều hoạt động khuyến khích
phong trào đọc sách khơng?
Khối

Câu trả lời
Rất thích

10

50

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

Bình thường
10

Khơng thích
0
10



Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

11

45

10

5

12

30

18

12

Câu 5. Em có mong muốn được cán bộ thư viện, thầy/cô hướng dẫn phương
pháp đọc sách không?
Khối

Câu trả lời
Rất mong muốn

Bình thường

Khơng mong muốn


10

50

10

0

11

51

11

0

12

55

5

0

Từ những khảo sát trên chúng tơi nhận thấy: Phát triển văn hóa đọc là nhu
cầu và là nhiệm vụ cấp thiết cho học sinh trường PTDT THPT số 2. Bởi việc đọc
sách, chọn sách của các em đang ở mức độ tự phát, chưa có mục đích và phương
pháp hiệu quả. Cơng tác thư viện mới chỉ tập trung vào khâu quản lí, bảo quản,
phân phát, ghi chép mà chưa xây được cho học sinh ý thức đọc sách, hứng thú đọc
sách, cách chọn sách, phương pháp đọc…Giáo viên chủ nhiệm cùng các tổ chức

của nhà trường chưa chú trọng công tác đọc sách theo chiều sâu, chưa khai thác
hiệu quả nhu cầu , hứng thú cũng như những điều kiện thuận lợi từ môi trường để
các em học sinh nâng cao hiệu quả đọc sách.
CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VĂN HÓA
ĐỌC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PT DTNT THPT SỐ 2 NGHỆ AN
1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
- Phải phù hợp xu thế thời đại và thực hiện theo chỉ đạo của các cấp, các
ngành về công tác phát triển văn hóa đọc ở đại bộ phận nhân dân nói chung, học
sinh THPT nói riêng. Q trình nghiên cứu, cần bám quan điểm chỉ đạo qua các
Văn bản chỉ đạo như: Công văn, Kế hoạch số 567/KH-UBND của UBND tỉnh
Nghệ An về Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 và công văn số 677/SGD&ĐT-VP,
ngày 12/4/2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn
hóa đọc” tỉnh Nghệ An lần thứ 4 năm 2022 cùng các công văn, kế hoạch của Sở
Giáo Dục và đào tạo Nghệ An về phát triển văn hóa đọc.
- Đảm bảo phù hợp tâm lí, tính cách, sở thích của học sinh THPT. Với lứa
tuổi nào, các em khao khát khám phá, tìm tịi, mong muốn được sanhgs tạo, thể
hiện. Các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc cần dựa trên đặc điểm tâm lí và
năng lực của học sinh để phát huy khả năng, sở thích, tạo sự lơi cuốn, sơi động cho
các hoạt động. Qua đó mà hình thành thói quen, đam mê đọc sách.

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

11


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

- Đảm bảo tính hoạt động thực tiễn GD tại trường DTNT THPT số 2 . Các
giải pháp được đề xuất cho việc tổ chức quá trình học tập được thực thi trong thực

tiễn hoạt động trải nghiệm và tiến hành ở trường DTNT THPT số 2. Điều đó có
nghĩa là các giải pháp phải đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường, giúp HS nắm
kiến thức và kỹ năng thực hành tương ứng, có khả năng phát hiện, giải quyết
những vấn đề cơ bản của GD ở trường THPT đặt ra. Các giải pháp phải phù hợp
với điều kiện của nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, đảm bảo tính hiện
đại, thiết thực, hài hịa về nội dung, phương pháp, tạo điều kiện để người học hình
thành và phát huy nhiều phẩm chất, năng lực quan trọng.
2. Một vài giải pháp cụ thể
2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc trong việc
hình thành phát triển phẩm chất năng lực của các em học sinh tới mọi tổ
chức, cá nhân cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường.
Đây là một việc quan trọng, cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên
trong nhà trường. Ngay từ bộ máy lãnh đạo, ban giám hiệu nhận thức sâu sắc và có
hình thức truyền đạt phù hợp tới toàn thể cơ quan về vấn đề này. Hiệu trưởng giao
nhiệm vụ cho một phó hiệu trưởng trực tiếp quản lí, giám sát, chỉ đạo các hoạt
động của thư viện, cổ vũ khích lệ và tạo mọi điều kiện để các em học sinh thỏa sức
khám phá những trang sách bổ ích. Giao phó hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể về các
hoạt động thường niên của thư viện, duy trì và phát triển phù hợp kế hoạch từng
năm. Sau ban giám hiệu là sự vào cuộc tích cực và có chất lượng của tổ chức đồn
thanh niên trong việc khích lệ, tun truyền, nâng cao phong trào đọc sách. Đồn
cần tổ chức nhiều hình thức phong phú đa dạng để sách thực sự lôi cuốn, thực sự
hiệu quả với các em học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn
cũng cần có trách nhiệm trong việc nâng cao văn hóa đọc. Chỉ một vài biện pháp
nhỏ thầy cô chủ nhệm đã có thể giúp các em biết thêm về giá trị một cuốn sách. Có
thầy cơ cịn phạt học sinh phạm lỗi bằng cách yêu cầu đọc xong cuốn sách liên
quan lỗi vi phạm rồi viết bản tự kiểm điểm gửi cô. Cũng vậy, mỗi môn học là một
thế giới đầy thú vị, nếu mỗi giáo viên, sau các bài học gợi dẫn các em tìm đọc
những cuốn sách liên quan thì việc đọc sách khơng chỉ là phong trào mà cịn là
những địi hỏi thiết thực từ phía các em học sinh. Quả vậy, nhận thức quyết định
quá trình và kết quả cơng việc. Khi việc phát triển văn hóa đọc trở thành một nhận

thức đồng bộ, sâu sắc và thấm nhuần tới mọi tổ chức, cá nhân của một nhà trường
thì cách thức và ý tưởng để thực hiện tốt điều này sẽ khơng cịn là một vấn đề khó
giải quyết.
2.2. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của thư viện
Kế hoạch cho hoạt động của thư viện được xây dựng dựa theo các công văn
của UBND Tỉnh về Phát triển văn hóa đọc ở Nghệ An; Kế hoạch đổi mới hoạt
động thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc trong các trường mầm non, phổ
thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Sở
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

12


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

GD&ĐT Nghệ An. Trong đó chú trọng các kế hoạch cụ thể cho năm học 20212022 và các kế hoạch dài hơi đến năm 2025, 2030.
2.2.1. Phương hướng và hoạt động năm học 2021 - 2022:
2.2.1.1. Phương hướng:
- Duy trì tủ sách giáo khoa dùng chung.
- Tổ chức cho học sinh mượn SGK phù hợp khối lớp, theo định hướng phân ban.
- Tuyên truyền cho HS nhận thức được vai trò đọc sách, giá trị của sách đối
với việc học tập.
- Thường xuyên bổ sung sách nghiệp vụ, sách tham khảo mới cho thư viện,
chi tiêu sách GV đạt 100%, sách tham khảo đạt bình quân 3-4 quyển/1 học sinh.
- Tiếp tục trang bị và bổ sung sách cho tủ sách pháp luật, sách kỹ năng sống,
tủ sách bác Hồ trong nhà trường.
- Tăng cường phục vụ công tác bạn đọc và công tác bảo quản tài liệu.
- Thường xuyên giới thiệu sách đến bạn đọc và biên soạn các thư mục giới
thiệu sách.
- Kiểm tra sách của HS mỗi học kỳ 2 lần. Đảm bảo 100% học sinh có sách

giáo khoa.
- Thực hiện hồ sơ sổ sách đầy đủ, tổ chức kiểm kê thư viện, thanh lý sách
báo cũ theo đúng quy định.
2.2.1.2. Công tác mượn sách của giáo viên:
- Mọi cán bộ, giáo viên trong trường đều được mượn sách, báo và tài liệu để
đọc tại chỗ hoặc đưa về nhà để nghiên cứu và học tập.
- Cán bộ, giáo viên mượn và trả sách theo đúng quy định (Đối với SKG phải
mượn đầu kỳ, đầu năm học và trả khi kết thúc học kỳ, trước khi về nghỉ hè).
- Khi mượn sách phải bảo quản, giữ gìn sách cẩn thận. Nếu làm hư hỏng,
thất lạc, mất mát phải bồi thường tiền cho thư viện với giá bìa hoặc gấp đôi giá thư
viện mua vào.
2.2.1.3. Công tác mượn sách của học sinh:
- Học sinh được mượn SGK và tham khảo theo nhu cầu.
- Trong quá trình mượn, trả sách phải theo quy định của thư viện. Nếu học
sinh làm mất, rách hay viết tẩy xóa trong sách thì phải nộp tiền bằng giá trị quyển
sách đó.
2.2.2. Kế hoạch hoạt động thư viện trong năm học:
THÁNG

KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM CỦA THƯ VIỆN

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

13


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

THÁNG


KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM CỦA THƯ VIỆN
- Sắp xếp phòng thư viện ngăn nắp, khang trang, sạch đẹp.
- Kiểm kê lại các loại SGK, sách tham khảo.
- Lên kế hoạch cho HS và GV mượn SGK và sách tham khảo.

8/2021

- Phục vụ việc GV và HS mượn SGK, sách tham khảo, sách nghiệp vụ.
- Lập bản kế hoạch và báo cáo đầu năm.
- Kiểm tra sách giáo khoa và đồ dùng học tập của học sinh đầu năm.
- Lập kế hoạch mua bổ sung các loại SGK, sách tham khảo của các
khối theo kế hoạch của nhà trường.
- Cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện trong năm
học 2021-2022 trong đó: Kế hoạch mua sắm CSVC, sách báo, tài liệu.

9/2021

- Phục vụ GV và HS mượn sách.
- Làm báo cáo cho nhà trường về tình hình mượn sách, sử dụng sách
GK của học sinh và giáo viên.
- Quyết định thành lập tổ cộng tác viên thư viện.
- Triển khai các hoạt động thư viện đi vào nề nếp.
- Tuyên truyền theo chủ đề, chủ điểm.

10/2021

- Mua bổ sung sách cho thư viện.
- Phục vụ GV và HS mượn sách.
- Có kế hoạch bảo quản kho sách trong mùa mưa, bão.
- Cập nhập phần mềm phân hệ thống thư viện về các số liệu.

- Bổ sung các loại sách tham khảo phục vụ cho việc bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi cho các khối lớp.

11/2021

- Giới thiệu sách, báo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Phục vụ GV và HS mượn sách.
- Làm phiếu mô tả sách khi có sách mới.
- Phục vụ GV và HS mượn sách.

12/2021

- Tự kiểm tra, đánh giá thư viện theo chuẩn.
- Bao bọc lại một số sách TK, SNV.

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

14


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

THÁNG

KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM CỦA THƯ VIỆN
- Phục vụ cho GV mượn sách HKII.
- Làm phiếu mô tả sách.
- Phục vụ đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi mượn sách tham khảo để
học.
- Cho Gv và HS mượn SGK, STK phục vụ cho HKII.

- Phục vụ GV và HS mượn sách.

1/2022

- Giới thiệu một số sách tham khảo.
- Báo cáo sơ kết hoạt động thư viện.
- Làm phiếu mô tả sách.
- Phục vụ GV và HS mượn sách.

2/2022

- Làm phiếu mô tả sách.
- Sắp xếp, tu bổ lại sách học sinh trả của HKI.
- Giới thiệu một số sách tham khảo phục vụ dạy và học.
- Tăng cường cho học sinh mượn sách bồi dưỡng.

3/2022

- Xử lý, sắp xếp sách, báo theo nghiệp vụ.
- Phục vụ GV và HS mượn sách.
- Lên kế hoạch, chương trình để triển khai “Ngày hội đọc sách”.
- Bổ sung sách mới: Ơn tập HKII, ơn thi TN.
- Giới thiệu tài liệu ôn tập và ôn thi đến GV và HS.
- Bao bọc lại một số sách TK, SNV.

4/2022

- Thư viện có kế hoạch thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá thư viện
trường học theo các chuẩn.
-Tổ chức ngày hội đọc sách (Kết hợp với thư viện tỉnh, Đoàn trường

và GVCN.)
- Phục vụ GV và HS mượn sách.
- Kiểm tra nhắc nhở học sinh bảo vệ sách giáo khoa.

5/2022

- Nhắc nhở GV và HS trả sách mượn.
- Cập nhập lại sổ sách thư viện cuối năm.

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

15


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

THÁNG

KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM CỦA THƯ VIỆN
- Kiểm kê lại tình hình kho sách.
- Báo cáo tổng kết năm học và thang điểm thi đua đối với hoạt động
thư viện.
- Đặt kế hoạch đăng ký sách giáo khoa trong hè.
- Báo cáo kết quả hoạt động thư viện năm học 2021 -2022 cho BGH.
- Tổ chức bảo quản, kiểm kê tài liệu, tài sản và các trang thiết bị của
thư viện trong thời gian nghỉ hè. (Chú ý vệ sinh, quản lý chống mất
mát, hư hỏng, ẩm ướt, mối xông, chuột cắn tài liệu....)

02/06/2022 - Nhận sách trả và kiểm kê sách chuẩn bị cho năm học mới


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

16


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

2.3. Xây dựng mục tiêu dài hơi cho thư viện đến năm 2025:
2.3.1. Về đổi mới hoạt động thư viện trường học
- Đổi mới cơng tác quản lí, chỉ đạo:
+ Hiệu trưởng trường học trực tiếp phụ trách quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện trong từng năm học rõ ràng, cụ thể.
+ Bổ sung sách hàng năm cho thư viện theo kế hoạch và các nguồn vận động.
+ Tỷ lệ giáo viên và học sinh tham gia hoạt động của thư viện và các hoạt
động về sách ngày càng tăng.
- Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện:
Có kế hoạch học tập để đưa máy tính, máy in, thiết bị quản lí mượn - trả
sách và phần mềm quản lí thư viện vào hoạt động của thư viện.
- Đổi mới công tác tổ chức và hoạt động thư viện:
+ Có kế hoạch tìm hiểu, học tập hình thành thư viện điện tử và nguồn học
liệu mở cho trường học.
+ Duy trì tốt hai loại hình thư viện hiện có (thư viện trường học, thư viện lớp
học, thư viện xanh), phấn đấu xây dựng loại hình thư viện mới: thư viện di động, thư
viện điện tử.
+ Có kế hoạch tổ chức các hoạt động giới thiệu sách hàng tháng; Tỷ lệ hoạt
động giới thiệu sách trong lớp học ngày càng tăng.
+ Duy trì cơng tác tổ chức thường niên “Ngày hội đọc” cấp trường.
+ Phấn đấu 80% học sinh và 100% giáo viên tham gia đọc sách ở các loại
hình thư viện và các hoạt động về sách.
2.3.2. Về phát triển văn hoá đọc

- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:
Phấn đấu 100% học sinh, cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên được tiếp cận,
sử dụng thông tin, tri thức tại thư viện.
- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:
Phấn đấu 90% học sinh sử dụng thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng
thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
3. Đẩy mạnh công tác vận động kêu gọi tài trợ nguồn sách cho thư viện
Trường phổ thông dân tộc nội trú là loại hình trường phổ thơng chun biệt
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập dành cho con em các dân tộc
thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế
đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho những vùng này.
Với đối tượng học sinh đặc biệt, các em được hưởng học bổng và các chế độ khác
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

17


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

theo quy định của nhà nước và của ngành. Tuy nhiên, ngân sách dung để mua sắm
sách vở cho các em chỉ được quy định ở danh mục sách giáo khoa. Nguồn chi dành
cho thư viện không được thể hiện. Bởi vậy, việc trang bị thêm tài liệu tham khảo
hoặc các nguồn sách bổ sung hằng năm cần dựa vào kinh phí học sinh, phụ huynh
hoặc những nguồn kinh phí khác của nhà trường. Vì thế vận động hỗ trợ các nguồn
tài trợ là một việc rất thiết thực đối với cơng tác phát triển văn hóa đọc cho học
sinh. Nắm bắt được điều này, ban giám hiệu nhà trường luôn kêu gọi cán bộ giáo
viên, nhân viên kết nối các mối quan hệ để xin sách cho học sinh. Nhà trường cũng
liên hệ với các tổ chức khác cùng tham gia tài trợ. Số lượng sách tài trợ tuy chưa
nhiều nhưng bước đầu cũng đã khơi dậy được phong trào kêu gọi, xin nguồn tài trợ
ở nhà trường đồng thời bổ sung được một số lượng sách khá lớn cho các em học

sinh trường Dân tộc nội trú số 2. Những năm qua, trường đã nhận được khá nhiều
nguồn tài trợ từ trong và ngồi tỉnh. Điển hình là quỹ từ thiện Chibook đã tài trợ
hai thùng sách với tổng 200 cuốn vào năm 2020 và đầu năm nay, công đồn ngành
giáo dục đã kết nối với cơng đồn cơng ty sách và thiết bị trường học Nghệ An về
dự Ngày hội đọc sách của nhà trường và tặng 127 đầu sách. Những nguồn tài trợ
đó tuy chưa nhiều nhưng bước đầu đã khơi gợi được một phong trào vô cùng ý
nghĩa và thiết thực đối với công tác phát triển nguồn sách cho học sinh.

Hình ảnh các em học sinh nhận sách từ nhà tài trợ
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

18


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao văn hóa đọc.
Giá trị của sách đối với con người vốn đã được coi là hiển nhiên, không ai
chối cãi được. Tuy vậy làm thế nào để điều ý nghĩa này thấm nhuần trong tư tưởng
mỗi bạn đọc, đó vốn khơng phải là điều dễ dàng. Càng khó khăn hơn làm sao để giá
trị của sách đến với mỗi học sinh bằng cách thức hữu hiệu nhất. Để lan tỏa được các
giá trị đó, cơng tác tun truyền là khơng thể thiếu đối với mỗi đơn vị, tổ chức.
Trường PT DTNT THPT có mơi trường thuận lợi hơn các đơn vị khác ở điều kiện
học tập và sinh hoạt tại chỗ, mọi hoạt động của các em hầu như chịu sự chi phối
hoàn toàn của nội quy và nếp sống từ bạn bè. Bởi vậy thói quen đọc sách gần như là
một hoạt động thường xuyên, liên tục của các em học sinh. Cơng tác tun truyền vì
thế cũng thuận lợi và được tổ chức gần như thành nếp của thư viện trường.
4.1. Tổ chức ngày hội văn hóa đọc thường niên.
Ngày hội văn hóa đọc là một hoạt động thường niên diễn ra nhằm để kỷ
niệm “Ngày sách Việt Nam 21/4 và ngày sách và bản quyền thế giới 23-4”. Công

tác tổ chức ngày hội này luôn đầy ắp niềm vui, sự háo hức của cán bộ thư viện và
các em học sinh. Đây là dịp để phát huy truyền thống văn hóa đọc trong tồn
trường đồng thời để các em học sinh mở mang tầm hiểu biết, có cơ hội khám phá
thêm thế giới đầy thú vị và vô biên của sách.
Để làm tốt công tác này, cán bộ thư viện lên kế hoạch cụ thể chi tiết, soạn
nội dung, chọn nhân sự tham gia, duyệt các bài giới thiệu sách trình lên Ban giám
hiệu nhà trường, có kế hoạch liên hệ với đoàn phục vụ lưu động thư viện tỉnh Nghệ
An. Phối hợp với chi đoàn giáo viên, đồn trường hỗ trợ trong cơng tác trang trí,
văn nghệ, hậu cần...
Ngày hội đọc sách sẽ được thay đổi linh hoạt, đa dạng hóa hình thức theo
các năm, tuy nhiên những hoạt động chủ yếu vẫn chú trọng vào việc giới thiệu
sách hay, cuộc thi tìm hiểu kiến thức về sách theo chủ điểm, quyên góp sách vào
quỹ sách hiện hành ... Ngày hội đọc sách năm nay, ngoài các hoạt động thường
thấy của trường, các em học sinh được đón đồn lưu động của thư viện Tỉnh với xe
sách lưu động đầy màu sắc và hấp dẫn. Các em được thỏa sức đam mê trong thế
giới đa dạng từ sách văn học đến sách kĩ năng, từ truyện tranh đến tri thức cuộc
sống. Với sự hướng dẫn nhiệt tình vui tươi của cán bộ thư viện Tỉnh, ngày hội đọc
sách thực sự bổ ích hơn với các em. Hơn nữa, qua sự kết nối của cơng đồn ngành,
trường cịn được cơng đồn Cơng ty Thiết bị sách và giáo dục tài trợ thêm 127 đầu
sách cho thư viện trường. Số lượng sách của các em lại được phong phú hơn, đủ
đầy hơn cho những say mê thỏa lòng khám phá.
Ngày hội đọc sách không phải là một phát kiến mới mẻ, nhưng việc duy trì
hoạt động đều đặn hằng năm cũng là một trong những biện pháp góp phần phát
triển văn hóa đọc. Ngày hội đã tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh giao lưu, học hỏi,
cùng chia sẻ giải pháp, phương pháp tuyên truyền đọc sách đối với học sinh, từ đó

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

19



Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới một xã hội học tập, một nét
đẹp trong đời sống tinh thần của cộng đồng.
Sau ngày hội đọc sách các em thấy tâm lý thoải mái hơn, vui vẻ hơn, hiểu
biết hơn. Thông qua ngày hội đọc sách các em càng nhận ra tầm quan trọng của
việc đọc sách, nắm vững được kỹ năng, thói quen và phương pháp đọc sách phù
hợp hiệu quả. Từ đó, giúp các em khơng ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức, tiếp
cận được sự phát triển của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy logic, có
thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như đối với bản thân mình, nhất là
bồi dưỡng sự hứng thú, năng lực và thói quen tự học suốt đời.

Ơng Cao Mạnh Lân – Phó giám đốc Thư viên tỉnh Nghệ An phát biểu trong ngày
hội đọc sách

Văn nghệ trong ngày hội đọc sách

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

Các em học sinh hào hứng bên xe sách
lưu động.
20


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

4.2. Cuộc thi “Thuyết trình viên tài năng” vào các ngày sinh hoạt chi
đoàn trong những tối thứ 7.
Theo lịch hoạt động của nhà trường, các em sẽ tự học vào các buổi tối trong

tuần, trừ tối thứ 7. Tối thứ 7 hàng tuần nhà trường sẽ dành thời gian cho Đoàn
thanh niên tổ chức các hoạt động theo chủ điểm. Khi thì tập nhảy, khi thì chương
trình phát thanh của các lớp, khi lại sinh hoạt các chi đoàn. Cuộc thi “Thuyết trình
viên tài năng” sẽ được tổ chức trong các buổi tối như vậy.
Cụ thể: Cuộc thi sẽ diễn ra vào tối thứ 7 cuối cùng của mỗi tháng, liên tục
trải qua nhiều vòng với nhiều chủ đề khác nhau trong đó sẽ chú trọng vào việc
thuyết trình sách hay và cách khám phá thế giới ý nghĩa của sách. Cán bộ thư viện
kết hợp với đoàn thanh niên sẽ giao chủ đề, duyệt bài, cử giám khảo để bám sát
quá trình diễn ra cuộc thi. Những cuốn sách hay và phương pháp đọc sách sẽ được
các em chia sẻ, trao đổi trong một sân chơi hào hứng sôi nổi, thậm chí là hồi hộp,
gay cấn. Qua đó sách hay sẽ được lan tỏa, và cách đọc sách phù hợp cũng dần hình
thành ở các em.
4.3. Xây dựng “Góc chia sẻ sách hay” hàng tuần trên bảng tin hoạt động
đoàn trường.
Chia sẻ sách hay là một trong những cách thức tuyên truyền hiệu quả nhất
cho việc phát triển văn hóa đọc. Nhưng cách thức tuyên truyền thế nào cho hiệu
quả mới là quan trọng. “Ai cũng muốn làm những việc lớn lao nhưng lại không
biết rằng cuộc sống bắt đầu từ những điều rất nhỏ”. Với một vài mẩu giấy chứa
đựng một vài thông điệp giản dị đúc rút nên từ những cuốn sách được các em trang
trí nhẹ nhàng đáng yêu. Chắc hẳn bạn bè trong trường sẽ rất ấn tượng và tìm đến
nhan đề cuốn sách ấy như một điều tò mò thú vị.
Cán bộ thư viện phối hợp với đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm các lớp,
hướng dẫn các em học sinh cùng nhau viết chia sẻ của mình về một cuốn sách tâm
đắc đã đọc lên những mẩu giấy nhỏ xinh được trang trí theo ý thích. Những chia sẻ
đó cần ngắn gọn, có thông tin cơ bản về cuốn sách đã đọc và quan trọng nhất là tác
động của cuốn sách đó với bản thân mình. Sau đó các em dán những mẩu giấy nhỏ
xinh đó lên bảng tin của trường hoặc đồn trường, giờ giải lao học sinh toàn trường
sẽ đọc những thơng tin được chia sẻ để tìm sách và trải nghiệm cảm xúc của mình
xem có như lời bạn nói. Mỗi tuần sẽ có một lớp chịu trách nhiệm chia sẻ sách hay,
hết lượt các lớp lại quay trở về lớp ban đầu. Với cách làm này, tin rằng sách hay sẽ

được giới thiệu một cách hiệu quả.
Sau khi đọc những lời chia sẻ, các em học sinh sẽ tò mị hơn với những cảm
xúc của bạn mình, sẽ tìm đọc những cuốn sách theo chia sẻ từ các bạn. Cũng có
những học sinh đã từng nghe giới thiệu về cuốn sách hay nào đó, nhưng nay bạn
mình chia sẻ lại một cách rất chân thành như thế, em ấy sẽ muốn đọc hơn, muốn tự
mình trải nghiệm xem sau khi đọc cuốn sách này có đem lại cảm giác giống như

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

21


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

bạn của mình hay khơng. Cách thức tun truyền này quả thực đã mang lại nhiều
kết quả tích cực.

Góc chia sẻ sách hay trên bảng tin tuần 15

Chia sẻ thú vị về những cuốn sách hay
4.4. Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện và giáo viên trong việc hướng
dẫn phương pháp đọc sách.
Yêu sách, ham mê đọc sách, nhận ra giá trị của sách là điều đáng quý nhưng
đọc sách như thế nào cho hiệu quả lại càng đáng quý hơn. Tuyên truyền sách hay
và kích thích hứng thú đọc sách cho các em học sinh là rất quan trọng, nhưng làm
sao để các em thu nhận được hiệu quả tối đa từ sách mới là đích đến của văn hóa
đọc. Hiểu được điều này, cán bộ thư viện và giáo viên nhà trường luôn nỗ lực để
giúp các em có được phương pháp đọc sách phù hợp.
Để đọc sách hiệu quả, chúng tôi phải đầu tư từ khâu chọn sách. Vào đầu
năm học, thư viện sẽ gửi những mẫu đăng kí tới các tổ bộ mơn để giáo viên tự đề

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

22


Một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh ở trường PT DTNT THPT SỐ 2

xuất các cuốn sách, tài liệu tham khảo cần mua, thiết thực phục vụ việc học, đọc
của các em. Có được đề xuất này, cán bộ thư viện sẽ lựa chọn được những cuốn
sách phù hợp nhất cho trình độ, lứa tuổi. Mặt khác, bên cạnh sách phục vụ học tập
thì sách giải trí, sách kĩ năng, sách tác phẩm văn học lứa tuổi luôn là những cuốn
sách được các em yêu thích. Cán bộ thư viện sẽ tham khảo xu hướng đọc của giới
trẻ trên nhiều kênh thông tin, khảo sát nhu cầu của từng lớp, xin ý kiến của các
giáo viên Ngữ văn để chọn sách phù hợp.
Có đầy đủ sách rồi, cán bộ thư viện sẽ tổ chức hướng dẫn cách đọc sách
ngay từ khi các em mới vào lớp 10. Đó sẽ là một buổi trao đổi nhỏ cho khối 10 vào
sau giờ học buổi chiều, ngay tại tủ sách nhỏ của không gian xanh cạnh nhà sàn, bờ
ao, vườn hồng. Cô thư viện cùng một cô giáo dạy văn của các em sẽ như một
người bạn đồng hành, kể cho các em nghe về bao điều thú vị đằng sau mỗi cuốn
sách. Sẽ hướng dẫn các em nên đọc những cuốn sách nào vào khối lớp này, cách
đọc từng loại sách ra sao. Những loại sách các em đang say sưa ngấu nghiến như
ngơn tình hiện đại thì có nên đọc khơng, nếu muốn đọc thì nên đọc vào thời gian
nào… Với những định hướng thiết thực đó, sách thực sự sẽ là một người bạn, đồng
hành với các em ngày từ đầu cấp THPT.

Cán bộ thư viện và giáo viên môn Ngữ văn hướng dẫn phương pháp đọc sách.
5. Xây dựng không gian đọc sách theo hướng mở.
Khác với thư viện truyền thống, một “thư viện thân thiện với thiên nhiên”
nơi sân trường rợp bóng cây xanh. Những tủ sách, báo được bố trí hợp lý, ngay
ngắn ngay dưới chân nhà sàn, cạnh bờ ao xanh mát giúp các em có tinh thần thoải

mái, dễ dàng trao đổi tri thức, góp phần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu.
Với cơng trình thanh niên 2021, đồn trường đã qun góp các chi đồn
trong trường, xây dựng một tủ sách ngay dưới chân nhà sàn - ngôi nhà để trưng
bày tư liệu và vật dụng truyền thống của trường. Tủ sách với phong phú các loại
sách báo chủ yếu là giải trí, thư giãn sau mỗi giờ học. Xung quanh tủ sách là những
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2021-2022

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×